Peer-to-Peer (P2P) là gì? Vì sao P2P là cơ sở cho sự phát triển của blockchain?
Những người chú ý đến lĩnh vực blockchain và tiền điện tử chắc hẳn đều biết rằng chúng được xây dựng trên cơ chế Peer-to-Peer (P2P), tức là cho phép các thành phần trong mạng lưới tự giao tiếp với nhau mà bỏ qua sự quản lý từ cơ quan trung tâm. Đây luôn được coi là giá trị cốt lõi hình thành nên một mạng lưới tiền điện tử phi tập trung mà chúng ta vẫn thường sử dụng.
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu phân tích về khái niệm Peer-to-Peer (P2P), ưu và nhược điểm của cơ chế này, đồng thời tìm hiểu xem nó đang được ứng dụng trong công nghệ blockchain và tiền điện tử như thế nào.
1.Peer-to-Peer (P2P) là gì?
Mạng Peer-to-Peer (P2P – ngang hàng) được tạo ra dựa theo khái niệm về sự phân tán quyền lực, qua đó tạo điều kiện cho các thành phần bên trong tương tác trực tiếp với nhau mà bỏ qua sự kiểm soát của cơ quan điều khiển trung tâm. Các nút ngang hàng (thường là máy tính) liên lạc và chia sẻ thông tin với nhau một cách tự do mà không cần qua trung gian.
Hình ảnh so sánh mạng máy chủ - máy khách với mạng Peer-to-Peer (Nguồn: Shiksha)
Không giống như mô hình máy chủ - máy khách truyền thống, khi mà máy khách đưa ra yêu cầu và máy chủ làm nhiệm vụ thực thi, cơ chế hoạt động của mạng P2P cho phép các nút đóng vai trò như cả máy khách và máy chủ, cung cấp cho chúng sức mạnh ngang nhau và thực hiện các nhiệm vụ tương đương.
Các blockchain tiền điện tử hiện nay là ví dụ điển hình của mạng P2P, vận hành như một sổ cái phân tán cho việc trao đổi các tài sản kỹ thuật số.
2.Mạng Peer-to-Peer (P2P) hoạt động như thế nào?
Phần lớn mạng P2P không có máy chủ trung tâm giám sát và tất cả nút mạng đều chịu trách nhiệm giống nhau. Mỗi nút vận hành như một máy chủ có thể tải lên, tải xuống và chia sẻ tệp với các nút khác. Các nút sử dụng ổ cứng của chính mình để lưu trữ dữ liệu thay vì dựa vào máy chủ trung tâm như mô hình truyền thống.
Ngoài ra, để các nút mới dễ dàng tham gia vào mạng và kết nối với các nút khác, kết cấu hoạt động của mạng P2P yêu cầu duy trì một số lượng nút mạng nhất định.
Mạng P2P càng có nhiều nút ngang hàng thì có nghĩa là nó càng mạnh và ổn định. Điều này cũng giải quyết được trình trạng gián đoạn hoạt động nếu có một nút rời khỏi mạng chung. Một điều đáng chú trọng nữa là việc truy xuất thông tin từ mạng P2P sẽ nhanh hơn khi có càng nhiều nút đang cùng chia sẻ tệp dữ liệu đó.
3.Các loại mạng Peer-to-Peer (P2P)
Dựa vào cách các nút được sắp xếp và tương tác với nhau, chúng ta có thể chia chúng thành 3 loại chính.
☀️ Mạng Peer-to-Peer (P2P) có cấu trúc
Trong mạng này, các nút được sắp xếp thành một cấu trúc cụ thể, từ đó tăng được tốc độ tìm kiếm tệp thông tin trong toàn bộ mạng. Chúng sử dụng bảng băm phân tán (DHT) để phân công công việc cho từng nút cụ thể, từ đó khiến việc tìm kiếm truy vết dữ liệu trở nên thuận lợi hơn.
Mặc dù vậy, điều này cũng ẩn chứa một vài điểm bất lợi. Mạng có cấu trúc yêu cầu các nút phải ghi nhớ chức năng cụ thể của các nút khác. Ngoài ra, kết cấu này vẫn còn tồn tại một sự tập trung nhất định và thiếu sự linh hoạt, do đó, toàn bộ mạng lưới sẽ gặp vấn đề nếu như đột ngột các nút ngừng hoạt động hoặc tách khỏi mạng lưới.
☀️ Mạng Peer-to-Peer (P2P) phi cấu trúc
Các nút trong mạng P2P phi cấu trúc không được sắp xếp theo thứ tự hay quy luật cụ thể nào. Ngoài ra, các nút có thể dễ dàng gia nhập hoặc tách khỏi mạng bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng tới kết cấu chung, đồng thời giao tiếp một cách ngẫu nhiên khi cần tìm kiếm thông tin.
Đây là loại mạng dễ xây dựng, tuy nhiên lại đòi hỏi sức mạnh tính toán cao vì các nút phải xử lý một khối lượng lượng giao dịch lớn. Do không có cấu trúc nên việc tìm kiếm và truy xuất thông tin trong mạng cũng yêu cầu nhiều nguồn lực hơn.
☀️ Mạng Peer-to-Peer (P2P) lai (hybrid)
Mạng P2P lai là sự kết hợp giữa mô hình P2P và máy khách - máy chủ truyền thống. Mạng vẫn sử dụng máy chủ trung tâm để phân bổ nguồn lực và làm một số công việc hỗ trợ cho mạng lưới P2P vận hành trơn tru hơn. Tuy nhiên, máy chủ này không can thiệp quá sâu mà vẫn duy trì mức độ phân tán cần thiết như một mạng P2P thông thường. So với mạng P2P có cấu trúc và không cấu trúc, mạng P2P lai thường có hiệu suất tốt hơn do tận dụng được ưu điểm của cả mô hình máy chủ truyền thống lẫn mô hình phân tán P2P.
4.Vai trò của cơ chế Peer-to-Peer (P2P) đối với công nghệ blockchain
Trên thực tế, khái niệm Peer-to-Peer (P2P) không hề mới. Nó đã được phát minh ra từ lâu và được dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau như thương mại điện tử, phần mềm mã nguồn mở, chia sẻ dữ liệu công khai, … Và đến năm 2008, Satoshi Nakamoto đã thành công áp dụng khái niệm này để tạo ra đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới là Bitcoin.
Kiến trúc mạng P2P là yếu tố cơ bản trong công nghệ blockchain, vì nó cho phép tiền điện tử được giao dịch trên toàn cầu mà không cần qua bất kỳ trung gian hoặc máy chủ trung tâm nào. Satoshi Nakamoto đã gọi Bitcoin là “hệ thống tiền điện tử ngang hàng” như một cách để ám chỉ đồng tiền điện tử này hoàn toàn phi tập trung và không phụ thuộc vào sự kiểm soát của bên thứ ba.
Mặc dù vậy, không phải mọi mạng P2P đều vận hành hoàn toàn phân tán và không có cơ quan trung tâm. Một số mô hình P2P vẫn sẽ có cơ quan trung tâm, tuy nhiên, thay vì kiểm soát mọi hoạt động, nó sẽ được hạn chế ở một vài tác vụ nhằm hỗ trợ cho cơ chế tương tác P2P được hiệu quả hơn. Sự giải thích chi tiết sẽ được đề cập ở phần tiếp theo về ứng dụng của thể của cơ chế P2P trong lĩnh vực tiền điện tử.
Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade
5.Ứng dụng P2P trong lĩnh vực tiền điện tử
֎ Giao dịch tiền điện tử P2P và hoán đổi tiền điện tử thành tiền pháp định
Cấu trúc P2P được áp dụng trong việc trao đổi và mua bán tiền điện tử. Sàn giao dịch P2P đề cập tới nền tảng phi tập trung, tạo điều kiện người bán và người mua trao đổi tiền điện tử giao dịch mà loại bỏ sự tham gia của tổ chức trung gian.
Nếu sàn giao dịch truyền thống đóng vai trò là bên đứng giữa điều phối giao dịch nhằm kiếm phí hoa hồng thì sàn P2P lại xóa bỏ đi sự tham gia của bên trung gian mà kiểm soát giao dịch bằng phần mềm được lập trình sẵn. Không giống như các sàn truyền thống, hệ thống P2P không xử lý thanh toán cho giao dịch và không giữ tiền của người dùng.
Các sàn giao dịch P2P trong thị trường tiền điện tử có thể được xếp thành hai loại:
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, PancakeSwap …, vốn vận hành tự động bằng hợp đồng thông minh để kết nối người mua và người bán. Người có nhu cầu mua kết nối ví của mình với nền tảng và chọn trao đổi tiền điện tử của mình với một người khác. Người mua thậm chí còn không biết người bán là ai nhưng giao dịch vẫn được thực hiện miễn là có thanh khoản đối ứng.
- Sàn giao dịch tập trung như Binance, OKX… nhưng hỗ trợ giao dịch P2P khi quy đổi qua tiền pháp định. Trong hoạt động này, sàn sẽ đóng vai trò như một bên trung gian nhưng sẽ chỉ chịu trách nhiệm niêm yết các yêu cầu mua bán của người dùng. Khi một người có nhu cầu mua hoặc bán tiền điện tử, số tiền đó sẽ được khóa lại trên sàn và chỉ được giải phóng cho người mua khi họ đã thanh toán đầy đủ cho người bán qua một kênh hoàn toàn độc lập.
Ưu điểm của giao dịch P2P đó là đảm bảo được sự riêng tư do không bị kiểm soát bởi bên thứ 3. Ngoài ra, việc loại bỏ đi tổ chức trung gian khiến chi phí giao dịch cũng sẽ tiết kiệm hơn.
Tuy nhiên, phương pháp giao dịch này cũng sẽ có một vài hạn chế và không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Ví dụ, giao dịch P2P thường mất thời gian hơn do yêu cầu 2 bên mua bán phải làm các thao tác thanh toán trực tiếp, ngoài ra, giao dịch P2P cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự trượt giá nên không thích hợp cho nhu cầu giao dịch lớn.
֎ Cho vay P2P
Cho vay tiền điện tử P2P là quy trình cho phép hai cá nhân có thể vay và cho vay tiền của nhau mà không cần đến tổ chức tài chính. Loại hình cho vay này thường được thực hiện thông qua các nền tảng phi tập trung, kết nối người vay và người cho vay. Một số nền tảng cho vay P2P có thể kể đến như AAVE, Compound, MakerDAO, dYdX và Fulcrum.
Đối với người sở hữu tiền điện tử, họ có thể gửi tiền vào các nền tảng cho vay P2P để kiếm lãi theo từng kỳ hạn. Trong khi đó, những người có nhu cầu vay có thể khóa tài sản thế chấp là tiền điện tử vào nền tảng để vay ra một loại tiền điện tử khác. Tất cả mọi hoạt động trên nền tảng đều được vận hành bằng hợp đồng thông minh, giúp kết nối những người có nhu cầu cho vay và người cần vay.
Khi chọn nền tảng cho vay tiền điện tử P2P, điều quan trọng là phải xem xét mức lãi suất, loại tài sản được hỗ trợ và uy tín của nền tảng. Ngoài ra, điều cần thiết khác là phải hiểu những rủi ro liên quan đến việc cho vay tiền điện tử P2P trước khi tham gia.
6.Ưu và nhược điểm của mạng P2P khi áp dụng trong công nghệ blockchain
Ưu điểm của mạng P2P
✔️ Khả năng phục hồi: Theo kết cấu P2P, mỗi nút mạng luôn chứa toàn bộ thông tin của blockchain, do đó, nếu đánh mất dữ liệu, nó hoàn toàn có thể phục hồi lại một cách dễ dàng. Thậm chí việc mất đi một vài nút mạng cũng không thể ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu chung. Dựa vào khả năng này mà một blockchain phi tập trung rất khó bị đánh sập, vô hiệu hoá và có tính bền vững cao theo thời gian.
✔️ Không bị kiểm soát bởi bên thứ ba: Việc sử dụng kiến trúc P2P trong các blockchain tiền điện tử giúp chúng vượt qua sự kiểm duyệt của bên thứ ba hoặc các cơ quan trung ương. Khác với tài khoản ngân hàng truyền thống, ví tiền điện tử không thể bị cơ quan quản lý đóng băng.
✔️ Sự minh bạch thông tin: Cơ chế P2P cho phép các nút được tự do tham gia và lưu trữ toàn bộ thông tin, do đó, về bản chất là các thông tin này hoàn toàn minh bạch, có thể tiếp cận bởi tất cả mọi đối tượng.
✔️ Cơ chế đồng thuận ngăn chặn sửa đổi thông tin vì mục đích xấu: Sự phân tán giúp ngăn ngừa được các ảnh hưởng tiêu cực của việc cố tình thay đổi thông tin trong toàn bộ mạng lưới. Do việc bổ sung dữ liệu vào blockchain cần sự đồng thuận từ phần lớn nút mạng nên kẻ xấu sẽ rất khó can thiệp vào cơ chế này, trừ khi chúng tấn công và kiểm soát đồng thời 51% trở lên số nút mạng. Đây là điều bất khả thi đối với những blockchain đồ sộ như Bitcoin.
Hạn chế của mạng P2P
⭕ Tốc độ chậm: Việc thiếu đi máy chủ làm nhiệm vụ phân bổ nguồn lực có thể khiến mạng P2P vận hành chậm chạp hơn. Các nút cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn khi cần xử lý nhiều yêu cầu về thông tin.
⭕ Khó khăn trong quản lý: Việc quản lý mạng P2P khó khăn hơn so với mạng tập trung vì không có cơ quan trung ương nào chịu trách nhiệm về hoạt động của mạng. Hơn nữa, việc phi tập trung khiến việc giám sát các hoạt động bị cấm và giao dịch bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn.
⭕ Yêu cầu sức mạnh tính toán cao: Mạng P2P cần có sức mạnh tính toán cao vì mỗi nút hoạt động như cả máy khách và máy chủ. Nếu nhìn vào mạng lưới Bitcoin, ta có thể thấy mỗi nút mạng đều phải sao lưu toàn bộ thông tin của blockchain và và chỉ có những máy tính chuyên dụng mới có thể đáp ứng được các yêu cầu này.
7.Kết luận
Tóm lại, kiến trúc P2P có thể được phát triển và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nó là cơ chế trọng tâm để hình thành những mạng lưới blockchain ngày nay. Cơ chế này có nhiều ưu điểm đến từ việc không chịu sự kiểm soát của bên thứ ba và có mức độ bảo mật cao.
Những người đam mê tiền điện tử có thể chọn phương pháp giao dịch P2P nếu không muốn thông qua bên trung gian và giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, bản chất không bị kiểm soát của cơ chế P2P cũng có thể khiến blockchain dễ bị lợi dụng bởi kẻ xấu cho những mục đích phi pháp.
Giao dịch chỉ số chứng khoán với Mitrade ngay bây giờ,
nhận thưởng 100 USD cho người dùng mới>>
Dữ liệu của một blockchain được lưu trữ ở đâu?
Giao dịch P2P tiền điện tử có an toàn không?
Có phải kết cấu P2P là luôn phi tập trung?
Giao dịch tiền điện tử P2P hay OTC sẽ tốt hơn?
Bitcoin là mạng P2P cấu trúc hay không có cấu trúc?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.