Quá trình ra đời và phát triển của những điều mới mẻ thường gặp phải vô vàn khó khăn và thử thách, Bitcoin (viết tắt là BTC) cũng không phải ngoại lệ. Sau khi ra đời vào năm 2009, Bitcoin không chỉ đối mặt với sự nghi ngờ từ cộng đồng mà còn phải chịu sự chèn ép từ các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, may mắn thay, đồng tiền điện tử lâu đời nhất thế giới này vẫn xuất sắc vượt qua mọi thử thách và lập nên nhiều kỳ tích, trong đó có những đỉnh cao về giá.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ thảo luận về giá Bitcoin trong bài viết dưới đây, bao gồm xu hướng lịch sử, quy luật chu kỳ, xu hướng tương lai và cách áp dụng quy luật này vào đầu tư…
Xem biểu đồ giá BTCUSD trực tuyến mới nhất trên Mitrade
Giao Dịch Ngay > >
1. Lịch sử giá Bitcoin từ 2009 - 2023
Vào năm 2009, Satoshi Nakamoto đã đào ra đồng Bitcoin (BTC) đầu tiên. Vào thời điểm đó, BTC có giá trị gần như bằng 0. Đến tháng 5/2010, lập trình viên Laszlo Hanyecz đã dùng 10.000 BTC để mua 2 chiếc pizza (trị giá 25 USD), với giá mỗi BTC là 0,0025 USD. Đây được coi là giao dịch thương mại đầu tiên trong lịch sử sử dụng BTC làm phương tiện thanh toán. Hai tháng sau, sàn giao dịch BTC đầu tiên trên thế giới được thành lập, có tên Mt. Gox, và khi đó giá BTC khoảng 0,05 USD.
Giá Bitcoin từ năm 2009 - 2010 (Nguồn: MacroMicro)
Từ năm 2010 đến nay, BTC đã tăng từ mức 0,05 USD lên tới khoảng 68.000 USD, tương đương 1.350.000 lần. Tất nhiên, kết quả này không phải đạt được ngay lập tức mà nó phải mất hơn mười năm. Ngoài ra, giá BTC cũng không tăng liên tục, mà là sự xen kẽ giữa tăng và giảm trong suốt quá trình đi lên.
Giá Bitcoin từ năm 2009 đến nay (Nguồn: MacroMicro)
Nhìn vào biểu đồ giá BTC trong hơn 10 năm qua, có thể thấy nó biến động lên xuống không ngừng, lúc tăng lúc giảm, nhưng đôi khi lại đi ngang trong thời gian dài, liệu những biến động giá này có đang đi theo một vài quy luật nhất định hay không?
2. Giá Bitcoin chạy theo những quy luật gì?
Nếu xét về xu hướng biến động, chúng ta sẽ chỉ có hai loại là tăng hoặc giảm. Như vậy, BTC thường tăng vào thời điểm nào và tăng bao nhiêu? Ngược lại, BTC giảm vào lúc nào và giảm bao nhiêu?
● Giá BTC tăng mạnh sau mỗi đợt halving
Cho đến nay, BTC đã trải qua ba lần halving, diễn ra vào các năm 2012, 2016, 2020. Sau mỗi sự kiện halving, giá BTC đều có sự tăng trưởng đáng kể và thường phá vỡ mốc đỉnh lịch sử để tạo ra những đỉnh giá mới.
Biến động giá sau mỗi đợt Bitcoin halving (Nguồn: MacroMicro)
● Đỉnh sau mỗi đợt halving ít nhất 200% so với đỉnh của chu kỳ trước
Sau mỗi chu kỳ halving, mức đỉnh của BTC luôn cao hơn đỉnh của chu kỳ trước đó ít nhất 200%, chi tiết như bảng thống kê dưới đây:
Chu kỳ halving | Mức đỉnh sau mỗi đợt halving (USD) | So với đỉnh của chu kỳ trước (%) |
Lần 1 | 1.133 | —— |
Lần 2 | 19.497 | 1.621% |
Lần 3 | 67.567 | 247% |
So sánh mức đỉnh của BTC sau mỗi lần halving (Nguồn: MacroMicro)
● Sau 17 tháng kể từ halving, giá BTC đi vào chu kỳ giảm mạnh
Sau mỗi 210.000 khối được tạo ra (khoảng 4 năm), BTC sẽ trải qua một đợt halving. Sau đó, khoảng một năm rưỡi (trung bình 17 tháng), giá của BTC sẽ đạt đỉnh mới và đi vào chu kỳ giảm.
Chu kỳ halving | Ngày halving | Ngày đạt đỉnh | Khoảng thời gian (tháng) |
Lần 1 | 28-11-2012 | 04-12-2013 | 14 |
Lần 2 | 10-07-2016 | 16-12-2017 | 18 |
Lần 3 | 22-05-2020 | 08-11-2021 | 19 |
Trung bình | 17 |
Thời gian xảy ra halving và khi giá BTC đạt đỉnh (Nguồn: MacroMicro)
● Từ giá cao nhất đến giá thấp nhất trong mỗi chu kỳ: Giảm hơn 75%
Sau khi đạt đỉnh ở mỗi chu kỳ halving, giá BTC sẽ bước vào chu kỳ giảm giá mạnh, qua đó luôn mất trên 75% giá trị.
Chu kỳ halving | Đỉnh sau mỗi đợt halving (USD) | Đáy sau mỗi đợt halving (USD) | Mức sụt giảm từ đỉnh xuống đáy (%) |
Lần 1 | 1.133 | 172 | 85% |
Lần 2 | 19.497 | 3.252 | 83% |
Lần 3 | 67.567 | 15.787 | 76% |
Mức đỉnh và đáy của BTC sau mỗi đợt halving (Nguồn: MacroMicro)
3. Quy luật về giá Bitcoin có lặp lại không?
Từ những điều đã kể trên, ta có thể thấy rằng, dù là xu hướng tăng hay giảm, BTC đều tuân theo những quy luật nhất định. Như vậy, liệu những quy luật này có còn lặp lại trong tương lai? Câu trả lời là có, chỉ là nó sẽ có sự sai lệch nhất định.
Nhìn vào năm 2024, nó cũng giống như việc đứng ở năm 2012 để dự đoán năm 2016, hoặc đứng ở năm 2016 để dự đoán năm 2020. Có thể tồn tại những nghi ngờ về sự lặp lại của quy luật, nhưng điều này không phụ thuộc vào ý chí của chúng ta mà nó vẫn tiếp tục được xác nhận hết lần này tới lần khác.
Ngoài ra, nếu nhìn theo góc độ vĩ mô, lịch sử thường lặp lại trong thị trường tài chính, và nó sẽ không phải là ngoại lệ với tiền điện tử.
Ban đầu tiền điện tử (cryptocurrency) không hề có những quy luật này, nhưng khi đại đa số người tham gia thị trường tin rằng những quy luật này tồn tại, nó sẽ khiến hành động của họ thay đổi theo, từ đó thúc đẩy thị trường diễn ra các biến đổi tương ứng. Ví dụ, nếu mọi người đều tin rằng sau mỗi lần halving, Bitcoin sẽ tăng giá thì họ sẽ liên tục mua vào, dẫn đến giá tăng. Ngược lại, khi cảm thấy đã có đủ lợi nhuận sau halving, họ chọn chốt lời, dẫn đến giá BTC giảm.
4. Phân tích xu hướng giá Bitcoin năm 2024 và tương lai
Việc tìm kiếm quy luật nhằm mục đích dự đoán tương lai, phân tích xu hướng giá BTC cũng vậy. Vậy dựa vào diễn biến trong quá khứ, ta có thể dự đoán gì về giá BTC trong tương lai?
Dựa trên nội dung đã thảo luận, sau ba lần halving vào 2012, 2016, BTC đều giảm hơn 75%. Ở lần halving 2020, giá đã giảm xuống mức thấp nhất là 15.787 USD hồi tháng 11/2022. Với việc BTC đang giao dịch trên 40.000 USD ở thời điểm viết bài và chỉ còn 4 tháng nữa sẽ diễn ra đợt halving thứ 4, chúng ta gần như chắc chắn rằng, 15.787 USD chính là đáy của chu kỳ halving thứ 4, tương đương giảm 76% từ đỉnh.
Như vậy, lập luận đã đề cập rằng, giá BTC sẽ luôn giảm trên 75% từ đỉnh sau mỗi kỳ halving là chính xác. Ngoài ra, đỉnh của BTC sau lần halving năm 2020 là 67.567 USD. Nếu áp dụng quy luật về việc đỉnh của chu kỳ sau luôn cao hơn chu kỳ trước ít nhất 200%, thì sau lần halving thứ tư, giá cao nhất của BTC có thể đạt được là 200.000 USD.
Chu kỳ halving | Đỉnh sau mỗi đợt halving (USD) | So với đỉnh của chu kỳ trước (%) |
Lần 1 | 1.133 | —— |
Lần 2 | 19.497 | 1.621% |
Lần 3 | 67.567 | 247% |
Lần 4 | 200.000 (dự tính) | 200% |
Bảng so sánh mức giá khi đạt đỉnh của BTC sau mỗi lần halving (Nguồn: MacroMicro)
Dựa trên quy luật đã nêu, chúng ta có thể phần nào ước lượng được mức đỉnh và đáy sau mỗi lần halving. Tuy nhiên, lúc nào BTC sẽ chạm đáy và lúc nào giá sẽ tăng lên 200.000 USD, liệu có khoảng thời gian cụ thể nào không? Tiếp theo, chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này.
5. Tận dụng quy luật để chọn thời điểm đầu tư Bitcoin
Nhìn vào hình ảnh dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng, trong 3 kỳ halving đã diễn ra vào năm 2012, 2016 và 2020, giá BTC thường có xu hướng tăng trước và sau một năm so với thời điểm halving, cụ thể:
- Kỳ halving vào 28/11/2012: BTC bắt đầu bước vào chu kỳ tăng từ tháng 11/2011 và đạt đỉnh vào tháng 11/2013.
- Kỳ halving vào 7/9/2016: BTC cũng ở vùng đáy vào tháng 9/2015 và sau đó tăng một mạch trong 2 năm liền để đạt đỉnh vào tháng 12/2017.
- Kỳ halving vào 5/11/2020: BTC đã bắt đầu tăng từ tháng 3/2019 và đạt đỉnh vào tháng 11/2021. Đây là chu kỳ có phần dài hơn hai chu kỳ trước đó, tuy nhiên, nó vẫn giữ được cấu trúc tăng xuyên suốt trong hơn 2 năm trước vào sau ngày halving.
Đối chiếu với tình hình hiện tại, chúng ta đã nhìn thấy BTC tăng từ đầu năm 2023 đến nay và hiện đang giao dịch ở mức trên 40.000 USD. Nếu quy luật này lặp lại vào kỳ halving dự kiến diễn ra vào tháng 4/2024, chúng ta có thể nhìn thấy BTC lập đỉnh mới vào giữa năm 2025.
Giá BTC lặp lại chu kỳ đạt đỉnh và tạo đáy trong thời gian trước và sau ngày halving (Nguồn: Coin Metrics)
6. Khi áp dụng các quy luật trong quá khứ để đầu tư vào Bitcoin, nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề gì?
Nếu bạn muốn dựa vào các quy luật trong quá khứ để đầu tư BTC, chắc chắn bạn cần phải chú ý đến ba vấn đề sau đây:
● Sự kiện bất ngờ
Mọi quy luật đều được tổng kết từ những sự kiện đã xảy ra nhưng không thể tính đến tất cả các trường hợp, đồng thời không loại trừ khả năng xuất hiện những tình huống bất ngờ. Điều này có nghĩa là, diễn biến giá BTC trong các lần halving trước có thể sai lệch trong tương lai. Ví dụ, trước đây, BTC có hai lần chạm đáy trước halving, nhưng lần này có thể chỉ xuất hiện một lần. Hoặc, mức đỉnh của BTC sau mỗi lần halving thường cao hơn chu kỳ trước, nhưng lần này có thể chỉ ở mức ngang hoặc thậm chí thấp hơn một chút. Do đó, chúng ta phải chú ý đến sự xuất hiện của những tình huống bất ngờ này.
● Chỉ dành cho chiến lược dài hạn
BTC sẽ leo dốc trong một thời gian dài rồi tạo đỉnh, sau đó rơi mạnh để tạo đáy và tiếp tục đi lên để tạo lên đỉnh mới. Ba giai đoạn này tạo nên một chu kỳ lên xuống hoàn chỉnh, mất khoảng 4 năm, do đó, nó chỉ phù hợp cho chiến lược dài hạn. Nếu bạn là nhà đầu tư ngắn hạn, đặc biệt là người giao dịch trong ngày, thì quy luật giá trên không phù hợp với bạn. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện cả hai chiến lược dài và ngắn hạn.
● Linh hoạt áp dụng
Mặc dù quy luật trên đã từng được kiểm chứng nhiều lần, nhưng vẫn có khả năng nó sẽ không diễn ra theo dự kiến. Khi đối mặt với vấn đề như vậy, bạn cần phải linh hoạt thay đổi chiến lược, không nên cố định kế hoạch về giá mua bán và thời gian quá chặt chẽ, mà nên chấp nhận một mức sai số nhất định. Cách tốt nhất là thực hiện từng bước mua hoặc bán tại các vùng mà bạn cho là đáy hoặc đỉnh để dễ dàng biến hóa với những tình huống bất ngờ. Ví dụ, nếu bạn dự đoán BTC có thể giảm xuống 13.500 USD, bạn có thể bắt đầu mua từng phần khi giá xuống đến 15.000 USD để tránh bỏ lỡ cơ hội.
7. Tổng kết
Từ khi ra đời, BTC đã tăng từ 0 lên gần 68.000 USD vào năm 2021. Trong quá trình đó, giá BTC đã trải qua những biến động tăng giảm dường như không theo bất kỳ trật tự nào, nhưng thực chất nó lại tồn tại một quy luật, đó là sau mỗi đợt halving, BTC đều tăng mạnh và đỉnh của chu kỳ mới luôn cao hơn chu kỳ trước. Ngoài ra, khoảng một năm rưỡi sau mỗi đợt halving, giá BTC sẽ giảm mạnh và có thể mất đến 75% giá trị khi chạm đáy.
Mặc dù xu hướng giá của BTC đi theo một số quy luật chung, nhưng nhà đầu tư cũng cần phải linh hoạt thay đổi theo tình huống thực tế. Hãy nhớ rằng, không nên áp dụng một cách máy móc, đặc biệt không nên định ra một mốc thời gian hoặc mức giá chính xác để mua bán mà phải tuân theo diễn biến chung của thị trường để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc thua lỗ đáng tiếc.
Vì sao BTC thường tăng giá nhờ sự kiện halving?
BTC halving ảnh hưởng thế nào đến các thợ đào?
Việc halving có ảnh hưởng đến mức độ an toàn của mạng lưới BTCkhông?
Nhà đầu tư nên chuẩn bị gì trước BTC halving?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.