Lịch kinh tế là gì? Lịch công bố thông tin kinh tế Forex, Bitcoin, Vàng, Dầu thô v.v.

Các nhà đầu tư chứng khoán hoặc Forex đều biết tin tức tài chính có tác động đáng kể đến thị trường. Nhưng nhiều người chưa biết về cách tìm thấy các tin kinh tế quan trọng và những tín hiệu từ nó.
Lịch kinh tế (economic calendar, forex calendar) là công cụ có thể giúp các trader được tiếp cận với các tin tức mới nhất trước khi đưa ra kế hoạch mở vị thế mới.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn về Lịch kinh tế là gì? Các xem lịch kinh tế như thế nào?
1. Lịch kinh tế là gì
Lịch kinh tế (economic calendar, forex calendar) là một danh sách theo thứ tự thời gian, cho phép các nhà đầu tư nắm bắt lịch sự kiện kinh tế sắp diễn ra có khả năng ảnh hưởng lên giá hoặc sự chuyển động của thị trường.
Dựa trên lịch kinh tế, các trader có thể theo dõi các sự kiện/tin kinh tế cụ thể như GDP, chỉ số giá tiêu dùng, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp, chỉ số thất nghiệp, các quyết định về chính sách tiền tệ…
Lịch sự kiện kinh tế thường được trình bày rõ ràng, thể hiện thời gian, dự báo tác động cụ thể. Trong đó, các sự kiện trên lịch được xếp loại thấp, trung bình và cao, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thị trường.
• Sự kiện có tác động thấp: Là sự kiện nhỏ có khả năng có tác động thấp đến thị trường hoặc không có bất kỳ dấu hiệu tác động nào cả.
• Sự kiện có tác động trung bình: Là sự kiện có khả năng tác động lên thị trường với mức độ trung bình, thường được nhận biết bằng số lượng ngôi sao hoặc dấu chấm màu vàng.
• Sự kiện có tác động cao: Là một sự kiện hoặc dữ liệu đáng chú ý có khả năng gây ra biến động hoặc sự di chuyển đáng kể của thị trường, thường được đánh dấu bằng số ngôi sao cao nhất hoặc dấu chấm màu đỏ.
2. Các tin kinh tế lớn nhất nắm bắt được từ lịch kinh tế
Thị trường tài chính toàn cầu nói chung, chứng khoán và forex nói riêng đều chịu sự tác động của nhiều thông tin lớn nhỏ. Trong đó, có 4 thông tin chính có mức độ ảnh hưởng rất lớn, bao gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất ngân hàng trung ương, dữ liệu lạm phát và dữ liệu việc làm. Trên lịch kinh tế, các tin này thường được đánh dấu mức độ quan trọng nhất, 3 sao hoặc màu đỏ.
Vậy, các thông tin này ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào và tại sao bạn nên theo dõi chúng từ lịch kinh tế?
2.1. GDP
GDP đo lường mức độ tăng trưởng hoặc thu hẹp của một nền kinh tế. Các tin kinh tế về GDP thường được cập nhật hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Thước đo này là một trong những thông số quan trọng đối với 1 nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán hoặc các cặp tiền tệ.
Ví dụ, đối với thị trường forex, mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ tạo ra nhu cầu cao hơn với đồng tiền nội tệ. Nếu cần xem xét 2 đồng tiền trong quá trình giao dịch, đồng tiền nào có tốc độ tăng trưởng cao hơn (GDP quốc gia cao hơn) thường sẽ có sự tăng giá. Khi tăng trưởng của Trung Quốc vượt xa tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản, đồng Nhân Dân Tệ sẽ tăng giá trong tương lai, chẳng hạn.
2.2. Lạm phát và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI phản ánh khả năng mua hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trong 1 quốc gia. CPI được rất nhiều trader quan tâm trước giờ công bố, thường liên quan đến mức độ lạm phát của nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ.
2.3. Dữ liệu thất nghiệp
Dữ liệu thất nghiệp, hay tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo rất quan trọng về sức khỏe hoạt động của một nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp thấp cho thấy hiệu suất nền kinh tế tốt, khiến đồng nội tệ tăng giá. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng cho thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tốt, xuất khẩu cao, nguồn cung ngoại tệ dồi dào và giảm giá so với nội tệ.
2.4.Thông báo lãi suất từ các ngân hàng trung ương
Thông tin về cuộc họp của các ngân hàng trung ương các quốc gia có nền kinh tế top đầu thế giới luôn được các nhà giao dịch quan tâm. Sau các cuộc họp này, các thông báo về chính sách tiền tệ - lãi suất sẽ được đưa ra và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhìn chung, lãi suất thấp hơn sẽ tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
Hiện nay, Mỹ là cường quốc kinh tế trên thế giới và thúc đẩy nhiều thị trường khác, do đó, các tin tức kinh tế liên quan đến Mỹ sẽ có tác động lớn lên tất cả các thị trường tài chính.
3. Lợi thế khi sử dụng lịch kinh tế
Với các nhà giao dịch, lịch sự kiện kinh tế sẽ giúp họ trong việc đưa ra các phân tích cơ bản và chuẩn bị tốt hơn cho các chiến lược giao dịch đón đầu xu hướng thị trường, tìm kiếm cơ hội giao dịch kiếm tiền nhanh chóng. Cụ thể:
● Quản lý rủi ro
Dựa trên các sự kiện lịch kinh tế, trader có thể lập kế hoạch giao dịch mà ở đó, họ có thể sẵn sàng cho sự biến động giá có thể xảy ra sau sự kiện.
Nếu sự kiện xảy ra hoặc dữ liệu kinh tế được công bố với kết quả tốt hơn, xấu hơn hoặc bằng với mong đợi, thị trường tài chính (giá các cặp tiền tệ, giá chứng khoán…) sẽ có những biến động trong 1 khoảng thời gian. Dựa vào đó, họ có thể chốt lãi và giảm rủi ro trong 1 giao dịch mở.
Thông thường, các trader sẽ cho phép tỷ lệ chênh lệch rủi ro (giá dừng lỗ) so với giá vào lệnh khoảng dưới 2%.
● Lên kế hoạch giao dịch trước
Với lịch kinh tế, trader có thể lập kế hoạch trước cho 1 giao dịch phù hợp.
Ví dụ: nếu các báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp hoặc GDP của Mỹ cho thấy 1 sự suy thoái tiềm năng, các nhà giao dịch có thể lập kế hoạch giao dịch phù hợp, đó là rút vốn từ thị trường forex sang đầu tư vàng hoặc Bitcoin để tránh tổn thất do giao dịch tiền tệ.
● Có quyền truy cập vào các tính năng tùy chỉnh giao dịch hữu ích
Một số lịch kinh tế sẽ có thêm công cụ bổ sung tùy chọn, giúp nhà đầu tư chọn các khung thời gian cụ thể, đặt cảnh báo và áp dụng các bộ lọc để phù hợp hơn với chiến lược giao dịch cụ thể.
4. Cách sử dụng lịch kinh tế
Đối với các trader, họ luôn có mối quan tâm đa dạng với các thông tin. Chúng cho phép họ tập trung vào sự di chuyển của thị trường theo thời gian thực.
Hiện nay, hầu hết các nhà môi giới và nền tảng giao dịch có uy tín luôn hỗ trợ công cụ lịch kinh tế. Mitrade là nhà môi giới của Úc được ủy quyền và quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và có Giấy phép Dịch vụ Tài chính Úc (giấy phép AFSL số 398528). Mitrade hiện cung cấp nền tảng giao dịch độc quyền, hỗ trợ lịch kinh tế trên giao diện tiện dụng và hoàn toàn miễn phí cho các nhà đầu tư.
Vậy, cách sử dụng lịch kinh tế trong giao dịch như thế nào?
4.1.Xác định sự kiện nào sắp diễn ra có khả năng ảnh hưởng đến danh mục của bạn
Thông thường các trader sẽ quan sát những sự kiện trước một ngày hoặc một tuần. Các sự kiện quan trọng sẽ được đánh dấu mức độ quan trọng để bạn dễ theo dõi.
Để bắt đầu kiểm tra lịch kinh tế, nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ lọc thông tin theo thời gian, quốc gia, mức độ quan trọng… tùy ý. Ngoài ra, một trong những lưu ý quan trọng là múi giờ được sử dụng bởi các lịch kinh tế khác nhau, bạn cần để ý việc chuyển đổi múi giờ trên lịch kinh tế và múi giờ của mình để ra kế hoạch phù hợp.
(Mitrade cho phép nhà đầu tư tùy chỉnh lịch kinh tế để tập trung vào các thông tin quan trọng nhất)
4.2.Đọc ý nghĩa chỉ số
Đối với những người mới giao dịch, việc có quá nhiều chỉ số/dữ liệu trên lịch kinh tế khiến họ “rối mù”. Tuy nhiên, một số lịch kinh tế có cung cấp các mô tả chi tiết về các chỉ số ngay trên công cụ lịch kinh tế. Thông thường, các mô tả này bao gồm:
• Cơ quan hoặc nguồn đang cung cấp dữ liệu?
• Chỉ số đang đo lường dữ liệu gì?
• Ảnh hưởng đối với tiền tệ?
(Click vào chỉ số, nhà đầu tư sẽ nắm được thông tin chi tiết về dữ liệu-Nguồn: Mitrade)
4.3.Xác định các sự kiện kinh tế quan trọng
Có khoảng 100 đến 200 điểm dữ liệu mỗi tuần trên lịch kinh tế, nhưng không phải mọi sự kiện trên lịch kinh tế cũng sẽ khiến thị trường chuyển động.
Nhà đầu tư có thể xác định mức độ quan trọng của sự kiện dựa trên dấu hiệu nhấn mạnh mà lịch kinh tế đưa ra.
(Khả năng tác động của 1 điểm dữ liệu thường được phân loại trên lịch kinh tế-Nguồn: Mitrade)
4.4.Hiểu phản ứng thị trường trước dữ liệu kinh tế
Để đánh giá mức độ biến động mong đợi của nhà đầu tư đối với dữ liệu, phần lớn các lịch kinh tế đều sẽ cung cấp các thông tin như:
• Mức độ di chuyển của thị trường trong dữ liệu tương tự ở lần phát hành trước đó
• Dự báo biến động thị trường cho dữ liệu kinh tế sắp xảy ra
• Biến động thị trường sau khi dữ liệu thực tế được đưa ra
Các thông số về mức độ phản ứng của thị trường đối với thông tin sẽ giúp nhà đầu tư lên kế hoạch quản lý rủi ro và kế hoạch giao dịch tốt hơn.
(Các biến động quá khứ, biến động kỳ vọng được thể hiện rõ qua lịch kinh tế của Mitrade)
5. Các công cụ giao dịch miễn phí và hiệu quả trên Mitrade
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường quan tâm tới hầu hết mọi thứ về thị trường. Và họ không chỉ sử dụng lịch kinh tế, mà còn các công cụ khác như dữ liệu thị trường, tin tức, quản lý rủi ro…
Nền tảng giao dịch Mitrade cho phép các nhà đầu tư truy cập miễn phí và đầy đủ các công cụ giao dịch, giúp cho quá trình giao dịch hiệu quả hơn. Các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư khác bao gồm:
•Dự báo
Với nhà đầu tư mới, việc đọc các dự báo từ chuyên gia là một ý tưởng tốt trước khi bắt đầu giao dịch. Công cụ dự báo của Mitrade cho phép các nhà đầu tư forex sẽ dự đoán được biến động dự kiến của các cặp tiền tệ sẽ theo xu hướng tăng hay giảm, tỷ lệ % là bao nhiêu.
Sau khi đã có chiến lược giao dịch của mình, việc kiểm tra lại hiệu quả kế hoạch bằng các dự báo của các chuyên gia sẽ giúp các nhà đầu tư tự tin hơn.
(Công cụ dự báo của nền tảng giao dịch Mitrade.com)
•Tin tức
Các thông tin xuất hiện trên thị trường càng lâu, hiệu ứng của tin tức đối với thị trường càng giảm. Do vậy, các nhà đầu tư cần tập trung vào các tin tức mới nhất.
Các tin tức kinh tế được Mitrade cập nhật liên tục theo thời gian thực, giúp nhà đầu tư biết các nhà đầu tư khác đang quan tâm và tập trung vào các diễn biến gì trên thị trường.
•Dữ liệu thị trường
Việc khám phá các dữ liệu từ thị trường như khối lượng giao dịch, giá mở cửa, giá đóng cửa, biến động trung bình, xu hướng biểu đồ… sẽ giúp nhà đầu tư hiểu và cảm nhận được những thông điệp từ thị trường.
•Chiến lược giao dịch
Mitrade cung cấp chiến lược giao dịch cho tất cả các thị trường như chứng khoán, hàng hóa, forex, tiền điện tử…
Các chiến lược này được cập nhật liên tục theo thời gian, bao gồm biểu đồ kỹ thuật, đánh giá xu hướng, tư vấn kỹ thuật và khuyến nghị giao dịch.
(Chiến lược giao dịch liên tục được cập nhật trên nền tảng Mitrade.com)
• Chỉ số cảm tính
Một công cụ khác mà các trader thường sử dụng để đưa ra quyết định giao dịch là phân tích cảm tính. Với chỉ số cảm tính được cung cấp miễn phí từ Mitrade, nhà đầu tư có thể nắm bắt được suy nghĩ của người giao dịch trung bình.
Công cụ này giúp cảnh báo cho nhà đầu tư bất kỳ sự mất cân bằng cung/cầu nào có thể dẫn đến khả năng giá đảo chiều.
(Chỉ số cảm tính của hàng hóa được cung cấp bởi Mitrade.com)
• Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là công cụ đặt biệt quan trọng để nhà đầu tư bảo vệ hiệu quả đầu tư của danh mục trong dài hạn. Mitrade có cung cấp công cụ bảo vệ chống số dư âm cho nhà đầu tư. Các công cụ quản lý rủi ro như Lệnh chốt lời, Lệnh dừng lỗ, Lệnh cắt lỗ dưới… là các công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư trong việc theo dõi vị thế của mình mọi lúc.
(Các công cụ quản lý rủi ro của Mitrade.com)
6. Lời kết
Lịch kinh tế là nơi tập trung các sự kiện/dữ liệu quan trọng và là công cụ quan trọng đối với các nhà đầu tư trước khi lập kế hoạch giao dịch.
Hiểu được cách sử dụng, bạn sẽ chỉ mất vài phút mỗi ngày để kiểm tra lịch kinh tế nhưng đôi khi nó sẽ giúp bạn mở một vị thế hiệu quả. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ giao dịch khác như chỉ số cảm tính, dự báo, dữ liệu thị trường… cũng cần được nhà đầu tư quan tâm.
Với nhà đầu tư mới bắt đầu, các nền tảng cung cấp công cụ miễn phí và hiệu quả như Mitrade sẽ giúp họ tối ưu hóa được chiến lược giao dịch của mình.
▌ Các bài liên quan đến [Lịch kinh tế] |
Phái sinh là gì? Top 15+ các sản phẩm phái sinh được giao dịch nhiều nhất tại Việt Nam
Amibroker là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng amibroker để phân tích kỹ thuật
Đầu tư gì thông minh? Có ít tiền nên đầu tư gì? Các cách đầu tư nhỏ hiệu quả
Giao dịch tài chính là gì? Hướng dẫn giao dịch tài chính chi tiết cho người mới bắt đầu
Chơi Game Kiếm Tiền 2023: TOP 10 APP Chơi Game Kiếm Tiền Thật Online Cực Nóng
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.