Giao dịch năng lượng ngày càng trở nên phổ biến bởi tính thanh khoản trên thị trường này rất lớn. Tuy nhiên, để thành công trong giao dịch năng lượng không hề đơn giản và đòi hỏi các nhà giao dịch dành nhiều thời gian công sức để hiểu sâu về thị trường. Trong bài viết này, Mitrade đưa ra các bước cần thiết để tiến hành giao dịch năng lượng một cách hiệu quả.
1. Giới thiệu về năng lượng
- Giới thiệu chung về thị trường năng lượng
Năng lượng có lẽ là thứ có tác động lớn nhất đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ quần áo, các thiết bị điện tử, sử dụng điện hay xăng dầu chúng ta đổ vào các phương tiện giao thông. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), mức tiêu thụ năng lượng hàng năm trên thế giới lên đến 125 triệu BTU và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 138 triệu BTU vào năm 2050. Thế giới ngày càng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.
Có nhiều cách phân loại năng lượng khác nhau. Xét theo tiêu chí về khả năng tái tạo, có thể phân chia năng lượng thành hai nhóm có thể tái tạo và không thể tái tạo.
֎ Nhóm năng lượng tái tạo: Hiện chiếm khoảng hơn 20% sản lượng điện toàn cầu và khoảng 12% tổng mức tiêu thụ năng lượng. Về cơ bản có năm loại năng lượng tái tạo chính là năng lượng mặt trời (lấy từ nhiệt của mặt trời), năng lượng địa nhiệt (lấy từ nhiệt trong tâm Trái Đất), năng lượng gió (lấy từ chuyển động tự nhiên của không khí), năng lượng sinh khối (lấy từ vật chất sống, chủ yếu thực vật) và năng lượng thủy điện (lấy từ dòng nước).
֎ Nhóm năng lượng không thể tái tạo: Chiếm khoảng gần 90% tổng năng lượng tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, bao gồm sản phẩm dầu mỏ (dầu thô, các sản phẩm dầu thô tinh chế như xăng, dầu sưởi, nhiên liệu diesel,…), chất lỏng khí hydrocarbon (từ khí tự nhiên, các ankan và anken), khí tự nhiên (chủ yếu là khí methan sâu dưới bề mặt Trái Đất), than, năng lượng hạt nhân.
- Các loại hình phổ biến trong giao dịch năng lượng:
Trên thị trường giao dịch hàng hóa, các hàng hóa phổ biến nhất nằm ở nhóm năng lượng không thể tái tạo như dầu thô, khí tự nhiên hay điện. Dưới đây là một vài loại hàng hóa năng lượng phổ biến:
֎ Dầu thô: Có hai loại dầu thô chính là Dầu thô WTI (viết tắt của West Texas Middle) và Dầu thô Brent (Biển Bắc). Dầu thô WTI được chiết xuất chủ yếu từ các mỏ nằm ở Texas, Bắc Dakota và Louisiana của Hoa Kỳ, trong khi dầu thô Brent được khai thác từ Biển Bắc gần Châu Âu. Nhìn chung giá của hai loại dầu thô này có tương quan chặt với nhau.
֎ Khí tự nhiên (LNG): Đây là loại nhiên liệu được tinh chế từ dầu thô, đồng thời là một mặt hàng nhiên liệu quan trọng dùng để thay thế cho than và dầu, được sử dụng để sưởi ấm, phát điện hay làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông. Tại Mỹ, LNG đóng góp đến 25% tỷ trọng sử dụng năng lượng.
֎ Than đá (Coal): Là loại nhiên liệu hóa thạch thường được sử dụng trong sản xuất điện và thép.
֎ Điện: Loại hình cung cấp năng lượng không thể thiếu trên thế giới cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
- Giao dịch năng lượng hoạt động như thế nào?
Giao dịch năng lượng là một trong những loại hình giao dịch và đầu tư phổ biến nhất do sự phổ biến của các loại hàng hóa năng lượng và cung-cầu tài sản năng lượng không ngừng tăng lên. Dưới đây là các cách phổ biến mà nhà đầu tư có thể tìm đến khi giao dịch năng lượng:
֎ Giao dịch CFD các loại hàng hóa năng lượng như Dầu thô Brent, Dầu thô WTI, khí tự nhiên LNG, xăng, than đá thông qua các nền tảng giao dịch uy tín và được cấp phép. Bản chất của hợp đồng CFD là việc nhà đầu tư đặt cược vào sự biến động của chênh lệch giá mà không cần sở hữu tài sản.
֎ Mua các cổ phiếu năng lượng trên thị trường chứng khoán. Một số các cổ phiếu phổ biến trong lĩnh vực năng lượng là ExxonMobil, BP, Royal Dutch Shell, Chevron… Khi tiến hành mua cổ phiếu các công ty này, nhà giao dịch cần nghiên cứu kĩ các thông tin cơ bản của cổ phiếu như vốn hóa thị trường, các chỉ số về tài chính như doanh thu, lợi nhuận, P/E, P/B, cổ tức.
֎ Mua các quỹ ETF lĩnh vực năng lượng. Quỹ chỉ số ETF là quỹ đầu tư cho phép nhà giao dịch tiếp cận tốt hơn với các tài sản cơ bản là một rổ các cổ phiếu với một tỷ trọng nhất định. Các quỹ ETF có hiệu suất lớn hàng đầu trên toàn cầu là Quỹ đầu tư năng lượng Vanguard, iShares Global Energy ETF, Quỹ thăm dò và sản xuất dầu khí SPDR S&P, Quỹ ETF năng lượng mặt trời Invesco, Quỹ First Trust Energy AlphaDEX Fund price. Ưu điểm của ETF là giúp phân tán rủi ro nhờ một danh mục được đa dạng hóa; tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ biến động giá trên thị trường chung.
- Xu hướng của giao dịch năng lượng trong tương lai
Để giao dịch năng lượng hiệu quả, nhà đầu tư cần biết được một vài xu hướng chính đang diễn ra và sẽ tiếp tục trong khoảng 2-3 thập kỉ tới:
֎ Tiến trình công nghiệp hóa tại các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi: Dự báo nhu cầu năng lượng công nghiệp trên toàn cầu có thể tăng tới 30-40% vào năm 2040, trong đó đóng góp lớn nhất là các nền kinh tế đang phát triển. Theo Exxon Mobil, nhu cầu năng lượng tại Ấn Độ sẽ tăng gấp ba vào năm 2040.
֎ Tăng trưởng dân số và nhu cầu sử dụng năng lượng: Ước tính đến năm 2040, dân số thế giới sẽ vượt mức 9 tỷ người, với hơn 75% dân số tập trung tại Châu Á hoặc Châu Phi. Dân số thế giới tăng sẽ tạo ra sự cạnh tranh mới về nguồn năng lượng, đồng thời cũng thúc đẩy việc chuyển đổi sang các loại hình năng lượng để giải quyết bài toán nhu cầu tăng.
֎ Chuyển đổi sang năng lượng hiệu quả hơn: Đây là xu hướng đang phát triển ở Bắc Mỹ và Châu Âu, với sự ra đời của các nhà máy điện khí đốt tự nhiên, công nghệ lưới điện thông minh hay ô tô điện.
2. Năm bước cần thiết để tiến hành giao dịch năng lượng
- Bước 1: Xác định loại hình năng lượng để tham gia giao dịch
Đây là bước đầu tiên và có lẽ cũng là bước quan trọng nhất khi tham gia vào thị trường giao dịch năng lượng. Mỗi một loại hình năng lượng sẽ có các đặc điểm khác nhau về thị trường, cung-cầu, các thông tin ảnh hưởng; do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kĩ về đặc điểm các loại hình hàng hóa năng lượng trước khi tiến hành giao dịch. Việc xác định đúng loại hình năng lượng sẽ giúp nhà đầu tư xác định sự phù hợp của loại hàng hóa giao dịch với bản thân và tiết kiệm thời gian, không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư nếu xác định đúng xu hướng.
- Bước 2: Tìm hiểu các thông tin cơ bản về thị trường
Thị trường năng lượng chia làm ba nhóm hàng chính gồm dầu thô, khí tự nhiên và điện. Mỗi nhóm hàng sẽ có các đặc điểm khác nhau đòi hỏi nhà giao dịch cần phải tìm hiểu kĩ trước khi ra quyết định. Các thông tin chung cần tìm hiểu là yếu tố cơ bản xoay quanh giá mặt hàng như thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất – tiêu dùng chính, yếu tố địa chính trị, triển vọng kinh tế toàn cầu…
Chẳng hạn, đối với dầu thô hoặc khí tự nhiên LNG, nhà giao dịch cần quan sát chặt chẽ diễn biến cung – cầu dầu trên thị trường, các động thái ảnh hưởng tới chiều cung như sản lượng ước tính của OPEC+, tồn kho dầu thô của Mỹ, thông tin địa chính trị, chuỗi cung ứng, tỷ giá đồng USD, tiến bộ công nghệ, thời tiết; hay với chiều cầu là triển vọng kinh tế của các nước lớn từ Trung Quốc hay EU.
- Bước 3: Tiến hành phân tích xu hướng thị trường và xác định thời điểm
Sau khi tìm hiểu kĩ các yếu tố cơ bản tác động lên mặt hàng trên lý thuyết, giờ là lúc nhà đầu tư cần hiện thực hóa bằng cách đưa ra cái nhìn về xu hướng chung trong thời gian tới. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật để đưa ra cách tiếp cận phù hợp, tùy vào sở trường và quan điểm. Tuy nhiên, một sự kết hợp cả hai phương pháp là điều được khuyến khích. Chẳng hạn, nhà giao dịch có thể lựa chọn phân tích cơ bản để tìm hiểu xu hướng hiện tại, đánh giá về triển vọng trong tương lai và dùng phân tích kỹ thuật để tìm điểm mua/ bán hợp lý.
- Bước 4: Lựa chọn cách thức giao dịch hợp lý
Sau khi đưa ra quyết định giao dịch, nhà đầu tư có thể lựa chọn các hình thức giao dịch như giao dịch CFDs, mua cổ phiếu, quỹ ETF như đã đề cập ở trên tại các sàn giao dịch uy tín được cấp phép chẳng hạn như Mitrade.
- Bước 5: Tiến hành quản trị rủi ro và đánh giá, giám sát danh mục
Quản trị danh mục là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch hàng hóa nói chung. Nhiều chuyên gia cho rằng quản trị danh mục tốt thậm chí còn quan trọng hơn xác định điểm mua hay bán, bởi xét cho cùng thì kiếm được lợi nhuận ổn định vẫn là mục tiêu quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch. Để quản trị rủi ro tốt, nhà giao dịch cần phân bổ tài khoản đầu tư một cách hợp lý, đa dạng hóa danh mục, tránh tập trung quá mức vào một loại tài sản, thiết lập các hạn mức dừng lỗ, sử dụng các công cụ phái sinh để đề phòng giá biến động ngược chiều với nhận định.
3. Ứng dụng vào phân tích giao dịch thực tế: Giá dầu Brent và khí tự nhiên
a. Mặt hàng dầu Brent
☀️ Các thông tin cơ bản về thị trường dầu Brent
+ Thị trường sản xuất – tiêu thụ quan trọng:
Các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất có ảnh hưởng quan trọng lên nguồn cung dầu là các nước OPEC (Ả Rập Xê Út, UAE, Kuwait…), Nga, Mỹ, Iraq. Ở chiều ngược lại, quốc gia có nhu cầu nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức hay Hàn Quốc. Do đó, các thông tin liên quan đến các nước OPEC hay triển vọng kinh tế tại Trung Quốc, Mỹ hay chính sách tiền tệ của các nước này sẽ là những thông tin ảnh hưởng lớn lên giá dầu.
+ Giá dầu bị ảnh hưởng rất lớn bởi các thông tin về địa chính trị
Các xung đột chính trị có thể ảnh hưởng gián đoạn sản xuất tại các nước cung dầu lớn. Chẳng hạn, căng thẳng leo thang giữa Nga-Ukraine vào năm 2022 đã đẩy giá dầu WTI từ mức 75 USD/ thùng lên tới 130 USD/thùng trong đầu năm 2022. Sự kiện chiến tranh Israel – Hamas gần đây cũng đẩy giá dầu Brent có thời điểm tiến gần đến mức 95 USD/thùng do lo ngại những căng thẳng này có thể lan rộng ra chiến tranh ở Trung Đông và làm gián đoạn nguồn cung dầu.
☀️ Phân tích cơ bản về giá dầu Brent
Biểu đồ giá dầu Brent – Nguồn: Investing.com
Kể từ đầu năm, giá dầu Brent có xu hướng khá biến động, cụ thể giằng co trong khoảng nửa đầu năm quanh biên độ rộng 72-86 USD/ thùng trước khi bật tăng trở lại kể từ giữa năm, thậm chí có thời điểm chạm mốc 98 USD/thùng. Mặt bằng giá dầu cơ bản tiếp tục neo ở vùng cao sau năm 2022 do những biến động địa chính trị tại Nga-Ukraine, khu vực Trung Đông khiến nguồn cung bị siết chặt. Đáng chú ý trong tháng 7, liên minh OPEC+ tuyên bố gia hạn mức giảm sản lượng 1 triệu thùng/ ngày và tuyên bố cắt giảm sản lượng 500 nghìn thùng dầu mỗi ngày trong cả năm 2024. Nguồn cung tại Mỹ và một số nước khác cũng không dồi dào để đủ bù đắp cho mức cắt giảm của OPEC+. Thông tin này đã kích hoạt đà tăng rất mạnh của giá dầu kể từ giữa năm cộng hưởng với thông tin tiêu cực từ xung đột Israel-Hamas trong tháng 9.
☀️ Phân tích kĩ thuật về giá dầu
Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá dầu Brent – Nguồn: Tradingview
Phân tích trên biểu đồ ngày 1D, giá dầu Brent vẫn đang chủ đạo trong một xu hướng tăng kể từ tháng 7 đến nay khi giá bứt ra khỏi vùng mây Kumo màu đỏ và dần chuyển sang màu xanh, song song với đó là chỉ số động lượng MACD hướng lên trên mức 0 và tăng rất mạnh. Mặc dù vậy, động lực tăng của giá đã chững lại khi tiến gần đến mức kháng cự 100 USD/thùng và giá đang có xu hướng giằng co trở lại từ đầu tháng 10 đến nay, với ngưỡng hỗ trợ là các cạnh của vùng mây Kumo màu xanh khá dày. Chỉ số MACD cũng trở lại quanh mức 0 cho thấy xu hướng đi ngang có thể được tiếp tục trong giai đoạn tới.
☀️ Dự báo xu hướng giá dầu thời gian tới
Trong bối cảnh nguồn cung trên toàn cầu tiếp tục bị siết chặt bởi nhóm OPEC+, diễn biến của giá dầu Brent trong thời gian tới sẽ phụ thuộc chủ đạo vào hai yếu tố chính:
(i) Diễn biến của xung đột Israel – Hamas;
(ii) Triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu từ các thị trường nhập chính như Trung Quốc, Mỹ, EU.
Đối với xung đột tại dải Gaza, tâm lý thị trường nhìn chung ở trạng thái thận trọng vì căng thẳng chủ yếu mới diễn ra trong khu vực Israel – Palestine và chưa ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung dầu. Mặc dù vậy, diễn biến thời gian tới vẫn rất khó lường. Bloomberg mới đây đã đưa ra 3 kịch bản của cuộc chiến. Trong kịch bản cơ sở, giả định cuộc chiến chỉ cục bộ trong phạm vi nhỏ, giá dầu có thể tăng thêm 4$/ thùng. Trong kịch bản tiêu cực hơn, cuộc chiến leo than trong khu vực Trung Đông với sự tham gia của Li Băng, Syria, các nước phương Tây, giá dầu có thể tăng thêm 8 USD/ thùng. Ở kịch bản tiêu cực nhất, cuộc chiến leo thang toàn diện thành đối đầu Israel – Iran, giá dầu có thể tăng tới 64 USD/thùng.
Đối với triển vọng nhu cầu dầu, bức tranh nhìn chung có vẻ ảm đạm hơn. Mặc dù tăng trưởng Trung Quốc trong Quý 3 đạt khá tốt ở mức 4,9% (kì vọng trước đó là 4,6%), nhìn chung đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ gặp nhiều trở ngại vì khủng hoảng bất động sản và tiêu dùng chậm. Ngoài ra, một số nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng gặp khó trong giai đoạn tới do dần chịu ảnh hưởng bởi môi trường lãi suất cao và vấn đề lạm phát dai dẳng. Các thông tin này sẽ tác động khiến đà tăng của giá dầu có thể chậm lại trong thời gian tới.
Kịch bản | Nội dung | Tác động |
Chiến tranh cục bộ | - Tấn công Gaza - Xung đột trong khu vực ở mức hạn chế - Sản lượng tại Iran giảm xuống | - Giá dầu: +4$/thùng - VIX: Không ảnh hưởng - GDP: -0.1 ppts - Lạm phát: +0.1 ppts |
Chiến tranh ủy nhiệm | - Chiến tranh trên nhiều mặt trận tại Gaza, khu bờ Tây, Li Băng, Syria - Bất ổn lớn hơn ở Trung Đông | - Giá dầu: +8$/thùng - VIX: +8 điểm - GDP: -0.3 ppts - Lạm phát: +0.2 ppts |
Chiến tranh trực diện | - Chiến tranh trực diện Israel và Iran - Bất ổn lan rộng ở Trung Đông | - Giá dầu: +64$/thùng - VIX: +16 điểm - GDP: -1.0 ppts - Lạm phát: +1.2 ppts |
Tác động của cuộc chiến Israel – Hamas, Nguồn: Bloomberg
Với giả định chiến tranh Israel – Hamas chỉ dừng ở mức cục bộ và chưa có động thái leo thang thêm, dự báo giá dầu Brent trong giai đoạn tới có thể giằng co đi ngang ở quanh khoảng 85-95 USD/thùng từ giờ đến cuối năm trước khi giảm trở lại về quanh mức 80 USD/thùng trong năm 2024 khi kinh tế các nước nhập khẩu dầu lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn.
☀️ Tiến hành ra quyết định và quản trị danh mục
Với các thông tin nhận định như trên, nhà giao dịch có thể tiến hành mở vị thế mua khi giá dầu Brent giảm sâu xuống dưới mức 80-85 USD/thùng và dần chốt lời khi giá dầu tiến đến mốc 100 USD/thùng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý quan sát chặt chẽ đâu là yếu tố tác động kích hoạt căn bản của giá dầu, tính phù hợp của các giả định và tuân thủ hạn mức cắt lỗ phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể kết hợp một vài tài sản khác an toàn hơn như đồng USD, vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro biến động của giá dầu.
b. Mặt hàng khí tự nhiên
☀️ Các thông tin căn bản về khí tự nhiên:
+ Các thị trường sản xuất- tiêu thụ lớn nhất:
Các quốc gia sản xuất LNG lớn nhất là Mỹ, Nga, Iran, Qatar, Canada…, trong đó Mỹ chiếm khoảng 25% thị phần và Nga khoảng 17%. Ở chiều ngược lại, Mỹ, Nga và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ lớn nhất, trong khi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là các quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất.
+ Phụ thuộc vào việc vận chuyển và tình hình thời tiết
Khí tự nhiên là một dạng năng lượng sạch cần được khai thác và chế biến trước khi đem vào vận chuyển vào các đường ống dẫn đến nhà máy hoặc nơi để tiêu thụ. Do đó, các hoạt động vận chuyển, khai thác nếu có sự cố hỏng hóc cần phải sửa chữa, hoặc đơn giản là tàu chở dầu gặp nạn cũng sẽ khiến nguồn cung gián đoạn và đẩy giá LNG tăng theo. Ngoài ra, tình hình thời tiết cũng là một vấn đề nhà giao dịch cần cân nhắc. Các sự kiện thiên tai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khí đốt và làm LNG tăng.
+ Chịu ảnh hưởng bởi các thông tin địa chính trị
Cũng giống như mặt hàng dầu thô, khí tự nhiên là một mặt hàng đặc biệt nhạy cảm với các thông tin địa chính trị. Chính trị không ổn định hoặc có các cuộc xung đột như Nga-Ukraine cũng là yếu tố thúc đẩy đà tăng của giá LNG.
☀️ Phân tích cơ bản về khí tự nhiên
Biểu đồ giá Khí tự nhiên NYMEX – Nguồn: Investing.com
Kể từ đầu năm 2023, giá LNG cơ bản có xu hướng giảm do nhu cầu từ phía EU và Châu Á ảm đạm. Mặc dù vậy, giá khí tự nhiên đã tăng khá mạnh khoảng hơn 40% kể từ giữa năm đến nay do nguồn cung có xu hướng bị siết chặt hơn, một số nhà máy tại Texas gián đoạn, biểu tình đình công tại Úc và lo ngại về chiến tranh tại dải Gaza.
☀️ Phân tích kĩ thuật khí tự nhiên
Trên biểu đồ 1D của giá LNG NYMEX, giá khí tự nhiên LNG khá giằng co kể từ giai đoạn tháng 6 đến nay trước khi ghi nhận nhịp tăng rất mạnh vào giai đoạn cuối tháng 9 – đầu tháng 10. Theo đó, giá LNG nhìn chung đã hình thành 1 kênh tăng khi đường giá nằm trên vùng mây Kumo. Mặc dù vậy, hành động giá khá giật cục và chỉ số MACD cũng cho thấy xu hướng tăng chưa hẳn bền vững khi hai đường MACD cắt nhau và giảm xuống dưới mức 0.
Biểu đồ giá Khí tự nhiên NYMEX – Nguồn: Tradingview
☀️ Nhận định về xu hướng thời gian tới:
Các yếu tố cơ bản cho thấy tiềm năng tăng giá của khí tự nhiên trở nên cao hơn trong mùa đông tới khi:
(i) Trạng thái thặng dư của cung-cầu khí đốt có thể được thu hẹp và hỗ trợ giá hồi phục;
(ii) Xung đột địa chính trị có xu hướng leo thang. Mặc dù vậy, thời tiết toàn cầu có xu hướng nóng lên với điều kiện El Nino và triển vọng nhu cầu giảm bớt do tăng trưởng chậm lại là yếu tố cản trở đà tăng của giá LNG.
☀️ Tiến hành ra quyết định và quản trị danh mục
Với các thông tin nhận định ở trên, nhà giao dịch có thể tiến hành mua vào với tỷ trọng thấp LNG khi giá có những nhịp điều chỉnh về dưới mức 2,8 USD/MMBtu với kỳ vọng chốt lời quanh vùng 3,0 USD/MMBtu. Mặc dù vậy, nhà giao dịch nên tiến hành quản trị danh mục cẩn thận và hạ thấp tỷ trọng nếu có các thông tin trái với kỳ vọng ban đầu. Hiện tại các yếu tố dẫn dắt giá khí LNG đang có tính bất định khá cao do liên quan đến các tin tức địa chính trị, gián đoạn nguồn cung, thời tiết nên việc đa dạng hóa danh mục cũng là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro.
4. Những điểm lưu ý khi giao dịch năng lượng
۞ Thường xuyên đánh giá lại danh mục, tuân thủ quản trị rủi ro chặt chẽ
Đầu tư vào giao dịch năng lượng ẩn chưa nhiều rủi ro bởi các mặt hàng này chịu tác động bởi nhiều yếu tố rất khó lường. Theo đó, nhà giao dịch nên tiếp cận với các quy tắc và tiêu chí rõ ràng ngay từ đầu, tiến hành đa dạng hóa danh mục, bảo hiểm danh mục thông qua các hợp đồng phái sinh. Ngoài ra, việc tuân thủ kỉ luật, chuẩn bị tâm thế các kịch bản giao dịch và các sẵn sàng cắt lỗ khi thị trường không thuận lợi cũng là điều thiết yếu.
۞ Liên tục cập nhật thông tin, tự đào tạo kiến thức cho bản thân
Các thông tin thị trường tài chính luôn biến động phức tạp khó lường. Vì vậy, nhà giao dịch cần nâng cao kiến thức cho bản thân nhằm tăng cường cảm nhận thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp. Nhà đầu tư có thể tham khảo một số hội thảo trực tuyến về giao dịch năng lượng, đọc các bản tin chính thống (chẳng hạn của EIA).
۞ Lưu ý đặc biệt về tin tức địa chính trị
Thông tin địa chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến giá năng lượng, có thể định hình một xu hướng mới về giá. Do đó, nhà giao dịch cần lưu tâm đến các điểm nóng địa chính trị, đặc biệt tại Trung Đông, Nga, Mỹ, Trung Quốc.
5. Tổng kết
Giao dịch năng lượng là một hình thức giao dịch rất phổ biến bởi tầm quan trọng của các mặt hàng năng lượng đối với đời sống của chúng ta. Các mặt hàng giao dịch phổ biến nhất bao gồm dầu thô, khí tự nhiên, than đá, các cổ phiếu về năng lượng, điện…. Mỗi tài sản năng lượng sẽ có đặc điểm và các yếu tố tác động khác nhau; do đó, nhà đầu tư cần tiến hành lựa chọn loại tài sản phù hợp để tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.
Sau khi chọn được loại tài sản năng lượng phù hợp, các bước tiếp theo nhà giao dịch cần làm là:
(i) Tìm hiểu các thông tin cơ bản về thị trường;
(ii) Tiến hành phân tích xu hướng thị trường và xác định thời điểm;
(iii) Lựa chọn cách thức giao dịch hợp lý;
(iv) Tiến hành quản trị rủi ro và đánh giá, giám sát danh mục.
Nhà đầu tư cũng được khuyến khích nên trang bị cho mình nhiều kiến thức về thị trường tài chính, kinh tế - chính trị trên toàn cầu và tuân thủ quản trị rủi ro chặt chẽ khi tiến hành giao dịch năng lượng để có đạt tỷ suất lợi nhuận giao dịch cao.
Ngoài dầu thô và khí tự nhiên, nhà giao dịch có thể tìm đến kênh nào để giao dịch năng lượng?
Tôi nên giao dịch ngắn hạn hay dài hạn khi giao dịch năng lượng?
Chính sách tiền tệ của Fed có ảnh hưởng đến giá năng lượng không?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.