Option là gì? Tổng quan những điều cần biết về giao dịch quyền chọn (Options)
Quyền chọn (Options) là hợp đồng trao cho người nắm giữ quyền - nhưng không phải nghĩa vụ - mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở với mức giá định trước tại hoặc trước khi hợp đồng hết hạn. Quyền chọn có thể là một hình thức đầu tư đáng chú ý vì chúng đa dạng hóa danh mục đầu tư của mỗi nhà đầu tư.
Tùy từng trường hợp thường có kịch bản quyền chọn phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư. Vậy cụ thể quyền chọn (Options) là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.
1. Option là gì? Hiểu đơn giản về quyền chọn (Options)
Options hay quyền chọn là các hợp đồng (contract) dựa trên tài sản cơ sở như các loại tiền điện tử (Bitcoin, Ethereum…), các chỉ số chứng khoán hay các quỹ ETF…. Các nhà đầu tư (NĐT) sử dụng các hợp đồng quyền chọn (Options contact) này để giao dịch theo hình thức dự phóng giá của loại tài sản đó tại một thời điểm nhất định trong tương lai mà không bắt buộc phải mua/bán trực tiếp.
Lấy ví dụ, trong lĩnh vực tiền điện tử, một số nền tảng cung cấp các hợp đồng quyền chọn cho Bitcoin. Bạn mở một hợp đồng quyền chọn mua Bitcoin ở mức giá 28,000 USD và đự đoán rằng giá sẽ tăng.
Tuy nhiên, tại ngày hợp đồng đáo hạn, giá BTC thời điểm đó tụt xuống mức còn 20,000 USD. Trong trường hợp này, bạn có quyền có thể không thực hiện quyền chọn của mình. Tuy nhiên, khoản phí mà bạn bỏ ra để mở hợp đồng sẽ không được trả lại.
Về cơ bản, Options có nhiều điểm tương đồng với Futures. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn và dễ phân biệt nhất giữa hai dạng hợp đồng này nằm ở quyền mua/bán tài sản. Ngược lại với Options, ở Futures, những người nắm giữ vị thế có nghĩa vụ mua hoặc bán tài sản cơ bản theo giá hợp đồng khi hết hạn.
Đặc điểm chính của Options:
Ngoài khái niệm và ví dụ mà mình vừa đưa ra ở trên, dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Options.
Thứ nhất, Options là một dạng công cụ phái sinh (derivative) cho phép các nhà đầu tư có thể tiếp xúc với các loại tài sản mà không cần phải sở hữu nó. Đối với tiền điện tử, người dùng có thể gián tiếp tiếp xúc với loại tài sản này mà không cần phải mua và thực hiện lưu trữ chúng.
Thứ hai, Options cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với tài sản với một phần chi phí thông qua đòn bẩy tài chính (leverage). Nghĩa là các nhà giao dịch mua/bán một hợp đồng lớn với số vốn tương đối ít. Hiểu một cách đơn giản là khi trong tay bạn chỉ có 1,000 USD nhưng có thể mua được lượng Bitcoin trị giá đến 100,000 USD bằng cách sử dụng mức đòn bẩy 1:100.
Thứ ba, với Options, NĐT có thể kiếm lời được ngay cả khi tài sản giảm giá. Đối với hình thức giao dịch thông thường, NĐT mua một tài sản và chờ đợi cơ hội tăng giá. Nếu giá tăng, khoản đầu tư đó sẽ có lãi và ngược lại. Tuy nhiên, đối với Options, NĐT có thể vẫn thu được lợi nhuận ngay cả khi giá tài sản giảm.
2. Các thành phần cấu thành Options
Quay trở lại với khái niệm về Options ở phần đầu bài viết, chúng ta đã biết là Options là công cụ phái sinh, cho phép người mua quyền nhưng không cần thực hiện nghĩa vụ mua/bán tài sản cơ bản vào một ngày nhất định (expiration date) ở một mức giá xác định (strike price).
Để dễ hình dung hơn cấu thành Options, chúng ta sẽ có một ví dụ với ngữ cảnh như sau. Chẳng hạn, hiện tại giá BTC đang ở mức 27,800 USD và bạn dự đoán BTC sẽ đạt 30,000 USD vào ngày 30/4/2023.
Ngày hết hạn (expiration date). Hiểu đơn giản là ngày hợp đồng quyền chọn đến hạn. Nếu bạn mở một hợp đồng quyền chọn mua với dự đoán như ở ví dụ trên thì 30/4/2023 sẽ là ngày hết hạn hợp đồng.
Mức giá thực hiện (strike price). Thông số này đề cập đến mức giá ấn định cho hợp đồng quyền chọn của khách hàng nếu họ quyết định thực hiện. Đương nhiên, giá này sẽ là cố định và không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Trong ví dụ trên, strike price là 30,000 USD.
Quyền chọn. Có hai loại quyền chọn phổ biến nhất là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Trong đó:
Quyền chọn mua (Call options): Là các hợp đồng cung cấp cho người mua quyền (người nắm giữ quyền) nhưng không phải nghĩa vụ để mua tài sản cơ bản với giá thực hiện được chỉ định trong hợp đồng quyền chọn. NĐT mua quyền chọn mua khi họ tin rằng giá của tài sản cơ sở sẽ tăng. Trong ví dụ trên, NĐT đã mua Call options.
Quyền chọn bán (Put options): Ngược lại với quyền chọn mua là quyền chọn bán. NĐT mua quyền chọn bán khi họ tin rằng giá của tài sản sẽ giảm.
Ngoài những phần hiện hữu được thấy từ khái niệm và ví dụ trên, để một hợp đồng quyền chọn diễn ra, chúng sẽ gồm một số thành phần khác như:
Phí bảo hiểm (Premium): Những người nắm giữ loại hợp đồng này sẽ phải trả một số tiền nhất định để có quyền thực hiện giao dịch quyền chọn. Trong trường hợp những người nắm giữ không thực hiện hợp đồng, họ sẽ mất khoản phí này.
Quy mô hợp đồng: Là số lượng có thể giao được của một tài sản cơ sở trong một hợp đồng quyền chọn. Những số lượng này được cố định cho một tài sản.
3. Call options và Put options là gì?
Trong phần trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về 2 loại hợp đồng quyền chọn khác nhau - quyền chọn mua và quyền chọn bán. Ở phần này, hãy cùng làm rõ hơn 2 khái niệm này nhé.
Call options - Quyền chọn mua
Hãy nhớ, quyền chọn mua cho phép chủ sở hữu quyền chọn được mua nhưng không bắt buộc phải mua ở một mức giá xác định. Để mua quyền chọn mua, bạn sẽ cần phải trả phí bảo hiểm. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định liệu họ có muốn thực hiện quyền chọn này hay là không. Họ có thể để hợp đồng hết hạn nếu như nghĩ rằng nó không sinh lãi.
Mặt khác, người bán có nghĩa vụ bán tài sản mà người mua mong muốn. Trong quyền chọn mua, khoản lỗ được giới hạn ở mức phí quyền chọn, trong khi lợi nhuận có thể không giới hạn. Trong ví dụ ở phần trên, nếu giá Bitcoin tăng lên trên mức 30,000 USD vào ngày 30/4/2023, người nắm giữ quyền chọn mua vẫn có thể Bitcoin với giá 27,800 USD.
Bằng việc so sánh giữa giá thực hiện (strike price) và giá thị trường, đối với Call options, chúng lại được chia thành 3 loại khác nhau.
Trong quyền chọn mua (In the money call options - ITM): Trong trường hợp này, giá thực hiện thấp hơn giá thị trường hiện tại của tài sản.
Tại quyền chọn mua (At the money call options - ATM): Khi giá thực hiện thấp hơn giá hiện tại của tài sản bằng với phí bảo hiểm phải trả cho quyền chọn mua thì được cho là có lãi.
Ngoài quyền chọn mua (Out of the money call options - OTM): Khi giá thực hiện cao hơn giá thị trường hiện tại của tài sản thì được xem như quyền chọn mua đó không có lãi.
Put options - Quyền chọn bán
Tương tự quyền chọn mua, quyền chọn bán cho phép NĐT khóa một mức giá tối thiểu để bán tài sản cơ sở nhất định. Ở đây cũng vậy, người nắm giữ quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền. Trong trường hợp giá thị trường cao hơn giá thực hiện, NĐT có thể bán tài sản cơ sở theo giá thị trường và không thực hiện quyền chọn.
Trong ví dụ trên, nếu giá Bitcoin giảm xuống dưới 27,800 USD (ví dụ 24,000 USD chẳng hạn) và trước đó NĐT đã mở một hợp đồng quyền chọn bán thì họ vẫn có thể bán với mức giá 27,800 được đặt ra ban đầu.
Cũng giống quyền chọn mua, có 3 hình thức với quyền chọn bán. Cụ thể:
Trong quyền chọn bán (In the money put options): Trường hợp này xảy ra khi giá thực hiện cao hơn giá hiện tại của tài sản.
Tại quyền chọn bán (At the money put options): Trường hợp này xảy ra khi giá thực hiện cao hơn giá hiện tại một lượng bằng với phí bảo hiểm phải trả cho quyền chọn bán.
Ngoài quyền chọn bán (Out of the money put options): Đây là trường hợp giá thực hiện thấp hơn giá thị trường hiện tại.
Khái niệm ITM - ATM - OTM đối với Call và Put options. Nguồn: Option Alpha
Bảng so sánh giữa Call options và Put options
Hình thức | Loại | Call options | Put Options |
Bên mua quyền |
|
|
Bên bán quyền |
|
|
4. Hướng dẫn giao dịch hợp đồng quyền chọn(Options)
Cách sinh lời truyền thống trong thị trường tiền điện tử nói riêng là việc bạn mua Crypto với giá thấp và bán nó với giá cao hơn. Tuy nhiên, sẽ không ai trong số chúng ta biết được diễn biến giá chính xác trong tương lai sẽ như thế nào.
Hơn nữa, tiền điện tử vẫn được tiếng là có tỷ lệ biến động mạnh về giá nên để bảo vệ bản thân khỏi những thiệt hại không đáng có, NĐT có thể lựa chọn mua quyền chọn mua/bán. Vì hợp đồng quyền chọn không đi kèm với bất kỳ nghĩa vụ nào nên nó là một loại bảo hiểm.
Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu rõ quyền chọn là gì cũng như hợp đồng quyền chọn là gì rồi. Để mọi thứ trực quan hơn, hãy cùng xem qua một số chiến lược cơ bản bạn có thể làm với Options trong phần này để hiểu cách hoạt động của nó nhé.
+ Covered call: Ở đây, nhà giao dịch bán quyền chọn mua nhưng cũng mua tài sản làm cơ sở cho quyền chọn. Việc sở hữu tài sản giúp biến một giao dịch tiềm ẩn rủi ro thành một giao dịch tương đối an toàn có thể tạo ra thu nhập.
Trong trường hợp này, các nhà giao dịch kỳ vọng giá tài sản sẽ thấp hơn giá thực hiện khi đến hạn. Nếu tài sản trên giá thực hiện, chủ sở hữu phải bán tài sản cho người mua với giá đó.
Chiến lược Cover call - Nguồn: Charles Schwab
+ Long put: Trong chiến lược này, nhà giao dịch mua một quyền chọn bán và kỳ vọng giá tài sản sẽ thấp hơn giá thực hiện khi hết hạn. Ưu điểm của giao dịch này có thể sẽ gia tăng lợi nhuận gấp bội cho khoản đầu tư ban đầu nếu giá tài sản giảm đáng kể.
Nhược điểm được giới hạn ở mức phí phải trả. Nếu giá tài sản trên giá thực hiện khi hết hạn quyền chọn, thì quyền chọn hết hạn vô giá trị và bạn sẽ mất khoản đầu tư của mình.
Chiến lược Long put- Nguồn: OptionClue
+ Married put: Nhà giao dịch vừa sở hữu tài sản, vừa mua quyền chọn bán. Đây là một giao dịch phòng ngừa rủi ro, trong đó nhà giao dịch kỳ vọng tài sản sẽ tăng giá nhưng lại muốn “bảo hiểm” trong trường hợp giảm giá. Nếu tài sản giảm, quyền chọn bán sẽ bù đắp cho sự sụt giảm.
Chiến lược Married put - Nguồn: CollectiveShift
5. Ưu, nhược điểm khi giao dịch quyền chọn
Ưu điểm:
Hợp đồng quyền chọn cho phép NĐT có thể kiếm lợi nhuận ngay cả trong thị trường giá xuống. Điều này về cơ bản làm gia tăng cơ hội sinh lời cho NĐT.
Hợp đồng quyền chọn chỉ tập trung vào quyền và không đi kèm với bất kỳ nghĩa vụ nào nên về cơ bản thì nó là một dạng bảo hiểm. Do đó nó thích hợp để phòng ngừa rủi ro trong thị trường tài chính. Ngoài ra, rủi ro trong quyền chọn được xác định trước vì khoản lỗ tối đa có thể là phí bảo hiểm phải trả để mua quyền chọn đó.
Nhờ sức mạnh của đòn bẩy, một NĐT có thể nhận được vị thế quyền chọn tương đương với vị thế tài sản nhưng với mức ký quỹ thấp hơn nhiều.
Có nhiều chiến lược hơn trên thị trường quyền chọn để giao dịch. Các giao dịch có thể được kết hợp để tạo ra một vị thế chiến lược với sự trợ giúp của quyền chọn mua và quyền chọn bán với các kỳ hạn và giá thực hiện khác nhau.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm của một sản phẩm phái sinh, hợp đồng quyền chọn cũng có một số nhược điểm sau đây:
So với các hình thức giao dịch truyền thống khác thì giao dịch quyền chọn có phần phức tạp hơn với nhiều ngôn ngữ kỹ thuật cùng các quy định liên quan. Do đó, nó sẽ không phải là một lựa chọn phù hợp với những nhà đầu tư mới.
Một trong những chi phí lớn nhất liên quan đến giao dịch quyền chọn là yêu cầu ký quỹ, số tiền phải gửi cho nhà môi giới của bạn để mở một vị thế quyền chọn. Thông thường, chi phí giao dịch quyền chọn đắt hơn so với giao dịch tương lai hoặc chứng khoán, đặc biệt là với dịch vụ môi giới đầy đủ.
Quyền chọn khiến người bán chịu tổn thất không giới hạn. Không giống như người mua quyền chọn, người bán quyền chọn (writer/seller) có thể chịu tổn thất lớn hơn nhiều so với giá của hợp đồng. Điều này có nghĩa là họ phải mua hoặc bán tài sản ở một mức giá xác định trong khung thời gian của hợp đồng, ngay cả khi giá đó không thuận lợi.
Trường hợp nếu NĐT không thể thanh toán khoản vay, người cho vay có thể thực hiện lệnh gọi ký quỹ (margin call) và thanh lý tài khoản của nhà đầu tư nếu họ không “bơm” thêm tiền.
Trường hợp sụp đổ của sàn giao dịch FTX và quỹ Alameda Research trong thị trường Crypto là một ví dụ điển hình của việc hàng loạt các khoản vay bị thanh lý. Khi mà Alameda được ưu ái có một vị thế ký quỹ lớn (hàng tỷ đô la) trên FTX, nó đã kéo theo một rủi ro lớn khi thị trường biến động.
6. Giao dịch quyền chọn có hợp pháp tại Việt Nam?
Như chúng ta đã biết, quyền chọn hay Options là một trong nhiều sản phẩm phái sinh đã khá phổ biến với nhiều nhà đầu tư. Tại Việt Nam, do sự khác biệt về điều kiện, tính chất cũng như môi trường tài chính thực tế, giao dịch Options vẫn chưa có một quy định hay hành lang pháp lý rõ ràng cho riêng nó.
Tuy nhiên, hình thức này vẫn tuân theo Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Điều này đồng nghĩa với việc giao dịch quyền chọn tại Việt Nam vẫn có thể được giao dịch nhưng thông qua hình thức OTC và phục vụ chủ yếu cho các tổ chức kinh doanh lớn.
Hiện tại, sản phẩm phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt nam là hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30.
Việc lựa chọn sản phẩm này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu nội tại của đất nước bởi các cổ phiếu trong rổ VN30 được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về tính đại diện thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng… Điều này phần nào giúp hạn chế các hoạt động thao túng giá là kiếm lợi bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Theo thống kê của HNX, tính đến hết tháng 11/2022, lượng tài khoản giao dịch phái sinh tại Việt Nam đạt hơn 1.15 triệu tài khoản. Trong đó, khối lượng giao dịch trung bình Hợp đồng tương lai VN30 tăng từ 10.954 hợp đồng/phiên năm 2017 lên gần 250.000 hợp đồng/phiên trong 11 tháng đầu năm 2022.
Với tốc độ phát triển như vậy, thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ được mở rộng thêm các sản phẩm phái sinh khác như hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu và chỉ số…
7. Giao dịch quyền chọn ở đâu?
Như đã nói ở trên, hiện thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ cho phép các NĐT giao dịch hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30.
Do đó, trong trường hợp NĐT muốn thực hiện các hợp đồng giao dịch quyền chọn, họ có thể tìm kiếm đến các nền tảng quốc tế hỗ trợ sản phẩm phái sinh này. Một trong những nền tảng hỗ trợ giao dịch Options phổ biến tại Việt Nam là các sàn Forex.
Với hàng tá các sàn Forex có mặt tại Việt Nam hiện nay, để không tự biến mình trở thành nạn nhân của các hoạt động tài chính bất hợp pháp hay lừa đảo, NĐT cần lưu ý một số điều sau đây khi lựa chọn các sàn Forex cho giao dịch Options:
Một là được quy định và giám sát bởi các tổ chức tài chính quốc tế.
Hai là cung cấp nhiều tiện ích, công cụ cho NĐT như hỗ trợ bảo vệ số dư âm, quản lý rủi ro, biểu đồ phân tích kỹ thuật…
Ba là dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiện.
Bốn là nền tảng giao dịch thân thiện, hỗ trợ nhiều định dạng trên nhiều nền tảng khác nhau như Web hay Mobile…
Năm là đa dạng tỷ lệ đòn bẩy.
Mitrade - Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định
✔️ Chi phí giao dịch cực thấp
✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200
✔️ Nền tảng giao dịch dễ sử dụng
✔️ Các công cụ hỗ trợ giao dịch miễn phí
✔️ Giao dịch demo với 50.000 USD vốn ảo
Mở Tài Khoản Demo Ngay>>
8. Lời kết
Về cơ bản thì giao dịch quyền chọn nói riêng mở ra thêm cơ hội cho các NĐT giao dịch kiếm lời bên cạnh các mô hình truyền thống.
Tuy nhiên, như với bất kỳ loại hình đầu tư nào khác, tốt nhất bạn nên tự học kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu giao dịch quyền chọn, đừng vội, hãy bắt đầu với quy mô nhỏ và tăng dần vị thế khi bạn thấy đủ tự tin và trải nghiệm.
Một lời khuyên khác nữa là thời gian đầu, tốt nhất bạn nên tập trung vào một tài sản mà bạn biết và hiểu rõ về nó nhất. Ngoài ra, hãy đặt cược và chuẩn bị cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp đồng thời nhất quán tuân theo chiến lược đó.
▌ Các bài liên quan đến [chứng khoán] |
Cổ phiếu blue chip là gì? Danh sách cổ phiếu bluechip Việt Nam và trên thế giới năm 2023
NIM là gì? Hệ số này quan trọng như thế nào với các ngân hàng
Chứng khoán phái sinh là gì? Chia sẽ TOP 5 kinh nghiệm chơi chứng khoán phái sinh
Đầu Tư Cổ Phiếu Là Gì? Cần Bao Nhiêu Tiền? Cách Đầu Tư Cổ Phiếu An Toàn Tại Việt Nam
Có nên đầu tư chứng khoán? Top 10 sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán
Cổ phiếu ưu đãi là gì? Cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi?
Cách mở tài khoản chứng khoán và hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam
10 cách học đầu tư chứng khoán và tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu
IPO là gì? Cách mua bán cổ phiếu IPO và những dự án IPO hot nhất 2022~2023
Giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam 2023 và thời gian giao dịch chứng khoán Mỹ theo giờ Việt Nam
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.