Vốn chủ sở hữu (D/E) là gì? Vì sao nhà đầu tư nên chú ý tới khoản mục này trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp?

Cập nhật
Nhóm Traderins
coverImg
Nguồn: DepositPhotos


Vốn chủ sở hữu là một trong những khái niệm quen thuộc nhất trong phân tích và đầu tư chứng khoán nói chung. Trong bài viết này, Mitrade sẽ giới thiệu ý nghĩa, cách tính của vốn chủ sở hữu, một số ứng dụng thực tế trong việc phân tích đầu tư cũng như các câu hỏi xoay quanh khái niệm này. 

1. Vốn chủ sở hữu là gì?


- Định nghĩa vốn chủ sở hữu 

Vốn chủ sở hữu (còn gọi là vốn cổ đông) là nguồn vốn do công ty sở hữu hoặc do các nhà đầu tư, thành viên liên doanh, cổ đông cùng đóng góp để gây dựng nguồn vốn sự hoạt động ban đầu của công ty. Một cách dễ hiểu, vốn chủ sở hữu là tổng tài sản của công ty trừ nợ phải trả, nghĩa là số tiền sẽ được trả lại cho các cổ đông (đối với hình thức công ty cổ phần) nếu công ty gặp phải tình trạng phá sản và trả xong hết nợ. 


Vốn chủ sở hữu là con số quan trọng cho các nhà đầu tư phân tích thường nhìn vào để đánh giá tình hình tài chính tổng thể của công ty. Số liệu vốn chủ sở hữu thường được công bố trong bảng cân đối kế toán công bố định kỳ hàng quý hoặc hàng năm. 

- Công thức tính vốn chủ sở hữu:

Một cách đơn giản nhất, vốn chủ sở hữu được tính bằng công thức:


Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản (Total Assets) – Tổng nợ (Total Liabilities)


Trong đó, tổng tài sản thường bao gồm tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao, thường là tiền mặt và các tài sản tương đương tiền, các khoản phải thu, một số loại tồn kho. Tài sản dài hạn là những tài sản khó có thể quy đổi ra tiền mặt một cách dễ dàng như các loại máy móc thiết bị, bất động sản cố định, quyền sở hữu trí tuệ.

Giống như tổng tài sản, tổng nợ cũng được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả với thời hạn dưới 1 năm, ví dụ như các khoản phải trả người bán hoặc thuế. Nợ dài hạn thường có thời hạn trên 1 năm như trái phiếu, cho thuê tài sản, các khoản hưu trí cho người lao động.


Theo đó, với công thức trên, vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm, nếu tổng tài sản lớn hơn tổng nợ và ngược lại. Vốn chủ sở hữu âm nghĩa là các khoản nợ đang vượt quá tổng tài sản của công ty và là chỉ báo nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp, có thể buộc phải thanh lý hết tài sản.  


2. Các thành phần của vốn chủ sở hữu


Khái niệm trên lý thuyết của vốn chủ sở hữu khá đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tế các hoạt động tài chính tăng, giảm vốn chủ sở hữu của công ty rất phức tạp vì liên quan đến lợi ích của nhiều thành phần trong và ngoài công ty. Do đó, để dễ phân loại và theo dõi, thông thường, vốn chủ sở hữu được chia thành 6 thành phần nhỏ hơn như sau:

☀️ Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn cổ phần)

Vốn đầu tư của chủ sở hữu là phần vốn góp hình thành từ những thành viên sáng lập ban đầu của công ty. Những người chủ ban đầu của công ty sẽ phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn theo mệnh giá cổ phiếu, thường là cổ phiếu phổ thông và được nêu rõ trong điều lệ của công ty. 

☀️ Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi là quyền xác nhận cổ đông có thể nhận được cổ tức hoặc tài sản của công ty nếu bị thanh lý trước các cổ đông thông thường khác. Cổ phiếu ưu đãi thường được phân loại là một cổ phần hoặc các khoản nợ tài chính tùy thuộc vào đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi đó. 

☀️ Cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ nằm trong vốn chủ sở hữu là các cổ phiếu được mua lại (repurchase) bởi công ty trong những trường hợp công ty nhận định giá trị của doanh nghiệp đang thấp hơn giá trị thực (undervalued), hoặc công ty muốn hạn chế tác động của việc pha loãng cổ phiếu trên thị trường. Thường thì người nắm giữ cổ phiếu quỹ sẽ không được quyền biểu quyết cũng như nhận cổ tức từ công ty như cổ phiếu thường. 

☀️ Lợi nhuận giữ lại

Đây là khoản lợi nhuận được giữ lại sau khi trả hết cổ tức cho các cổ đông từ lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh (income statement). Các doanh nghiệp thường giữ lại lợi nhuận để mở rộng sản xuất cho tương lai hoặc tái đầu tư như thành lập thêm chi nhánh, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đầu tư góp vốn mua lại doanh nghiệp khác. 


☀️ Thu nhập toàn diện khác tích lũy (AOCI)


Khoản mục này bao gồm lợi nhuận (trên báo cáo kết quả kinh doanh) và thu nhập toàn diện khác (OCI), trong đó thu nhập toàn diện khác là các phần doanh thu hay chi phí chưa được thực hiện không bao gồm trong cách tính lợi nhuận thông thường của công ty. Ví dụ tiêu biểu là khoản danh mục đầu tư trái phiếu chưa đáo hạn với lãi/ lỗ chưa được thực hiện (unrealized) sẽ được ghi nhận vào đây. 

☀️ Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (NCI)

NCI là phần tài sản của tập đoàn thuộc sở hữu của các chủ thể khác bên ngoài công ty mẹ. Lấy minh họa đơn giản là nếu công ty X sở hữu 70% cổ phần của công ty Y, thì NCI sẽ là 100 – 70 = 30%. 


3. Ví dụ về vốn chủ sở hữu


Như đã đề cập ở phần công thức trên, để tính vốn chủ sở hữu của một công ty, ta chỉ cần đơn giản lấy tổng tài sản trừ đi tổng nguồn vốn (nợ) trên bảng cân đối kế toán tại một thời điểm nhất định. Sau đây là một ví dụ trên lý thuyết:

Doanh nghiệp X chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may có số liệu trên bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2023 như sau:

Tài sản ngắn hạn

- Tiền mặt và tương đương tiền: 500 triệu đồng

- Tiền gửi ngân hàng: 1 tỷ đồng

- Các khoản phải thu: 800 triệu đồng

- Hàng tồn kho: 1,5 tỷ đồng

- Tài sản ngắn hạn khác: 400 triệu đồng

Tài sản dài hạn

- Máy móc thiết bị: 2 tỷ đồng

- Đầu tư cổ phiếu: 1,2 tỷ đồng

- Tài sản cố định khác: 900 triệu đồng

Nợ phải trả

- Nợ vay ngắn hạn: 2,5 tỷ đồng

- Nợ vay dài hạn: 2 tỷ đồng

- Nợ khác: 500 triệu đồng

 

Với những dữ liệu như trên, chúng ta tiến hành tính toán vốn chủ sở hữu như sau:

+) Tổng tài sản ngắn hạn = 500 triệu + 1 tỷ + 1,5 tỷ + 800 triệu + 400 triệu = 4,2 tỷ đồng 

+) Tổng tài sản dài hạn = 2 tỷ + 1,2 tỷ + 900 triệu = 4,1 tỷ đồng 

+) Tổng nợ phải trả = 2,5 tỷ + 2 tỷ + 500 triệu = 5 tỷ đồng


Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp X sẽ là: (Tổng tài sản ngắn hạn + Tổng tài sản dài hạn) – Tổng nợ phải trả = 4,2 + 4,1 – 5 = 3,3 tỷ đồng.

Trên thực tế, biến động của vốn chủ sở hữu có thể phức tạp hơn với nhiều khoản mục nhỏ tùy vào đặc điểm của mỗi công ty. Dưới đây là bảng cân đối kế toán của công ty Apple (APPL) tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2023, trong đó: 

+) Tổng tài sản là 335,038 tỷ USD

+) Tổng nợ phải trả là 274,764 tỷ USD


Do đó, vốn chủ sở hữu là 335,038 – 274,764 = 60,274 tỷ USD. Đây là số tiền còn lại cho các cổ đông của Apple nếu thanh lý toàn bộ tài sản và các khoản nợ.

Nếu so sánh với giai đoạn cuối tháng 9/2022, khi đó vốn chủ sở hữu của Apple là 50,67 tỷ USD (352,7 tỷ USD – 302,08 tỷ USD), thấp hơn khoảng 9 tỷ USD so với giá trị tại tháng 7/2023. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết sự gia tăng vốn chủ sở hữu chủ yếu do phần nợ phải trả giảm nhiều hơn phần giảm của tổng tài sản. 

 

Bảng cân đối kế toán của Apple (APPL)

Bảng cân đối kế toán của Apple (APPL) – Nguồn: Investing.com


4. Những yếu tố làm thay đổi vốn chủ sở hữu


Qua ví dụ trên, có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu không phải là hằng số cố định mà sẽ biến thiên theo thời gian. Sau đây là một số yếu tố tác động chính làm thay đổi vốn chủ sở hữu: 

֎ Yếu tố tác động tăng vốn chủ sở hữu


+) Chủ công ty hoặc cổ đông có thể đơn giản góp thêm vốn vào công ty để làm tăng vốn cổ phần. Hoặc một nguồn nữa là kêu gọi vốn kinh doanh đầu tư từ các quỹ đầu tư. 

+) Việc sản xuất bán hàng thuận lợi, giúp lợi nhuận gia tăng và làm tăng khoản mục lợi nhuận giữ lại, từ đó làm tăng vốn chủ sở hữu.


+) Doanh nghiệp có thể phát hành thêm cổ phiếu để bổ sung huy động vốn từ các cổ đông mới. 


֎ Yếu tố tác động giảm vốn chủ sở hữu

+) Ngược lại với điều trên, chủ công ty hoặc cổ đông yêu cầu rút vốn khỏi doanh nghiệp, dẫn đến giảm nguồn vốn chủ sở hữu. 


+) Quá trình sản xuất gặp trở ngại, ghi nhận các khoản lỗ không hiệu quả và làm giảm vốn chủ sở hữu.


+) Công ty trả cổ tức, làm giảm lợi nhuận giữ lại và giảm vốn chủ sở hữu.


5. Hàm ý của vốn chủ sở hữu đối với nhà đầu tư chứng khoán


Vốn chủ sở hữu là một trong những khoản mục cốt lõi và quen thuộc nhất trong bảng cân đối kế toán. Các nhà đầu tư, nhà hoạch định tài chính hay giám đốc quản lý danh mục đầu tư sẽ nhìn vào biến động vốn chủ sở hữu để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp, tiềm năng tăng trưởng cũng như các rủi ro sẽ có thể gặp phải nếu đầu tư vào công ty. Ngoài ra, cơ quan quản lý cũng thường xuyên sử dụng khoản mục này để đưa ra các giới hạn, kiểm soát, quản lý các công ty, nên nhà đầu tư cũng cần lưu ý vấn đề này để lựa chọn các cổ phiếu của công ty an toàn, lành mạnh.

⭐️ Đánh giá về sức khỏe của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu tài chính


+) Hệ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu

 
Đây là hệ số cho phép nhà đầu tư thấy được mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của công ty. Nếu tỷ lệ này bằng 1, có nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu huy động tương đương thêm một đồng nợ. Nếu tỷ lệ lớn hơn 1, doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy nhiều hơn và đang đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ trên nhỏ hơn 1, điều này cho thấy công ty đang có thái độ tiếp cận thận trọng với việc vay nợ.

+) Hệ số đòn bẩy tài chính 


Hệ số đòn bẩy tài chính đơn giản là tỷ lệ Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)/ Vốn Chủ sở hữu. Tương tự chỉ số Hệ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính càng cao cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh mạo hiểm hơn và cũng đối mặt rủi ro lớn hơn các doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy thấp. 

⭐️ Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp

+) Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Được tính bằng Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số hết sức quen thuộc cho biết hiệu quả dòng vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu. Thông thường, ROE sẽ được so sánh với chi phí tài chính, chẳng hạn như lãi vay. Nếu ROE > lãi vay, nguồn vốn sử dụng đang cho thấy hiệu quả cao hơn lãi vay ngân hàng và doanh nghiệp có thể cân nhắc nên tăng tỷ lệ ROE trong tương lai. Ngược lại, nếu ROE < lãi vay, nguồn vốn sử dụng đang không được sử dụng hiệu quả khiến dòng tiền không đủ để trả lãi ngân hàng. 


Bản chất của ROE là để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy ROE nên lớn hơn 15%. Nếu chỉ số này thấp hơn mức 15% cho thấy công ty đang hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận tạo ra thấp hơn tiềm năng. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể quan sát số liệu ROE bình quân của ngành để so sánh, định giá xem công ty đó đang thể hiện tốt hơn hay kém hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 

⭐️ Định giá doanh nghiệp

Một chỉ số quen thuộc các nhà phân tích thường sử dụng để định giá doanh nghiệp là chỉ số P/B (giá trên giá trị sổ sách) (Giá trị sổ sách là cách gọi khác của vốn chủ sở hữu, bản chất là tổng tài sản trừ đi tổng nợ của công ty).

 

Nếu chỉ số P/B lớn hơn 1, tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp đang lớn hơn lãi suất chiết khấu và ám chỉ công ty có thể đạt lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Thông thường, thị giá của doanh nghiệp thường lớn hơn giá trị sổ sách vì thị giá sẽ phản ánh các giá trị không đo lường được của doanh nghiệp như bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu, vốn nhân lực, kỹ năng uy tín của người quản lý. 

Ngược lại, nếu P/B nhỏ hơn 1, thị giá của công ty đang thấp hơn giá trị sổ sách và đây có thể là điều tiêu cực về doanh nghiệp. Mặc dù vậy, không phải lúc nào P/B nhỏ hơn 1 cũng là xấu, do có thể có nhiều yếu tố khác khiến thị giá của công ty giảm sâu hơn giá trị thực (fair value). Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp thị trường điều chỉnh khiến giá giảm sâu và mua vào khi trị giá P/B nhỏ hơn 1 với giả định tiềm năng phát triển của công ty vẫn tích cực trong tương lai.  

 

Đồ thị - Chỉ số P/B của Apple (APPL)

Đồ thị - Chỉ số P/B của Apple (APPL) – Nguồn: Companiesmarketcap.com

⭐️ Tìm hiểu về chính sách, điều luật để quản lý các công ty của cơ quan quản lý

Cơ quan quản lý có thể sử dụng vốn chủ sở hữu là tiêu chí cho một số quy định, điều luật kiểm soát rủi ro. Chẳng hạn, ở Việt nam, công ty chứng khoán không được đầu tư vượt quá 70% vốn chủ sở hữu vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc vào các cổ phiếu, vốn góp và dự án kinh doanh. 


6. Kết luận


Vốn chủ sở hữu là một khoản mục hết sức quan trọng trong bảng cân đối của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bản chất nó được tính bằng tổng tài sản trừ đi tổng nợ của công ty; qua đó phản ánh giá trị của công ty còn lại cho cổ đông nếu sử dụng hết tài sản để thanh lý các khoản nợ. Nếu vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp nhỏ hơn 0, doanh nghiệp đó đang gặp rủi ro lớn có thể dẫn đến phá sản.

Vốn chủ sở hữu gồm nhiều thành phần con như vốn góp từ chủ doanh nghiệp, lợi nhuận giữ lại, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu quỹ hay một số cấu phần mang tính hạch toán như thu nhập toàn diện khác tích lũy, lợi ích của cổ đông không kiểm soát. Sự tăng/ giảm của các cấu phần này thông qua một số hoạt động như tăng vốn, phát hành cổ phiếu quỹ, chia cổ tức,… sẽ làm thay đổi biến động của vốn chủ sở hữu. 

Các nhà đầu tư sử dụng các chỉ tiêu tài chính liên quan đến vốn chủ sở hữu như hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính, ROE, P/B… để xem xét tiềm năng, rủi ro và đưa ra các quyết định đầu tư vào công ty.


03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí
1
ĐĂNG KÝ
Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
2
NẠP TIỀN
Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
3
GIAO DỊCH
Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
bannerBg


7. Các câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ với vốn chủ sở hữu là một khái niệm?

Về cơ bản, vốn điều lệ được quy định trong điều lệ công ty và là một khoản mục con của vốn chủ sở hữu. Bản chất nó là phần huy động từ cổ đông bằng việc phát hành cổ phiếu. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định phần đóng góp vốn của các thành viên cũng như phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ của cổ đông. Do đó, khi phá sản, vốn điều lệ được coi là khoản nợ của doanh nghiệp.

 

Vốn hóa thị trường có bằng với vốn chủ sở hữu hay không?

Vốn hóa thị trường là giá trị của toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại với công thức được tính là: Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành × Thị giá 1 cổ phiếu. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu được hiểu đơn giản là giá trị sổ sách của doanh nghiệp, không liên quan đến thị giá chứng khoán trên thị trường.

Chia cổ tức có làm biến động vốn chủ sở hữu?

Chia cổ tức bằng tiền mặt thông thường sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu vì điều này làm giảm phần lợi nhuận giữ lại cũng như hoạt động tái sản xuất của doanh nghiệp. Trong khi đó, chia cổ tức bằng phát hành cổ phiếu không làm thay đổi tổng dòng tiền mà chỉ chuyển qua lại giữa khoản mục vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối. 


Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động (ESOP) tác động thế nào đến vốn chủ sở hữu?

ESOP là loại hình cổ phiếu được người sử dụng lao động phát hành cho người lao động để ghi nhận, giữ lại các cán bộ chủ chốt, các cán bộ nguồn cho tương lai. Nếu công ty phát hành ESOP, tỷ lệ sở hữu sẽ giảm xuống ở nhóm các cổ đông hiện hữu, trong khi vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên do phần tăng từ vốn góp của các người lao động. 


Vốn chủ sở hữu của cổ đông có bằng tiền mặt không?

Không. Vì vốn chủ sở hữu được tính từ tổng tài sản trừ đi nợ nên phần tiền mặt và tương đương tiền chỉ đại diện cho một phần nhỏ bức tranh tài chính của công ty. 


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad