Trader là gì? 10 điều mọi trader Forex, web trader cần biết trước khi bắt đầu đầu tư

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Thị trường tài chính là một thị trường vô cùng rộng lớn và vì thế các nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng có nhiều mục đích khác nhau như đầu tư, đầu cơ, hedge, trade,v.v… 


Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu trade - giao dịch là gì, và nhà giao dịch - trader là gì? Cùng với đó là những điều cần biết để giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường trở thành một trader chuyên nghiệp.



1. Trader là gì? Phân loại của các trader

Nhà giao dịch, hay còn được gọi là trader, là một cá nhân mua và bán các loại tài sản tài chính trong bất kỳ thị trường tài chính nào. Chẳng hạn như trader Forex (nhà giao dịch Ngoại hối), Stock trader (nhà giao dịch chứng khoán), Crypto trader (nhà giao dịch tiền mã hóa),v.v…. 


Một nhà giao dịch -trader khác với một nhà đầu tư - investor. Trader tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn trong thị trường tài chính bằng cách mua và bán hoặc bán khống một tài sản tài chính nào đó mà không cần quan tâm đến giá trị nội tại của nó. Mặc khác, một nhà đầu tư thường nhắm đến việc mua và nắm giữ tài sản trong dài hạn.


Các trader thường được 


Phân loại theo thị trường tài chính mà đã được nêu trên, vài thị trường tài chính phổ biến có thể kể tên là:

-Forex trader - nhà giao dịch ngoại hối...

-Stock trader - nhà giao dịch chứng khoán...

-Crypto trader - nhà giao dịch tiền mã hóa...

-Commodity trader - nhà giao dịch hàng hóa...


Phân loại theo nền tảng: 

-Web trader: trader sử dụng trình duyệt web để phân tích thị trường và thực hiện giao dịch


-APP trader: trader sử dụng nền tảng giao dịch, phổ biến nhất có thể nhắc đến MT4, MT5, cTrader để phân tích thị trường và thực hiện giao dịch


Phân loại theo tính năng của các công cụ giao dịch:

-Copy trader: nhà đầu tư sao chép lệnh của những trader khác thông qua một sàn giao dịch hoặc một dịch vụ đáng tin cậy.


-trade tự động: trader sử dụng EA (Expert Advisor) hay còn được gọi là bot để giao dịch. EA có thể do trader tự viết, mua, hoặc tìm kiếm trên mạng và chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu của họ. 


- Trade tay: trader phân tích thị trường và mở giao dịch thủ công, không sử dụng các chương trình hỗ trợ.


Phân loại theo thời gian giữ lệnh:

Scalper: giữ lệnh từ vài giây đến vài phút

Day trader: mở và đóng lệnh trong ngày, không để qua đêm

Swing trader: Giữ lệnh nhiều ngày

Position trader: Giữ lệnh nhiều tháng



Scalper

Day trader

Swing trader

Position trader

Đặc điểm

Giữ lệnh từ vài giây đến vài phút

Mở và đóng lệnh trong ngày, không để qua đêm

Giữ lệnh nhiều ngày

Giữ lệnh nhiều tháng

Ưu điểm

Phù hợp với những người có kỹ năng lập trình tốt, và hiểu biết về data & backtesting


Mang lại lợi nhuận cao hơn so với swing trader


- Phù hợp với những trader có kinh nghiệm


- Không đòi hỏi kiến thức về lập trình

- Cần dành ít thời gian cho thị trường hơn so với scalper và day trader


- Phù hợp với người mới và những người có công việc ban ngày

- Dành ít thời gian giao dịch


- Phù hợp với người mới và những người có công việc ban ngày


- Phù hợp với những ai có khả năng phân tích cơ bản

Nhược điểm

- Không phù hợp với người mới


- Chi phí giao dịch cao


- Cần dành nhiều thời gian cho thị trường

- Không phù hợp với người mới

- Phải trả phí qua đêm

- Phải trả phí qua đêm


- Khó đối với những người không biết sử dụng phân tích cơ bản


Phân loại theo phong cách giao dịch:

Discretionary trader: trader giao dịch theo kiểu tùy ý. Những trader này áp dụng những quy tắc cơ bản để giao dịch, tuy nhiên họ sẽ có những quyết định khác nhau tùy vào các  hoàn cảnh thị trường khác nhau.


Systematic trader: trader sử dụng một hệ thống nghiêm ngặt các quy tắc vào và thoát lệnh, không có sự can thiệp của con người.

2. Một trader cá nhân tại Việt Nam nên bắt đầu từ đâu


Hiểu rõ điều kiện của bản thân

Tính cách bản thân: trading là một công việc mang tính rủi ro cao và không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có phải là một người ưa thích rủi ro không? Nếu bạn muốn trở thành một trader chuyên nghiệp, điều đầu tiên là bạn phải yêu thích công việc này. Nếu bạn không có khả năng chịu đựng rủi ro, bạn nên nghĩ đến một công việc khác phù hợp hơn.


Nguồn vốn: Mỗi thị trường tài chính có yêu cầu nguồn vốn tối thiểu, cũng như các điều kiện giao dịch như đòn bẩy, thời gian mở cửa thị trường khác nhau. 


Thị trường chứng khoán tại Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán quốc tế nhìn chung đều yêu cầu vốn tối thiểu cao hơn so với Forex và Crypto. 


Nếu bạn có lượng vốn nhỏ thì Forex là một lựa chọn tốt hơn, do đòn bẩy cao cho phép bạn tham gia giao dịch mà không yêu cầu 1 lượng vốn bắt đầu quá lớn. Đặc biệt phù hợp với những ai chỉ muốn tham gia thử thị trường tài chính.


Thời gian dành cho thị trường: nếu bạn có một công việc chính và chỉ có thể dành khoảng 1 giờ mỗi ngày cho việc trading, thì swing trading hoặc position trading phù hợp với bạn nhất. Tương tự, thời gian giữ lệnh càng ngắn thì bạn cần dành nhiều thời gian để theo dõi thị trường hơn.


Chọn thị trường phù hợp

Mỗi thị trường tài chính đều có những đặc điểm riêng biệt, như: Forex, chứng khoán, ETF, trái phiếu, chỉ số chứng khoán thế giới, hàng hóa, quyền chọn, tương lai v.v…. Trader cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đổ vốn vào thị trường.


Thị trường Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với khối lượng giao dịch hằng ngày là 6.6 nghìn tỷ USD. Thị trường này cũng rất thân thiện với những nhà đầu tư cá nhân do có đòn bẩy cao (1:20 đến 1:500, trong khi với thị trường chứng khoán, trader chỉ có thể nhận đòn bẩy 1:2)


Chọn sàn giao dịch

Hãy chọn những sàn giao dịch hàng đầu, có uy tín, được quản lý chặt chẽ như ICMarket, Exness, Mitrade hay FXCM, v.v…. Giao dịch ở những sàn này sẽ đảm bảo trải nghiệm trao dịch của bạn dễ chịu. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ và đội ngũ nhân viên sẽ luôn giúp đỡ bạn khi cần thiết.

3. 10 điều mọi trader cần biết trước khi bắt đầu đầu tư tài chính

Luôn tự giáo dục mình: trading không phải là một công việc đơn giản, nếu bạn muốn trở thành một trader thành công, hãy luôn luôn học hỏi những kiến thức cần thiết. 


Việc bấm nút mua/ bán rất đơn giản, nhưng việc phân tích để đưa ra quyết định mua hay bán, và khi nào mua hay bán là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Bạn sẽ không thể trở thành một trader thành công nếu bạn chỉ muốn kiếm tiền mà không cần kiến thức.


Quản lý vốn: trading là cờ bạc chỉ khi bạn xem nó như vậy. Để kiếm được lợi nhuận lâu dài từ thị trường tài chính, bất kỳ trader nào cũng phải trải qua một khoảng thời gian thua lỗ và học hỏi. Và để sống sót và tồn tại qua khoảng thời gian này, quản lý vốn là điều mà mọi trader bắt buộc phải làm.


Luôn có một kế hoạch giao dịch cụ thể: Trước khi bạn mở lệnh, bạn cần phải biết rằng khi nào mình vào lệnh và khi nào thoát lệnh. Việc này giúp bạn làm chủ cảm xúc, và không hành động theo cảm tính khi giao dịch.


Luôn có Stop-loss: Stop loss không chỉ bảo vệ tài khoản của bạn, mà còn bảo vệ bạn khỏi chính cảm xúc của mình. Con người thường có xu hướng “gồng” lỗ thay vì cắt chúng do hy vọng giá sẽ quay trở lại theo hướng họ dự đoán. Đôi khi giá sẽ quay lại, nhưng trong đa số trường hợp, họ sẽ hành động theo cảm xúc và sẽ thua lỗ về lâu dài.


Trading không phải là một kênh làm-giàu-nhanh! Bạn có thể làm giàu từ trading, tuy nhiên, nếu ai đó nói với bạn rằng bạn có thể trở thành triệu phú USD chỉ sau 1 năm trading thì đó là một kẻ lừa đảo. 


Ghi chép nhật ký giao dịch: Nhật ký giao dịch là một phương pháp hiệu quả để tự đánh giá bản thân. Việc ghi lại nhật ký giao dịch sẽ giúp trader xem lại những lỗi bản thân mắc phải, cảm xúc khi giao dịch, và bài học rút ra từ mỗi giao dịch. 


Bắt đầu với số vốn nhỏ: khi bắt đầu trade, bạn sẽ hiểu rằng bạn không thể thắng tất cả giao dịch. Thua lỗ là một phần tự nhiên khi bạn tham gia thị trường tài chính, cho dù bạn là một nhà đầu tư hay nhà đầu cơ ngắn hạn, bạn cũng sẽ không thể nào luôn luôn dự đoán chính xác thị trường. Vì vậy, bắt đầu với số vốn nhỏ cho phép bạn làm quen với các khoản thua lỗ và hiểu rằng chúng là một phần của trading.


Cẩn thận với lừa đảo! Thị trường này có nhiều kẻ lừa đảo với các hình thức khác nhau như: sàn giao dịch lừa đảo, những khóa học vô giá trị với giá cắt cổ, những con bot giao dịch vô dụng, v.v…. Để tránh các sàn lừa đảo, hãy giao dịch tại những nơi uy tín như Mitrade, ICMarkets, OANDA, v.v…


Dành thời gian để nghiên cứu, tìm tòi: Hầu hết các chiến lược giao dịch và những kiến thức đều có sẵn miễn phí trên mạng. Bạn chỉ cần bỏ thời gian tìm tòi là sẽ học được.


Yêu thích những gì mình làm! Trading là một công việc có độ khó cao, nếu bạn không yêu thích nó thì thật sự khó để bạn có thể trở thành một trader thành công dài hạn. Hãy cố gắng tận hưởng việc trading theo cách tốt nhất bạn có thể.



▌ Các bài liên quan đến [Trader]


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Các bài viết liên quan
Ad