Amibroker là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng amibroker để phân tích kỹ thuật

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Thông tin về Amibroker


Trong phân tích kỹ thuật ngoài các nền tảng quen thuộc như MT4, MT5 thì còn nhiều các phần mềm khác. Một trong số các phần mềm nổi tiếng không kém đó chính là Amibroker.


Amibroker là phần mềm hỗ trợ nhà đầu tư trong việc phân tích kỹ thuật chứng khoán, forex. bitcoin.v.v Phần mềm này cũng được nhiều nhà đầu tư Việt lựa chọn và sử dụng. Vì thế trong bài viết lần này mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về:


  • Phần mềm Amibroker

  • Cách cài đặt Amibroker

  • Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Amibroker

  • Hướng dẫn sử dụng Amibroker

  • Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trên Amibroker

1. Amibroker là gì? Ưu nhược điểm của Amibroker

Amibroker là một nền tảng phân tích kỹ thuật cho phép người dùng vẽ biểu đồ thời gian thực, thử nghiệm, quét, thăm dò..v.v. Ngoài ra Amibroker cũng giúp nhà đầu tư thiết lập chiến lược giao dịch,  phản hồi và cuối cùng là tạo ra các tín hiệu mua bán.


Ngoài ra có một điểm cần chú ý đó là Amibroker không cung cấp dữ liệu mà chỉ cung cấp các công cụ hỗ trợ giao dịch. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư muốn có các công cụ hỗ trợ tốt hơn thì cần bỏ tiền ra để mua dữ liệu từ phần mềm. Amibroker cung cấp nhiều gói dữ liệu khác nhau tùy và tính năng và tùy theo nhu cầu của nhà đầu tư.


Amibroker cung cấp những gì?

Dữ liệu Amiquote: Trong đó Amiquote là chương trình hiển thị giá nhanh chóng và hiệu quả gồm các thông tin như giá, vốn hóa, khối lượng giao dịch..v.v của nhiều thị trường trong đó có hàng hóa, hợp đồng tương lai, phái sinh, forex..v.v.


Hỗ trợ khách hàng: Amibroker cung cấp hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến được nhiều người đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên chưa có phiên bản hỗ trợ bằng tiếng Việt.


Amibroker AFL’s: Đây là nơi mọi người có thể tùy chỉnh và tạo công thức của riêng mình bằng cách sử dụng AFL (Amibroker Formula Language).


Khu vực thành viên: Đây là khu vực dành cho những người sử dụng phần mềm trả phí.


Ưu và nhược điểm của Amibroker

Về ưu điểm: 

✔️Dù có nhiều dữ liệu phải trả phí những Amibroker cũng có nhiều kho dữ liệu miễn phí. Vì thế đây cũng được coi là ưu điểm của ứng dụng này

✔️ Amibroker là phần mềm nổi tiếng và được nhiều nhà đầu tư trên thế giới sử dụng

✔️ Amibroker được đánh giá là nhẹ và dễ sử dụng hơn các phần mềm khác


Về nhược điểm: 

Dù có khối lượng dữ liệu miễn phí lớn nhưng cũng tồn tại khá nhiều hạn chế. Ví dụ như cài đặt khó khăn, không có hỗ trợ, dữ liệu thường xuyên bị chậm, và nhiều trader phản ảnh rằng dữ liệu không được chuẩn.


Không có phiên bản tiếng Việt vì thế gây nhiều khó khăn cho trader Việt

❌  Khó tiếp cận với các nhà đầu tư mới do tính phức tạp


Vậy ai sẽ là người thích hợp với Amibroker và ai là người không thích hợp?


Người nên dùng: Là nhà đầu tư dài hạn, có thời gian theo dõi giá cổ phiếu và chỉ cần vào Amibroker lúc cuối ngày để xem tình hình cổ phiếu của mình. Từ đó xem xét và đánh giá thời điểm mua/bán của cổ phiếu. Người tiếp theo phù hợp là những đối tượng đang tìm hiểu về phân tích kỹ thuật chứng khoán như sinh viên, nhà phân tích...v.v


Người không nên dùng: Nhà đầu tư ngắn hạn,  thường xuyên phải theo dõi thị trường hoặc đang tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh. Những nhà đầu tư này cần có dữ liệu chính xác kịp thời và theo thời gian thực.


Ở phần sau mình sẽ hướng dẫn về cách cài đặt phần mềm, trước hết hãy cùng xem chi phí sử dụng Amibroker.

2. Phần mềm Amibroker cần mất bao nhiêu tiền? Có đắt không?

Bạn có 2 lựa chọn đó sử dụng phần mềm miễn phí hoặc trả phí của Amibroker. Trong đó nếu sử dụng phần mềm miễn phí thì dưới đây là một số lỗi bạn phải chấp nhận:


  • Phiên bản miễn phí có thể xảy ra các lỗi đột ngột

  • Không thể sử dụng tất cả các tính năng

  • Nếu tất cả người dùng đều sử dụng phiên bản miễn phí thì Amibroker sẽ ngừng cập nhật phiên bản mới

  • Phiên bản miễn phí sẽ không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ Amibroker

  • Người dùng phiên bản miễn phí sẽ không nhận được dữ liệu miễn phí từ Amiquote.


Còn nếu bạn sử dụng phiên bản trả phí thì Amibroker sẽ có 3 phiên bản phần mềm với các mức giá cụ thể như sau:


  • 279$: Phiên bản tiêu chuẩn

  • 359$: Gói chuyên nghiệp

  • 499$: Gói cao cấp


3 gói Amibroker

Cả 3 gói đều được 24 tháng nâng cấp và hỗ trợ miễn phí.


Nhìn chung thì đây là mức giá tương đối bình thường với các trader quốc tế. Tuy nhiên nếu là trader Việt đặc biệt là với các trader trẻ thì đây là số tiền không nhỏ. Ngoài ra rào cản về ngôn ngữ và sự phức tạp trong việc sử dụng cũng là điều nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định xuống tiền và mua các gói của Amibroker.


16293366715302

3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Amibroker


Hướng dẫn cài đặt:


  • Bước 1: Tải phần mềm Amibroker

Hiện tại trên mạng có rất nhiều link tải phiên bản miễn phí các bạn có thể tự tìm kiếm trên google. Hoặc vào trang chủ để mua các phiên bản trả phí của Amibroker. Mình tải tại link:

  https://www.amibroker.com/download.html.


Các bạn chú ý chọn version phù hợp với máy tính của mình

Tải phần mềm Amibroker


  • Bước 2: Giải nén 

Sau khi tải về chúng ta tiến hành giải nén Amibroker. Như hình minh họa của mình, minh đang tải và giải nén phiên bản miễn phí của Amibroker



Giải nén


  • Bước 3: Khởi động Amibroker và bắt đầu sử dụng



Khởi động Amibroker và bắt đầu sử dụng


Cách sử dụng Amibroker


Để sử dụng được Amibroker các bạn cần cập nhật dữ liệu cổ phiếu về ứng dụng. Hiện nay hầu hết các gói dữ liệu theo thời gian thực cho Amibroker đều phải trả phí. Vì thế nếu muốn tải các dữ liệu miễn phí bạn có thể tải dữ liệu từ Datapro, Fireant Metakit, CafeF...v.v


Sau đó bạn giải nén các dữ liệu vừa tải về. Chọn vào mục “File” và chọn “Import Wizard” như hình


Chọn vào mục “File” và chọn “Import Wizard”


Sau đó mở tất cả các file đã tải trước đó để Amibroker cập nhật dữ liệu.

4. Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trên Amibroker và giao dịch

phần mềm Amibroker


Hình vẽ trên mình đã chia giao dịch phần mềm Amibroker thành 6 phần riêng biệt cụ thể các phần như sau


Vùng số 1

Đây là khu vực chính để hiển thị các thông tin quan trọng như mô hình biểu đồ, giá đóng, mở cửa, các công cụ chỉ báo..v.vv

Vùng số 2

Đây là nơi hiển thị thông tin về khối lượng giao dịch chứng khoán. Ngoài ra khu vực này cũng hiển thị các thông tin về chỉ số như RSI, ADX, MACD.v..v

Vùng số 3

Đây là khu vực để nhà giao dịch chọn mã cổ phiếu cần phân tích.

Vùng số 4

Đây là thanh công cụ, chứa đựng các công cụ phổ biến hỗ trợ nhà giao dịch. Ví dụ như đường xu hướng, các dãy Fibonacci, công cụ vẽ mũi tên, hình tròn..v.v

Vùng số 5

Đây là khu vực báo giá. Giá tại khu vực này được chia thành nhiều mức khác nhau giúp nhà giao dịch dễ dàng phân tích

Vùng số 6

Đây là vùng hiển thị khối lượng cụ thể. Khu vực này cung cấp các số liệu về số lượng cổ phiếu mua và bán. Nếu có nhu cầu phân tích thị trường nhà giao dịch có thể thêm các đường chỉ báo như RSI, MACD..v.v


Ngoài ra Amibroker còn có các thanh chức năng trong đó nổi bật gồm:


  • Chức năng thêm Chart

Bao gồm tất các các chức năng liên quan đến giá, khối lượng, các chỉ báo như RSI, ADX..v.v phục vụ việc theo dõi mua và bán. Một số mục cần chú ý


Price

Là mục hiển thị giá của chứng khoán theo mô hình nến

Volume

Đồ thị về khối lượng giao dịch cổ phiếu

Bollinger bands

Là đường trung bình giá 20 phiên lệch nhau

Đường MA

Chỉ số trung bình trong các phiên được chọn


  • Chức năng thêm Indicators

Chức năng này được xem như là công cụ hỗ trợ phân tích xác định tín hiệu mua bán. Các chỉ báo thường hay dùng trong chức năng này đó là MACD, ADX, RSI..v.v


Ngoài ra còn rất nhiều các chức năng khác tuy nhiên để tìm hiểu sâu hơn các bạn có thể tham khảo thêm các nguồn hướng dẫn từ bên ngoài.


Có thể thấy rằng Amibroker tương đối phức tạp đối với các nhà giao dịch mới. Vì thế nếu bạn cảm thấy phần mềm này khó hiểu thì hãy cùng mình xem cách giao dịch đơn giản trên Mitrade


Giới thiệu về Mitrade


Mitrade là sàn giao dịch ký quỹ có trụ sở tại Úc và được cấp phép bởi ASIC & CIMA. Sàn chuyên cung cấp các sản phẩm phái sinh thông qua hợp đồng chênh lệch (CFD) bao gồm:


  • 13 chỉ số quốc tế

  • 200 mã cổ phiếu

  • 60+ cặp forex

  • Tiền điện tử

  • Vàng bạc, kim loại quý và dầu thô


Tổng cộng có đến hơn 100 sản phẩm tài chính, tất cả để là các sản phẩm hot và được giao dịch trên khắp các thị trường.


Cách giao dịch trên Mitrade

Sàn Mitrade cung cấp một nền tảng vô cùng thân thiện với phiên bản việt hóa 100%.


Giao diện chính màu trắng rất dễ nhìn


Giao diện chính màu trắng rất dễ nhìn giúp nhà đầu tư mới nhanh chóng nắm bắt.


Dù là nền tảng độc quyền nhưng những công cụ hỗ trợ mà Mitrade có cũng tương tự như các nền tảng quen thuộc.


Với hơn 70 đường chỉ báo các loại, 7 loại biểu đồ khác nhau, 10 khung thời gian cùng nhiều công cụ phân tích khác.


1629338406331


Vùng số 1

Đây là nơi chọn khung thời gian hiển thị cho biểu đồ từ 1 phút đến 1 tháng

Vùng số 2

Đây là nơi chọn loại biểu đồ hiển thị như biểu đồ vùng, nến.v.v

Vùng số 4

Đây là nơi chọn để thêm các đường chỉ báo kỹ thuật như đường MA, RSI.v..v

Vùng số 5

Đây là thanh công cụ nơi bạn có thể thêm các ký hiệu để tiện cho việc phân tích kỹ thuật

Vùng số 6

Đây là nơi quan trọng nhất, là nơi bạn đặt lệnh mua/bán trên Mitrade


Sản phẩm giao dịch tại sàn được sắp xếp và chia thành các mục nhỏ nằm bên trái của biểu đồ như hình:

16293384798855


Khác với Amibroker, đây là nền tảng chỉ giúp bạn phân tích thì Mitrade tích hợp cả 2 vừa phân tích vừa tiến hành giao dịch. Ngoài ra tất cả các công cụ mà Mitrade cung cấp đều hoàn toàn miễn phí và được cập nhật theo thời gian thực.

5. Những tính năng nổi bất của phần mềm Amibroker

Một số tính năng nổi bật của Amibroker


Công cụ vẽ và biểu đồ mạnh mẽ

Đây chính tính năng mạnh mẽ nhất của Amibroker. Amibroker có kiểu biểu đồ tiêu chuẩn và chính xác tính hợp cùng tính năng vẽ trực tiếp lên biểu đồ. Tùy theo sở thích của nhà giao dịch, bạn có thể tùy chỉnh hay kết hợp nhiều ký hiệu vẽ để làm biểu đồ thêm sinh động hơn. 


Amibroker có tích hợp hơn 100 đường chỉ báo như RSI, MACS, Stochastics, ADS..v.v. Tuy nhiên để dùng được tất cả các chỉ báo này nhà giao dịch phải trả phí.

Cửa số phân tích:

Một tính năng khác của Amibroker là cửa số phân tích. Cửa sổ phân tích bao gồm hệ thống quét và thăm dò. 


Nhà giao dịch có thể sàng lọc cổ phiếu hay các sản phẩm giao dịch khác theo điều kiện của mình. Hệ thống sàng lọc sẽ được ra các cổ phiếu tốt nhất theo điều kiện của nhà đầu tư

Mô phỏng phương pháp Monte Carlo

Phương pháp Monte Carlo là việc dùng giải tích toán học để xử lý những bài toán phân bổ nguồn lực phức tạp không thể giải một cách chính xác. Hay nói dễ hiểu hơn thì phương pháp Monte Carlo là kỹ thuật được sử dụng để tìm ra độ rủi ro hay sự không chắc chắn trong các mô hình dự đoán, dự báo.


Điều này là hoàn toàn cần thiết khi mà không phải ai cũng có thể chắc chắn 100%. Do đó nhà giao dịch luôn phải chuẩn bị cho tính huống xấu nhất.

Biểu đồ tối ưu hóa 3D, Biểu đồ Gradient và Hồ sơ thị trường

Biểu đồ 3D cho phép nhà giao dịch thao tác chỉnh, xoay, hoạt ảnh, xem góc..v.v tùy ý. Từ đó giúp tối ưu hóa việc quan sát và giúp nhà giao dịch có được kết quả tốt nhất.


Các biểu đồ của Amibroker được hiển thị dưới dạng biểu đồ gradient. Ngoài ra ở phía bên trái còn có một biểu đồ theo khối lượng giá. biểu đồ này cho phép nhà giao dịch xác định các mức giá với khối lượng giao dịch cao nhất.

Giá trị tham số tối ưu và xếp hạng cho điểm

Amibroker sử dụng tính năng tối ưu hóa trí tuệ nhân tạo. Giúp việc tìm ra các cổ phiếu hoạt động tốt giữa không gian khổng lồ trở nên nhanh hơn.

Về xếp hạng và cho điểm. 


Tùy thuộc vào điểm số định vị và phần mềm sẽ thực hiện phân tích từng thanh. Và sau đó Amibroker sẽ được ra điểm số xếp hạng theo từng thanh.


6. Những câu hỏi hay gặp về Amibroker


Amibroker là gì? Nó có phải sàn giao dịch hay không?

Amibroker không phải sản giao dịch, nó là một nền tảng giao dịch cung cấp biểu đồ và các công cụ phân tích kỹ thuật. Amibroker được nhiều nhà đầu tư trên thế giới sử dụng bởi các tính năng ưu việt. Tuy nhiên  do chi phí khá cao nên tại thị trường Việt nam chưa quá phổ biến.


Chi phí của Amibroker là bao nhiêu?

Có 3 phiên bản phần mềm chính thống. Trong đó phiên bản chuẩn có mức giá là 279$, phiên bản chuyên nghiệp là 359 $ và phiên bản cao cấp có mức giá là 499$. Cả 3 phiên bản trên đều được hỗ trợ nâng cấp miễn phí trong 2 năm.


Amibroker có tốt hơn các phần mềm khác?

Amibroker rất nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên để đánh giá nó tốt hơn hay các phần mềm khác tốt hơn là điều rất khó. Vì tùy vào sở thích của mỗi nhà đầu tư mà các phần mềm sẽ có mức độ phù hợp khác nhau.


Amibroker có hoạt động trên Mac không?

Một đáng buồn là không, đây là phần mềm windows và không có phiên bản dành cho Apple Mac. Tuy nhiên nếu cài các bản crack thì người dùng Mac vẫn có thể sử dụng Amibroker.


Nhà đầu tư ngắn hạn có nên sử dụng Amibroker để phân tích kỹ thuật?

Không, Amibroker không phù hợp cho  trader ngắn hạn vì tính chậm trễ của nó. Thay vào đó các trader nên sử dụng trực tiếp biểu đồ của sàn giao dịch để phân tích. Như vậy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và có những quyết định đầu tư chính xác hơn.

7. Lời kết

Như vậy mình đã giới thiệu đến các bạn về phần mềm Amibroker. Hy vọng với những kiến thức ở trên các bạn đã có thêm những hiểu biết về phần mềm Amibroker.


Ngoài ra, cần lưu ý rằng đây là phần mềm hỗ trợ phân tích kỹ thuật và không phải sàn giao dịch. Nếu bạn đang tìm kiếm một sàn sàn giao dịch có tích hợp tính năng phân tích thì có thể lựa chọn sàn Mitrade. Chúc các bạn thành công!


▌ Các bài liên quan đến [Amibroker]


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Các bài viết liên quan
placeholder
Swap là gì và cách tính phí swap: Tận dụng phí qua đêm để tối đa hóa hiệu quả giao dịchĐể giao dịch hiệu quả hơn, chi phí giao dịch là một trong những yếu tố cần được quan tâm. Với mỗi lệnh giao dịch, các chi phí cần bỏ ra thông thường sẽ gồm phí hoa hồng, phí spread phí swap(phí qua đêm)..v.v Trong đó phí swap là loại phí có nhiều điểm khác biệt hơn và được nhiều trader nghiên cứu kỹ. Vậy phí swap là gì, chúng đặc biệt ở chỗ nào? Hãy cùng mình vào bài viết ngày hôm nay để làm rõ hơn các câu hỏi trên.
Tác giả  Nhóm TraderinsInsights
ngày15 tháng 3 năm 2023
Để giao dịch hiệu quả hơn, chi phí giao dịch là một trong những yếu tố cần được quan tâm. Với mỗi lệnh giao dịch, các chi phí cần bỏ ra thông thường sẽ gồm phí hoa hồng, phí spread phí swap(phí qua đêm)..v.v Trong đó phí swap là loại phí có nhiều điểm khác biệt hơn và được nhiều trader nghiên cứu kỹ. Vậy phí swap là gì, chúng đặc biệt ở chỗ nào? Hãy cùng mình vào bài viết ngày hôm nay để làm rõ hơn các câu hỏi trên.
placeholder
Lạm phát Việt Nam 2023/2024: Lạm phát nên đầu tư gìTrong năm 2023, Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng ổn định về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với mức tăng bình quân là 3.25%, phản ánh một nền kinh tế vững mạnh và kiểm soát lạm phát hiệu quả. Điều này cũng đánh dấu sự thành công của các chính sách kinh tế vĩ mô được triển khai, nhằm đạt mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đã đề ra.
Tác giả  Jane PhạmInsights
ngày10 tháng 5 năm 2023
Trong năm 2023, Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng ổn định về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với mức tăng bình quân là 3.25%, phản ánh một nền kinh tế vững mạnh và kiểm soát lạm phát hiệu quả. Điều này cũng đánh dấu sự thành công của các chính sách kinh tế vĩ mô được triển khai, nhằm đạt mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đã đề ra.
placeholder
Cách đọc báo cáo tài chính khi nào được công bố? Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là ghi chép kế toán về hoạt động kinh doanh và tài chính của một công ty, nhằm phục vụ quá trình quản lý của doanh nghiệp cũng như những cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động kinh tế.
Tác giả  Nhóm TraderinsInsights
ngày21 tháng 3 năm 2023
Báo cáo tài chính là ghi chép kế toán về hoạt động kinh doanh và tài chính của một công ty, nhằm phục vụ quá trình quản lý của doanh nghiệp cũng như những cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động kinh tế.
placeholder
ROA là gì? Cách sử dụng ROA trong phân tích tiềm năng cổ phiếu Chỉ số ROA có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích và so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau. Chỉ số này giúp nhà đầu tư, người quản lý và các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn sẵn có.
Tác giả  Nguyen Hoang PhuInsights
ngày19 tháng 4 năm 2023
Chỉ số ROA có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích và so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau. Chỉ số này giúp nhà đầu tư, người quản lý và các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về khả năng sinh lời của doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn sẵn có.
placeholder
Chỉ số Beta trong chứng khoán là gì? Chỉ số Beta trong chứng khoán là một chỉ số đo độ biến động của giá cổ phiếu của một công ty so với sự biến động của thị trường chung. Nó được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của một khoản đầu tư trong cổ phiếu và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến giá cổ phiếu của công ty đó. Chỉ số Beta được sử dụng trong phân tích tài chính và đầu tư từ những năm 1960, khi các nhà kinh tế học và nhà phân tích tài chính phát triển các công cụ định giá cổ phiếu. Chỉ số Beta ban đầu được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư và tài chính để đánh giá rủi ro trong việc đầu tư vào các cổ phiếu, đặc biệt là trong việc lựa chọn các cổ phiếu để đầu tư vào danh mục đầu tư.
Tác giả  Nhóm TraderinsInsights
ngày27 tháng 4 năm 2023
Chỉ số Beta trong chứng khoán là một chỉ số đo độ biến động của giá cổ phiếu của một công ty so với sự biến động của thị trường chung. Nó được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của một khoản đầu tư trong cổ phiếu và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến giá cổ phiếu của công ty đó. Chỉ số Beta được sử dụng trong phân tích tài chính và đầu tư từ những năm 1960, khi các nhà kinh tế học và nhà phân tích tài chính phát triển các công cụ định giá cổ phiếu. Chỉ số Beta ban đầu được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư và tài chính để đánh giá rủi ro trong việc đầu tư vào các cổ phiếu, đặc biệt là trong việc lựa chọn các cổ phiếu để đầu tư vào danh mục đầu tư.
Ad