"Golden Cross" (Giao cắt vàng) và "Death Cross" (Giao cắt tử thần) là gì? Làm thế nào để áp dụng chúng trong giao dịch thực chiến?

8 Phút
Cập nhật
Tùng Do
Lei Xie
coverImg
Nguồn: DepositPhotos


Khi sử dụng phân tích kỹ thuật, chúng ta thường nghe đến khái niệm về "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần". Vậy "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" có ý nghĩa như thế nào? Và làm cách nào để sử dụng chúng trong giao dịch thực chiến? Bài viết sau đây sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết cho  các nhà đầu tư, cũng như những lưu ý khi sử dụng các tín hiệu này.

1. "Giao cắt vàng" là gì?


"Giao cắt vàng" là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, trong đó đường trung bình động (MA) ngắn ngày cắt lên qua đường trung bình động dài ngày từ dưới lên, ví dụ như sự giao cắt của đường MA 5 ngày với đường MA 20 ngày, hoặc đường MA 5 ngày với đường MA 10 ngày. Mặc dù vậy, loại giao cắt vàng được sử dụng nhiều nhất là là giao cắt của đường MA 50 ngày với đường MA 200 ngày. Giao cắt vàng được coi là một tín hiệu lạc quan, cho thấy xu hướng thị trường có thể chuyển từ giảm sang tăng một cách bền vững trong thời gian tới.

Giao cắt vàng xuất hiện trong cặp EUR/USD khi đường MA 50 ngày cắt lên trên đường MA 200 ngày

Biểu đồ: Giao cắt vàng xuất hiện trong cặp EUR/USD khi đường MA 50 ngày cắt lên trên đường MA 200 ngày (Nguồn: Tradingview) 


2."Giao cắt tử thần" là gì?


"Giao cắt tử thần" là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, mô tả việc đường trung bình động ngắn ngày cắt qua đường trung bình động dài ngày từ trên xuống dưới (ngược lại với giao cắt vàng). Giao cắt tử thần được coi là một tín hiệu xấu trong giao dịch, cho thấy xu hướng thị trường có thể chuyển từ tăng sang giảm một cách bền vững hơn trong thời gian tới. Thông thường, giống như trong giao cắt vàng, các đường MA 50 và MA 200 cũng thường xuyên được sử dụng để xác định giao cắt tử thần.

Giao cắt tử thần xuất hiện trong cặp EUR/USD khi đường MA 50 ngày cắt xuống dưới đường MA 200 ngày

Biểu đồ: Giao cắt tử thần xuất hiện trong cặp EUR/USD khi đường MA 50 ngày cắt xuống dưới đường MA 200 ngày (Nguồn: Tradingview)


3."Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" có phải chỉ áp dụng với đường trung bình động không?


"Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" không chỉ được áp dụng với các đường trung bình động, mà còn thường xuyên được sử dụng cho các chỉ báo như Stochastic (KD), MACD,...  Chẳng hạn, các biểu đồ đường K (K-line) của tháng, quý hoặc các khung thời gian khác cũng có thể áp dụng hai loại giao cắt này. Nhà đầu tư có thể điều chỉnh việc sử dụng chỉ báo dựa trên nhu cầu cá nhân và sau khi tiến hành việc kiểm thử (backtest) đối với từng loại tài sản để có quyết định phù hợp.

 Giao cắt vàng và Giao cắt tử thần của chỉ số MACD

Biểu đồ: Giao cắt vàng và Giao cắt tử thần của chỉ số MACD (Nguồn: MiTrade)

 Giao cắt vàng của chỉ số KD

Biểu đồ: Giao cắt vàng của chỉ số KD  (Nguồn: MiTrade)



4. Độ tin cậy của tín hiệu "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" trong các điều kiện thị trường khác nhau như thế nào?


Độ tin cậy của tín hiệu "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" có sự khác biệt dưới các điều kiện thị trường, tài sản khác nhau.

Ngay cả với cùng một cặp tiền tệ, độ tin cậy cũng có sự khác biệt tại các giai đoạn khác nhau. Chẳng hạn, khi cặp tiền tệ đang có xung lực tăng mạnh mẽ, tín hiệu của giao cắt vàng sẽ tương đối đáng tin cậy; ngược lại, khi thị trường yếu kém, tín hiệu giao cắt vàng lại không đáng tin cậy.

Tương tự, tín hiệu giao cắt tử thần trong thời gian thị trường có xung lực yếu sẽ tương đối đáng tin cậy, trong khi ở giai đoạn tăng mạnh, tín hiệu này lại không đáng tin cậy. Cả hai tín hiệu có thể thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn thị trường dao động hẹp nhưng lúc đó nó lại mất giá trị tham khảo.

17144599982209

Biểu đồ: Cặp EUR/USD với tín hiệu giao cắt vàng và giao cắt tử thần cùng xuất hiện (MA 50 ngày cắt lên MA 200 ngày (Nguồn: TradingView)


Ví dụ, trong hình ảnh trên, cả chỉ báo giao cắt vàng và giao cắt tử thần cùng xuất hiện trong biểu đồ ngày EUR/USD từ tháng 9/2023 đến tháng 1/2024. Tuy nhiên, cả hai tín hiệu đưa ra đều không chính xác do xu hướng chủ đạo của tỷ giá EUR/USD trong giai đoạn này là giằng co, xung lực thị trường tương đối yếu. Nhà đầu tư nếu chỉ căn cứ vào tín hiệu giao cắt vàng hay giao cắt tử thần mà đặt lệnh có thể gây tình trạng thua lỗ.  


5. So với các chỉ báo kỹ thuật khác, "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" có ưu và nhược điểm gì?


Ưu điểm của "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" là đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng áp dụng để tìm ra các điểm vào và thoát lệnh , cũng như nắm bắt các xu hướng lớn đang diễn ra của loại tài sản. Tuy nhiên, chúng cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như:


● Xuất hiện tín hiệu nhiều lần trong giai đoạn giá tích lũy, từ đó gây ra hiểu nhầm và dễ dẫn đến thua lỗ hoặc ảnh hưởng tâm trạng giao dịch.

● Là chỉ báo thường xuất hiện sau khi sự thay đổi xu hướng đã xảy ra và có độ trễ lớn, không thể cung cấp tín hiệu trước khi xu hướng mới hình thành.

● Tín hiệu chỉ có độ tin cậy cao khi thị trường có xu hướng rõ ràng.


Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade

6. Ứng dụng "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" trong thực chiến


Chúng ta đã tìm hiểu xong ưu và nhược điểm của việc sử dụng “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần”, giờ là lúc đi vào thực chiến để tìm hiểu cách thức sử dụng hai tín hiệu này trong giao dịch.


● Chiến lược 1: Áp dụng “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần” cơ bản

Chiến lược giao cắt vàng cơ bản là xác định vị trí giao nhau của các đường trung bình động tương ứng, ví dụ là đường MA 50 ngày và MA 200 ngày. Nhà giao dịch theo dõi các cặp đường MA và đặt lệnh mua vào thời điểm chúng giao nhau. Thông thường, khi hai đường MA này giao nhau, giá cũng đã tăng được một  giai đoạn nhất định; do đó, nhà giao dịch có thể đợi giá điều chỉnh một chút nhằm đảm bảo có điểm vào tốt nhất. 

Đối với chiến lược này, nhà giao dịch không kết hợp giao cắt vàng với chỉ báo nào khác, do đó, việc xác định điểm cắt lỗ có thể khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu cẩn thận, bạn có thể đặt mức dừng lỗ ở dưới đường MA 200 ngày. 

Đối với điểm chốt lời, bạn có thể đợi xuất hiện các mẫu nến đảo chiều ví dụ như Evening star, hay “ba con quạ đen” …. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra thời điểm hiện thực hóa lợi nhuận tốt nhất ngay cả khi đường MA 50 vẫn ở trên đường MA 200 ngày.

Chiến lược tương tự có thể áp dụng đối với giao cắt tử thần nhưng nhằm mục đích xác định thời điểm giá sẽ giảm mạnh.

 

17035615263358

Biểu đồ: Giao cắt tử thần báo hiệu một xu hướng giảm khá chính xác (Nguồn: Tradingview)


● Chiến lược 2: “Giao cắt vàng” và “giao cắt tử thần” kết hợp khối lượng 

Giống như bất kỳ chiến lược giao dịch nào khác dựa vào đường trung bình động, giao cắt vàng hay giao cắt tử thần cũng phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng giao dịch. Mặc dù bản thân sự giao nhau của hai đường trung bình động đã là một sự xác nhận nhưng khối lượng giao dịch cao càng làm tăng thêm độ uy tín của chỉ báo.

Bạn cần sử dụng chỉ báo khối lượng, biểu đồ giá và đường trung bình động để xác định điểm vào thích hợp. Ví dụ, nếu xuất hiện giao cắt vàng, bạn cần xác nhận xu hướng với khối lượng giao dịch cao. Nếu khối lượng không đủ lớn thì giao cắt có thể chỉ là bẫy tăng giá chứ không phải tín hiệu tăng mạnh. 

Sau khi đã vào lệnh và giá đã chạy theo xu hướng mong muốn, hãy tìm các mốc kháng cự quan trọng, đồng thời căn thời điểm khối lượng giao dịch suy giảm để tìm điểm chốt lời phù hợp.

 

17035615344629

Biểu đồ: Kết hợp khối lượng để xác định xu hướng tăng sau khi xuất hiện giao cắt vàng (Nguồn: Tradingview)


● Chiến lược 3: “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần” kết hợp với RSI 

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo dao động có thể giúp bạn xác nhận  sự chính xác của tín hiệu giao cắt vàng  và giao cắt tử thần.

Ví dụ, khi giao cắt vàng hình thành và RSI đang có xu hướng tăng từ mức 30 trở lên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy giá sẽ tăng do xung lực tăng giá này đang rất mạnh mẽ. Kịch bản tốt nhất là RSI tạo thành hình đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước, đồng thời không có giá trị vượt quá 70, vốn được coi là mức quá mua.

Thay vào đó, nếu xuất hiện giao cắt vàng nhưng RSI lại cho thấy động lượng thị trường yếu, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy giao cắt vàng không thực sự uy tín. 

Đối với giao cắt tử thần, chiến lược hành động sẽ diễn ra ngược lại; tuy nhiên, nguyên lý vẫn là sử dụng RSI để xác định xem xu hướng giảm giá là mạnh hay yếu để có thể vào lệnh bán một cách chính xác nhất.

17035615425722

Biểu đồ: Kết hợp RSI với giao cắt vàng để xác định xu hướng (Nguồn: Tradingview)


● Chiến lược 4: “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần” kết hợp với MACD 


Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD) thường được coi là chỉ báo đáng tin cậy và có thể kết hợp với tín hiệu giao cắt vàng và giao cắt tử thần. Giống như MACD, hai kiểu giao cắt trên đều liên quan đến các đường trung bình động.

Cụ thể với giao cắt vàng, việc đường MACD cắt lên đường tín hiệu tại điểm giao cắt vàng có thể xác nhận động thái tăng giá. Ngược lại, nếu đường MACD cho tín hiệu giảm giá thì giao cắt vàng có thể không đáng tin cậy. Điều tương tự có thể áp dụng đối với giao cắt tử thần nhưng trong một thị trường giảm giá.

 

17035615486467

Biểu đồ: MACD và giao cắt vàng cùng hỗ trợ tín hiệu tăng giá (Nguồn: Tradingview)


Tóm lại, nhà giao dịch có thể kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật để đánh giá mức độ đáng tin cậy của tín hiệu “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần”, càng nhiều chỉ báo hỗ trợ cho xu hướng thì có có nghĩa là  xác suất để dự báo chính xác càng có khả năng cao sẽ xảy ra. 


7. Cần quản trị rủi ro như thế nào khi áp dụng tín hiệu “Giao cắt vàng” và “Giao cắt tử thần”?


Khi sử dụng "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" để đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần chú ý đến các điểm sau:


⭐️ Áp dụng nhiều chỉ báo khác

Như đã đề cập trong phần trình bày về chiến lược thực chiến, để gia tăng mức độ chắc chắn của tín hiệu, nhà giao dịch nên sử dụng kết hợp các chỉ báo khác nhau như RSI, MACD, hay các mô hình nến để xác nhận xu hướng và tình trạng thị trường. Càng nhiều chỉ báo ủng hộ cho xu hướng của tín hiệu giao cắt thì có nghĩa là nó càng đáng tin cậy.

⭐️ Kiểm tra độ tin cậy của chiến lược nhiều lần

Trước khi áp dụng tín hiệu, hãy kiểm tra độ tin cậy của nó trong thực chiến đối với cặp tiền tệ mà bạn quan tâm (Backtest). Một số cổ phiếu hoặc cặp tiền tệ có thể phản ứng khác nhau đối với các mô hình kỹ thuật khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau.

⭐️ Điều chỉnh các mốc thời gian cho phù hợp

Đối với đầu tư ngắn hạn, các nhà giao dịch cần điều chỉnh thời gian đánh giá xu hướng cho phù hợp . Hãy nhớ rằng, tín hiệu giao cắt dành cho các đường trung bình động ngắn hoặc dài ngày chứ không cố định nó là 50 ngày và 200 ngày.

⭐️ Quản trị rủi ro hiệu quả

Như đã giải thích, việc áp dụng các tín hiệu giao cắt cũng có thể gây ra nhiều sai sót, do đó, bạn cần chuẩn bị cho tình huống đó bằng cách đặt ra các điểm cắt lỗ và chốt lời nhằm quản trị rủi ro hiệu quả.

⭐️ Chú ý đến các tin tức và sự kiện toàn cầu

Thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi tin tức và sự kiện toàn cầu. Trước khi đưa ra quyết định, kiểm tra tin tức và sự kiện có thể ảnh hưởng đến xu hướng. Một xu hướng giảm mạnh có thể nhanh chóng đảo chiều nhờ những thông tin tốt.


8. Kết luận


"Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần" là những chỉ báo kỹ thuật dễ hiểu nhưng cũng có những nhược điểm. Khi sử dụng "Giao cắt vàng" và "Giao cắt tử thần", nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận xu hướng và chú trọng đến việc quản lý rủi ro.

Những ví dụ và phương pháp được liệt kê ở trên chỉ là phần nổi của tảng băng, thị trường đầu tư có nhiều chỉ báo và quy luật khác nhau, do đó, nhà đầu tư có thể linh hoạt sử dụng và tìm ra mô hình kiếm lợi nhuận phù hợp nhất đối với bản thân.


03 bước đơn giản để giao dịch toàn cầu với 50.000 vốn ảo miễn phí
1
ĐĂNG KÝ
Điền thông tin cá nhân vào biểu mẫu đăng ký
2
NẠP TIỀN
Nap vốn vào tài khoản giao dịch, tối thiểu là $50
3
GIAO DỊCH
Tìm kiếm cơ hội giao dịch và đặt lệnh mua bán
bannerBg


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


Ad