Hướng dẫn cách phân tích kỹ thuật chứng khoán & 05 phần mềm phân tích chứng khoán

Cập nhật
Nguyen Hoang Phu
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Bạn nhìn vào biểu đồ giá của bất kỳ một cổ phiếu nào và tự hỏi rằng làm cách nào để tìm được điểm vào lệnh khi có những thời điểm giá đi ngang, có thời điểm giá tăng rất mạnh và cũng có lúc giá giảm tưởng như vô tận. 


Đó chính là lúc bạn cần phải biết đến phân tích kỹ thuật chứng khoán, phương pháp giúp bạn xác định được xu hướng giá, thời điểm vào lệnh và thời điểm thoát khỏi thị trường để bảo toàn lợi nhuận. 


Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để phân tích kỹ thuật chứng khoán đơn giản nhất và cùng với đó là một số phần mềm phân tích chứng khoán thông dụng hiện nay.



1. Phân tích kỹ thuật chứng khoán VS phân tích cơ bản chứng khoán


Phương pháp  

Phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản

Khái niệm

Là phương pháp xác định giá trị nội tại của tài sản bằng các yếu tố kinh tế 

Là phương pháp sử dụng biểu đồ, biến động giá và các chỉ báo kỹ thuật để dự đoán xu hướng trong tương lai

Công cụ

Các báo cáo kinh tế, tin tức, sự kiện có liên quan tới tài sản

Biểu đồ giá, các công cụ và chỉ báo kỹ thuật

Thời gian   giao dịch

Dài hạn

Trong ngày

Đối tượng

Nhà đầu tư dài hạn, có vốn lớn

Nhà đầu tư ngắn hạn với số vốn linh hoạt


Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là hai phương pháp thường đi kèm với nhau trong quá trình đánh giá chứng khoán của những nhà đầu tư. 


Phân tích cơ bản tập trung vào giá trị nội tại của chứng khoán, thông qua các báo cáo kinh tế và tin tức có liên quan tới tài sản để xác định xem giá đang ở mức thấp hay cao so với giá trị thật của nó.


Phân tích kỹ thuật chứng khoán tập trung vào yếu tố duy nhất là giá chứng khoán. Bằng việc sử dụng biểu đồ giá, các mức hỗ trợ, kháng cự và các chỉ báo quan trọng như RSI, MACD, MA, Stochastic…v.v. cùng với các dữ liệu giá trong quá khứ, nhà đầu tư sẽ cố gắng dự đoán xu hướng giá tương lai của chứng khoán bằng những mô hình giá đã từng xuất hiện trong quá khứ.


Thông thường, những nhà đầu tư dài hạn sẽ sử dụng phân tích cơ bản làm cốt lõi trong quyết định đầu tư của mình. Ngược lại, các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ sử dụng phân tích kỹ thuật làm công cụ chính. Tuy nhiên, để cho ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất, bạn nên kết hợp cả hai phương pháp này lại. 


Ở bài viết lần này, mình sẽ tập trung vào phân tích kỹ thuật bằng cách giới thiệu tới các bạn một số chỉ báo quan trọng. Nhưng trước hết, hãy cùng đến với một ví dụ về việc sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong đầu tư để bạn hiểu được tầm quan trọng và tác dụng của nó nhé.

2. Hướng dẫn cách phân tích kỹ thuật chứng khoán khi đầu tư online

Nhằm giúp bạn hiểu hơn về ví dụ này, mình sẽ nói qua về các bước đầu tư chứng khoán tại sàn giao dịch.


Tùy thuộc vào tín hiệu giao dịch bạn nhận được thông qua phân tích kỹ thuật mà vị thế mở sẽ khác nhau:

16076734198911

 

Cách tìm tín hiệu mình sẽ hướng dẫn ở ngay sau phần này.


Đóng vị thế là bước cuối cùng trong quy trình giao dịch chứng khoán tại Mitrade, bằng hành động này bạn sẽ kết thúc quá trình đầu tư, đồng thời lợi nhuận(nếu có) sẽ được thể hiện bằng biến động số dư trong tài khoản giao dịch.


Bây giờ, để giải quyết vấn đề tìm tín hiệu mua bán ở bước 2, mình sẽ sử dụng chỉ số RSI, một trong những chỉ số cơ bản, đơn giản nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. 


Chỉ số RSI được dùng để đo lường mức độ quá mua hoặc quá bán của thị trường và ngưỡng RSI 70-30 được xem là ngưỡng tiêu chuẩn. 


Khi RSI > 70 tài sản được xem là đang bị quá mua, dự báo thị trường sẽ sớm bị đảo chiều xu hướng và cho tín hiệu bán ra(bán khống). 


Ngược lại, khi RSI<30 được xem là quá bán và tín hiệu giao dịch lúc này là mua vào.


16076734687839


Ở biểu đồ BTCUSD khung H4 này. Khi giá BTC tăng lên 12414,6$ đã khiến chỉ số RSI(1) vượt quá mốc 70(đạt 74 điểm). Lúc này, nếu bạn vào lệnh bán thì sẽ được hưởng trọn vẹn phần lợi nhuận lên tới 1139,9 giá khi giá giảm từ 12414,6$ xuống 11274,7$.


Vậy tại sao giá lại bật tăng trở lại ở mức 11274,7$?


Lý do là bởi khi giảm xuống mức giá 11274,7$, chỉ số RSI đã vượt qua ngưỡng quá bán với RSI(2)= 26,6 điểm. Nếu vào lệnh mua ở thời điểm này bạn sẽ tiếp tục có lợi nhuận 751,8 giá khi BTC tăng lên 12026,5$. 


Và đây cũng là thời điểm mà xu hướng tăng chấm dứt do chỉ số RSI đã vọt qua ngưỡng quá mua một lần nữa, với RSI(3) đạt 74,6 điểm. Vào lệnh tại điểm này, bạn sẽ nhận được mức lợi nhuận lên đến 1891 giá khi BTC giảm từ 12026,5$ xuống 10135,5$.


Như vậy, có thể thấy rằng chỉ số RSI có ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng giá. Đây cũng chính là lý do mà Mitrade đã đưa nó vào nền tảng giao dịch độc quyền của mình nhằm hỗ trợ người dùng đơn giản hóa giao dịch. Phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu thêm đến các bạn 3 số chỉ số phân tích kỹ thuật khác cũng rất hữu ích trên Mitrade.

3. Top 4 chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán

Ở phần trước, chúng ta đã thấy được tác dụng của chỉ báo kỹ thuật RSI, vì vậy ở mục này mình sẽ giới thiệu tiếp 3 chỉ số còn lại nằm trong top 4 chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng nhất mà mọi trader đều cần phải biết.


 Đường trung bình động MA

Một trong những chỉ báo ngoại hối cơ bản nhất cho bất kỳ chiến lược nào. Đường trung bình động(MA) là một đường biểu đồ đo giá trung bình của một tài sản trong khoảng thời gian cụ thể. Dựa vào nó các trader dễ dàng xác định các cơ hội giao dịch theo xu hướng chung.


Thông thường, để xác định xu hướng các trader sẽ sử dụng 3 đường MA ngắn hạn(MA10), trung hạn(MA50) và dài hạn(MA100). 


Khi đường MA ngắn hạn cắt đường MA trung hạn theo hướng đi xuống, xu hướng giảm ngắn hạn sẽ được xác lập. Xu hướng này sẽ là dài hạn nếu đường MA ngắn hạn cắt xuyên qua cả đường MA dài hạn.


Khi đường MA ngắn hạn cắt đường MA ngắn hạn theo hướng đi lên, một xu hướng tăng sẽ hình thành. Nếu đường MA ngắn hạn cắt cả đường MA dài hạn và trung hạn theo hướng đi lên thì đó có thể là một xu hướng tăng dài hạn.


Như ở ví dụ dưới đây:

 

16076751064140

Như bạn thấy, ở (1) khi MA10 cắt MA50 giá đã giảm, tuy nhiên nó không phải là xu hướng dài hạn bởi MA10 chỉ chạm vào MA200 và lập tức vượt lên để cắt đường MA50 theo hướng đi lên. Lúc này một xu hướng tăng dài hạn đã được xác lập và giá Vàng đã tăng từ tháng 3 tới tháng 8 như trong biểu đồ.


 STOCHASTICS

Là một chỉ báo động lượng tương tự như chỉ số RSI, chỉ báo STOCHASTICS giúp bạn xác định các vùng quá mua hoặc quá bán, nơi có khả năng tạo ra sự đảo chiều về giá. 

Công thức

%K=(C-L14/H14-L14)x100

C: Giá đóng cửa phiên gần nhất

L14: Giá thấp nhất trong 14 phiên 

H14: Giá cao nhất trong 14 phiên

%K: Giá trị chỉ báo Stochastic

%D: Đường trung bình trong “x” ngày của %K


Cách sử dụng

Cách đơn giản nhất là bạn cần tìm đường %K cắt trên đường %D ở mức 20 để xác định tín hiệu mua(xu hướng tăng). Ngược lại, nếu đường %K cắt dưới đường %D ở mức 80 có thể cho tín hiệu bán(xu hướng giảm).


16076751873647

 Ở ví dụ này, có thể thấy tác dụng của chỉ báo Stochastic được thể hiện rõ rệt trong việc xác định thời điểm đảo chiều giá ở cả hai xu hướng tăng và giảm của Vàng. Thời điểm(1) khi đường %K cắt lên trên đường %D ở mức 16 điểm giá đã đảo chiều từ giảm sang tăng trong một thời gian dài. Tiếp theo đó, khi đường %K cắt xuống dưới đường %D ở mức 97 điểm tại thời điểm(2), giá đã ngay lập tức giảm mạnh dù đang trong xu hướng tăng dài hạn.


 MACD

Được coi là vua của các chỉ số dao động, MACD phát huy tác dụng rất tốt trong các thị trường có xu hướng rõ ràng. Chỉ báo này phát triển dựa trên nền tảng của đường trung bình động(MA) và vì vậy, nó cho phép trader tìm ra những điểm vào lệnh theo xu hướng, ở lại đó cho tới khi có tín hiệu đảo chiều.


Cách sử dụng

 

16076752987367


Sau khi bạn đã xác định được xu hướng chính của thị trường. Hãy quan sát mối tương quan giữa đường MACD, đường tín hiệu và đường 0. Điều này giúp bạn xác định đâu là thời điểm xảy ra sự đảo chiều giá. Tín hiệu mua bán sẽ trở nên rõ ràng hơn khi hai đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau. 


Vậy là chúng ta đã tìm hiểu qua về 4 chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Ở phần tiếp theo, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một số phần mềm phân tích chứng khoán tốt nhất, chúng đều sở hữu các chỉ báo kể trên và ngoài ra còn cung cấp cho bạn nhiều tiện ích khác.

4. Top 6 phần mềm phân tích chứng khoán tốt nhất

Một phần mềm phân tích chứng khoán tốt ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin và công cụ cho trader, thì điều quan trọng hơn cả là cách thức chúng thể hiện thông tin một cách trực quan và dễ tiếp cận với người dùng. 


Ngoài ra, chi phí dành cho phần mềm cũng là yếu tố cần cân nhắc. Hãy cùng đến với 6 cái tên app chơi chứng khoán và sản phẩm khác được trader đánh giá cao ở thời điểm hiện tại nhé.


  eSignal

 

1607674205105

eSignal là một trong những ứng dụng phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến nhất và được nhiều trader chuyên nghiệp yêu thích. 


eSignal là một nền tảng có tốc độ nhanh và ổn định cung cấp cho bạn gần như mọi thứ bạn cần với nhiều loại tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, ETF và chứng khoán phái sinh.


Giá: eSignal có ba gói đăng ký khác nhau để bạn lựa chọn: Classic(54$/tháng), Signature(176$/tháng) và Elite(359$/tháng).


Ưu điểm:

 Dữ liệu chất lượng cao

 Có khả năng lập biểu đồ phức tạp

 Nhiều tùy chọn công cụ và chỉ báo


Nhược điểm:

 x  Nhiều tiện ích rất đắt và mỗi tiện ích lại có một mức giá riêng

 x  Không có bản miễn phí 


❷ TC2000

 

16076747214093


TC2000 là nền tảng giao dịch được tạo ra bởi Worden Brothers. Tập trung vào việc lập biểu đồ và cung cấp nhiều công cụ phân tích độc quyền có sàng lọc.


Giá: TC2000 cung cấp 3 gói bao dịch vụ bao gồm Silver(9,99$/ tháng), Vàng (29,99$/tháng) và Platinum 89,98$/tháng.


Ưu điểm:

 Công cụ đa dạng 

 Đồ họa phong phú

 Có trình mô phỏng giao dịch với tiền ảo

 Giao diện dễ sử dụng


Nhược điểm:

 x  Mất phí

 x  Cần sử dụng hệ thống lọc để tránh phải xử lý quá nhiều dữ liệu


  Thinkorswim

 

16076747514113

TD Ameritrade's Thinkorswim có các tính năng thiết yếu bao gồm biểu đồ kỹ thuật, giao dịch trực tiếp và tài khoản demo. Thinkorswim được giới trader đánh giá là tốt cho cả người mới bắt đầu và chuyên nghiệp.


Giá: Miễn phí nếu sử dụng nền tảng này để giao dịch trên sàn TD Ameritrade


Ưu điểm:

 Nhiều công cụ biểu đồ và các tính năng tùy chỉnh

 Có tài khoản DEMO giao dịch với tiền ảo


Nhược điểm:

 x  Nhiều tùy chọn và tùy chỉnh có thể làm cho lượng thông tin trở nên quá tải


❹ MetaStock

 

16076747704169


Một ứng dụng phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến khác, MetaStock giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn bằng cách sử dụng khả năng biểu đồ tiên tiến và các công cụ mạnh mẽ.


Giá: 99$ -300$ mỗi tháng tùy thuộc vào các tiện ích bổ sung. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký thêm MetaStock Daily Charts – công cụ hỗ trợ cho các nhà giao dịch cuối ngày với giá 24,94$/tháng.


Ưu điểm:

 Các công cụ quét và phân tích mạnh mẽ

 Cho phép cá nhân hóa các chỉ số và hệ thống giao dịch

 Rất nhiều tính năng tùy chỉnh

 Giao diện dễ sử dụng


Nhược điểm:

 x  Khá đắt, vì vậy không thường được các nhà giao dịch mới ưa chuộng.


❺ TrendSpider

 

16076747888998

Mặc dù mới ra mắt chưa lâu nhưng TrendSpider đã trở thành một trong những nền tảng biểu đồ tốt nhất trong ngành fintech nhờ sử dụng các thuật toán phức tạp và có nhiều loại chứng khoán cùng một số tài sản khác.

Phần mềm này cho phép các nhà giao dịch thực hiện các chiến lược của họ với phân tích kỹ thuật và nhận thông báo tại một số điểm kích hoạt được thiết lập sẵn.


Giá: TrendSpider có 2 gói dịch vụ bao gồm PRO Trader giá $ 32,50 mỗi tháng và ELITE Trader có giá 48,92 đô la mỗi tháng.


Ưu điểm:

 Phần mềm biểu đồ tự động chất lượng hàng đầu

 Có hệ thống cảnh báo hữu ích gắn với hầu hết các chỉ báo kỹ thuật

 Hỗ trợ khách hàng tốt về các khía cạnh kỹ thuật của phần mềm


Nhược điểm:

 x  Chỉ phù hợp với các nhà giao dịch muốn tự động hóa một số hoặc tất cả các phân tích biểu đồ.

5. Top 3 sách phân tích chứng khoán

Sách là nguồn tri thức vô cùng quan trọng đối với mọi người. Đối với phân tích chứng khoán, có những cuốn sách học cách đầu tư chứng khoán rất hay như 3 cuốn sách dưới đây mà bạn nên đọc qua bởi chúng đã nhận được sự công nhận của rất nhiều trader trên toàn thế giới.


#1 Phân tích kỹ thuật từ A đến Z của Steven B. Achelis

 Phân tích kỹ thuật từ A đến Z của Steven B. Achelis

Steven B. Achelis là người sáng lập của Equis International, Inc (Equis.com), công ty chuyên cung cấp các dịch vụ, phần mềm phân tích đầu tư hàng đầu thế giới. Cuốn “Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z” được nhiều trader xem là cuốn sách “gối đầu giường” và là bách khoa toàn thư dành cho nhà đầu tư.


Phần đầu cuốn sách tập trung giới thiệu các khái niệm và thuật ngữ cơ bản. Phần sau tập trung trình bày các lý giải cụ thể và chi tiết về rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.


#2 Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính của James Chen

 

Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính của James Chen

Tác giả cuốn sách-James Chen, là giám đốc nội dung tại Investopedia và cũng là giám đốc nghiên cứu tại Gain Capital. Cuốn “Những công cụ thiết yếu trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính” có thể coi là cuốn sách nhập môn cho những trader mới tìm hiểu về phân tích kỹ thuât. Bạn có thể học được những điều căn bản, nền tảng lý thuyết, ưu nhược điểm của từng chỉ báo và nguyên lý áp dụng của chúng. 


#3 Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison

 

Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison


Cuốn “Japanese Candlestick Charting Techniques” tập trung vào việc giúp các trader tiếp cận với mô hình nến Nhật Bản – mô hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tất cả các mẫu mô hình nến hiện đang được sử dụng trong phân tích đều được lý giải ở đây một cách chi tiết.

6. Lời kết

Ngoài các phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán được giới thiệu trong bài, vẫn còn rất nhiều điều bạn nên biết để tăng cơ hội giao dịch thành công. Vì vậy, hãy luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức để tăng kỹ năng giao dịch. 


▌ Các bài liên quan đến [Phân tích kỹ thuật chứng khoán]


    Hướng dẫn đầu tư chứng khoán

    ---------------------------------------------

    Điều cần biết khi phân tích kỹ thuật chứng khoán

    -------------------------------------------------------


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad