Cổ phiếu BID là gì? Nhà đầu tư có nên mua vào cổ phiếu bid tại thời điểm hiện tại?
1. Tổng quan về Ngân hàng BIDV (BID)
Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) là một trong những ngân hàng lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 1957, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với mạng lưới rộng khắp hơn 2.000 điểm giao dịch trên toàn quốc. BIDV cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức, bao gồm:
+ Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Tiền gửi, cho vay, thanh toán, thẻ, bảo hiểm...
+ Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: Tài trợ thương mại, cho vay ngắn hạn và dài hạn, bảo lãnh...
+ Dịch vụ ngân hàng đầu tư: Dịch vụ tư vấn, môi giới, quản lý quỹ...
Với mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch rộng khắp cả nước, BIDV cam kết mang lại sự thuận tiện và tiện lợi cho khách hàng.
BIDV luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. BIDV cũng là ngân hàng có uy tín cao trên thị trường quốc tế, được xếp hạng trong Top 2.000 ngân hàng lớn nhất thế giới theo The Banker.
Nguồn: BID, Tổng hợp
Cơ cấu sở hữu của BID khá đặc biệt khi phần lớn vốn chủ sở hữu thuộc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (~75% vốn chủ sở hữu). Do đó, mặc dù Vietcombank là ngân hàng thương mại nhưng vẫn nằm dưới sự kiệm soát của nhà nước và được hưởng nhiều hỗ trợ và ưu đãi từ chính phủ (từ nguồn vốn hưu động đến sự uy tín của doanh nghiệp).
Nguồn: BIDV, Tổng hợp
2. Cấu trúc khách hàng của BIDV
☀️ Cấu trúc cho vay khách hàng: Xu thế chung của hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua khi các ngân hàng đều tập trung đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân và BIDV cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Tỉ trong cho vay cá nhân của ngân hàng BIDV tăng từ 14% năm 2012 lên ~ 50% năm 2023. Tập khách hàng chính của BIDV là cá nhân và tổ chức trong nước.
☀️ Cấu trúc nguồn vốn: Với lợi thế là Ngân hàng thuộc quyền sở hữu của nhà nước, BIDV có lợi thế huy động được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và tập đoàn nhà nước khi đây là ngân hàng tập trung vào cho vay các dự án lớn theo mục tiêu của chính phủ. Hầu hết các tập đoàn lớn tại Việt Nam đều là đối tác của BIDV. Do đó, Ngân hàng tận dụng được nguồn tiền có kì hạn và không kỳ hạn của các tổ chức này với chi phí thấp và các nguồn vốn nhàn rỗi khác từ cơ chính phủ. Từ đó tạo ra lợi thế về lãi suất cho vay so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác.
3. Vốn hóa thị trường và giá của cổ phiếu BIDV trong 5 năm qua
BIDV có giá trị vốn hóa lên tới 302,123 tỉ VND tại thời điểm tháng 2 năm 2024. Giá cổ phiếu BID có nhiều biến động phản ảnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo từng giai đoạn. Mặc dù vậy xu hướng của cổ phiếu BID vẫn là tăng giá trong dài hạn phản ánh đúng triển vọng tăng trưởng về lợi nhuận của Ngân hàng.
Diễn biến giá cổ phiếu BID trong vòng 5 năm trở lại đây
Biểu đồ khung 1 tuần của BID (Nguồn: Fireant)
Đánh giá xu hướng của cổ phiếu BID trong những năm qua
Kể từ năm 2016 cho đến nay giá cổ phiếu BID liên tục tăng lên từ mức 9,300 VND/cổ phiếu năm 2016 lên mức 53,500 VND/cổ phiếu vào tháng 2/2024. Giá cổ phiếu đã tăng 575% trong vòng 7 năm, tương đương với mức tăng ~ 82%/năm – một mức tăng trưởng ấn tượng.
Hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu BID hoàn toàn vượt trội so với VNindex
Biểu đồ khung 1 tuần của BID (Nguồn: Fireant)
Có thể thấy đầu tư vào cổ phiêu BID đem lại tỉ suất đầu tư hoàn toàn vượt trội so với chỉ số VNIndex. Hiệu suất đầu tư vào BID (màu xanh) hoàn toàn nằm trên đường hiệu quả đầu tư của VNIndex (màu cam) đã chứng minh cho sự hiệu quả khi sở hữu cổ phiếu BID. Giá cổ phiếu BID đã tăng 589% kể từ năm 2016 so với mức tăng khiêm tốn 123% của chỉ số VNindex.
BID cũng là cổ phiếu ngân hàng chia cổ tức đều đặn. Kể từ 2013 cho đến nay, BID luôn trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu thưởng. Có thể thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng liên tục tăng vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.
Nguồn: Vietstock
4. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu BID
֎ Kết quả kinh doanh:
Doanh thu từ thu nhập lãi thuần và lợi nhuận rồng của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh từ năm 2019 cho đế nay, nguyên nhân là do giai đoạn 2019 – 2020, lãnh đạo BID quyết tâm thực hiện tại cấu trúc ngân hàng khi ghi nhận một lượng lớn nợ xấu và chấp nhận kết quả kinh doanh suy giảm. Kể từ thời điểm đó lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh với tỉ trọng so với thu nhập lãi thuần ngày càng gia tăng.
Từ năm 2019 đến năm 2023, doanh thu của ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng 55% tương đương với 11% mỗi năm. Ngân hàng đã cấu trúc lại tập khách hàng thành công khi gia tăng tỉ trọng khách hàng cá nhân trong tập khách hàng mà Ngân hàng phục vụ.
Lợi nhuận của ngân hàng BIDV cũng đã tăng trưởng vượt bậc đạt 22,027 tỷ đồng năm 2023.
Hoạt động của ngân hàng hiệu quả với việc tổng tài sản và cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Tính đến hết năm 2023, tổng tài sản của Ngân hàng là 2,3 triệu tỉ VND, trong đó tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,7 triệu tỉ VND.
Trong những năm qua nhờ vào sự nỗ lực trong tái cấu trúc ngân hàng khiến cho tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng liên tục giảm từ mức 2.34% xuống còn 1.1% cho thấy chất lượng tài sản của BIDV ngày càng được cải thiện.
Nguồn: BID, tổng hợp
֎ Tình hình tài chính
Mặc dù Ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả với kết quả kinh doanh ngày càng được cải thiện nhưng biên lãi ròng (NIM) của BIDV bị suy giảm từ mức 2.64% (năm 2019) xuống 2.27% (năm 2023). Điều này có thể hiểu được khi mà lãi suất cho vay của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được duy trì ở mức thấp để hỗ trợ doanh nghiệp. Đây là xu thế chung của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.
֎ Định giá đang ở mức thấp
Về mặt định giá, cổ phiếu BID hiện đang được giao dịch với mức giá rẻ.
Nguồn: Vietstock, tổng hợp
Chỉ số P/E của BID là 13.4 lần và chỉ số P/B của BID là 2.46 lần. BIDV là ngân hàng có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với hệ thống chi nhánh rộng khắp tại Việt Nam cùng với đó là lợi thế ngân hàng có vốn nhà nước. Do đó, mức định giá này là hợp lý trong bối cảnh hiện tại (fair value).
֎ BID sẽ tiếp tục đạt được tăng trưởng cao về doanh thu trong tương lai
BID sở hữu mô hình kinh doanh bền vững với tập khách hàng đa dạng và chất lượng trải rộng từ cá nhân đến doanh nghiệp và tổ chức là nền tảng quan trọng giúp BID tăng trưởng bền vững và giữ được vị thế là ngân hàng số 1 tại Việt Nam.
BID cũng nằm trong nhóm ngân hàng được Ngân hàng nhà nước giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nhiều nhất. Trong năm 2024, dự kiến BID sẽ được giao tăng trưởng tín dụng 12%, đảm bảo cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong thời gian tới.
5. Phân tích biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu BID
Trên đồ thị tuần, giá cổ phiếu BID hiện đang được giao dịch ở mức giá 54,000 VND/cổ phiếu mức cao nhất kể từ khi cổ phiếu BID được niêm yết trên sàn.
Hiện tại giá cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá mạnh, tuy nhiên hiện tại có nhiều dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu BID sắp có một đợt giảm giá.
Giá cổ phiếu đã vượt ra ngoài kênh trên của xu hướng tăng cùng với đó là khối lượng giao dịch tăng dần trong khi giá cổ phiếu bắt đầu có dấu hiệu tăng chậm lại. Điều này cho thấy áp lực bán cổ phiếu đang gia tăng dần.
RSI (3) cho thấy tín hiệu tiêu cực khi đang có dấu hiệu phân kỳ cho thấy dấu hiệu cổ phiếu điều chỉnh trong thời gian tới.
Biểu đồ khung 1 tuần của BID ngày 23 tháng 3 (Nguồn: Fireant)
Trên đồ thị ngày, có thể thấy dấu hiệu cổ phiếu điều chỉnh rõ ràng hơn.
Khối lượng giao dịch tăng dần nhưng giá cổ phiếu không thể vượt được ngưỡng kháng cự (màu vàng) cho thấy áp lực chốt lời của nhà đầu tư tại mức giá này.
RSI (3) cũng về ngưỡng 90 cũng cho thấy nguy cơ giá cổ phiếu sẽ điểu chỉnh trong thời gian tới. Do đó, nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ sớm điều chỉnh về ngưỡng 44,000 VND/cổ phiếu.
Biểu đồ khung 1 ngày của BID ngày 23 tháng 3 (Nguồn: Fireant)
Trên đồ thị khung 1 giờ cho thấy giá cổ phiếu đã thất bại trong việc vượt ngưỡng kháng cự 55,000 VND/cổ phiếu.
Điều này gợi ý rằng giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về ngưỡng 50,000 VND/cổ phiếu. Tại thời điểm hiện tại, nhà đầu tư chỉ nên quan sát đối với cổ phiếu BID. Nếu giá cổ phiếu không xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 50,000 VND/cổ phiếu, nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu BID.
Biểu đồ khung 1 giờ của BID ngày 23 tháng 3 (Nguồn: Fireant)
6. Cơ hội và rủi ro khi đầu tư cổ phiếu BID
Cơ hội:
✔️ Ngân hàng có quy mô lớn nhất tại Việt Nam: BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam với quy mô hơn 2000 điểm giao dịch.
✔️ Hoạt động của Ngân hàng liên tục được mở rộng: BID duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận qua các năm nhờ vào tăng trưởng tín dụng tốt và chiến lược kinh doanh hợp lý.
Lợi nhuận của Ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024 nhờ vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 11% đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam giao cho, cùng với đó là khả năng quản trị rủi ro hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển bên vững của ngân hàng trong tương lai.
✔️ Chất lượng tài sản tốt: Sau khi thực hiện tái cơ cấu, BID giảm tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống của ngân hàng xuống mức thấp hơn 2%.
✔️ Hoạt động kinh doanh đa dạng: BID cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro:
⭕ Rủi ro kinh tế vĩ mô: Biến động kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của BID khi mà các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang đối mặt với nguy cơ suy thoái.
⭕ Rủi ro nợ xấu: Nợ xấu có thể tăng lên sự suy yếu của nền kinh tế.
⭕ Rủi ro lãi suất: Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước là duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi do áp lực về tỉ giá USD/VND ngày càng gia tăng khiến cho nguy cơ lãi suất tăng trở lại ngày càng cao.
7. Nhà đầu tư có nên đầu tư vào cổ phiếu BID lúc này hay không?
BID là một ngân hàng lâu đời nhất tại Việt Nam với danh tiếng và quy mô lớn nhất trên thị trường cùng với đó là nhiều lợi thế về cạnh tranh và tăng trưởng cũng với sự hậu thuẫn từ nguồn vốn của nhà nước.
Hơn nữa cổ phiếu BID còn là một cổ phiếu tiềm năng để đầu tư trong dài hạn nhờ vào kết quả kinh doanh tốt trong tương lai. Dữ liệu giá cổ phiếu trong quá khứ cũng cho thấy BID là cổ phiếu thích hợp để đầu tư và nắm giữ dài hạn.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, cổ phiếu BID đang cho thấy giá cổ phiếu có nhiều dấu hiệu sẽ điều chỉnh. Do đó, nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu tại thời điểm này. Thay vào đó, nhà đầu tư nên quan sát giá cổ phiếu tại mốc hỗ trợ 50,000 VND/cổ phiếu để đưa ra quyết định mua vào.
Lợi thế cạnh tranh của BID so với các ngân hàng khác là gì?
Nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiêu BID trong bao lâu?
BID có kế hoạch hoạt động gì trong năm 2024?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.