ICO (Initial Coin Offering - Đợt phát hành Coin Đầu tiên) là một phương thức gây quỹ phổ biến được sử dụng chủ yếu bởi những người khởi nghiệp muốn cung cấp sản phẩm và dịch vụ, thường liên quan đến tiền điện tử và blockchain.
ICO đang ngày càng trở nên phổ biến không chỉ trên thế giới mà còn tại thị trường tài chính Việt Nam. Vậy, ICO là gì, lợi ích và rủi ro cũng như cách phân biệt các ICO lừa đảo?
1. ICO là gì? Có hợp pháp không?
ICO là tên viết tắt của Initial Coin Offering, là một phương thức mới để huy động vốn cho tất cả các loại dự án liên quan đến blockchain bằng cách bán tiền điện tử (tương tự với IPO - Initial Public Offering, trong thị trường chứng khoán).
Khi một công ty khởi nghiệp tiền điện tử muốn huy động tiền thông qua ICO, họ thường tạo ra một whitepaper trong đó nêu rõ thông tin và lộ trình phát triển của dự án, giải pháp mà dự án sẽ đáp ứng, lượng vốn cần huy động, số lượng coin/token do nhóm sáng lập nắm giữ, loại tiền điện tử nào sẽ được chấp nhận và chiến dịch ICO sẽ diễn ra trong bao lâu.
Các nhà đầu tư tin tưởng và ủng hộ dự án sẽ mua một số mã coin/tokens dự án bằng các loại tiền tệ - Fiat hoặc tiền kỹ thuật số. Những đồng tiền này được coi là mã token và tương tự như cổ phiếu của một công ty được bán cho các nhà đầu tư trong một IPO.
Nếu công ty không huy động được đủ số tiền để đảm bảo các mục tiêu của dự án thì tiền có thể được trả lại cho các nhà đầu tư và ICO được coi là không thành công.
ICO có hợp phát hay không?
Câu trả lời là có thể, ICO có thể cho phép các start-up tránh được những quy định đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ. Trong thực tế, vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng nào liên quan đến ICO.
Tùy thuộc vào bản chất của dự án, ICO có thể nằm ngoài các quy định hiện hành, hoặc bị cấm hoàn toàn trong một số khu vực pháp lý như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) có các quan điểm đối xử khác nhau với hoạt động ICO. Đối với SEC nếu mã Token được bán chỉ là một mã thông báo tiện ích, nó không được coi là chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu mã Token có bản chất như một một đồng tiền huy động vốn với mục đích duy nhất là nâng cao giá trị và mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư của nó, thì nó có thể được coi là chứng khoán, hoạt động ICO Token đó có tính chất chứng khoán hoá và phải tuân thủ các quy trình pháp lý.
2. So sánh ICO với IPO
ICO (Initial Coin Offering) và IPO (Initial Public Offering) đều là các hình thức huy động vốn quan trọng trong thị trường tài chính. Dưới đây là một so sánh giữa hai hình thức này:
ICO | IPO | |
Định nghĩa | Hình thức huy động vốn cho các dự án blockchain bằng cách phát hành token hoặc coin mới | Quá trình chuyển đổi từ công ty tư nhân thành công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng |
Quy mô | Thường dành cho các dự án mới, bắt đầu hoạt động | Thường áp dụng cho các công ty đã hoạt động và muốn mở rộng hoặc cần vốn |
Pháp lý | Thường ít quy định pháp lý, dễ tiếp cận | Đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp lý nghiêm ngặt |
Người đầu tư | Thường là các nhà đầu tư cá nhân hoặc nhóm nhỏ | Thường là các nhà đầu tư lớn, tổ chức tài chính chuyên nghiệp |
Rủi ro | Có rủi ro cao hơn do thiếu quy định và kiểm soát | Có quy định pháp lý rõ ràng, giảm rủi ro cho nhà đầu tư |
Tiếp cận thị trường | Dễ dàng truy cập vốn từ cộng đồng crypto | Đòi hỏi quá trình phê duyệt và niêm yết trên sàn chứng khoán |
Trên đây là một số điểm khác biệt giữa ICO và IPO, từ quy mô, pháp lý, đối tượng đầu tư đến rủi ro và truy cập thị trường. Cả hai hình thức này đều đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và phát triển các dự án tài chính.
3. Các thương vụ ICO phổ biến
Ba nhóm ICO phổ biến được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trên thị trường bao gồm ICO Bitcoin, ICO Ethereum, ICO Ripple.
- ICO Ethereum. Ethereum (ETH) chắc chắn là nền tảng ICO phổ biến nhất hiện tại. Ethereum cho phép hầu như tất cả mọi người trên thế giới đầu tư vào các dự án ở giai đoạn rất sớm và do đó tạo ra một môi trường đầu tư công bằng. Hiện tại, 1 đồng ETH đang có giá 3766 USD (30/5/2024) với khối lượng giao dịch trong 24h là hơn 16,8 tỷ USD và vốn hóa thị trường ở mức hơn 452 tỷ USD.
- ICO Bitcoin. Các ICO nổi tiếng nhất đã sử dụng Bitcoin bao gồm Antshares ICO (hiện là NEO), Stratis ICO và thậm chí là Ethereum ICO. Không giống như Ethereum, Bitcoin không phải là một nền tảng cho phép các hợp đồng thông minh có thể xử lý ICO. Tại thời điểm viết bài 1 BTC đang có giá 68127 USD với vốn hóa thị trường đạt mức 1340 tỷ USD.
- ICO Ripple: Ripple (XRP) là tài sản kỹ thuật số lớn thứ bẩy vốn hóa thị trường đạt gần 28,9 tỷ USD. Một đồng XRP hiện đang có giá 0,52 USD
3 loại đồng coin trên là đồng tiền điện tử chính và đáng đầu tư trên thị trường coin hiện nay. Cách kiếm tiền từ những coin này cũng đơn giản, mình lấy giao dịch ký quỹ làm ví dụ, bạn chỉ cần:
Trong phần sau, mình sẽ giới thiệu thêm các các đầu tư coin phổ biến ngoài đầu tư ICO.
4. Cách đầu tư tiền ảo phổ biến và đơn giản ngoài ICO
Ngoài việc đầu tư vào ICO với mức rủi ro cao, nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư tiền điện tử bằng những chiến lược dưới đây.
◎Mua và nắm giữ các đồng coin
Mua và nắm giữ là một chiến lược đầu tư thụ động, trong đó một nhà đầu tư mua tiền điện tử và nắm giữ chúng trong một thời gian dài bất kể biến động trên thị trường.
Ý tưởng chính đằng sau chiến lược này là đầu tư và nắm giữ theo xu hướng tăng dài hạn và loại bỏ độ nhiễu thị trường liên quan đến các khung thời gian thấp hơn...
Một nhà đầu tư sử dụng chiến lược mua và nắm giữ chủ động lựa chọn các khoản đầu tư nhưng không quan tâm đến biến động giá ngắn hạn và các chỉ số kỹ thuật.
●Ưu điểm của chiến lược mua và nắm giữ tiền điện tử:
- Cắt giảm 95% độ nhiễu thị trường;
- Giảm chi phí giao dịch đáng kể;
- Giảm căng thẳng tâm lý;
●Nhược điểm của chiến lược mua và nắm giữ tiền điện tử:
- Vốn đầu tư ban đầu cao. Để có lợi nhuận đáng kể trong tương lai thì nhà đầu tư cần nắm đủ nhiều.
- Không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao bằng các hình thức đầu tư khác
- Khó khăn trong việc quản lý. Nắm giữ số tiền điện tử lớn cũng là mối rủi ro tiềm tàng theo thời gian.
Nhà đầu tư phù hợp:
Phù hợp với những nhà đầu tư lớn, muốn đầu tư dài hạn, tin giá trị tiền điện tử trong tương lai
◎Giao dịch ký quỹ với hợp đồng chênh lệch
Hợp đồng chênh lệch còn được gọi là CFD là phương thức cho phép các cá nhân giao dịch và đầu tư vào tiền điện tử bằng cách tham gia vào hợp đồng giữa họ và nhà môi giới. Với CFD, bạn không cần phải sở hữu trực tiếp tiền điện tử.
Nhà giao dịch có thể thu được lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá giữa thời điểm mở và đóng hợp đồng. Giao dịch CFD mang lại nhiều lợi thế chẳng hạn như tiếp cận thị trường toàn cầu có thanh khoản cao, giao dịch có đòn bẩy, các vị trí Short (BÁN KHỐNG) và hơn thế nữa.
●Ưu điểm của Hợp đồng chênh lệch tiền điện tử:
- Có đòn bẩy tài chính
- Lợi nhuận trên cả thị trường giảm giá;
- Tính thanh khoản cao;
- Công cụ quản lý rủi ro linh hoạt với các lệnh dừng lỗ và chốt lợi nhuận (cài đặt tự động);
- Hầu hết các nhà môi giới CFD được quy định bởi ASIC, CySec, FCA;
- Tất cả các giao dịch của bạn được thực hiện ngay lập tức trên nền tảng giao dịch môi giới.
●Nhược điểm của Hợp đồng chênh lệch tiền điện tử:
- Đòi hỏi kiến thức và kỹ thuật phân tích biểu đồ giá
- Khó chọn nhà môi giới uy tín
Nhà đầu tư phù hợp: Phù hợp với nhà đầu tư có nguồn vốn hạn chế và ưu thích giao dịch linh hoạt, không chấp nhận nắm giữ vị thế lâu dài bất chấp rủi ro ngắn hạn.
5. Các thương vụ ICO lừa đảo
Hàng chục loại tiền điện tử mới ra mắt mỗi tháng, theo cùng với nó là các mã thông báo cũng như các ICO. Sự hấp dẫn của ICO đã làm cho nó trở thành mục tiêu lừa đảo và thật sự việc lừa đảo với ICO đã trở nên rất phổ biến trong ngành công nghiệp tiền điện tử trong một thời gian rất lâu. Theo Ernst & Young, gần 10% tổng số tiền huy động được từ ICO, cuối cùng nằm trong ví của những kẻ lừa đảo.
Các ICO lừa đảo thường thực hiện PR rất tốt và thường được định giá cao thu hút được nhiều sự chú ý của cộng đồng, điều đó khiến cho các nhà đầu tư bị mất rất nhiều tiền, cả tiền định danh lẫn tiền điện tử. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về thương vụ lừa đảo ICO nổi bật để các nhà đầu tư có thể hiểu thêm.
Vào cuối tháng 11/ 2016, một ICO mới đã bắt đầu gây quỹ với nhiều loại tiền điện tử mới. 4,8 triệu đồng tiền BitConnect (BCC) đã được rao bán và hơn 1 triệu BCC đã được trao đổi với giá trị hơn 1.000 Bitcoin (BTC) trước ngày đầu năm mới 2017. Vào ngày 10/ 6/ 2017, giá của một BCC đạt mức cao mới mọi thời đại là 59,24 USD.
Tại thời điểm đó, BCC đã vượt trội so với Ethereum (ETH) đã tăng hơn 30 lần so với giá ICO ban đầu của nó là 1,84 USD mỗi BCC. Sự gia tăng của BCC tiếp tục gần như theo cấp số nhân trong suốt năm 2017 và đầu năm 2018, đưa ra mức định giá hơn 400 USD cho mỗi đồng BCC và mức vốn hóa thị trường hơn 2,6 tỷ USD. Tuy nhiên, đó là một ICO lừa đảo.
Lợi nhuận đã không kéo dài. Vào ngày 16/ 1/ 2018, dự án đã thông báo rằng họ đã đóng cửa sàn giao dịch cho vay và trao đổi. Cứ như vậy, giá BCC đã giảm mạnh cùng với vốn hóa thị trường của nó, khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ đáng kể và một bài học khó kiếm được.
6. Lợi thế và rủi ro của ICO
Lợi thế và rủi ro luôn tồn tại song hành trong mỗi khoản đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào tiền điện tử. Bên cạnh những rủi ro mà ICO có thể tồn tại do không được quản lý chặt chẽ, đầu tư ICO cũng mang lại những lợi ích hấp dẫn về lợi nhuận. Dưới đây là phân tích lợi thế và rủi ro của ICO để các nhà đầu tư có thể cân nhắc.
֎ Lợi thế khi đầu tư ICO
● Khoản đầu tư tiềm năng: ICO là một cơ hội để sở hữu tiền điện tử mới với chi phí thấp với hy vọng có được lợi nhuận tốt từ khoản đầu tư. Những nhà đầu tư sớm có thể có quyền truy cập và có nhiều thanh khoản hơn trong giai đoạn đầu. Đầu tư ICO sớm cũng làm tăng tiềm năng tăng trưởng vốn nhanh chóng;
● Lợi nhuận cao: ICO có thể mang lại lợi nhuận rất cao, có thể gấp nhiều lần so với số vốn ban đầu nhà đầu tư bỏ ra.
● Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Đầu tư ICO là một phương pháp để nâng cao danh mục đầu tư, cung cấp một hàng rào chống lại các cú sốc chính trị và kinh tế mà không dựa vào các loại tiền tệ fiat;
● Bảo mật: Tiền ICO có tính ẩn danh tương tự như tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum;
● Tiện ích: Tiền điện tử ICO có thể đi kèm với các lợi ích bổ sung như phân phối lại doanh thu hoặc quyền truy cập đặc quyền vào các sản phẩm và dịch vụ của dự án.
֎ Rủi ro khi đầu tư ICO
● Tính pháp lý chưa cao: ICO không được quy định chặt chẽ bởi các tổ chức, không có xác minh cũng như bảo vệ nhà đầu tư. ICO chủ yếu được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư từ trong cộng đồng chứ không phải các nhà đầu tư tổ chức như IPO.
● Thiếu tính trách nhiệm: Nhà phát hành Coins hoàn toàn không có nghĩa vụ thực thi nào đối với một dự án hay thông báo tiến độ thực hiện. Điều này có khả năng khiến các nhà đầu tư bị bỏ lại phía sau;
● Đội ngũ không chuyên nghiệp: Đội ngũ phát triển dự án ICO thường thiếu kinh nghiệm và sẽ không đảm bảo được những lời hứa từ ban đầu.
● Tệ nạn lừa đảo: Do những lỗ hổng về tính pháp lý nên những kẻ lừa đảo rất dễ lợi dụng và tung ra các dự án ảo.
7. Cách phân biệt ico group lừa đảo
ICO lừa đảo thoát khá phổ biến vì vậy khả năng xác định chúng có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền. Dưới đây là các tín hiệu phổ biến để xác định một ICO lừa đảo.
Một công ty hoặc nhóm ICO vô danh: Nhiều ICO không công khai nhóm của họ nhằm tránh việc nhà đầu tư có thể xác minh ai có liên quan đến dự án. Vì vậy các nhà đầu tư nên cố gắng tìm kiếm thông tin minh bạch 100% từ một công ty ra mắt ICO.
Không có lộ trình:Một startup nghiêm túc luôn lên kế hoạch trước và cởi mở về các bước tiếp theo của nó. Nếu tương lai của dự án bị che giấu, có lẽ nó không tồn tại. Hãy chắc chắn rằng các nhà phát triển dự án có thể xác định rõ mục tiêu của họ là gì. Các ICO thành công thường có các whitepaper đơn giản, dễ hiểu với các mục tiêu rõ ràng, ngắn gọn.
Một lời đề nghị quá tốt: Nếu dự án đề nghị hoặc hứa hẹn mang lại cho bạn lợi nhuận cao hoặc các sản phẩm dường như không thể, thì đó là một lá tín hiệu rõ rệt về lừa đảo.
Mã nguồn: Các dự án đáng tin cậy sẽ cam kết mã nguồn của họ trên Github nơi mọi người có thể xem xét nó. Không có mã nguồn đồng nghĩa với không có dự án thực.
PR và hoạt động truyền thông: Các dự án đáng tin cậy thuê các chuyên gia tiếp thị có trình độ, những người quản lý để tạo ra một cộng đồng tích cực, tham gia. Nếu dự án được đề cập tích cực trong các ấn phẩm chất lượng thì độ tin cậy càng lớn.
Ngoài ra các nhà đầu tư cũng nên thận trọng khi lựa chọn một ICO để đầu tư. Tìm kiếm các điều khoản và điều kiện pháp lý được đặt cho ICO và đảm bảo rằng tiền ICO đang được lưu trữ trong ví ký quỹ. Đây là sự bảo vệ hữu ích chống lại các trò gian lận, đặc biệt khi bên thứ ba trung lập là người nắm giữ một trong các khóa.
Tìm được một dự án ICO đáng tin cậy và có tiềm năng rất khó, nếu bạn không phải là người “phát cuồng” vì đầu tư ICO, bạn có thể thực hiện đầu tư tiền điện tử bằng các phương thức khác trong phần sau.
8. Lời kết
Giao dịch tiền điện tử với ICO là một phương thức đầu tư ngày càng phổ biến nhưng luôn tồn tại nguy cơ rủi ro cao.
Các nhà giao dịch có thể lựa chọn những chiến dịch đầu tư khác bao gồm giao dịch với CFD tại Mitrade để tăng lợi nhuận với tiền điện tử. Nếu bài viết này mang lại kiến thức hữu ích, hãy chia sẻ nhé.
▌ Xem thêm các bài khác |
Bitcoin(BTC) là gì? Top 5 trò Bitcoin lừa đảo & Thông tin tiền ảo Bitcoin cần biết
Nên đầu tư tiền ảo nào? Top 10+ những đồng tiền ảo tiềm năng nhất
Mua Bitcoin ở đâu? 06 cách mua Bitcoin(BTC) và tiền ảo phổ biến nhất
Cách xem biểu đồ giá Bitcoin(BTCUSD) - Biết xem biểu đồ Bitcoin là bí mật đầu tư Bitcoin?
Crypto là gì? Mọi điều cần biết về thị trường cryptocurrency
Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền? So sánh phí giao dịch Bitcoin, Ethereum
Những yếu tố nào cần quan tâm trước khi đầu tư ICO ?
Làm thế nào để tôi có thể cập nhật thông tin mới nhất về ICO?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.