TP. HCM đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo kế hoạch cho đạt mục tiêu của năm 2025 đến 2030. Trong một phỏng vấn gần đây với TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam (VIDE) – đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tài sản số trong kế hoạch này.
Sau đây là những ghi nhận từ BeInCrypto về ý kiến của ông Quý có liên quan đặc biệt đến tài sản số.
Tài sản số có phải là tiền mã hóa?
Theo kế hoạch, TP.HCM phấn đấu để kinh tế số sẽ đóng góp 22% đến 2024, tăng lên 25% đến 2025 và 40% đến năm 2030 trong GRDP của thành phố. Tỷ trọng tăng dần theo từng năm cho thấy kinh tế số ngày càng đóng vai trò quan trọng và trọng tâm, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của toàn thành phố.
Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn – thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố – ông Quý cho biết thành phố đang tạo điều kiện thuận lợi để thí điểm và mở ra những mô hình kinh doanh mới trong đó có tài sản số. Khi phóng viên hỏi về khái niệm tài sản số, ông Qúy cho biết:
Nhiều người còn đánh đồng tài sản số với tiền mã hóa, đó chỉ là một phần của tài sản số và chủ yếu được sử dụng như phương tiện thanh toán và lưu trữ giá trị. Trong khi đó, tài sản số bao quát hơn và có thể bao gồm cả các tài sản tài chính như token chứng khoán, hay các tài sản phi tài chính như NFTs – đại diện cho quyền sở hữu các tác phẩm nghệ thuật, vật phẩm ảo…
TS. Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam (VIDE)
Ông còn nhấn mạnh, tài sản số sẽ là công cụ để giúp TP.HCM đạt được mục tiêu kinh tế số nói trên, và giúp cho kinh tế số của thành phố kết hợp với nền kinh tế số trên toàn cầu.
Doanh nghiệp Fintech và blockchain sẽ đóng vai trò gì trong kế hoạch phát triển kinh tế số của thành phố?
Theo báo Vneconomy, để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ số, vi mạch bán dẫn, nghiên cứu hình thành thêm khu công nghệ thông tin tập trung tại Thành phố. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech và blockchain cũng không kém phần quan trọng.
Ông Quý cho biết, các doanh nghiệp Fintech và blockchain sẽ đóng vai trò tạo ra các hệ thống thanh toán, giao dịch và lưu trữ tài sản số. Họ sẽ là đối tượng giúp cho tài sản số mở rộng ra thị trường quốc tế, ở chiều ngược lại bản thân họ cũng được hưởng lợi lớn.
Tuy nhiên, trước mắt, ông Quý cho biết cần có khung pháp lý rõ ràng và minh bạch cùng với mô hình Sanbox (thử nghiệm), song song với đó là phát triển và đào tạo được nhân lực chuyên môn để tạo ra một thế hệ chuyên gia phù hợp cho kế hoạch này.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: . Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.