Cổ phiếu ngành quân sự là gì? Gợi ý những cổ phiếu ngành quân sự đáng đầu tư nhất 2024
Gần đây, tình hình chiến sự trên thế giới ngày càng căng thẳng, xảy ra nhiều xung đột quân sự khu vực, từ xung đột Ukraine-Nga đến tình hình căng thẳng Israel và Iran. So với những cuộc chiến tranh trước đây dựa vào sự hy sinh của con người, ngày nay chiến tranh dựa nhiều vào sức mạnh của công nghệ, chẳng hạn như sức mạnh của truyền thông, thông tin, quảng cáo, và các vũ khí cao cấp, liên quan đến công nghệ thông tin và máy bay không người lái...
Nhiều công ty đã nhận ra cơ hội này có thể tạo ra lợi nhuận lớn theo thời gian. Bên cạnh đó, các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên khắp thế giới đang tăng cường chi tiêu quân sự hàng năm, và nếu có vũ khí giảm thiểu thương vong lớn nào đó xuất hiện, chắc chắn các quốc gia này sẽ nhanh chóng đặt hàng.
Vậy, cổ phiếu ngành quân sự bao gồm những gì? Có đáng đầu tư không? Bài viết này sẽ giới thiệu về các cổ phiếu hàng đầu trong ngành quân sự hiện nay, và phân tích các đặc điểm cổ phiếu của từng cái cùng với cách đầu tư sao cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Giới thiệu về cổ phiếu ngành quân sự
Cổ phiếu ngành quân sự, còn được gọi là "cổ phiếu ngành quốc phòng", là những cổ phiếu của các công ty sản xuất hoặc nghiên cứu và phát triển sản phẩm chuyên được sử dụng cho quân đội, bao gồm cả các hệ thống vũ khí lớn cho đến các sản phẩm nhỏ như bình nước, trang phục quân đội, và nhiều sản phẩm khác liên quan đến quân sự. Do đó, một cách tổng quan, cổ phiếu ngành quân sự bao gồm các công ty có mối liên kết kinh doanh với Bộ Quốc phòng, hoặc có khách hàng là Bộ Quốc phòng.
Kể từ khi xảy ra xung đột Ukraine - Nga, nhiều quốc gia đã nhận thấy rằng chiến thắng hoặc thất bại trong cuộc chiến không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự mà còn cần sử dụng các công cụ, biện pháp và chiến lược đúng đắn. Điều này có nghĩa rằng các quốc gia, ngay cả những quốc gia nhỏ, cũng có thể gây khó khăn cho các quốc gia lớn nếu họ có chiến lược và các công cụ phù hợp.
Do đó, nhiều quốc gia đã tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực máy bay không người lái UAV, tên lửa chính xác, và chiến tranh thông tin, nhằm giảm thiểu thiệt hại và thực hiện các chiến dịch tiêu diệt lãnh đạo hoặc chiến tranh thông tin. Điều này đã dẫn đến việc tăng chi tiêu quân sự mạnh trên phạm vi toàn cầu.
Trong thời đại tỷ lệ sinh nở ngày càng giảm, tỷ lệ già hóa dân số bắt đầu tăng cao, việc có khả năng chi tiêu tiền để đạt được sức mạnh và hiệu suất quân sự mà trước đây cần phải dựa vào một lực lượng lớn người tham gia đã khiến nhiều quốc gia không tiếc tiền cho các khoản chi phí này. Điều này đã giúp nhiều công ty ngành quân sự đạt được lợi nhuận lớn đến mức không tưởng.
2. Điều gì cần lưu ý khi đầu tư vào các cổ phiếu ngành quân sự?
Trước khi đầu tư vào cổ phiếu ngành quân sự, bạn nên chú ý đến "tỷ lệ ngành quân sự" của từng công ty. Nếu tỷ lệ này rất thấp và hầu hết sản phẩm của công ty là sản phẩm dân sự, thì giá cổ phiếu và lợi nhuận của công ty có thể không theo kịp lợi nhuận đến từ ngành quân sự.
Ví dụ, Lockheed Martin (LMT) và Raytheon (RTN) là những công ty sản xuất vũ khí thuần túy, với hơn 80% doanh thu đến từ chính phủ Mỹ và phần còn lại cũng chủ yếu là liên quan đến ngành quân sự. Trong khi đó, Boeing, General Dynamics, Caterpillar và nhiều công ty khác cũng là những doanh nghiệp có tỷ lệ ngành quân sự và dân sự kết hợp. Mặc dù tất cả đều là các công ty hàng đầu trong ngành, nhưng tỷ lệ ngành quân sự cao hay thấp vẫn quyết định lớn đến mức độ hưởng lợi từ ngành quân sự.
Thứ hai, bạn nên quan tâm đến việc xem xét xem công ty có phù hợp với nhu cầu trong tương lai không. Ví dụ, quan trọng là theo dõi sự quan trọng của công nghệ trong chiến tranh trong tương lai, vì số lượng quân đội có thể không tăng lên, mà sự quan trọng của công nghệ sẽ tăng lên theo thời gian. Do đó, các đơn đặt hàng đến từ quân đội có thể không tăng lên theo thời gian. Hiện nay, sự tập trung chính có thể xoay quanh các xung đột do chính trị khu vực gây ra, vì vậy sự tập trung nằm ở không quân và hải quân, trong khi các đơn đặt hàng liên quan đến lục quân có thể không tăng lên, xét trong khoảng thời gian ngắn hạn và trung hạn.
3. Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngành quân sự không?
Dựa trên tình hình, cục diện chính trị toàn cầu hiện tại, có thể thấy rằng cổ phiếu ngành quân sự chắc chắn là một mục tiêu đầu tư tiềm năng. Và dưới đây là 3 lý do chính cho thấy tại sao cổ phiếu ngành quân sự sẽ tăng trưởng mạnh.
Như Warren Buffett đã nói: "Cách để xây dựng tài sản là cần có tuyết đủ dày và đường băng đủ dài. Việc đầu tư vào các công ty có nền tảng đủ sâu là tốt nhất.” Và cổ phiếu ngành quân sự thỏa mãn cả ba yếu tố này.
Kể từ khi xã hội loài người phát triển, nhiều thói quen đã bị loại bỏ, nhưng xung đột chưa bao giờ dừng lại. Do đó, nhu cầu về quân đội chắc chắn sẽ còn tồn tại rất lâu nữa, nghĩa là ngành công nghiệp này có “một đường băng đủ dài”.
Yếu tố thứ hai là nền tảng đủ sâu, đủ vững chắc. So với cổ phiếu công nghệ dân sự, cổ phiếu ngành quân sự thường có các công nghệ dẫn đầu. Chúng ta nên biết rằng, công nghệ tiên tiến nhất mà chúng ta sử dụng không phải là điều người ta đã phát triển. Bởi vì các công nghệ tiên tiến nhất thường tồn tại trong phòng thí nghiệm và các đơn vị quân đội, và chúng có thể được giải phóng ra cho sử dụng dân sự sau khi đã được các đơn vị quân đội nâng cấp.
Bên cạnh đó, vì liên quan đến an ninh quốc gia, cần phải có ngưỡng cửa rất cao để tham gia vào ngành này, và đặc biệt việc xây dựng lòng tin trong ngành quân đội mất rất nhiều thời gian. Nhiều công ty và quốc gia có các sáng chế, công nghệ gần như là độc quyền. Và điều này làm cho việc thay thế các công ty thuộc top đầu trong lĩnh vực trở nên khó khăn, từ đó tạo ra nền tảng vững chắc không thể bị phá bỏ cho cổ phiếu ngành quân sự.
Cuối cùng, cần xem liệu lĩnh vực quân sự có khả năng phát triển lâu dài và có tiềm năng tăng trưởng tốt hay không. Trên toàn cầu, xu hướng đang dịch chuyển về chính trị khu vực, và xác suất xảy ra chiến tranh là không hề nhỏ. Từ sau khi chính phủ của Tổng thống Trump đưa ra khẩu hiệu “Make America great again” (“Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”), khái niệm "làng toàn cầu" đã mờ nhạt, và xu hướng toàn cầu đang chuyển về chính trị khu vực một lần nữa. Nhiều quốc gia đã tăng chi tiêu quân sự dựa trên cơ hội này. Hiện tại, điều này có vẻ sẽ là xu hướng chính của nền chính trị thế giới trong một thời gian dài tới!
Cuối cùng, việc sụt mạnh của cổ phiếu ngành quân sự chủ yếu là do "cắt giảm quân đội," nhưng xác suất xảy ra tình huống như vậy hiện nay cũng là rất thấp, khi mà tình hình an ninh chính trị thế giới vẫn còn rất nhiều bất ổn.
Dựa trên 3 góc độ trên, có thể thấy rằng cổ phiếu ngành quân sự là một loại cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lớn cho tương lai. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét về tỷ lệ ngành quân sự của từng công ty trước khi đầu tư. Các công ty như Raytheon, Boeing và nhiều công ty khác, mặc dù nhu cầu về sản phẩm quân sự tăng lên, nhưng nhu cầu về sản phẩm dân sự giảm đi hoặc thậm chí có thể dẫn đến các vụ kiện tụng và phạt tiền, dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh và gây thất bại, thua lỗ không đáng có cho các nhà đầu tư.
4. Các cổ phiếu ngành quân sự hàng đầu tại Hoa Kỳ hiện nay
Trong phần đầu của bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các doanh nghiệp hàng đầu và đặc điểm của ngành công nghiệp quân sự. Dưới đây là một số cổ phiếu ngành quân sự top đầu thế giới đáng để bổ sung vào danh mục đầu tư của bạn:
1️⃣ Lockheed Martin (LMT)
Lockheed Martin, có mã chứng khoán là LMT, là một trong những tập đoàn quân sự lớn nhất trên toàn cầu hiện nay. Công ty chuyên sản xuất các thành phần máy bay và tên lửa. Các sản phẩm nổi tiếng của họ có thể kể đến như máy bay F-35, F-16, C-130, và trực thăng Black Hawk. Với sự thăng hoa của máy bay không người lái trong xung đột Ukraine-Nga, công ty Lockheed Martin đã hưởng lợi từ việc nhu cầu đặt hàng tăng mạnh, và giá cổ phiếu LMT nhờ đó cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ.
Lockheed Martin đã thể hiện xu hướng tăng trưởng ổn định trong giá cổ phiếu từ khi được niêm yết, và các sụt giảm chủ yếu xuất phát từ điều chỉnh chung của thị trường tài chính. Do đó, từ góc độ đầu tư dài hạn, Lockheed Martin là một cổ phiếu ngành quân sự rất đáng để quan tâm và bổ sung vào danh mục đầu tư.
Xem biểu đồ giá cổ phiếu Lockheed Martin trực tuyến mới nhất trên Mitrade
Giao Dịch Ngay > >
2️⃣Công ty Raytheon (RTN)
Raytheon hiện là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Ngoài việc cung cấp các loại vũ khí, công ty này còn cung cấp dịch vụ thu thập thông tin và bảo mật thông tin. Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của công ty Raytheon là các loại đạn pháo, gồm tên lửa Sidewinder, tên lửa Patriot và tên lửa hành trình Tomahawk.
Năm 2023, tình hình giá cổ phiếu của công ty Raytheon khá ảm đạm, có thể nói là suy yếu liên tục. Nguyên nhân chính là do công ty này bị dính vào các vụ kiện tụng, uy tín bị giảm sút, nổi cộm là vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc Raytheon cung cấp các bộ phận cho máy bay Airbus A320neo. Các bộ phận này sử dụng một loại kim loại bột hiếm, có thể gây gãy các bộ phận máy bay trong môi trường áp lực cao. Sự cố này đã gây thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho hãng hàng không Airbus.
Hiện nay, nhu cầu du lịch đang tăng mạnh và nhiều hãng hàng không muốn mua các mẫu máy bay mới để cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, vấn đề của Raytheon có thể dẫn đến việc tổng kiểm tra lại từng chiếc máy bay Airbus A320neo (ước tính khoảng 350 máy bay mỗi năm) trong vòng 3 đến 4 năm tới. Mỗi lần kiểm tra có thể kéo dài lên đến tận 300 ngày. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của Raytheon, mà còn khiến công ty phải đối mặt với các vụ kiện tụng của Airbus và mất mát lượng lớn khách hàng trong tương lai. Do đó, giá cổ phiếu của công ty Raytheon đã giảm trông thấy trong năm nay.
Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2023 đến tháng 4 - 2024, cổ phiếu RTX đã bật tăng trở lại mạnh mẽ nhờ kết quả kinh doanh tốt và tình hình chiến sự biến động trên thế giới làm tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư với các công ty quân sự. Ngoài ra, các vấn đề vướng mắc của công ty hồi năm 2023 cũng dần được giải quyết.
Xem biểu đồ giá cổ phiếu Raytheon trực tuyến mới nhất trên Mitrade
Giao Dịch Ngay > >
3️⃣Công ty Northrop Grumman (NOC)
Công ty Northrop Grumman, được gọi tắt là NOC, là một trong bốn tập đoàn sản xuất quân sự lớn nhất trên toàn cầu và hiện cũng là nhà sản xuất radar lớn nhất thế giới. Đây là một trong những cổ phiếu ngành quân sự thuần túy, có mức doanh thu ổn định, và giá cổ phiếu của công ty đã tăng trong một thời gian dài. Đồng thời công ty đã tăng cổ phiếu trữ trong năm nay lên 500 triệu đô la để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Công ty này cũng đứng đầu về mảng công nghệ nói chung và radar nói riêng, và hiện tại đang phát triển theo hướng tạo ra các "Lực lượng chiến lược đặc biệt", với sự tập trung vào các lĩnh vực như không gian, công nghệ tên lửa và công nghệ thông tin truyền thông.
Đơn cử, chỉ cần hầu hết các quốc gia trên thế giới cảm thấy có nguy cơ, thậm chí khi không có xảy ra chiến tranh thực sự, mọi người sẽ cực kỳ sợ hãi rằng sức mạnh quốc phòng của họ có thể thua kém so với các quốc gia khác và do đó sẽ tăng cường đầu tư. Và khi đó công ty Northrop Grumman chắc chắn sẽ xứng đáng trở thành lựa chọn đầu tư hàng đầu hiện nay trên thị trường.
Biểu đồ cổ phiếu NOC (Nguồn: Tradingview)
4️⃣ Công ty General Dynamics (GD)
Công ty General Dynamics, được gọi tắt là GD, là một trong năm nhà cung cấp vũ khí hàng đầu tại Hoa Kỳ hiện nay, cung cấp vũ khí cả cho hải quân, lục quân và không quân, cũng như sản xuất máy bay riêng để phục vụ cho giới tầng lớp siêu giàu.
Mặc dù General Dynamics không phải là cổ phiếu ngành quân sự thuần túy, nhưng do phần dịch vụ dân sự không chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế nên tổng doanh thu không dao động theo biến động của nền kinh tế. Dữ liệu tài chính từ năm 2008 và 2023 cho thấy rằng, ngay cả khi khủng bố tài chính và đại dịch COVID-19 bao trùm toàn cầu, lợi nhuận của công ty này vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.
Do doanh thu ổn định, công ty đã tăng cổ tức liên tục trong 32 năm, và chỉ có khoảng 30 công ty tại Mỹ đạt được thành tựu như vậy.
Sản phẩm dân sự của công ty General Dynamics bao gồm máy bay phản lực Gulfstream, trong khi phần lớn sản phẩm của họ dành cho quân đội (25% dân sự, 23% hải quân, 22% thông tin an ninh quốc gia, 18% vũ khí và 12% dịch vụ nhiệm vụ). Mặc dù doanh thu của công ty không tăng nhanh, nhưng tuổi thọ của máy bay quân sự và vũ khí rất lâu, cho phép General Dynamics tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận, đảm bảo mức lợi nhuận luôn ổn định.
Hơn nữa, công ty có chính sách rất tốt đối với cổ đông, và tất cả dư địa tài chính đều được sử dụng để mua lại cổ phiếu và bảo vệ quyền lợi cổ đông. Vì vậy, mặc dù tiềm năng tăng trưởng có hạn, nhưng nền tảng công nghệ của công ty rất mạnh mẽ. GD là một trong số ít cổ phiếu quân sự mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt nhiều năm qua. Kể từ đầu năm 2023 đến tháng 4-2024, GD đã tăng trưởng khoảng 80%.
Biểu đồ cổ phiếu GD (Nguồn: Tradingview)
5️⃣Công ty Boeing (BA)
Công ty Boeing, gọi tắt là BA, là một trong hai hãng sản xuất máy bay dân sự lớn nhất trên toàn cầu mà ắt hẳn mọi người đều quen thuộc (công ty máy bay dân sự lớn còn lại là hãng hàng không Airbus của châu Âu). Boeing sản xuất rất nhiều dòng máy bay nổi tiếng như 737, 747, 767, 777 … Ngoài ra, Boeing cũng là một trong năm nhà cung cấp vũ khí hàng đầu hiện nay tại Hoa Kỳ, với các sản phẩm nổi tiếng như máy bay ném bom B-52 và trực thăng Apache.
Xem biểu đồ giá cổ phiếu Boeing trực tuyến mới nhất trên Mitrade
Giống như Raytheon, công ty Boeing hoạt động cả trong thị trường dân sự và quân sự. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây giá cổ phiếu của họ đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do hai vấn đề chính trong thị trường dân sự là:
● Vấn đề nội bộ
Máy bay 737 MAX của công ty Boeing đã gặp nhiều tai nạn vào các năm 2018 và 2019, dẫn đến việc ngừng bay toàn cầu và sau đó là tác động của đại dịch COVID-19, khiến lợi nhuận của công ty này sụt giảm đáng kể, hiện mới chỉ đang nhen nhóm dấu hiệu hồi phục.
● Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới
Boeing đã thống trị thị trường toàn cầu trong suốt nhiều thập kỷ, chủ yếu là nhờ vào sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, khiến các hãng sản xuất máy bay khác không cạnh tranh nổi, thiếu hụt khách hàng và chịu thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên, với sự leo thang của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều hãng hàng không Trung Quốc bắt đầu không cam chịu bị áp đặt, và Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu ủng hộ các hãng sản xuất máy bay nội địa của họ (trước đây vì lo ngại về các biện pháp trừng phạt mà họ khá thận trọng). Do đó, trong tương lai, "Máy bay thương mại của Trung Quốc" có triển vọng chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong thị trường toàn cầu, và nhiều khả năng sẽ bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với Boeing.
Từ góc độ đầu tư, dự đoán rằng doanh thu từ mảng quân sự của Boeing trong tương lai có khả năng tăng ổn định, nhưng tương lai mảng kinh doanh dân sự khó có thể tăng trưởng tốt như trước được. Do đó, đối với nhà đầu tư, cổ phiếu Boeing rất thích hợp để mua khi giá thấp hơn, và để đó chờ đời, thay vì theo đuổi cổ phiếu của công ty này khi giá tăng.
6️⃣Công ty Caterpillar (CAT)
Công ty Caterpillar, còn được gọi là "Xe công trình Caterpillar," là một công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng. Các sản phẩm chính của họ bao gồm máy nông nghiệp, xe khai thác mỏ, động cơ và cũng sản xuất động cơ cho tàu chiến.
Xem biểu đồ giá cổ phiếu Caterpillar trực tuyến mới nhất trên Mitrad
Mặc dù được xem là một công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng, thực tế chỉ có dưới 30% doanh thu của Caterpillar đến trực tiếp từ ngành công nghiệp quốc phòng, còn lại phần lớn là từ thiết bị công nghiệp. Bên dưới là phân loại doanh thu theo lĩnh vực trong năm 2022:
Lĩnh vực | Nội dung kinh doanh chiến lược | Tỷ lệ doanh thu |
Ngành xây dựng (CconstructionIindustries)) | Bao gồm các loại thiết bị như xe cẩu, máy xúc, xe ủi đất, máy cán đường, và nhiều thiết bị cần thiết cho việc đốn cây và xây dựng cầu đường, công trình lớn (phần xây dựng dân sự chiếm khoảng 25% doanh thu trong lĩnh vực này, tức là có 75% doanh thu từ xây dựng không phải từ mảng xâu dựng dân sự). | 45,67% |
Ngành tài nguyên (EresourcesIindustries) | Chủ yếu liên quan đến khai thác mỏ, bao gồm các loại thiết bị cần thiết cho việc khai thác khoáng sản như đồng, sắt, vàng, dầu khí và nhiều nguồn tài nguyên khác. | 17,67% |
Năng lượng và Vận tải (Eenergy & Transportation) | Bao gồm các sản phẩm như máy phát điện, động cơ và các sản phẩm khác, như việc sản xuất động cơ cho tàu chiến và máy phát điện hoạt động bằng dầu diesel. | 32,01% |
Sản phẩm tài chính và các lĩnh vực khác (Financial Products & Other) | Chủ yếu liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm tài chính như bảo hiểm tài sản và không phải là lĩnh vực đóng góp chính vào tổng lợi nhuận của công ty. | 4,65% |
Dự án của công ty trong năm nay có kết quả khá ấn tượng. Doanh thu của ba lĩnh vực chính gồm xây dựng, tài nguyên, và vận tải năng lượng đều tăng mạnh, điều này chủ yếu là nhờ vào sự phát triển của thị trường Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức suy thoái kinh tế hiện nay. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính phủ cần đầu tư vào hạ tầng cơ sở, điều này dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu tương ứng và doanh thu của công ty Caterpillar cũng tăng theo đáng kể.
Ngoài ra, nếu sau chiến tranh hoặc thiên tai cần phải tái xây dựng các thành phố, các thiết bị liên quan của công ty Caterpillar chắc chắn cũng sẽ được săn đón, đẩy giá trị cổ phiếu của công ty này lên rất cao.
Do đó, có thể thấy Caterpillar khổng chỉ là một công ty chuyên về mảng công nghiệp quốc phòng. Sự phát triển toàn bộ doanh nghiệp Caterpillar chủ yếu phụ thuộc vào chi tiêu hạ tầng của chính phủ trên toàn cầu, và tình hình nhu cầu về nguyên liệu.
Có rất nhiều công ty có mô hình kinh doanh tương tự như Caterpillar.
Ví dụ, FedEx đã từng tham gia vào việc vận chuyển thư từ khu vực chiến trường, và ở một mức độ nào đó, họ có thể được xem là có liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Ngoài ra, còn có một số công ty bán giày da hoặc bình đựng nước, cũng được phân loại cả trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Trên thực tế, việc phân loại này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn khách hàng của công ty. Nếu khách hàng chính của một công ty là Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ, thậm chí họ tập trung vào việc bán sản phẩm như cốc thép, họ vẫn có thể được coi là thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, với Boeing, mặc dù họ bán máy bay chiến đấu trực thăng, nhưng mô hình kinh doanh chính của họ liên quan đến thương mại, và vì vậy hiệu suất chính của họ phụ thuộc vào tình hình thị trường máy bay thương mại, hơn là các biến động trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.
Cần lưu ý rằng trên đây chỉ là một số ví dụ, nhà đầu tư khi đánh giá xem một công ty có thuộc ngành công nghiệp quốc phòng không, cần xem xét nhiều yếu tố khác, nhất là cơ cấu khách hàng, mức độ đa dạng hóa kinh doanh và tình trạng tài chính của từng công ty.
5. Các cổ phiếu ngành quốc phòng Việt Nam tốt nhất hiện nay
1️⃣Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (VGI, CTR, VTP, VTK)
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường được biết đến dưới tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel, là một tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1989.
Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam.
Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
Viettel hiện chưa chính thức niêm yết trên các sàn giao dịch, nhưng bạn hoàn toàn có thể mua cổ phần của một số công ty con nằm trong tập đoàn này, gồm cổ phiếu VGI của Viettel Global, cổ phiếu CTR của Công trình Viettel, cổ phiếu VTP của Viettel Post và cổ phiếu VTK của công ty Tư vấn thiết kế Viettel.
2️⃣Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (tên tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MB Bank, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Viettel, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia.
Trong những năm trở lại đây, MB luôn nằm trong top những ngân hàng phát triển ổn định, doanh thu tăng trưởng tốt, khách hàng mới tăng chóng mặt, thu nhập cán bộ nhân viên tăng cao… Cổ phiếu MBB được niêm yết trên sàn HOSE vào ngày 1 tháng 11 năm 2011.
Mã cổ phiếu ngân hàng quân đội MB Bank hiện nằm trong rổ VN30 và là một trong những mã chứng khoán được săn đón nhiều nhất và từng là một trong những ngân hàng có giá cổ phiếu cao nhất, có lúc lên tới 25.000 VND/cổ phiếu. Sau giai đoạn giảm giá mạnh và năm 2022, cổ phiếu MBB đã có những bước tiền chắc chắn để quay trở lại đà tăng từ đầu năm 2023 đến nay. Hồi tháng 3-2024 vừa qua, MBB thậm chí vượt cả đỉnh lịch sử ghi nhận hồi năm 2021 ở mức 25.000 VND/cổ phiếu.
3️⃣Tổng Công ty Đông Bắc (VDB)
Tổng Công ty Đông Bắc được thành lập ngày 27/12/1994 là doanh nghiệp Kinh tế - Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh và quân sự quốc phòng. Hiện, Đông Bắc có 9 công ty và 2 trung tâm hoạt động theo mô hình đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ; 3 công ty cổ phần và 12 phòng nghiệp vụ, với tổng quân số gần 10,000 cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên chức, lao động.
Năm đầu tiên đi vào hoạt động (1995) Đông Bắc có số vốn 19 tỷ đồng, sản lượng than khai thác mới đạt trên 600 ngàn tấn, doanh thu trên 200 tỷ đồng. Sau hơn hai thập kỷ, bình quân sản lượng than khai thác của Tổng công ty đạt trên 5 triệu tấn/năm, chiếm 12 - 14% sản lượng than của toàn quốc. So với thời điểm thành lập, tổng doanh thu hiện nay của Đông Bắc tăng gấp 50 lần, lợi nhuận tăng gấp 96 lần. Tổng tài sản tính đến cuối năm 2022 là hơn 11 ngàn tỷ đồng.
Ngoài sản xuất than, Đông Bắc là Nhà thầu trong thi công các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, nhiệt điện, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng... Có thể kể đến là dự án san gạt mặt bằng trung tâm điện lực Vĩnh Tân, Bình Thuận; dự án hạ tầng nhà máy sản xuất Amon Nitrat ở Thái Bình, thủy điện Đồng Nai 5; tham gia dự án đường cao tốc nối thành phố Hạ Long với Hải Phòng… Tính tới thời điểm 2024, vốn chủ sở hữu của Đông Bắc là hơn 2.421 tỷ đồng, tăng 8,9% so với thời điểm cùng kỳ năm trước.
4️⃣Tổng Công ty 36 (G36)
Tổng Công ty 36 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Quân đội hiện nay, được thành lập ngày 23/8/2011, với tiền thân là Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36.
Hiện nay, Bộ Quốc Phòng đang sở hữu 18,4% vốn điều lệ của G36, Chủ tịch HĐQT - ông Nguyễn Đăng Giáp đang sở hữu 17,2% vốn, 3 người em trai của ông Nguyễn Đăng Giáp là Nguyễn Đăng Hùng, Nguyễn Đăng Hiếu và Nguyễn Đăng Trung cũng đang lần lượt nắm giữ 1,6%; 1,3% và 3,3% vốn của G36.
G36 hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp công trình, đầu tư phát triển dự án bất động sản, dự án BOT. Bên cạnh đó, Tổng Công ty còn tham gia sản xuất vật liệu xây dựng và dò tìm, xử lý bom mìn. G36 chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 7 năm 2016.
5️⃣Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SGNP)
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một doanh nghiệp quân đội trực thuộc Quân chủng Hải quân, và được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1989 với 3 trụ cột kinh doanh chính là: khai thác cảng; dịch vụ logistics; vận tải và dịch vụ biển.
Tân Cảng Sài Gòn quản lý kinh doanh, khai thác cảng chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước với các dịch vụ: xếp dỡ hàng hóa, hậu cần, hàng hải, cứu hộ, hoa tiêu, địa ốc, xây dựng công trình dân sự, quân sự... và vận tải đa phương thức. Hiện tại mã cổ phiếu quân sự của công ty Tân Cảng Sài Gòn đang được rất nhiều trader Việt săn đón.
6. Tổng kết
Nhu cầu về cổ phiếu ngành quốc phòng luôn ổn định. Tuy nhiên, trước khi các nhà đầu tư chọn mục tiêu đầu tư, họ cần hiểu tỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp đến từ lĩnh vực quốc phòng là bao nhiêu. Họ cũng cần quan tâm đến việc thay đổi thị trường doanh thu trong lĩnh vực dân sự, để tránh tình trạng như việc nhu cầu quốc phòng tăng lên nhưng lợi nhuận và giá cổ phiếu của công ty giảm sút, giống như trường hợp của công ty Raytheon hay Boeing.
Tuy nhiên, khi đầu tư vào cổ phiếu ngành quốc phòng bạn thường ít phải lo lắng về khả năng phá sản của doanh nghiệp, bởi vì khách hàng chính là chính phủ, và lĩnh vực quốc phòng cơ bản là mối quan hệ đáng tin cậy. Chính phủ và doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, không dễ dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp. Vì vậy, cổ phiếu ngành quốc phòng thường có lợi thế lớn về mức độ an toàn.
Bên cạnh đó, khi chọn mục tiêu đầu tư nên xem xét tổng hợp nhiều yếu tố, bao gồm tình hình tài chính của doanh nghiệp ngành quốc phòng, xu hướng trong lĩnh vực, tình hình địa chính trị toàn cầu và biến đổi trên thị trường dân sự. Điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất, có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao nhất..
Cổ phiếu ngành quân sự là gì?
Ưu điểm khi đầu tư vào cổ phiếu ngành quân sự?
Rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu ngành quân sự?
Các công ty quân sự quốc tế đáng để đầu tư nhất hiện nay là gì?
Các cổ phiếu công ty quân đội tốt nhất Việt Nam hiện nay là gì?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.