Danh sách các sàn giao dịch tiền điện tử đã phải đóng cửa trong suốt những năm qua! Làm thế nào để chọn một sàn giao dịch uy tín? Sàn giao dịch nào là an toàn hơn?

Trong lĩnh vực tiền điện tử, chắc hẳn bạn cũng đã biết mức độ biến động của thị trường này vượt xa so với các tài sản truyền thống như cổ phiếu, vàng, ngoại hối… Vì vậy, từ bước chân đầu tiên vào thế giới tiền điện tử, hầu hết các nhà đầu tư liên tục “tự thuyết phục” chính họ chấp nhận tính chất "biến động cao mang lại lợi nhuận cao" của thế giới tiền điện tử.
Tuy nhiên, điều mà ít ai ngờ đến là, so với biến động giá tiền điện tử, mức thua lỗ, thiệt hại khi vướng vào một sàn giao dịch đóng cửa là không thể đo đếm được, thậm chí gây khủng hoảng tâm lý cộng đồng nhà đầu tư, làm thị trường sụp đổ và khó phục hồi lại. Cần phải cảnh giác là việc có một số sàn giao dịch bị đóng cửa không phải là một sự kiện Black Swan, mà xảy ra hàng năm, vì vậy nhà đầu tư phải đặc biệt chú ý. Tiếp theo, chúng tôi sẽ liệt kê danh sách các sàn giao dịch nổi tiếng đã sụp đổ và phải đóng cửa, nguyên nhân dẫn đến việc đóng cửa đó là gì, và nhà đầu tư nên làm gì trong tình huống đó?
1. Các sàn giao dịch nổi tiếng đã phải đóng cửa
Khi thị trường tiền điện tử ngày càng trưởng thành và phát triển, một lượng lớn sàn giao dịch tiền điện tử đã được ra mắt. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, hiện tại trên thị trường có hơn 225 sàn giao dịch tiền điện tử giao ngay được quản lý. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều sàn giao dịch đã bị đóng cửa, trong đó đã từng có những tên tuổi lớn như MT.Gox, FCoin, FTX và nhiều sàn khác. Vậy chính xác điều gì đã xảy ra với các sàn giao dịch tiền điện tử này?
MT.Gox(2014)
MT.Gox, hay thường được gọi là "Mt.Gox", là một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Nhật Bản, được thành lập bởi Jed McCaleb, người nổi tiếng là cha đẻ của BitTorrent, vào tháng 7 năm 2010. Và vào tháng 3 năm 2011, người sáng lập Jed McCaleb đã bán sàn giao dịch này cho ông trùm người Pháp Mark Karpeles, thường được gọi là "tên mập". Sau đó, "tên mập" đã tái thiết kế trang web và thêm hơn mười loại tiền tệ. Cộng với sự tăng giá của Bitcoin, MT.Gox đã trở thành sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2013. Thật không may, vào năm 2014, sàn giao dịch MT.Gox đã bị tấn công bởi các hacker và mất đi 850.000 Bitcoin (tương đương 4,73 tỷ USD). Sau sự cố này sàn MT.Gox buộc phải công bố phá sản và đóng cửa.
Yes-BTC(2015)
Vào tháng 02 năm 2015, Yes-BTC, một trong ba sàn giao dịch tiền điện tử lớn tại Đài Loan, cũng bị hacker tấn công và khiến việc rút tài sản từ sàn này bị trì trệ., Sau sự cố đó Yes-BTC đã phải tuyên bố đóng cửa trang web, và chủ tịch He Zhao-yi cũng biến mất. Sau đó, theo điều tra của cảnh sát, hóa ra He Zhao-yi đã lừa đảo hơn 6 triệu đài tệ từ các tài khoản của khách hàng và bỏ trốn mất tăm mất tích.
FCoin(2020)
Vào ngày 21 tháng 5 năm 2018, sàn giao dịch FCoin, được thành lập bởi Zhang Jian, tác giả cuốn sách "Blockchain: Định nghĩa cho tương lai tài chính và kinh tế mới", đã chính thức gia nhập thị trường tiền điện tử. Bằng mô hình tiếp thị "Giao dịch và đào, giữ tiền thì có thưởng", FCoin đã vươn lên đứng top đầu thế giới xét về khối lượng giao dịch hằng ngày ngay sau 13 ngày kể từ khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, do cạnh tranh từ các đối thủ, cùng việc trả thưởng quá cao, nguồn lực của sàn này đã nhanh chóng cạn kiệt. Khối lượng giao dịch hàng ngày của FCoin đã giảm sút đi trông thấy và giá token FTT cũng rớt thê thảm. Vào cuối năm 2018, sau những nỗ lực cứu vớt thất bại, người sáng lập sàn FCoin đã bỏ trốn ra nước ngoài. Và vào năm 2020, ông này tuyên bố rằng không thể thanh toán được khoảng tài sản ước tính từ 7.000 đến 13.000 Bitcoin của khách hàng.
FTX(2022)
Sàn FTX, tên đầy đủ là "Futures Exchange," được sáng lập bởi Sam Bankman-Fried (được gọi tắt là "SBF") vào năm 2019. Đây là một sàn giao dịch rất nổi tiếng, và có thể nói là “tai tiếng” trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2021, FTX đã tận dụng cực tốt thời kỳ tăng giá của thị trường tiền điện tử, đạt khối lượng giao dịch hàng ngày cực lớn. Vào năm 2022, sàn FTX đã trở thành sàn giao dịch lớn thứ hai trên toàn cầu, chỉ sau mỗi sàn Binance. Tuy nhiên, vào tháng 11 năm 2022, sàn FTX đã bộc lộ ra một loạt vấn đề, khiến người dùng của nền tảng này đồng loạt rút tài sản của họ ra. Giá token FTT của sàn FTX rớt thê thảm, cuối cùng buộc phải tuyên bố đóng cửa.
Bittrex(2023)
Bittrex là một sàn giao dịch tiền điện tử của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 2014, được sáng lập bởi cựu nhân viên của các công ty lớn như Microsoft và Amazon, vốn từng rất nổi tiếng về mức độ uy tín và an toàn. Vào năm 2018, thị phần của sàn Bittrex chiếm gần 23%, số lượng đồng coin được niêm yết trên sàn giao dịch là trên 300. Bittrex đã từng là một trong ba sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, mới đây, đến tháng 4 năm 2023, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã buộc tội Bittrex vi phạm các quy định tài chính và ra lệnh trừng phạt. Chỉ trong vòng một tháng sau đó, Bittrex đã phải nộp đơn xin bảo vệ phá sản, với tài sản và nợ trên mức 5-10 tỷ đô la và hơn 100.000 người chơi có quyền đòi nợ.
Ngoài những trường hợp này, còn có rất nhiều sàn giao dịch nổi tiếng khác cũng đã lâm vào tình cảnh phá sản, như sàn giao dịch Bitfloor (2013), 796 (2015), Upbit (2019), DrogonEX (2019), sàn ZB (2022), AEX (2022), sàn HOO (2022), JPEX (2023) và nhiều trường hợp khác. Vậy tại sao lại có nhiều sàn giao dịch phá sản như vậy, và nguyên nhân thực sự đằng sau tình trạng này là gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến sự đóng cửa của các sàn giao dịch là gì?
Về cơ bản, có thể chia thành hai loại nguyên nhân chính dẫn đến sự đóng cửa của sàn giao dịch, gồm nguyên nhân liên quan đến chính bản thân sàn giao dịch (nguyên nhân chủ quan) và nguyên nhân liên quan đến yếu tố bên ngoài như các quy định pháp lý, các cơ quan giám sát và biến động thị trường (nguyên nhân khách quan).
֎ Lỗ hổng bảo mật
Hệ thống bảo mật mạnh mẽ là nền tảng làm nên thành công của một sàn giao dịch. Một khi có lỗ hổng bảo mật xuất hiện, các hacker sẽ ngay lập tức tấn công vào để đánh cắp tiền của người dùng. MT.Gox là một ví dụ điển hình về việc bị các hacker tấn công, và phải đóng cửa ngay sau khi bị tấn công bởi hacker. Trên thực tế, gần như mọi sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới đã gặp phải các vấn đề tương tự, kể cả các sàn giao dịch hàng đầu thế giới như Binance, OKX, Bitfinex, Coincheck và nhiều sàn khác – nhưng họ có đủ tài chính để bù đắp thiệt hại.
֎ Hoạt động nội bộ
Các hoạt động nội bộ chủ yếu liên quan đến việc những người quản lý sàn sử dụng tài sản của các nhà đầu tư mà không để họ biết, thực hiện đầu tư hoặc sử dụng không đúng mục đích. Và đây chính là trường hợp của sàn giao dịch FTX và Yes-BTC. Những người sáng lập sàn giao dịch này đã cố tình sử dụng tài sản của người dùng mà không được ủy nhiệm, và sau đó đến khi người dùng rút tiền ra thì không có đủ tài sản để thanh toán cho người dùng. Cuối cùng, các sàn này đã buộc phải đóng cửa, còn những người sáng lập phải chịu án tù trước vành móng ngừa – nhưng tiền của nhà đầu tư thì không lấy lại được mấy.
֎ Quản lý không đúng cách
Việc đóng cửa của Fcoin chủ yếu là do mô hình khai thác đào với tỷ lệ trả thưởng cao, khiến sàn không đủ nguồn lực để duy trì. Bên cạnh đó các quy định của sàn này cũng liên tục bị thay đổi,, gây bất bình lớn từ phía cộng đồng người dùng. Sự thiếu sót trong cách thiết lập cơ cấu và quản lý của một số sàn giao dịch là nguyên nhân chính khiến các sàn đó sụp đổ. Ngoài ra, các sàn giao dịch có thể phá sản do cơ chế quản lý không đúng cách của các private key. Chẳng hạn như trường hợp của sàn giao dịch QuadrigaCX ở Canada, người sáng lập qua đời mà không để lại cách để người kế nhiệm tiếp cận private key, dẫn đến người dùng không thể truy xuất được khối lượng tài sản mã hóa trị giá tới 145 triệu USD.
֎ Giám sát
Khi thị trường tiền điện tử trở nên ngày càng phát triển và lớn mạnh, việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng ngày càng trở nên quan trọng. Ví dụ như các cơ quan giám sát tại Hoa Kỳ thường xuyên khởi kiện, hoặc chính phủ Trung Quốc thực hiện các quyết sách rất mạnh tay đối với các sàn giao dịch tiền điện tử thiếu uy tín. Ví dụ, vào năm 2013 sàn giao dịch BitAge (AEX) đã trở thành nạn nhân của việc kiểm tra giám sát đến từ các cơ quan chấp pháp, buộc sàn này phải đóng cửa.
֎ Biến động thị trường
Trong thị trường tăng giá, giá các đồng tiền điện tử tăng mạnh, thu nhập lớn đủ để giúp nhiều sàn giao dịch tồn tại. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn giảm giá, thị trường gấu, khối lượng giao dịch giảm mạnh, doanh thu của sàn giao dịch sụt giảm. Điều đó kéo theo phản ứng dây chuyền dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, sàn phải thắt lưng buộc bụng, nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc phải đóng cửa, ví dụ điển hình như trường hợp của sàn Bittrex.
3. Làm thế nào để lựa chọn sàn giao dịch tiền điện tử uy tín?
Đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường, thật khó để chọn ra một sàn giao dịch tiền điện tử uy tín khi mà hiện nay trên thị trường có quá nhiều sàn khác nhau. Các nhà đầu tư mới thường nghĩ rằng sàn nào về cơ bản cũng như nhau, chỉ để giao dịch mà thôi, và vì vậy mà họ thường lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư này không biết rằng quyết định tùy tiện này có thể mang lại kết quả tàn khốc cho chính bản thân họ cũng như số tiền vốn mà họ đã phải vất vả tích góp.
☀️ Bảo mật
Hiện nay, có rất nhiều sàn giao dịch đã đóng cửa, nhưng ai có thể đảm bảo rằng các sàn giao dịch đang hoạt động bình thường hôm nay ngày mai không có vấn đề? Do đó, khi chọn sàn giao dịch, bạn không nên chủ quan, cũng không nên ham rẻ. Điều quan trọng nhất là ưu tiên xem xét về vấn đề bảo mật, gồm hệ thống bảo mật, giấy phép kinh doanh, quỹ dự phòng rủi ro và nhiều yếu tố khác. Về mặt bảo mật công nghệ, bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử các sự kiện tấn công, biện pháp ứng phó, đội ngũ kỹ thuật và kiểm toán của từng sàn giao dịch thông qua diễn đàn hoặc các nguồn thông tin tin cậy. Giấy phép và quỹ dự phòng rủi ro có thể được tra cứu trên trang web chính thức của sàn giao dịch. Để đảm bảo tránh trường hợp các sàn giao dịch tiền điện tử có hành vi gian lận, bạn nên kiểm tra với các cơ quan cấp giấy phép, tránh sự kiện giống như vụ việc tại sàn JPEX.
☀️ Phí giao dịch
Một sàn giao dịch tốt sẽ giúp đảm bảo an toàn cho số tiền của bạn. Chỉ khi tiền của bạn được đảm bảo, bạn mới nên xem xét tiếp các yếu tố khác của sàn đó, ví dụ như về mức phí giao dịch. Nếu hai sàn có mức độ bảo mật tương tự như nhau, bạn nên chọn sàn giao dịch với mức phí giao dịch thấp hơn. Tuy nhiên, nếu một sàn giao dịch không rõ danh tiếng và không đáng tin cậy thu phí 0,01%, trong khi một sàn giao dịch nổi tiếng, tuân thủ quy định và bảo mật cao thu phí 0,02%, thì tốt nhất bạn vẫn nên chọn lựa sàn giao dịch uy tín hơn. Bởi lẽ rủi ro của việc sàn giao dịch không đủ uy tín, mức độ bảo mật kém sẽ có khả năng buộc phải đóng cửa cao hơn rất nhiều. Do đó, việc cân nhắc mức phí giao dịch của một sàn cũng không phải là yếu tố quá quan trọng so với mức độ bảo mật.
☀️ Số lượng tiền điện tử được hỗ trợ
Các loại tiền lớn như BTC, ETH, XRP… gần như sàn giao dịch nào cũng hỗ trợ, vì vậy không có nhiều sự khác biệt ở đây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giao dịch một số loại tiền mới, đặc biệt là những loại tiền có vốn hóa thị trường nhỏ, thường bạn sẽ cần sử dụng sàn giao dịch thứ cấp. Các coin có vốn hóa thấp, hay còn quá mới không đáp ứng tiêu chuẩn của các sàn giao dịch lớn và thường khó được niêm yết trong giai đoạn đầu.
☀️ Trải nghiệm người dùng
Đối với các nhà giao dịch, trải nghiệm người dùng, nhất là tốc độ giao dịch là một yếu tố cũng cực kỳ quan trọng, đặc biệt quan trọng trong những tình huống tăng giảm giá cực đoan. Về vấn đề này, hiệu suất của các sàn giao dịch lớn thường ưu việt hơn so với các sàn giao dịch nhỏ. Ngoài ra, giao diện giao dịch, các công cụ vẽ biểu đồ và các yêu cầu giao dịch cá nhân khác có đáp ứng nhu cầu của bản thân hay không cũng là một yếu tố quan trọng cần đặt lên bàn cân. Hãy chọn theo sở thích của bạn để tìm sàn giao dịch tiền điện tử phù hợp nhất với bản thân nhé!
4. Kết luận – Các sàn giao dịch nào xứng đáng lựa chọn?
Dựa trên dữ liệu từ các nền tảng uy tín như CoinMarketCap và Mytoken, sàn giao dịch Binance (BNB) hiện đang đứng đầu thế giới trong danh sách các sàn giao dịch tập trung (CEX) tốt nhất, với mức độ đánh giá rất cao về mặt an toàn, tính thanh khoản, số lượng loại tiền, số lượng người dùng và nhiều khía cạnh khác từ các chuyên gia tài chính cũng như từ cộng đồng. Binance hiện là một sự lựa chọn xứng đáng cho hầu hết các nhà đầu tư, đặc biệt là người mới.
Nếu bạn lo ngại về vấn đề an toàn của các sàn giao dịch tập trung (CEX), bạn cũng có thể chọn các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Hiện nay, Uniswap (UNI) là sàn DEX có lượng giao dịch lớn nhất trên thế giới, hỗ trợ trên 8 mạng blockchain lớn như Ethereum, Avalanche, Polygon... với hơn nghìn loại tiền điện tử khác nhau, mang lại sự lựa chọn rất đa dạng cho người sử dụng.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến sản phẩm hợp đồng tiền điện tử, bạn có thể chọn các sàn giao dịch của các nhà môi giới ngoại hối, chẳng hạn như nền tảng giao dịch số 1 thế giới và Việt Nam Mitrade. Nền tảng này sử dụng biện pháp tiên tiến hàng đầu để đảm bảo an toàn tiền của người dùng, và được kiểm soát bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) và Cơ quan Quản lý Tài chính Quần đảo Cayman (CIMA).
✅400+ thị trường tài chính hot
✅ Mức đòn bẩy linh hoạt 1:1 ~ 1:200
✅ $50,000 vốn trải nghiệm KHÔNG RỦI RO
✅ Giao dịch trên đa nền tảng 24/5
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về lý do tại sao một số sàn giao dịch phải đóng cửa, cũng như cách để chọn ra các sàn giao dịch uy tín, an toàn, và phù hợp với bản thân bạn nhất. Chúc bạn có được niềm vui và thành công đạt được mục tiêu tài chính của bản thân!
Sàn giao dịch tiền điện tử là gì? Sàn giao dịch tiền ảo là gì?
Các sàn giao dịch tiền điện tử có được phép hoạt động ở Việt Nam không?
Sàn giao dịch tiền ảo nào vừa có mức độ bảo mật tốt vừa có mức phí thấp?
Làm cách nào để nạp, rút tiền khi sử dụng sàn giao dịch tiền điện tử?
Làm thế nào để quản lý hiệu quả các sàn giao dịch tiền điện tử?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.