Giao dịch thỏa thuận là gì? “Cá mập” thường sử dụng giao dịch thỏa thuận để thao túng giá cổ phiếu như thế nào? Ngoài giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư có thể giao dịch thông qua phương thức nào?
1. Thế nào được gọi là giao dịch thỏa thuận?
Giao dịch thỏa thuận là một cách thức mua bán trong đó những người tham gia vào giao dịch tự thương lượng với nhau về các điều kiện để giao dịch có thể hoàn thành và dữ liệu giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống để ghi nhận.
Giao dịch thỏa thuận là cách thức mua/bán tài sản mà không cần sử dụng tới hệ thống khớp lệnh tự động.
Giao dịch thỏa thuận có thể dễ dàng thực hiện trong ngày miễn là vẫn đang trong thời gian giao dịch, kể cả trong thời gian nghỉ giữa các phiên.
Giá thỏa thuận không được vượt quá giá trần/giá sàn được quy định theo luật của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Giá từ các giao dịch thỏa thuận sẽ bị loại ra khi tính toán chỉ số của thị trường chứng khoán.
2. Các bước thực hiện giao dịch thỏa thuận
Bước 1: Các bên thực hiện giao dịch thỏa thuận sẽ thảo luận về các điều khoản giao dịch với các nội dung bao gồm:
+ Mã chứng khoán
+ Số lượng
+ Giá
+ Hình thức thanh toán
Bước 2: Người mua và người bán gửi lệnh thỏa thuận đến nhà môi giới chứng khoán của mình.
Bước 3: Nhà môi giới chứng khoán thực hiện xác nhận thông tin giao dịch thỏa thuận với bên mua và bên bán và đưa lệnh lên hệ thống.
Bước 4: Nhà môi giới chứng khoán thực hiện khớp lệnh thỏa thuận.
Bước 5: Nhà môi giới chứng khoán sẽ thanh toán cho giao dịch thỏa thuận của các bên tham gia.
Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade
3. Các quy định liên quan đến pháp luật
Giao dịch thỏa thuận được quy định tại Điều 132 Luật Chứng khoán năm 2019 và Điều 127 Thông tư 91/2020/TT-BTC và được tóm tắt lại trong bảng thông tin như sau:
Thời gian đặt lệnh | Từ 9h sáng đến 15h hàng ngày | |
Thời gian chứng khoán được phép giao dich: T+2,5 Biên độ giá: ± 7% giá mở cửa | Thời gian chứng khoán được phép giao dịch: T+2,5 Biên dao giá: ± 10% giá mở cửa | |
Khối lượng cho mỗi giao dịch | Tối thiểu 10.000 cổ phiếu | Tối thiểu 5.000 cổ phiếu Tối thiểu 1.000 trái phiếu |
Hủy bỏ giao dịch | Đối với các giao dịch thỏa thuận, nhà đầu tư không thể hủy giao dịch. Khi có lỗi do nhập thông tin trên hệ thống, các bên phải tiến hành sửa lệnh theo các Quy định của Sở giao dịch chứng khoán đã công bố. | |
Trình tự thực hiện giao dịch thỏa thuận | Đối với các giao dịch đã tìm kiếm được người mua/bán: bên mua/bên bán đồng ý các thỏa thuận chi tiết về khối lượng, giá, phương thức thanh toán… trước khi gửi thông tin cho người môi giới chứng khoán mà các bên có tài khoản giao dịch. Khi đó, nhà môi giới chứng khoán có nhiệm vụ thực hiện lệnh trên phần mềm giao dịch. Cuối ngày, Sở giao dịch sẽ thông kê và ghi nhận dữ liệu giao dịch thành công. Đối với các giao dịch đang tìm kiếm người mua/bán: Khi đó, người mua/bán sẽ liên hệ tới nhà môi giới chứng khoán để yêu cầu đặt lệnh mua/bán cổ phiếu. Nhà môi giới ghi nhận lệnh trên hệ thông theo khối lượng và giá mà nhà đầu tư yêu cầu. Yêu cầu sẽ được gửi lên hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán. Dựa trên yêu cầu về giá mua/bán và khối lượng chứng khoán của nhà đầu tư, các công ty môi giới sẽ tìm kiếm các đối tượng mua/bán tiềm năng để giúp nhà đầu tư hoàn thành giao dịch. Sau khi đạt được thỏa thuận về giao dịch cổ phiếu, nhà môi giới chứng khoán sẽ giúp người mua/bán hoàn thiện các thủ tục giao dịch còn lại trên hệ thống. | |
Đối với người mua/bán nước ngoài | Các mã cổ phiếu khác nhau sẽ được quy định tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài khác nhau. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị giới hạn bởi tỉ lệ số lượng cổ phiếu nắm giữ (ví dụ đối với Ngân hàng Quân Đội, tỉ lệ của khối ngoại nắm giữ chỉ tối đa chỉ là 30%). Khi người nước ngoài phát sinh các giao dịch thỏa thuận, tỉ lệ nắm giữ của khối ngoại đối với cổ phiếu sẽ tăng thêm nhưng không được vượt quá tỉ lệ sở hữu tối đa đã được quy định bởi luật pháp. Lệnh mua/bán của khối ngoại sẽ hết hiệu lực và bị hủy nếu tỉ lệ sở hữu vượt quá giới hạn cho phép theo quy định. Lưu ý: tỉ lệ sở hữu nước ngoài chỉ thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận là giao dịch giữa người nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Với trường hợp 2 nhà đầu tư nước ngoài giao dịch với nhau, tỉ lệ này sẽ không bị thay đổi. |
4. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng lệnh mua/bán thỏa thuận
Ưu điểm:
Có thể thực hiện dễ dàng kể cả giờ nghỉ giữa các phiên giao dịch. Bên cạnh đó, các giao dịch này có thể được thực hiện với một quy mô lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng, giá giao dịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi thanh khoản của thị trường chứng khoán tại thời điểm giao dịch, giúp giảm chi phí khi nhà đầu tư.
Nhược điểm:
⭕ Dữ liệu về giao dịch thỏa thuận sẽ bị loại bỏ và không dùng để tính chỉ số thị trường chứng khoán.
⭕ Giao dịch thỏa thuận chỉ phù hợp với nhà đầu tư tổ chức có nhu cầu giao dịch với khối lượng lớn trong thời xác định.
⭕ Giao dịch thỏa thuận cũng mất phí cao hơn khi so sánh với các phương thức giao dịch phổ thông khác.
5. Cách xem thông tin giao dịch thỏa thuận
Tại bảng giá chứng khoán, chọn mục GDTT sau đó chọn HOSE/HNX/UPCOM – là kí hiệu viết tắt của các sàn giao dịch. Người giao dịch sẽ thấy được danh sách các giao dịch thỏa thuận đã thực hiện.
Nguồn: Bảng giá chứng khoán tại BSC
Nguồn: Bảng giá chứng khoán tại BSC
6. Giao dịch thỏa thuận có thể dùng để thao túng giá cổ phiếu như thế nào?
⭐️ Tạo cung cầu giả tạo: Các nhà đầu tư thao túng có thể sử dụng nhiều tài khoản khác nhau để đặt các lệnh mua và bán với khối lượng lớn cùng với đó là giá mua và bán ở mức rất cao hoặc rất thấp nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khác và khiến họ mua hoặc bán cổ phiếu theo xu hướng mà những nhà đầu tư thao túng mong muốn.
⭐️ Thông tin nội gián: Các nhà đầu tư thao túng có thể tận dụng thông tin nội gián để mua/bán thỏa thuận cổ phiếu với giá thấp hoặc cao một cách nhanh chóng trước khi thị trường kịp phản ứng.
7. Các phương pháp khớp lệnh khác
Ngoài phương pháp giao dịch thỏa thuận ra, phương pháp giao dịch khớp lệch cũng là phương pháp giao dịch phổ biến được nhà đầu tư cá nhân sử dụng thường xuyên.
Giao dịch khớp lệnh là phương thức giao dịch trong đó các lệnh mua và lệnh bán của nhà đầu tư được thực hiện ngay lập tức khi giá khớp lệnh được xác định.
Với phương thức giao dịch này, nhà đầu tư có thể đặt giá mua và giá bán một cách linh hoạt. Nhà đầu tư cũng có thể hủy lệnh mua/bán hoặc thay sửa lệnh mua/bán một cách dễ dàng.
Nguồn: Fireant
Giá khớp lệnh là giá mà tại đó giá đặt mua và giá đặt bán trùng nhau. Giao dịch khớp lệnh được thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán, theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian. Lệnh mua có giá cao sẽ được ưu tiên khớp trước, lệnh bán có giá thấp nhất sẽ được ưu tiên khớp trước.
Giao dịch khớp lệnh là phương thức giao dịch phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Phương thức này giúp đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư.
Các loại giao dịch khớp lệnh
Tại Việt Nam, có hai loại giao dịch khớp lệnh chính, bao gồm:
☀️ Khớp lệnh liên tục: Giao dịch khớp lệnh liên tục được thực hiện trong suốt thời gian giao dịch của ngày giao dịch, kể cả trong thời gian nghỉ giữa các phiên giao dịch, bắt đầu từ 9h15 đến 14h30 các ngày giao dịch.
☀️ Khớp lệnh định kỳ: Giao dịch khớp lệnh định kỳ được thực hiện tại một thời điểm xác định trong ngày giao dịch, bao gồm khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO – từ 9h đến 9h15) và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC – từ 14h30 đến 14h45).
Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch khớp lệnh
Ưu điểm:
✔️ Đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho các nhà đầu tư.
✔️ Có tính thanh khoản cao.
✔️ Có thể thực hiện với khối lượng lớn.
Nhược điểm:
⭕ Có thể dẫn đến rủi ro bị bắt đáy hoặc bị đẩy giá.
⭕ Có thể bị thao túng giá.
7. Kết luận
Giao dịch thỏa thuận là cách thức mua/bán chứng khoán linh hoạt, có thể đáp ứng điều kiện của người mua/bán khi cần giao dịch một khối lượng chứng khoán lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
Giao dịch thỏa thuận hỗ trợ người giao dịch tiết kiệm được thời gian cũng như không chịu chi phí phát sinh do tính thanh khoản của thị trường tại thời điểm giao dịch. Tuy nhiên người giao dịch sẽ phải thanh toán một mức phí cho nhà môi giới chứng khoán khi muốn thực hiện lệnh thỏa thuận.
Bên cạnh đó, phương thức thỏa thuận chỉ phù hợp với nhà giao dịch là tổ chức.
Phương thức thỏa thuận thường được áp dụng trong những tình huống nào?
Có sự khác biệt giữa giao dịch thỏa thuận trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối không?
Phương thức thỏa thuận có được sử dụng cho giao dịch các loại tài sản khác ngoài chứng khoán không?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.