Đầu tư vào cổ phiếu OTC luôn được coi là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn mặc dù rủi ro đi kèm cũng không hề nhỏ.
Tuy vậy, nhiều người vẫn không thực sự hiểu rõ về cách mua bán cổ phiếu OTC cũng như cách mà thị trường này hoạt động và trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ giải thích các vấn đề này cho các bạn.
Và hướng dẫn chi tiết cách đầu tư vào cổ phiếu OTC cũng như các loại hình chứng khoán phái sinh hấp dẫn khác. Cùng với đó, mình sẽ so sánh các sàn phái sinh, sàn upcom và sàn OTC.
1. Sàn OTC là gì? Thị trường OTC bao gồm những gì
Sàn OTC là các sàn giao dịch phi tập trung, được tạo ra với mục đích làm trung gian của các thỏa thuận mua bán tài sản như cổ phiếu giữa người mua và người bán và thu về một phần phí.
Các cổ phiếu được giao dịch trên sàn OTC hầu hết đều thuộc nhóm những công ty vừa và nhỏ và chưa đủ điều kiện để được niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán hay các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh.
Một số sản phẩm cổ phiếu được giao dịch trên sàn OTC tại Việt Nam. Nguồn sanOTC.com
Ở hình ảnh này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một vài cái tên quen thuộc như cổ phiếu BVB (cổ phiếu của ngân hàng TMCP Bảo Việt), cổ phiếu THACO (cổ phiếu của công ty CTCP Ô tô Trường Hải) và một số cổ phiếu của các công ty thuộc ngành nghề khác tại Việt Nam.
Đây đều là cổ phiếu của các công ty không có mặt trên hai sở chứng khoán Việt Nam là HOSE và HNX và vì vậy nhà đầu tư muốn giao dịch cổ phiếu của chúng thì chỉ có thể thực hiện tại thị trường OTC.
Thị trường OTC tại Việt Nam hiện nay gồm các cổ phiếu đã niêm yết và chưa niêm yết. Khối lượng giao dịch tại đây thường khá cao, trên 10.000 cổ phiếu/giao dịch, chính vì vậy sàn OTC phù hợp với những nhà đầu tư có vốn lớn và có khả năng chịu rủi ro cao.
2. Đặc điểm và vai trò của sàn OTC
Để hiểu rõ hơn về sàn OTC, trader cần nắm được đặc điểm và vai trò của nó trong thị trường tài chính hiện nay:
Đặc Điểm của Sàn OTC:
Không có sàn giao dịch trung tâm: Giao dịch trên sàn OTC thường không thông qua một sàn giao dịch cụ thể. Thay vào đó, các giao dịch thường diễn ra trực tiếp giữa các bên thông qua mạng lưới điện tử, hoặc qua các nhà môi giới.
Rủi ro cao hơn: Do thiếu sự quản lý và giám sát chặt chẽ so với các sàn chứng khoán chính thống, sàn OTC có thể mang lại rủi ro cao hơn cho các nhà đầu tư, bao gồm rủi ro về thanh khoản và rủi ro về thông tin không chính xác hoặc không minh bạch.
Sản phẩm hạn chế: Sàn OTC tại Việt Nam hiện nay chỉ giao dịch cổ phiếu Việt Nam với số lượng mã cổ phiếu hạn chế.
Khả năng tùy chỉnh: Các bên tham gia có thể thỏa thuận các điều khoản giao dịch theo ý muốn của họ, bao gồm giá cả, số lượng, và điều kiện giao dịch khác.
Thanh khoản thấp: So với các sàn chứng khoán truyền thống, sàn OTC thường có thanh khoản thấp hơn do thiếu cơ chế tập trung cụ thể cho việc giao dịch.
Vai Trò của Sàn OTC:
Cung cấp cơ hội đầu tư cho các công ty nhỏ và mới nổi: Sàn OTC cho phép các công ty không cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để niêm yết trên các sàn chứng khoán chính thống có cơ hội giao dịch cổ phiếu của mình.
Tạo ra môi trường giao dịch linh hoạt: Sàn OTC cung cấp một môi trường giao dịch tùy chỉnh phù hợp với nhà đầu tư cá nhân và nhà giao dịch tự do.
3. So sánh sàn phái sinh, sàn upcom và sàn OTC
Sàn | Mitrade | Upcom | OTC |
Loại sàn | Chứng khoán phái sinh | OTC | |
Quản lý | ASIC/CySEC/CIMA/FSC | Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội | Hoạt động theo luật pháp Việt Nam
|
Sản phẩm giao dịch | Cổ phiếu phái sinh Chỉ số chứng khoán Tiền điện tử Forex Hàng hóa
| Cổ phiếu, trái phiếu Việt Nam
| Cổ phiếu Việt Nam |
Cơ chế đòn bẩy | Từ 1:20 đến 1:200 | 1:1 | 1:1 |
Lợi nhuận | 2 chiều | 1 chiều | 1 chiều |
Đối tượng phù hợp | Mọi đối tượng, tuy nhiên phù hợp nhất là những trader ngắn hạn | Nhà đầu tư có số vốn lớn | Nhà đầu tư có số vốn lớn và ưa thích mạo hiểm |
Khả năng đầu tư sản phẩm quốc tế | Có | Không | Không |
Để phân biệt giữa 3 sàn chứng khoán phái sinh, sàn chứng khoán Upcom và sàn chứng khoán OTC chúng ta sẽ cùng xem xét ở trên … khía cạnh sau:
◆ Tính pháp lý
Về pháp lý, cả hai sàn giao dịch Upcom(trực thuộc sở giao dịch Hà Nội) và OTC đều trực thuộc sự quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong khi đó các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh uy tín như Mitrade lại được ủy quyền bởi những tổ chức quản lý hàng đầu như ASIC(ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc).
◆ Sản phẩm giao dịch
Đối với sàn Upcom và OTC sản phẩm giao dịch chính ở đây là cổ phiếu và trái phiếu chính phủ. OTC trong nước không thể đầu tư tiền điện tử, chỉ có OTC quốc thế hay sàn môi giới mới có thể đầu tư.
Đối với các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh thì sản phẩm giao dịch lại đa dạng hơn rất nhiều, ngoài cổ phiếu và chỉ số chứng khoán ra bạn còn có thể giao dịch những sản phẩm tài chính hấp dẫn khác như ngoại hối, hàng hóa (vàng, bạc, dầu thô) và cả tiền điện tử (cryptocurrency).
◆ Cách thức kiếm lợi nhuận
Đối với Upcom và OTC: cả hai sàn này đều hoạt động theo mô hình đầu tư giá lên, tức là bạn sẽ chỉ có lợi nhuận khi mua được tài sản với giá rẻ và bán lại với giá cao hơn.
Đối với chứng khoán phái sinh: Bạn có cả hai cơ hội kiếm lợi nhuận từ thị trường giá lên và giá giảm. Khi giá lên vị thế mua sẽ đem lại lợi nhuận và ngược lại vị thế bán khống sẽ đem về lợi nhuận trong thị trường giá giảm.
◆ Cộng đồng đầu tư
★ Sàn Upcom: Hầu hết là những nhà đầu tư lớn, có nguồn vốn dồi dào và kỳ vọng kiếm lợi nhuận trong dài hạn. ★ Sàn OTC: Chủ yếu là những nhà đầu cơ, chấp nhận rủi ro cao và đặc biệt là am hiểu về thị trường OTC do giá trị của những cổ phiếu được quyết định bởi chính hai bên tham gia mua bán. Vì vậy, nếu bạn không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị rơi vào kịch bản mua phải cổ phiếu với giá quá cao. ★ Sàn chứng khoán phái sinh: Mọi người đều có thể tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh, tuy nhiên với những ưu điểm của nó thì đối tượng phù hợp nhất có lẽ là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có số vốn ít muốn đầu tư cổ phiếu nước ngoài. |
◆ Khả năng đầu tư sản phẩm quốc tế
Cả 2 sàn Upcom và OTC đều không thể đầu tư với các tài sản quốc tế. Tuy nhiên trái ngược hoàn toàn, sàn phái sinh thì chỉ tập trung vào các tài sản quốc tế. Có thể kể đến như các cổ phiếu và chỉ số lớn của Mỹ, Anh, Pháp…
Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu rõ sự khác biệt của 3 sàn chứng khoán kể trên, với những đặc điểm này nếu bạn đang băn khoăn giữa việc nên giao dịch OTC hay giao dịch chứng khoán phái sinh thì ở phần tiếp theo mình sẽ chỉ ra những ưu nhược điểm cùng hiệu suất của cả hai hình thức này.
✅400+ thị trường tài chính hot
✅ Mức đòn bẩy linh hoạt 1:1 ~ 1:200
✅ $50,000 vốn trải nghiệm KHÔNG RỦI RO
✅ Giao dịch trên đa nền tảng 24/5
4. Có nên mua cổ phiếu OTC và Báo giá cổ phiếu OTC
?Có nên mua cổ phiếu OTC
Do tính chất đặc biệt của các tài sản thuộc thị trường phi tập trung nên cổ phiếu OTC thường được ưa chuộng bởi những nhà đầu cơ trung và dài hạn có khẩu vị rủi ro cao.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải có số vốn lớn cùng khả năng phân tích cơ bản giá trị cổ phiếu và nắm trong tay nhiều nguồn thông tin mới có thể mua bán thành công.
?Báo giá cổ phiếu OTC
Bảng giá cổ phiếu OTC (Nguồn: giacophieu.vn)
Giá cổ phiếu OTC của các công ty như đã được thể hiện ở phía trên chủ yếu dao động từ 10.000-20.000 đồng/cổ phiếu. Đây có thể nói là mức giá khá rẻ nếu như so với cổ phiếu cùng ngành đã được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán.
Tuy nhiên khối lượng được rao bán đều lớn từ 10,000 cho tới 1,000,000 cổ phiếu và vì vậy số vốn mà bạn phải bỏ ra để đầu tư là rất lớn nếu như so với việc chỉ cần 50$ là bạn đã có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh rồi.
5. Hướng dẫn cách giao dịch chứng khoán OTC
Giao Dịch Chứng Khoán OTC |
Có hai cách để bạn có thể giao dịch chứng khoán OTC
● Thứ nhất là tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, mạng xã hội chuyên về thị trường OTC.
Tại đây các bạn sẽ có thông tin về những người đang muốn mua hoặc bán cổ phiếu OTC cùng thông tin liên lạc của họ để tiến hành thương lượng và cùng nhau đi đến quyết định chuyển nhượng cổ phiếu tại công ty phát hành cổ phiếu hoặc các công ty chứng khoán được ủy quyền.
● Cách thứ hai, bạn có thể giao dịch cổ phiếu OTC tại sanOTC.com
sàn giao dịch OTC có thể nói là lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với lượng thông tin giao dịch khá đầy đủ. Khi giao dịch tại sanOTC.com thì sàn sẽ đóng vai trò trung gian để bạn và những nhà đầu tư khác có thể giao dịch cổ phiếu qua lại.
6. Tổng quan về thị trường OTC tại Việt Nam
Thị trường chứng khoán OTC tại Việt Nam
Tại Việt Nam, do nhà đầu tư không được phép giao dịch, mua bán cổ phiếu cơ sở của các công ty nước ngoài nên vì vậy cổ phiếu OTC được giao dịch đều thuộc những công ty cổ phần tại Việt Nam. Các sản phẩm được giao dịch cũng khá nhiều nhưng đa số là cổ phiếu của các ngân hàng chưa được niêm yết như DVSC, Ricons, HVS.
Lý do chúng được trader ưa chuộng một phần vì theo nhận định của các chuyên gia thì khi bạn đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng đang có mức giá thấp, bạn có thể thu được lợi nhuận trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực.
Trong điều kiện đó dòng vốn ngoại đổ vào ngân hàng sẽ làm tăng quy mô hoạt động về mọi mặt và tiến tới việc “lên sàn”. Khi đó giá cổ phiếu sẽ tăng và bạn có thể chốt lời.
Cùng với sự phát triển của công nghệ tài chính thì hiện nay trader có thể tìm kiếm thông tin về các mã cổ phiếu OTC tại thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc giao dịch vẫn phải thông qua môi giới hoặc giao dịch trực tiếp thay vì mua bán trên sàn điện tử như HOSE hay HNX.
7. Những điều cần cân nhắc trước giao dịch OTC
Trước khi tham gia giao dịch trên sàn OTC, nhà đầu tư cần xem xét và cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau:
7.1 Rủi ro liên quan
Thanh khoản thấp: Sàn OTC thường có thanh khoản thấp hơn so với các sàn chứng khoán truyền thống, có thể tạo ra rủi ro không thể gio dịch cho các nhà đầu tư, đặc biệt là khi cần phải bán ra một khoản đầu tư nhanh chóng.
Rủi ro thông tin không chính xác hoặc không minh bạch: Do thiếu sự giám sát chặt chẽ so với các sàn chứng khoán chính thống, thông tin về các công ty và sản phẩm giao dịch trên sàn OTC có thể không chính xác hoặc không minh bạch, tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư.
Rủi ro thị trường: Các yếu tố thị trường như biến động giá cả, yếu tố kinh tế và chính trị có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của các tài sản giao dịch trên sàn OTC.
6.2 Quy định
Thiếu quy định chặt chẽ: Sàn OTC thường không được giám sát chặt chẽ như các sàn chứng khoán truyền thống, điều này có thể tạo ra một môi trường giao dịch không ổn định và rủi ro cao hơn cho các nhà đầu tư.
Yêu cầu về thông tin: Các công ty giao dịch trên sàn OTC có thể không cần phải công bố thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh của họ như các công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán chính thống, điều này có thể tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư không có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầu tư.
Quy định về thanh khoản: Thiếu các quy định về thanh khoản có thể làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư..
8. Những câu hỏi hay gặp về thị trường OTC và sàn OTC
? 1.Sàn OTC có an toàn không
Về cơ bản giao dịch OTC là An toàn do khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu OTC thì hai bên cần phải giao dịch tại trụ sở công ty phát hành cổ phiếu hoặc các công ty chứng khoán thành viên.
Tuy vậy, không ít người đã bị kẻ gian lừa đảo khi tham gia vào một mô hình tương tự như chứng khoán OTC là thị trường chứng khoán chợ đen và bạn cần phải cẩn thận tuyệt đối trong quá trình giao dịch.
? 2. Sàn OTC có thể mua cổ phiếu nước ngoài?
Bạn không thể mua và sở hữu cổ phiếu nước ngoài nếu là công dân Việt Nam, vì vậy sàn OTC không cung cấp dịch vụ đầu tư cổ phiếu nước ngoài. Thay vào đó bạn có thể đầu tư vào chỉ số cổ phiếu và chỉ số chứng khoán tại các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh uy tín.
? 3. Mẹo chọn sàn uy tín bào gồm sàn OTC và sàn phái sinh
Cách dễ nhất để lựa chọn sàn giao dịch OTC và chứng khoán phái sinh uy tín là nhìn vào cơ quan quản lý của sàn. Các sàn uy tín trên thị trường đều phải trực thuộc sự quản lý của các cơ quan đầu ngành và có như vậy thì số tiền đầu tư của bạn mới được đảm bảo tính an toàn.
Một số tổ chức quản lý trong ngành tài chính tiêu biểu mà mình biết bao gồm:
● ASIC: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc
● NFA: Hiệp hội tương lai quốc gia Mỹ
● FCA: Cơ quan quản lý tài chính ANh
● Finma: Cơ quan điều tiết thị trường tài chính Thụy Sĩ
9. Lời kết
Như vậy là trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu xong về thị trường cổ phiếu OTC, sàn OTC và những đặc điểm chính của nó.
Hy vọng rằng với những gì mà mình đã chia sẻ các bạn sẽ lựa chọn ra được hình thức đầu tư phù hợp với bản thân.
▌ Các bài liên quan đến [OTC] |
Cách chơi chứng khoán quốc tế? Top 10 sàn chứng khoán quốc tế uy tín tại Việt Nam
Top 10 sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến uy tín tại Việt Nam
10 cách học đầu tư chứng khoán và tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu
Chơi chứng khoán ảo ở đâu và TOP 9 các sàn chứng khoán ảo và cách chơi chứng khoán ảo cho người mới
Hướng dẫn cách chơi chứng khoán phái sinh và xem bảng giá chứng khoán phái sinh
Cách đầu tư chứng khoán dài hạn? Top 10 những cổ phiếu nên đầu tư dài hạn
Top 10 sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến uy tín tại Việt Nam
Top 10 các trang web đầu tư chứng khoán online uy tín tại Việt Nam
Cách mở tài khoản chứng khoán và hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam
Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu và mở tài khoản chứng khoán online ở sàn nào có chi phí thấp
Hướng dẫn cách đặt lệnh mua bán chứng khoán(CHI TIẾT&TOÀN TẬP)
Cách tính phí giao dịch chứng khoán và so sánh phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất
Cách đọc bảng giá chứng khoán? Hướng dẫn cách đọc trên Top 10 bảng giá chứng khoán trực tuyến
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.