Giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu sàn Upcom, HNX, HOSE khác ở chỗ nào?
Các sàn giao dịch tại Việt Nam có quy định về các mức giá khác nhau đối với sản phẩm chứng khoán, trong đó giá tham chiếu được xem như một loại giá cơ sở cho việc tính toán các loại giá khác.
Vậy giá tham chiếu là gì? Giá tham chiếu sàn Upcom, HNX và HOSE khác nhau ở chỗ nào? Đây là nội dung được giới thiệu chi tiết trong bài viết hôm nay.
1. Giá tham chiếu là gì và ví dụ
Giá tham chiếu là mức giá cơ sở được sử dụng để xác định giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch. Cách tính giá tham chiếu khác nhau giữa các sàn giao dịch và được giới thiệu chi tiết ở phần sau của bài viết.
Ví dụ:
Giá tham chiếu được thể hiện là màu vàng trên bảng giá điện tử. Ví dụ bảng giá phía trên thì giá tham chiếu của mã SAB là 182.000 VNĐ/CP, mã SSI là 24.400 VNĐ/CP.
2. Ý nghĩa của giá tham chiếu
Ý nghĩa của giá tham chiếu trong hệ thống giao dịch chứng khoán:
Làm cơ sở tính giá trần và giá sàn các sản phẩm chứng khoán trong phiên giao dịch.
Làm cơ sở so sánh giá trong phiên giao dịch.
Nếu giá trong phiên thấp hơn giá tham chiếu là giá giảm (thể hiệu là màu đỏ); giá cao hơn giá tham chiếu là giá tăng (thể hiện màu xanh lá); giá không đổi là bằng mức giá tham chiếu (thể hiện màu vàng).
Làm cơ sở điều chỉnh giá khi có các sự kiện liên quan đến điều chỉnh giá như phát hành thêm, chia cổ tức.
3. Cách tính giá tham chiếu trên sàn Upcom, HNX, HOSE
Giá tham chiếu tất cả các sản phẩm như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng quyền, hợp đồng tương lai VN30 được xác định theo từng sàn giao dịch Upcom, HNX và HOSE, trong đó:
Sàn HOSE: giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước.
Sàn HNX: tương tự như sàn HOSE, giá tham chiếu cũng được xác định là giá đóng cửa của phiên liền trước.
Sàn UPCOM: giá tham chiếu sàn UPCOM được xác định là giá bình quân gia quyền của tất cả các mức giá khớp lệnh lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của phiên liền trước.
Lưu ý: Trong trường hợp cổ phiếu phát hành thêm hay chia cổ tức, giá tham chiếu của phiên giao dịch không hưởng quyền sẽ được điều chỉnh tương ứng theo tỷ lệ phát hành thêm hoặc cổ tức.
Công thức tính giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền:
Trong đó:
Ptcđc: giá tham chiếu điều chỉnh ngày giao dịch không hưởng quyền.
Ptc: giá tham chiếu được tính theo quy định thông thường.
Pqm: giá quyền mua cổ phiếu phát hành mới.
Rqm: tỷ lệ cổ phiếu được quyền mua mới.
CTtm: giá trị cổ tức tiền mặt.
Rctcp: tỷ lệ cổ phiếu cổ tức được chia.
Rcpt: tỷ lệ cổ phiếu thưởng.
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu HPG chia cổ tức tiền mặt 500 VNĐ/CP và ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/08/2022 và có giá đóng cửa của phiên ngày 09/08/2022 là 25.000 VNĐ/CP hay chính là giá tham chiếu thông thường của ngày 10/08/2022.
=> Giá tham chiếu điều chỉnh ngày 10/08/2022 của HPG = 25.000 – 500 = 24.5000 VNĐ/CP
- Đối với những sự kiện bất thường như ngừng giao dịch trong phiên mà không có giao dịch ATC thì giá tham chiếu sẽ được tính theo quyết định bởi sở giao dịch và UBCKNN.
Ví dụ ngày 01/06/2021, do sự cố nghẽn lệnh mà phải ngừng giao dịch phiên chiều, nên giá tham chiếu cho ngày 02/06/2021 được tính là giá khớp lệnh cuối cùng của phiên sáng 01/06/2021.
4. Mẹo tận dụng giá tham chiếu khi đầu tư chứng khoán
Trader có thể tận dụng giá tham chiếu để đầu tư chứng khoán theo một số gợi ý dưới đây:
- Chú ý sự tăng giảm của giá cổ phiếu trong phiên giao dịch với giá tham chiếu.
Nếu giá cổ phiếu giảm (đỏ) suốt phiên giao dịch nhưng kết phiên vẫn có thể kéo về giá tham chiếu cho thấy một lực đỡ giá và bên mua đang muốn chiếm ưu thế. Điều này là một tín hiệu tốt để theo dõi cổ phiếu, đặc biệt nếu diễn biến xảy ra trong xu hướng thị trường giảm.
- Ngược lại, nếu trong xu hướng thị trường tăng, giá tăng (xanh) suốt phiên giao dịch nhưng kết phiên quay về tham chiếu, cho thấy áp lực bán tăng lên và có thể là dấu hiệu cho xu hướng giảm.
- Đối với những cổ phiếu tốt, trader có thể tận dụng những đợt giá tham chiếu điều chỉnh khi các sự kiện phát hành mới hoặc chia cổ tức để mua mới.
Lưu ý: Việc theo dõi diễn biến giá cổ phiếu và tận dụng giá tham chiếu để giao dịch cần được kết hợp với những yếu tố thị trường và biến động giá trong các phiên giao dịch gần đây để đánh giá về xu hướng giá một cách hiệu quả hơn.
5. Phân biệt giá trần, giá sàn, giá mở cửa và giá tham chiếu
Để thấy sự khác nhau giữa các mức giá trong phiên giao dịch, tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Nội dung | Giá mở cửa | Giá tham chiếu (TC) | Giá trần | Giá sàn |
Định nghĩa | Giá khớp lệnh trong thời gian ATO của sàn HOSE và HNX. | Giá cơ sở để tính mức giá trần và giá sàn. | Giá cao nhất mà trader có thể mua bán trong phiên giao dịch. | Giá thấp nhất mà trader có thể mua bán trong phiên giao dịch. |
Các tính | Mức giá khớp lệnh cuối cùng lúc 9:15. | Chi tiết tại mục 3 của bài viết. | Giá TC x (1+ biên độ giao động) | Giá TC x (1+ biên độ giao động) |
Ví dụ:
Trên bảng điện, giá trần thể hiện là màu tím, giá sàn là màu xanh lơ và giá tham chiếu là màu vàng. Ví dụ, cổ phiếu HPG có giá trần là 25.000 VNĐ/CP; giá sàn là 21.800 VNĐ/CP và giá tham chiếu là 23.400 VNĐ/CP.
Giá mở cửa thường chỉ có thể theo dõi vào phiên ATO của sàn giao dịch. Đôi khi giá mở cửa có thể bằng với giá tham chiếu, giá trần/giá sàn.
6. Lời kết
Như vậy, giá tham chiếu là một khái niệm quan trọng trong giao dịch chứng khoán, đóng vai trò quan trọng cho việc định hướng giá chứng khoán và quy trình giao dịch trên các thị trường.
Mỗi sàn giao dịch có những cách tính và áp dụng giá tham chiếu khác nhau, do đó, nắm rõ được cách xác định giá tham chiếu của các sàn sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng những chiến lược và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.