Mô hình Ponzi là gì? Chiến thuật của Mô hình Ponzi là gì?

Cập nhật
Nhóm Traderins
Lloyd
coverImg
Nguồn: DepositPhotos


Nhắc đến “Mô hình Ponzi” (tên tiếng Anh là Ponzi scheme), ắt hẳn có rất nhiều người không có cảm tình với nó, và thậm chí còn ghét nó tới thấu xương. Mô hình Ponzi đánh vào mặt tham lam trong bản chất của mỗi người. Và tưởng như mô hình này sẽ giúp ước mơ làm giàu của mọi người trở thành hiện thực, nhưng hoá ra lại bóp cạn, vắt kiệt số tiền khó khăn, vất kiếm được của các “nhà đầu tư”. Nhiều vụ lừa đảo tài chính gần đây đều có bắt nguồn, hoặc là biến thể từ “Mô hình Ponzi”. Mặc dù nhiều người đã nghe đến thuật ngữ này rồi, nhưng họ vẫn chưa hiểu được nguồn gốc và cách thức hoạt động của Mô hình Ponzi. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mọi thông tin quan trọng cần biết về "Mô hình Ponzi", điểm lại một số trường hợp, vụ việc kinh điển và cũng như cách làm thế nào để tránh rơi vào các cạm bẫy lừa đảo tài chính này.

1. Mô hình Ponzi là gì? Điểm lại lịch sử của Mô hình Ponzi


Thuật ngữ “Mô hình Ponzi” có nguồn gốc từ một kẻ lừa đảo người Ý có tên là Charles Ponzi (Charies Ponzi). Tên này đã giới thiệu và hứa hẹn với các nhà đầu tư một cơ hội đầu tư với rủi ro cực thấp nhưng đi kèm với tỷ suất lợi nhuận siêu cao, nhằm thu hút, lôi kéo càng nhiều người tham gia càng tốt, kể cả những người dân bình thường, những người mơ ước làm giàu chỉ sau một đêm nhưng lại không có đầy đủ kiến thức, không biết phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Thay vì tiến hành đầu tư để tạo ra lợi nhuận thực sự, chương trình này sẽ thực hiện hoàn trả lợi nhuận theo cam kết hứa hẹn với những người đã tham gia bằng cách liên tục thu hút các nhà đầu tư mới, hoặc thuyết phục những người tham gia hiện tại cam kết nộp vào nhiều tiền mặt hơn. Hiểu đơn giản là Mô hình Ponzi sẽ lấy tiền của người vào sau để trả lợi nhuận cho những người đã tham gia từ trước. Khi không còn dòng tiền mới đổ vào, kế hoạch này sẽ sụp đổ và kẻ lừa đảo thường sẽ quét sạch toàn bộ hoặc phần lớn số tiền của các nạn nhân và bỏ trốn, cao chạy xa bay.


Nguồn gốc của “Mô hình Ponzi”

Nguồn gốc của mô hình kinh doanh lừa đảo này gắn với tên kẻ đầu tiên đã khi sinh ra nó. Năm 1903, Charles Ponzi, một cư dân người Ý đã nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, làm nhiều công việc khác nhau ở đây, bao gồm cả họa sĩ và thợ sửa chữa. Dưới ảnh hưởng lớn từ giấc mơ làm giàu của người Mỹ, Ponzi phát hiện ra rằng cách kiếm tiền nhanh nhất là làm các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính. Vào năm 1919, nền kinh tế thế giới rơi vào hỗn loạn, khủng hoảng trầm trọng ngay sau khi Thế chiến thứ nhất (First World War) kết thúc. Trong bối cảnh đó, Ponzi đã lợi dụng sự hỗn loạn này, tuyên bố rằng anh ta có thể kiếm được rất nhiều tiền bằng cách mua một tờ bưu điện nào đó ở Châu Âu và bán lại cho Hoa Kỳ, sau đó thiết kế một kế hoạch đầu tư phức tạp với cam kết mức lợi nhuận cao để mời chào tất cả mọi người tham gia. Và chỉ trong khoảng một năm, gần 40.000 công dân Boston đã tham gia kế hoạch kiếm tiền “tuyệt vời” của Ponzi - hầu hết trong số họ đều là những người nghèo với ước mơ làm giàu, đổi đời nhanh chóng, nhưng lại thiếu trầm trọng kiến thức cơ bản về tài chính. Trung bình mỗi người đầu tư cho Ponzi khoảng vài trăm đô la, mà không hiểu rõ thực sự mô hình này hoạt động như thế nào, tạo ra lợi nhuận ra sao, mà chỉ mù quáng đi theo lòng tham của bản thân.

Thực tế, không khó để bất cứ ai có một chút kiến thức cơ bản tài chính cũng có thể nhận ra hàng loạt những vấn đề bất ổn trong kế hoạch này. Chẳng hạn khi đó, tờ Financial Times cũng đã chỉ ra rằng khoản đầu tư của Ponzi hoàn toàn là lừa đảo, rằng thực tế không thể kiếm tiền bằng cách này. Tuy nhiên, Ponzi một mặt đã tiến hành đăng bài trên báo hòng phản bác lại Financial Times, mặt khác giương ra miếng mồi lợi nhuận hấp dẫn khổng lồ để dụ dỗ các đối tượng nhẹ dạ cả tin, muốn làm giàu nhanh chóng nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản. Ponzi tuyên bố rằng kế hoạch của anh ta có thể mang lại cho “các nhà đầu tư” mức lợi nhuận khổng lồ lên tới 50% chỉ sau có 45 ngày. Khi những “nhà đầu tư” ban đầu đã nếm được vị ngọt như lời mà Ponzi hứa hẹn, thì những “nhà đầu tư” sau cũng bắt đầu mù quáng theo đuổi lao vào với số lượng lớn. Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1920, kế hoạch của Ponzi phá sản hoàn toàn và gã này đã bị kết án 5 năm tù giam. Kể từ đó, “Mô hình Ponzi” đã trở thành một thuật ngữ độc quyền đối với những vụ việc lừa đảo trong ngành tài chính. Mô hình này ám chỉ việc dùng tiền của những “nhà đầu tư” vào sau để trả lại cho những “nhà đầu tư” trước, và chu kỳ này cứ kéo dài cho đến khi toàn bộ mô hình này bị phá sản, còn kẻ lừa đảo sẽ vơ vét mọi số tiền có thể và tìm cách cao chạy xa bay.

2.Các trường hợp “kinh điển” của Mô hình Ponzi


Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và mức độ phổ cập của Internet, nhiều "Mô hình Ponzi" khác nhau đã liên tục xuất hiện, cái sau càng trở nên tinh vi và khó tìm hiểu hơn cái trước.


Vụ Lừa Đảo Madoff

Vụ án Madoff là một trong những vụ án lừa đảo có thể nói là kinh điển nhất, nổi tiếng nhất và kéo dài nhất trong những vụ lừa đảo liên quan tới "Mô hình Ponzi". Vụ lừa đảo này kéo dài liên tục tới tận 20 năm, trước khi bị phanh phui và vạch trần trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, khi mà thị trường suy thoái mạnh khiến các nhà đầu tư phải đồng loạt thực hiện yêu cầu rút tiền với tổng trị giá khoảng 7 tỷ USD.

Vụ lừa đảo Madoff đã được lên kế hoạch chu đáo bởi Bernard L. Madoff, một nhà môi giới tài chính nổi tiếng người Mỹ, và là cựu chủ tịch của Nasdaq. Đây cũng được coi là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bernard L. Madoff đã đột nhập vào các câu lạc bộ Do Thái cao cấp, lợi dụng bạn bè, gia đình và các đối tác kinh doanh của mình để phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ “ngoại tuyến”, và chỉ trong thời gian ngắn đã thành công thu hút được tới 17,5 tỷ nhân dân tệ đầu tư vào một Mô hình Ponzi phức tạp do anh ta vẽ ra. Anh ta hứa với “các nhà đầu tư” rằng sẽ đem lại cho họ lợi tức đầu tư ổn định lên tới 10% mỗi năm, và khoe rằng anh ta “có thể dễ dàng kiếm được lợi nhuận bất chấp xu hướng thị trường đang tăng trưởng hay rớt giá”. Nhưng điều khách hàng không biết là phần lớn lợi nhuận mà họ nhận được lại dựa trên chính vốn gốc của chính họ, và của những khách hàng nhẹ dạ cả tin khác. Và khi nhiều đồng loạt muốn lấy lại số tiền thì hành vi lừa đảo của Bernard L. Madoff mới bị phát giác. Cuối cùng, vào năm 2009, Madoff đã bị kết án tới 150 năm tù vì tội lừa đảo, ước tính giá trị mà tên này lừa đảo chiếm đoạt lên tới 64,8 tỷ USD.


Vụ Lừa Đảo Tiền Điện Tử Plustoken

Ví PlusToken được đánh giá là "Mô hình Ponzi" lớn thứ ba trong lịch sử tài chính thế giới. Theo báo cáo của Chainalysis, được thực hiện bởi nhóm các nhà phân tích blockchain hàng đầu thế giới, một nhóm lừa đảo dưới tên PlusToken đã thực hiện hành vị lừa đảo các khoản đầu tư tiền điện tử có trị giá lên tới khoảng 2 tỷ USD bên ngoài Trung Quốc, và 185 triệu USD trong số đó đã được các kẻ lừa đảo bán chót lọt.

Vào tháng 6 năm 2019, ví PlusToken sụp đổ hoàn toàn, không thể hoạt động được nó và Mô hình Ponzi mà nhóm lừa đảo đứng đằng sau ví tiền điện tử này giật dây đã bị bại lộ. Đây là một ứng dụng đã từng được quảng bá rộng rãi ở Trung Quốc, Đông Nam Á và các khu vực khác dưới khẩu hiệu là cuộc cách mạng của công nghệ blockchain. Dự án PlusToken hứa hẹn mang lại cho người dùng tham gia đầu tư thu nhập thụ động hàng tháng từ 6% -18%, và tuyên bố rằng lợi nhuận thu được sẽ là mức chênh lệch giá thông qua các giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, ví tiền điện tử PlusToken là một tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia theo Mô hình Ponzi, được ngụy trang dưới khái niệm công nghệ cực hot vào thời điểm bấy giờ là “blockchain”. Sau hơn một năm hoạt động, dự án này đã thành công đánh lừa rất nhiều “nhà đầu tư” chưa hiểu biết đầy đủ về “blockchain”. Người dùng ví PlusToken không thể thực hiện rút tiền, và khi dịch vụ khách hàng thủ công ngừng phục vụ, các nhà đầu tư mới hoảng thốt nhận ra mình đã bị lừa – khi đó thì tiền của họ cũng đã mất hết rồi.


3.Làm thế nào để tránh các vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi?


Các “Mô hình Ponzi” luôn khoác lên mình “tấm áo choàng quyến rũ” để đánh lừa những ai nhẹ dạ cả tin, những người bị lòng tham làm cho mù quáng. Nhưng trước khi lựa chọn phương án đầu tư, để tránh rơi vào các bẫy lừa đảo như mô hình Ponzi, hãy sử dụng các phương pháp sau:

֎ Gần như không có cơ hội đầu tư có lợi nhuận khủng mà rủi ro lại thấp

Hầu như tất cả các khoản đầu tư đều có mức rủi ro nhất định, và không có khoản đầu tư nào hứa hẹn là sẽ mang lại lợi nhuận 100% cho các nhà đầu tư. Nếu có khoản đầu tư nào tuyên bố với khách hàng rằng nó có thể liên tục kiếm được lợi nhuận hàng ngày là 1%, và lợi nhuận hàng tháng là 30%, thì có khả năng cao đó là một “Mô hình Ponzi”. Lợi tức đầu tư cao như vậy gần như là điều đi ngược lại với mọi nguyên tắc tài chính cơ bản.

֎ Không có khoản đầu tư nào không có rủi ro, không bị mất tiền mà lại có thể kiếm được mức lợi nhuận ổn định


Ví dụ, Madoff đã hứa với các khách hàng rằng sẽ đem lại cho họ tỷ lệ lợi nhuận khoảng 10% mỗi năm, và nhấn mạnh rằng “đầu tư là phải thắng và không bao giờ thua”. Tuy nhiên, bất kỳ khoản đầu tư nào cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các biến động của nền kinh tế thị trường. Cam kết lợi nhuận luôn luôn ổn định ở mức cao là điều gần như không tưởng.

֎ Có hiểu biết nhất định về các sản phẩm và chiến lược đầu tư


Các dự án có xu hướng lừa đảo thường tự ngụy trang bởi lớp vỏ bí mật, thần thánh hoá bản thân lên nhưng cuối cùng chỉ nhăm nhe móc tiền từ túi các nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin. Những kẻ lừa đảo theo mô hình ponzi nói riêng và lừa đảo nói chung sẽ thiết kế các sản phẩm dự án, và các chiến lược đầu tư vô cùng phức tạp và mơ hồ. Nhưng trên thực tế, những dự án mà những kẻ này cố gắng hết sức để quảng bá đều thiếu các sản phẩm thực tế và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh – những yếu tố tối quan trọng của một dự án làm ăn uy tín.


֎ Hiểu và năm đầy đủ thông tin về tình hình của dự án 


Thông thường, khi nhà đầu tư hỏi những người quản lý dự án của công ty về thông tin dự án nhưng lại không nhận được các câu trả lời hợp lý; hoặc viện nhiều lý do khác nhau để trốn tránh, thì hãy cẩn thận, rất có thể đó là những dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi.

Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 


֎ Sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin kiểm chứng liên quan


Thông thường, các “Mô hình Ponzi” đều dính dáng đến các dự án hoặc các khoản đầu tư không được đăng ký hợp pháp. Chúng ta có thể kiểm tra thông tin về việc đăng ký, vốn đăng ký của công ty, dự án đó thông qua trang web chính thống của hệ thống công nghiệp và thương mại. Khi phát hiện các khoản đầu tư chưa được đăng ký, hãy nhanh chóng thực hiện các bước xác minh kỹ càng hơn để kiểm tra chắc chắn xem đó có phải là dự án lừa đảo hay không.

֎ Khó thu hồi lại tiền vốn 


Đây được coi là “đặc điểm nhận dạng” chính của các “Mô hình Ponzi”. Các dự án lừa đảo theo mô hình này sẽ đưa ra nhiều trở ngại, yêu cầu sách nhiễu khác nhau để ngăn cản các nhà đầu tư thực hiện rút số tiền của họ. Chẳng hạn các kẻ lừa đảo có thể thực hiện các chiêu trò như tăng phí rút tiền, thay đổi quy tắc rút tiền theo ý định riêng hòng gây khó khăn cho các nhà đầu tư...


֎ Kiểm tra chính xác mô hình đầu tư


Các dự án lừa đảo “Mô hình Ponzi” rất thích áp dụng mô hình đầu tư “kim tự tháp”. Chúng tôi thường bắt gặp một số người nhiệt tình đóng vai trò là nhà tuyển dụng, tìm mọi cách để chào mừng bạn tham gia dự án, đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết hấp dẫn, nhưng mục đích cuối cùng là chỉ để nhận lại được mức hoa hồng cao nhất có thể. Nếu ai đó ra sức khuyên bạn tham gia dự án theo cách chào mời này, bạn phải hết sức cảnh giác.

֎ Tham khảo ý kiến của chuyên gia 


Khi bạn chưa có đủ kiến thức tài chính cần thiết, và cảm thấy không chắc chắn về dự án, bạn có thể tìm đến các công ty tư vấn chuyên nghiệp, và lắng nghe lời khuyên tài chính, các nhận định của các chuyên gia trước khi đưa ra quyết định đầu tư.


֎ Hiểu về nền tảng gốc rễ của dự án


Hãy nhớ luôn tìm hiểu đầy đủ thông tin, thực hiện các nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ra bất cứ quyết định đầu tư nào. Bạn cần phải hiểu đầy đủ về các nhà tài trợ cũng như lý lịch của dự án, đồng thời tránh bị lôi kéo bởi hiệu ứng FOMO. Những kẻ khởi xướng “Mô hình Ponzi” thường tạo cảm giác là họ có khí chất “thiên tài”, và tự tung hô bản thân giống như thần thánh. Chẳng hạn, Sergei Mavrodi, người đứng đằng sau dự án lừa đảo theo mô hình Ponzi 3M Financial Mutual đã tự biến mình thành “anh hùng” để đánh lừa dư luận.

Những kẻ lừa đảo luôn biến cách đánh bản chất tham lam tự nhiên của đa số mọi người. Vì vậy, hãy cố gắng giữ đầu óc tỉnh táo khi tham gia đầu tư, đồng thời luôn nhắc nhở bản thân kiềm chế lòng tham trong lòng và tuân thủ theo các nguyên tắc tài chính cốt lõi.


4. Tóm tắt


Ngày nay, mặc dù “Mô hình Ponzi” đã được các kẻ lừa đảo phát triển thêm nhiều biến thể khác nhau, tinh vi hơn, khó phát hiện nhơn, nhưng về bản chất chúng vẫn luôn giống y chóc như nhau. Các mô hình kinh doanh theo hình thức lừa đảo Ponzi đều có đặc điểm chung là có mức độ rủi ro rất thấp nhưng lại đi kèm với các cam kết lợi nhuận cao. Những kẻ lừa đảo không bao giờ đề cập, nhấn mạnh đến các yếu tố rủi ro của quá trình tham gia đầu tư mà chỉ nhăm nhăm sử dụng lợi tức đầu tư cao hơn để thu hút, lôi kéo các nhà đầu tư thiếu hoặc thậm chí không biết tí gì về kiến thức tài chính cơ bản. Hãy luôn ghi nhớ quy luật căn bản nhất của mọi loại hình đầu tư rằng “mức độ rủi ro sẽ tỷ lệ thuận với lợi nhuận”, và mong bạn luôn giữ được cái đầu lạnh, tránh bị mất tiền oan đáng tiếc.


16934541465054



Giao dịch chỉ số chứng khoán với Mitrade ngay bây giờ,
nhận thưởng 100 USD cho người dùng mới>>

! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Các bài viết liên quan
placeholder
MT5 và MT4 là gì? MetaTrader 4 có lừa đảo không? Top 5 phần mềm giao dịch chứng khoán online tốt nhất năm 2024Bên cạnh việc chọn sàn giao dịch uy tín và chuyên nghiệp, các trader cũng luôn đặt mục tiêu lựa chọn một phần mềm giao dịch chứng khoán và Forex tốt để giúp họ có lợi thế hơn trong việc xác định chiến thuật và giao dịch nhanh chóng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giao dịch phổ biến dành cho các trader như Metatrader với hai phiên bản MT4 và MT5, hay phần mềm Mitrade của thương hiệu sàn giao dịch cùng tên. Vậy, đâu là phần mềm giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất dành cho bạn? Hãy tham khảo thông tin bài viết ngay sau đây của chúng tôi.
Tác giả  Jane PhạmInsights
ngày15 tháng 3 năm 2023
Bên cạnh việc chọn sàn giao dịch uy tín và chuyên nghiệp, các trader cũng luôn đặt mục tiêu lựa chọn một phần mềm giao dịch chứng khoán và Forex tốt để giúp họ có lợi thế hơn trong việc xác định chiến thuật và giao dịch nhanh chóng. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm giao dịch phổ biến dành cho các trader như Metatrader với hai phiên bản MT4 và MT5, hay phần mềm Mitrade của thương hiệu sàn giao dịch cùng tên. Vậy, đâu là phần mềm giao dịch phù hợp và hiệu quả nhất dành cho bạn? Hãy tham khảo thông tin bài viết ngay sau đây của chúng tôi.
placeholder
Đòn bẩy (leverage) là gì? Cách giao dịch đòn bẩy để kiếm tiềnĐòn bẩy là từ mượn của vật lý, và thường được sử dụng trong các giao dịch tài chính trên thị trường Forex, tiền điện tử và chứng khoán. Hầu hết các nhà giao dịch nghiệp dư là các nhà giao dịch thích mua và nắm giữ, giao dịch bằng tiền mặt, có nghĩa là nếu họ muốn mua cổ phiếu trị giá 10.000 đô la, họ phải có 10.000 đô la tiền mặt trong tài khoản giao dịch của mình.
Tác giả  Jane PhạmInsights
ngày13 tháng 3 năm 2023
Đòn bẩy là từ mượn của vật lý, và thường được sử dụng trong các giao dịch tài chính trên thị trường Forex, tiền điện tử và chứng khoán. Hầu hết các nhà giao dịch nghiệp dư là các nhà giao dịch thích mua và nắm giữ, giao dịch bằng tiền mặt, có nghĩa là nếu họ muốn mua cổ phiếu trị giá 10.000 đô la, họ phải có 10.000 đô la tiền mặt trong tài khoản giao dịch của mình.
placeholder
Cách bộ lọc cổ phiếu tốt nhất theo TOP 10 chỉ số như P/E, EPS, P/B, DPR v.vThị trường chứng khoán luôn rất sôi động với hàng nghìn lựa chọn cổ phiểu và bất kỳ một nhà đầu tư nào muốn thành công đều phải tạo cho mình một bộ lọc cổ phiếu tốt. Bộ lọc cổ phiếu sẽ giúp bạn lựa chọn ra những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư dựa vào những chỉ số có sức ảnh hưởng thể hiện giá trị của nó. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những điều gì quyết định đến sự tăng giảm của giá cổ phiếu và những cách đầu tư cổ phiếu phổ biến nhất.
Tác giả  Nhóm TraderinsInsights
ngày28 tháng 3 năm 2023
Thị trường chứng khoán luôn rất sôi động với hàng nghìn lựa chọn cổ phiểu và bất kỳ một nhà đầu tư nào muốn thành công đều phải tạo cho mình một bộ lọc cổ phiếu tốt. Bộ lọc cổ phiếu sẽ giúp bạn lựa chọn ra những cổ phiếu tốt nhất để đầu tư dựa vào những chỉ số có sức ảnh hưởng thể hiện giá trị của nó. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những điều gì quyết định đến sự tăng giảm của giá cổ phiếu và những cách đầu tư cổ phiếu phổ biến nhất.
placeholder
Bán khống là gì? Cách thực hiện bán khống ra sao? Có nên bán khống chứng khoán?Bán khống có thể được hiểu là một cách để kiếm tiền trên các công cụ tìm kiếm (như cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc các công cụ phái sinh) có giá đang giảm. Định nghĩa của bán khống khá đơn giản: là hành động bán một loại chứng khoán mà nhà đầu tư không sở hữu với hy vọng rằng nó sẽ giảm giá và nhà đầu tư có thể đóng giao dịch để kiếm lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Trong một giao dịch bán khống, nhà giao dịch sẽ mượn một cổ phiếu, bán cổ phiếu đó và sau đó mua lại để trả cho người cho vay. Cố phiếu của công ty A đang giao dịch với giá 50 USD, nhưng bạn tin rằng giá A sẽ giảm và bạn quyết định thực hiện bán khống để kiếm lời. Bạn mượn 100 cổ phiếu A từ nhà môi giới và bán số lượng cổ phiếu này trên thị trường mở.
Tác giả  Jane PhạmInsights
ngày17 tháng 3 năm 2023
Bán khống có thể được hiểu là một cách để kiếm tiền trên các công cụ tìm kiếm (như cổ phiếu hoặc trái phiếu hoặc các công cụ phái sinh) có giá đang giảm. Định nghĩa của bán khống khá đơn giản: là hành động bán một loại chứng khoán mà nhà đầu tư không sở hữu với hy vọng rằng nó sẽ giảm giá và nhà đầu tư có thể đóng giao dịch để kiếm lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Trong một giao dịch bán khống, nhà giao dịch sẽ mượn một cổ phiếu, bán cổ phiếu đó và sau đó mua lại để trả cho người cho vay. Cố phiếu của công ty A đang giao dịch với giá 50 USD, nhưng bạn tin rằng giá A sẽ giảm và bạn quyết định thực hiện bán khống để kiếm lời. Bạn mượn 100 cổ phiếu A từ nhà môi giới và bán số lượng cổ phiếu này trên thị trường mở.
placeholder
RSI là gì? Công thức tính và cách sử dụng chỉ số RSIĐể thành công trong thị trường forex, yếu tố cần thiết bậc nhất cho các nhà giao dịch là kỹ năng phân tích và đánh giá thị trường. Chính vì vậy đã có nhiều chỉ số được phát minh ra nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá thị trường. Một trong số đó là chỉ số RSI. Vậy chỉ báo RSI là gì? Cách sử dụng rsi như thể nào?
Tác giả  Nhóm TraderinsInsights
ngày21 tháng 3 năm 2023
Để thành công trong thị trường forex, yếu tố cần thiết bậc nhất cho các nhà giao dịch là kỹ năng phân tích và đánh giá thị trường. Chính vì vậy đã có nhiều chỉ số được phát minh ra nhằm giúp các nhà đầu tư dễ dàng đánh giá thị trường. Một trong số đó là chỉ số RSI. Vậy chỉ báo RSI là gì? Cách sử dụng rsi như thể nào?
Ad