
Dù được tiếp xúc hằng ngày với Internet, công nghệ, những người trưởng thành tại Việt Nam vẫn nằm trong nhóm bị lừa cao nhất trên không gian mạng. Bằng chứng là thời gian gần đây, những vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo rộ lên ngày một nhiều.
Mặc dù quy mô thị trường tài chính tại Việt Nam hiện đã gấp ba lần quy mô nền kinh tế, với mức tăng trưởng bình quân 14%/năm từ 2021 đến nay nhưng phần lớn người Việt trưởng thành được đánh giá là không thực sự hiểu biết về tài chính. Điều này đặt ra vấn đề lớn về việc giáo dục kiến thức tài chính cho cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về đầu tư, kiểm soát rủi ro…
Theo một con số thống kê, ở Việt Nam hiện chỉ có khoảng 30% số người Việt trưởng thành có hiểu biết về tài chính. Mức này thấp hơn đáng kể so với trung bình khu vực ASEAN là 38%. Điều đáng nói ở đây là giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z, vốn được kỳ vọng là những người có lợi thế trong việc tiếp cập với những công nghệ, xu hướng mới lại nằm trong nhóm bị lừa cao nhất trên không gian mạng.
Trong nhiều bài viết được BeInCrypto chia sẻ trước đó, đã có không ít những người trong độ tuổi trưởng thành tại Việt Nam là nạn nhân của các vụ lừa đảo đầu tư tiền ảo. Kịch bản chung thường thấy của các vụ lừa đảo này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tài chính đồng thời đánh vào lòng tham của một bộ phận người dân, thông qua những cái tên gọi mỹ miều như đầu tư tiền ảo, mua bất động sản ảo… những kẻ lừa đảo này đã khéo léo “ép” người dân trở thành những nhà đầu tư bất đắc dĩ.
Sau khi đã lừa được tiền thật từ những nhà đầu tư này thông qua các chiêu trò bơm thổi, làm giá và một tương lai đầy bánh vẽ, khoản tiền đầu tư đó cuối cùng được chuyển thành quyền sở hữu token không có thanh khoản của những dự án không tên. Đến khi mọi chuyện vỡ lở, giá token giảm kịch sàn đến mức cho dù những người tham gia muốn bán tháo để vớt vát lại chút tiền cũng không thể thực hiện được. Vụ án đầu tư tiền ảo từ năm 2019 của Elite team là một ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Sự thiếu kiến thức cùng tâm lý tham lam đã khiến nhiều nhà đầu tư Việt khánh kiệt với các thương vụ lừa đảo này. Kết quả là nó đã gián tiếp gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Và để giải quyết vấn nạn này, nhu cầu giáo dục tài chính tại Việt Nam đã và đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để có thể theo kịp tốc độ phát triển của thị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế thì các chương trình giáo dục tài chính tại Việt Nam còn khá muộn so với tốc độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính. Điều này đã gây ra nhiều thách thức trong việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng của cộng đồng về quản lý tài chính cá nhân, trong đó có cả quản lý tài sản, đầu tư, kiểm soát rủi ro…


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email: . Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.