Biểu đồ giá là một công cụ vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư trong quá trình xem xét những biến động của thị trường, phân tích xu hướng giá và tìm điểm ra vào lệnh hợp lý.
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những gì mà biểu đồ giá dầu thế giới đang thể hiện cùng với đó là những cách để đầu tư dầu thô phổ biến nhất hiện nay.
1. Biểu đồ giá dầu thế giới qua các năm gần đây
Biểu đồ giá dầu qua các năm (Nguồn: Tradingview)
Bắt đầu từ thời điểm năm 2003 trở về đây giá dầu đã có những sự biến động mạnh mẽ, lí do là bởi nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng.
Cùng với một vài yếu tố quan trọng khác như sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này khiến giai đoạn từ 2003 đến 2008 chứng kiến giá dầu đạt giá trị lịch sử vào ngày 11/07/2008 ở mức 147,27 đô la mỹ/thùng.
Ngay sau khi đạt đỉnh trong năm 2008 thì sang đến 2009 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá dầu đã rớt xuống chỉ còn 32.7 đô la mỹ/thùng và duy trì ở mức trung bình 62 đô la mỹ/thùng sau khi nền kinh tế thế giới được khôi phục trở lại.
Năm 2011, giá dầu thô lại một lần nữa biến động mạnh khi tăng 1,4 lần do sụt giảm nguồn cung tại Syria và Yemen cùng với đó là gián đoạn xuất khẩu dầu thô của Libya. Trong khi đó, nhu cầu dầu của Nhật Bản bắt đầu tăng mạnh do khủng hoảng hạt nhân và hậu quả của thiên tai khiến giá có lúc lên tới hơn 110 đô la mỹ/thùng.
Giữa năm 2014 giá dầu thô tiếp tục khủng hoảng và rơi xuống mức dưới 50 đô la mỹ/thùng do dư thừa nguồn cung từ Mỹ và OPEC. Cùng với đó là cuộc chiến dầu mỏ giữa ba nguồn cung dầu mỏ lớn nhất thế giới là Mỹ-Nga-OPEC đã đẩy giá dầu rơi vào tình trạng sụt giảm nghiêm trọng.
Cuối cùng và cũng là sự kiện lớn nhất diễn ra vào ngày 21/04/2020, giá dầu WTI tương lai đã có một mức giá không tưởng khi được giao dịch ở mức -35,62 đô la mỹ/thùng.
Kết quả này là do sự dư thừa nguồn cung trong một thời gian dài dưới tác động của cuộc chiến dầu mỏ và đặc biệt là đại dịch COVID 19 đã khiến nền kinh tế thế giới lâm vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Kể từ khi dịch bệnh được kiểm soát giá dầu đã tăng không ngừng. Chỉ tính riêng trong năm 2021 giá dầu đã tăng hơn 50%. Tuy nhiên đây được cho là sự phục hồi tất yếu sau đại dịch. Điều đáng chú ý là năm 2022, trong tháng 1 vừa qua giá dầu đã tăng từ 15~18%.
Nguyên nhân được giới chuyên gia nhận định đó là từ căng thẳng giữa Nga-Ukraine và tình hình lạm phát gia tăng.
Từ tháng 5/2022 đến cuối tháng 9/2022, khi các ngân hàng trung ương bắt đầu cuộc đua tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và bình ổn giá dầu thì giá dầu đã đảo chiều giảm, thủng mốc 100 USD vào đầu tháng 7 và tiếp tục giảm chạm mốc 76,58 USD ngày 27/9.
Trước diễn biến Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ cắt giảm sản lượng để tăng giá dầu thì giá dầu đã tăng 05 phiên liên tiếp từ ngày 03/10 và giao dịch ở mức 92,64 USD ngày 07/10/2022.
Về căng thẳng Nga-Ukraine:
Nga là một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong kinh ngạch thương mại hàng hóa toàn cầu. Nước này sản xuất khoảng 2,5 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày (chiếm 10% toàn thế giới).
Trong đó có đến 60% sản lượng dầu 85% sản lượng khí đốt được xuất khẩu sang Châu Âu. Mặt khác mạng lưới đường ống khí đốt của Nga đến Châu Âu phải đi qua Ukraine. Vì thế đường ống này sẽ bị gián đoạn nếu xung đột xảy ra.
Ngoài ra, để đáp trả các lệnh trừng phạt của Châu Âu đối với Nga do chiến tranh với Ukraine, Nga đã liên tục cắt giảm khí cung cấp tới Châu Âu. Đến ngày 3/9/2022, Nga chính thức cắt khí đốt vô thời hạn tới Châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 khiến khủng hoảng năng lượng tại đây thêm trầm trọng.
Về Lạm phát gia tăng:
Lạm phát gia tăng đang là mối lo ngại của toàn thế giới. Đặc biệt là Mỹ, quốc gia đang có chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ 1982 (7,5%). Ngân hàng dự trữ liên bang FED đã thông báo dự kiến tăng lãi suất bắt đầu từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát. Mặc dù mức lãi suất hiện tại của FED đã vượt quá mục tiêu 2%.
Không chỉ tại Mỹ, Ngân hàng Anh cũng đăng tăng mức lãi suất của quốc gia này lên thành 0,5%/năm. Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB cũng đã đưa ra các tín hiệu thắt chặt tiền tệ trước bối cảnh lạm phát gia tăng.
Cả 2 yếu tố trên đã khiến giá dầu biến động rất mạnh trong những ngày gần đây. Cùng mình đến phần tiếp theo để xem diễn biến cụ thể giá dầu hiện tại cùng với đó là nhận định về xu hướng tương lai.
2. Giá dầu thế giới online hiện tại
Xem Chi Tiết Giá dầu WTI hiên tại Mitrade
Xem Chi Tiết Giá dầu Brent hiên tại Mitrade
Sự kiện Nga tuyên bố sáp nhập 04 tỉnh của Ukraine khiến cho căng thẳng giữa Châu Âu và Nga thêm gay gắt. Theo đó, ngày 06/10/2022, Liên minh Châu Âu EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga.
Nội dung bao gồm việc áp giá trần đối với việc vận chuyển đường thuỷ đối với dầu của Nga tới nước thứ ba và những hạn chế với sản phẩm dầu mỏ và dầu thô được vận chuyển tới nước thứ 3 bằng đường thuỷ. Những chính sách này sẽ làm tăng chi phí cho việc nhập khẩu dầu và đẩy giá dầu lên cao.
Ngày 5/10/2022, hội nghị Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ cũng thống nhất việc cắt giảm sản lượng dầu (2 triệu thùng/ngày), mức giảm lớn nhất kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19 năm 2020 tới nay.
Quyết định này sẽ đè nặng lên quá trình hồi phục kinh tế cũng như nhu cầu dầu toàn cầu. Theo công ty tài chính đa quốc gia Morgan Stanley, thì năm 2023 thị trường dầu sẽ bị giảm đi ~ 0,9 triệu thùng/ ngày.
Ngày 06/10/2022, ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs cũng đã tăng dự đoán giá dầu Brent từ 99 USD lên mức 104 USD vào năm 2022 và tăng từ 108 USD lên 110 USD vào năm 2023.
Ngân hàng Mỹ cũng đưa ra dự đoán về giá dầu Q4/2022 vào ~ 110 USD/ thùng và 115 USD/ thùng vào Q1/2023.
Tóm lại diễn biến giá dầu trong những ngày tiếp theo là rất khó lường. Nhưng phần lớn sẽ phụ thuộc nhiều và yếu tố địa chính trị. Vì thế những nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhật thông tin mới nhất về chính sách tiền tệ và kinh tế của các quốc gia trước tình trạng nguồn cung bị dầu bị giảm hiện nay.
3. Những điều về giá dầu thế giới từ biểu đồ trong 155 năm
Cùng mình nhìn loại toàn cảnh biến động giá dầu thế giới trong 155 năm từ năm 1862 đến năm 2023.
1862-1865: Nội chiến Hoa Kỳ diễn ra đã đẩy giá hàng hóa lên cao; Nhu cầu dầu được đẩy lên cao do thuế và sự cạnh tranh gay gắt.
1865-1890: Giá cả tăng vọt cùng sự phá sản và sự sụt giảm của hoạt động khoan ở Mỹ đã khiến giá dầu tăng.
1890-1892: Suy thoái kinh tế và việc sản xuất mạnh mẽ từ Mỹ và Nga đã khiến giá dầu đi xuống
1891-1894: Các mỏ dầu ở Pennsylvania bắt đầu suy tàn, tạo tiền đề cho giá cao hơn vào năm 1895
1894: Đại dịch tả đã làm cắt giảm sản lượng ở Baku, Azerbaijan, góp phần làm tăng đột biến giá năm 1895
1920: Việc ô tô được đưa vào hoạt động nhanh chóng đã làm gia tăng đáng kể "sự khan hiếm xăng ở bờ biển phía Tây"
Năm 1931: Giá dầu xuống thấp kỷ lục khi cuộc Đại suy thoái bắt đầu và nhu cầu cũng giảm đáng kể.
Năm 1947: Sự bùng nổ ô tô sau chiến tranh gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng tại một số vùng của Hoa Kỳ
1956-1957: Khủng hoảng tại Suez đã lấy đi 10% lượng dầu của thế giới khỏi các nước Trung Đông và khiến giá dầu tăng đột biến trong thời gian ngắn
1973-1974: Các quốc gia Ả Rập đưa ra lệnh cấm vận đối với các nước ủng hộ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur
1978-1979: Iran cắt giảm sản xuất và xuất khẩu đồng thời hủy hợp đồng với các công ty Mỹ. Giá dầu tăng mạnh trong thời điểm này
1980: Chiến tranh Iran-Iraq bắt đầu khiến xuất khẩu từ các khu vực này chậm hơn nữa.
1985-1986: Ả Rập Saudi tăng sản lượng để giành lại thị phần
1988: Iran - Iraq chấm dứt chiến tranh và tăng sản lượng sản xuất dầu
1990: Iraq xâm lược Kuwait; Các hoạt động sản xuất dầu tại Kuwait được cắt bỏ đến năm 1994
1999: Nhu cầu dầu của châu Á phục hồi sau cuộc khủng hoảng 1997
Giữa những năm 2000: Châu Á thúc đẩy nhu cầu gia tăng khi sản xuất đình trệ và công suất dự phòng của Ả Rập Xê Út giảm
2001-2003: Khủng bố ngày 11/9 và cuộc xâm lược Iraq làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của Trung Đông; Công nhân dầu mỏ Venezuela đình công
2008: Khủng hoảng tài chính toàn cầu
2011: Ả Rập nội chiến Libya làm suy giảm sản lượng
2014-2015: Nguồn cung dư thừa toàn cầu khiến thị trường dầu mỏ tìm kiếm điểm cân bằng mới.
Năm 2016: Các yếu tố cơ bản đã suy yếu vào cuối năm.
Năm 2017: Giá dầu thế giới bình quân đạt 54,2 USD/thùng, tăng 24% so với năm 2016, do sự cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước đồng minh, cùng với sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
Năm 2018: Giá dầu thế giới bình quân đạt 71,1 USD/thùng, tăng 31% so với năm 2017, do sự căng thẳng chính trị tại Venezuela, Iran và Libya, cùng với sự gián đoạn sản lượng của Canada và Na Uy.
Năm 2019: Giá dầu thế giới bình quân đạt 64,2 USD/thùng, giảm 10% so với năm 2018, do sự gia tăng sản lượng của Mỹ, Nga và Saudi Arabia, cùng với sự suy yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Năm 2020: Giá dầu thế giới bình quân đạt 41,3 USD/thùng, giảm 36% so với năm 2019, do sự sụp đổ của nhu cầu tiêu thụ dầu do tác động của Covid-19 trên toàn cầu, cùng với sự tranh cãi giữa OPEC và Nga về việc điều chỉnh sản lượng.
Năm 2021: Giá dầu thế giới bình quân đạt 68,5 USD/thùng, tăng 66% so với năm 2020, do sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu khi các nước tiến hành tiêm chủng vaccine Covid-19 và nới lỏng các biện pháp phong tỏa, cùng với sự duy trì của các biện pháp hạn chế sản lượng của OPEC+ và các sự kiện địa chính trị tại Trung Đông.
Năm 2022-2023: Giá dầu thế giới bình quân được dự báo quanh mức 95 - 105 USD/thùng, do sự căng thẳng chính trị và quân sự tại Nga và Ucraina, cùng với sự thiếu hụt nguồn cung khi OPEC+ duy trì các biện pháp hạn chế sản lượng và các nhà sản xuất không khí Mỹ gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng do chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất tăng cao.
Qua các dấu mốc ở trên chúng ta có thể thấy rằng, giá dầu luôn biến động bởi các yếu tố như: Khủng hoảng kinh tế, Dịch bệnh thiên tai và đặc biệt là địa chính trị. Phần đa các dấu mốc sự kiện ở trên đều có liên quan đến địa chính trị. Kể từ sau năm 2008 các xung đột địa chính trị đã giảm đáng kể.
Sự kiện khiến giá dầu thô tăng vọt | Sự kiện khiến giá dầu thô sụp đổ |
Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ | Khủng hoảng kinh tế |
Lạm phát&tiền tệ mất giá | Dịch bệnh thiên tai |
Căng thẳng địa chính trị liên quan đến nhà khai thác dầu | Địa chính trị ổn định |
Sự cố kênh đào hoặc sự cố tràn dầu | Sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác dầu |
4. Làm thế nào để biết xem biểu đồ giá dầu thế giới trực tuyến
Để đọc và hiểu được biểu đồ giá dầu thế giới bạn cần phải nắm được những thông số và chỉ báo mà các đồ thị thể hiện và áp dụng chúng tùy thuộc vào mục đích phân tích dài hạn hoặc ngắn hạn của mình bao gồm:
Có rất nhiều cách để biểu thị biểu đồ như:
●Biểu đồ thanh,
●Biểu đồ nến,
●Biểu đồ đường,
●biểu đồ vùng,
●biểu đồ đường cơ sở,
●mô hình Heiken Ashi,
●Renko
●đường ngắt.
Mỗi một dạng biểu đồ có cách hiển thị khác nhau và dưới đây là 3 dạng biểu đồ phổ biến nhất hiện nay:
● Biểu đồ nến: gồm hai phần là thân nến và râu. Thân nến thể hiện giá mở cửa và đóng cửa trong khung thời gian chọn, râu nến thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất của phiên.
Nến xanh biểu thị cho việc giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa(giá tăng), ngược lại là nến đỏ biểu thị cho việc giá giảm(giá mở cao hơn giá đóng). Biểu đồ nến là một trong những công cụ rất đắc lực trong việc phân tích các xu hướng ngắn hạn và giúp bạn lựa chọn điểm vào lệnh dễ dàng hơn.
● Biểu đồ đường: Là dạng biểu đồ trực quan thường được sử dụng khi cần phân tích các xu hướng dài hạn. Biểu đồ đường biểu thị nơi giá đã ở trong quá khứ và hiển thị giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.
● Biểu đồ thanh: Về cơ bản biểu đồ thanh hay còn gọi là biểu đồ OHLC tương tự như biểu đồ nến với các thông tin bao gồm giá đóng/mở cửa cũng như giá cao nhất và thấp nhất trong phiên. Tuy nhiên nó được thể hiện đơn giản hơn so với biểu đồ nến nhờ việc loại bỏ phần thân và chỉ tập trung vào các thông số cụ thể
◎ Các công cụ phân tích kỹ thuật trong biểu đồ giá dầu thế giới:
>>>Sử dụng các biểu đồ và các chỉ báo kỹ thuật của các sản phẩm tài chính trên Mitrade
● Các đường trung bình MA
Đây là một dạng chỉ báo kỹ thuật, các đường trung bình như EMA, SMA thường được sử dụng để xác định xu hướng giá tiếp theo của thị trường, từ đó giúp nhà đầu tư tìm ra điểm vào lệnh hợp lý. Khi giá di chuyển lên hoặc xuống đường trung bình các nhà đầu tư coi đó là một tín hiệu đảo chiều của giá và có thể hình thành xu hướng giá mới trong tương lai.
● Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Là những vùng giá trong quá khứ mà tại đó những nhà đầu tư cho rằng khi giá hiện tại chạm tới sẽ có xu hướng đảo chiều. Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá biểu thị cho xu hướng đảo chiều từ giá tăng thành giảm còn ngưỡng kháng cự là vùng giá biểu thị cho xu hướng đảo chiều từ giá giảm thành tăng.
● Các chỉ số dao động
Là các chỉ số kỹ thuật giúp xác định tình trạng quá mua hoặc quá bán hoặc xu hướng giá của thị trường.
● Các chỉ báo phổ biến bao gồm:
MACD(Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ) : là chỉ báo kỹ thuật giúp xác định các mức biến đổi trung bình và cho ta thấy một xu hướng giá mới hình thành, đó có thể là xu hướng giảm hoặc là xu hướng tăng.
● RSI(Chỉ số sức mạnh tương đối) : là chỉ báo kỹ động lượng dựa vào việc đo lường mức độ thay đổi về giá và đưa ra kết luận việc thị trường đang ở mức quá mua hoặc quá bán.
● Stochastic oscillator (Bộ dao động ngẫu nhiên): là chỉ báo động lượng chuyên dùng để đo lường sức mạnh và quán tính của giá, được áp dụng nhằm xác định xu hướng giá và khả năng xuất hiện các điểm đảo ngược.
● Chỉ số định hướng trung bình (ADX): là chỉ báo kỹ thuật ước lượng sức mạnh của xu hướng và xác định những biến động giá có thể xảy ra trong tương lai bằng cách so sánh sự khác biệt giữa hai mức giá thấp và mức giá cao.
● Phạm vi trung bình thực (ATR): Là công cụ đo lường sự biến động của thị trường. Chỉ báo này không dùng vào việc xác định xu hướng giá mà sẽ đánh giá sự quan tâm trong trong quá trình dịch chuyển của thị trường.
Mỗi chỉ báo sử dụng các thông số đầu vào hơi khác nhau trong các tính toán, nhưng chúng luôn cố gắng cung cấp cho các nhà giao dịch một cái nhìn sâu sắc về việc liệu thị trường sẽ tiếp tục di chuyển với cùng một xu hướng hay đảo chiều theo hướng ngược lại.
◎ Fibonacci và ứng dụng của nó trong đọc biểu đồ giá
Dãy số Fibonacci được dùng để xác định các vùng giá mà tại đó thị trường sẽ có xu hướng đảo chiều hoặc điều chỉnh. Các ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng được gọi là tỷ lệ vàng do tại đó giá có xu hướng đảo nhiều nhất.
◎ Các mô hình giá
Là các mô hình được tạo nên từ mức giá trên đồ thị. Những mô hình này được sử dụng để dự báo xu hướng giá trong tương lai, một số mô hình tiêu biểu thường gặp như: Mô hình nến nhật, Mô hình tam giác, mô hình vai đầu vai, mô hình cờ…v.v… Mỗi một mô hình sẽ đại diện cho một xu hướng khác nhau, đó có thể là xu hướng đảo chiều hoặc tiếp tục với xu hướng hiện tại.
5. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản khi đầu tư dầu thô
★ Phân tích kỹ thuật: Là chính là việc áp dụng các chỉ báo kỹ thuật trong đồ thị giá đã được đề cập ở mục 5 để xác định các điểm vào lệnh hợp lí.
★ Phân tích cơ bản: Là việc không sử dụng đồ thị giá mà sẽ dựa chủ yếu vào các tin tức, báo cáo và tình hình cung cầu để xác định xu hướng chung trong dài hạn của thị trường.
Kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.
Nhiều nhà giao dịch sẽ cố gắng xây dựng các mô hinh giá và dùng phân tích kỹ thuật để xác định các điểm vào ra lệnh nhưng cách hợp lý nhất đó là sử dụng phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng giá sau đó dùng phân tích cơ bản để xem liệu rằng cung và cầu trong tương lai có đủ hiệu quả để di chuyển giá thông qua ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự hay không.
6. Tại sao biểu đồ giá dầu thế giới rất quan trọng? Lợi ích khi đọc Crude oil chart
Tầm quan trọng của biểu đồ thế giới được thể hiện bằng những lợi ích mà nó mang lại như:
◎ Tầm nhìn: Biểu đồ giá cung cấp một cái nhìn về sự tăng giảm của giá dầu trong quá khứ một cách trực quan hơn rất nhiều so với việc chỉ nhìn vào các con số. Điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn muốn phân tích biến động giá trong khung thời gian theo tháng hoặc năm.
◎ Chiều sâu: Theo lý thuyết DOW giá cả phản ánh tất cả, chính vì thế khi quan sát biểu đồ giá dầu chúng ta sẽ biết được những yếu tố nào đã tác động đến thị trường mà không cần phải đi phân tích riêng lẻ. Nói một cách đơn giản, biểu đồ giá cho thấy câu chuyện đằng sau sự chuyển động của giá.
◎Thông tin: Biểu đồ giá cung cấp những thông tin quý báu về giá cao nhất, thấp nhất của những thời điểm trong quá khứ, điều này vô cùng hữu ích trong việc những mức cản, mức hỗ trợ và từ đó nhà đầu tư có thể xác định được điểm vào/ra thị trường đúng đắn.
◎Quyết định: Biểu đồ giá là công cụ không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật, là nơi để các nhà phân tích sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD, SMA…v.v.. nhằm đưa ra những dự đoán về xu hướng giá tương lai của thị trường, từ đó sẽ có những quyết định đầu tư hợp lí và hiệu quả.
7. Lời kết
Mặc dù những diễn biến hiện tại của giá dầu đang cho thấy dấu hiệu rất tích cực của sự phục hồi, tuy nhiên thị trường luôn biến động và nếu như không có kiến thức đầu tư thì hậu quả thua lỗ vẫn luôn hiện hữu.
Hi vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những gì mà biểu đồ giá dầu thô thể hiện và lựa chọn cho mình phương án giao dịch phù hợp nhất với bản thân và mang lại lợi nhuận.
▌ Xem thêm các bài khác |
TOP 15 sàn giao dịch hàng hóa phái sinh[Vàng/Bạc/Dầu thô] uy tín nhất Việt Nam
Top 15 APP đầu tư tài chính online uy tín như vàng, dầu, Tiền ảo V.V.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.