Hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán trực tuyến khi giao dịch chứng khoán

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư sinh lời luôn là một bài toán rất khó và trong quá trình đó, hiểu được biểu đồ cổ phiếu là bước đầu tiên có thể đưa bạn đến với thành công. 


  Biểu đồ chứng khoán Google 


Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách đọc và sử dụng biểu đồ chứng khoán. 

1. Các loại biểu đồ chứng khoán


Biểu đồ hình thanh(HLC/OHLC)

 

Biểu đồ hình thanh

▀ Thông tin cung cấp

Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất 


▀ Cách đọc biểu đồ

Biểu đồ hình thanh có cấu tạo bao gồm một đường thẳng đứng thể hiện phạm vi giá giao dịch trong phiên. Nếu trong khung thời gian giao dịch đó giá tăng đường thẳng sẽ có màu xanh và ngược lại, nếu giá trong khung thời gian giao dịch giảm đường thẳng sẽ có màu đỏ. 


Hai đường ngang xuất phát từ đường biên độ giá được dùng để đánh dấu giá mở và đóng cửa. Đường ngang hướng sang phía bên trái là giá mở cửa, đường ngang hướng sang bên phải là giá đóng cửa.


 Đánh giá

Biểu đồ thanh thường được sử dụng bởi những trader kỹ thuật thuần túy, bởi những gì mà nó cung cấp chỉ bao gồm giá và các con số nên trader sẽ dễ dàng tìm ra những mẫu mô hình giá hơn, đồng thời nó cũng loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch với thị trường.


Biểu đồ nến nhật

 

Biểu đồ nến

  Thông tin cung cấp

Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất 


 Cách đọc biểu đồ

Biểu đồ nến bao gồm hai phần chính là thân nến và bóng nến. Thân nến thể hiện mức biến động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu giá tăng, thân nến sẽ có màu xanh và ngược lại, nếu giá giảm, thân nến sẽ có màu đỏ.


Bóng nến là những đường mảnh thể hiện biên độ biến động giá trong phiên, nó cũng bao hàm giá cao nhất và giá thấp nhất trong khung thời gian giao dịch.


 Đánh giá

Biểu đồ nến là một trong những biểu đồ được sử rộng phổ biến nhất trên thế giới, lý do là bởi nó phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá. 


Điều này cung cấp cho trader thông tin về hành vi giá trên thị trường và đồng thời cũng giúp các trader xác định được những điểm hỗ trợ/kháng cự mạnh.


Biểu đồ đường

 

Biểu đồ đường

 Thông tin cung cấp

Biểu đồ đường chỉ hiển thị một thông tin duy nhất là giá đóng cửa trong khung thời gian giao dịch


 Cách đọc biểu đồ

Bởi vì chỉ có một thông tin duy nhất nên biểu đồ đường được đọc theo chiều từ trái sang phải với các mức giá đóng cửa được nối liền với nhau tạo thành một dải tín hiệu.


 Đánh giá

Một số trader quan niệm rằng giá đóng cửa là thông tin duy nhất cần nắm bắt sau mỗi phiên giao dịch bởi biểu đồ đường thể hiện rất tốt thông tin về việc giá đã đi về đâu. Tuy nhiên, vì các thông tin khác đều không có nên nó thường được sử dụng khi quan sát các mục tiêu dài hạn.


Trên đây là 3 loại biểu đồ chứng khoán thông dụng và thường gặp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số biểu đồ chuyên dụng khác như biểu đồ mô hình Heiken Ashi, biểu đồ vùng hay biểu đồ đường cơ sở. 

 

16092215083818


Tất cả các biểu đồ này đều có tại Mitrade- nền tảng giao dịch độc quyền với đầy đủ công cụ tiện ích cho biểu đồ giá. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những gì mà một biểu đồ chứng khoán có thể mang đến.


2. Những gì có thể biết được từ biểu đồ chứng khoán

 

16092216343286


Những thông tin thường thấy trên một biểu đồ giá


1: Tên cổ phiếu giao dịch và biến động giá trong ngày


2: Các khung thời gian giao dịch


3: Các loại biểu đồ


10: Biểu đồ giao dịch: Tùy thuộc vào loại biểu đồ mà bạn lựa chọn sẽ có cách hiển thị khác nhau, ở ví dụ này chúng ta sử dụng biểu đồ nến nên có thể thấy các cây nến xanh – đại diện cho giá tăng và nến đỏ-đại diện cho giá giảm.


4: Các chỉ báo kỹ thuật


8: Một trong số các chỉ báo kỹ thuật – Đường trung bình động được hiển thị trên biểu đồ giá.


5: Mã giao dịch cổ phiếu và khung thời gian giao dịch đang được áp dụng cho biểu đồ


6: Giá mở cửa, đóng cửa, giá thấp nhất và cao nhất trong khung thời gian giao dịch


7: Khoảng thời gian: Thể hiện các mốc thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại theo chiều từ trái sang phải


9: Khoảng giá và giá hiện tại: Cột này thể hiện các mức giá với đường màu đỏ là giá hiện tại của cổ phiếu.


Ngoài 10 thông số cơ bản của biểu đồ đã nêu trên, một số loại biểu đồ còn cung cấp thêm thông tin về khối lượng giao dịch. 


Đây là một thông tin hữu ích giúp trader nắm bắt được động lượng của thị trường, khối lượng giao dịch theo phiên càng cao chứng tỏ thời điểm đó cổ phiếu được giao dịch càng nhiều và có thể kéo theo những biến động giá lớn. 


Để hiểu rõ hơn về các yếu tố này, mời bạn tiếp tục đến với phần 3 và 4 nơi mình sẽ giải nghĩa các thuật ngữ trong biểu đồ chứng khoán và hướng dẫn cách đọc biểu đồ chứng khoán đầy đủ và chi tiết nhất.


3. Cách đọc biểu đồ chứng khoán và giao dịch chứng khoán (đầy đủ và chi tiết)


3.1 Đọc khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch thể hiện mức độ quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu. Chính vì vậy, những thay đổi lớn về khối lượng giao dịch có thể là dấu hiệu cho sự dịch chuyển về giá. 


Ví dụ: 

Khối lượng giao dịch lớn và giá đang tăngèDấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng


Khối lượng giao dịch thấp và giá đang giảmèDấu hiệu cho thấy giá có thể tăng trở lại, lý do là bởi giá đang giảm nhưng lại không hấp dẫn trader giao dịch và vì vậy thị trường có thể sẽ có động thái tăng điều chỉnh.


Khối lượng giao dịch lớn và giá đang giảmèDấu hiệu cho thấy giá có thể sẽ tiếp tục giảm bởi một lượng lớn cổ phiếu đang được bán ra một cách tích cực.


Giao dịch khối lượng thấp và giá đang tăngèDấu hiệu cho thấy thấy nhà đầu tư đang không còn tin tưởng vào một xu hướng tăng tiếp diễn, vì vậy thị trường có thể sẽ xuất hiện xu hướng giảm điều chỉnh


3.2 Đọc các chỉ báo Xu hướng và Động lượng

 

16092223994943


Ngày nay, có vô vàn công cụ chỉ báo kỹ thuật để các trader lựa chọn khi phân tích biểu đồ. Hãy tự mình thử nghiệm các chỉ báo khác nhau để chọn ra những chỉ báo phù hợp nhất với phong cách giao dịch cụ thể của bản thân và áp dụng cho các cổ phiếu cụ thể mà bạn muốn giao dịch. 


Một chỉ báo có thể tốt trong việc dự báo biến động giá của cổ phiếu này nhưng điều tương tự không phải lúc nào cũng đúng đối với những cổ phiếu khác.


Các chuyên gia phân tích kỹ thuật thường sử dụng kết hợp cùng một lúc loại chỉ báo khác nhau nhằm đưa ra dự đoán chính xác nhất. Chỉ báo kỹ thuật được phân thành hai loại cơ bản bao gồm:


● Chỉ báo xu hướng: Được sử dụng để xác định xu hướng tổng thể của giá cổ phiếu là lên hoặc xuống chẳng hạn như đường MA 


● Chỉ báo động lượng: Được sử dụng nhằm đánh giá sức mạnh của chuyển động giá, từ đó tìm ra các điểm vào lệnh như chỉ báo MACD hoặc RSI.


3.3 Phân tích xu hướng


Khi xem xét một biểu đồ cổ phiếu, ngoài việc xác định xu hướng tổng thể hiện tại là tăng hay giảm thì bạn cũng cần xác định các khía cạnh của xu hướng như:


Xu hướng đã có trong bao lâu?


Một xu hướng không thể tồn tại mãi mãi giống như việc giá cổ phiếu không thể cứ mãi tăng vô định. Cuối cùng, thị trường luôn có những thay đổi về xu hướng. 


Nếu một xu hướng tăng/giảm tồn tại trong một thời gian dài mà không hề có bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào theo hướng ngược lại, đó có thể là thời điểm xảy ra sự đảo chiều xu hướng.


Làm thế nào để biết một cổ phiếu đang có xu hướng? 

Sử dụng các biểu đồ giá là cách tốt nhất để xác định xem cổ phiếu liệu có đang nằm trong xu hướng hay không. 


Ngoài ra, bạn có thể thay đổi hình dạng biểu đồ để xác định xu hướng một cách rõ ràng, một số cổ phiếu di chuyển theo sát xu hướng và rất dễ để xác định. 


Tuy nhiên, cũng có các cổ phiếu có xu hướng biến động mạnh cả về hai chiều tăng/giảm khiến việc xác định xu hướng trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, biểu đồ đường có thể là một lựa chọn tốt khi nó loại bỏ các yếu tố biến động và chỉ giữ lại các mốc giá đóng cửa.


Dấu hiệu nào cho thấy sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra? 

Phân tích kỹ thuật chuyển động giá cổ phiếu có thể cho thấy những dấu hiệu của sự đảo ngược xu hướng tiềm năng. 


Các chỉ báo động lượng thường chỉ ra một xu hướng chuẩn bị kết thúc trước khi giá của nó thực sự đạt đỉnh và điều này mang lại cho các trader cơ hội thoát thị trường với mức giá tốt trước khi nó đảo chiều. Ngoài ra, các mô hình nến cũng có thể được sử dụng để xác định điểm đảo chiều chính của thị trường. 


3.4 Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

 

16092224242665

Biểu đồ chứng khoán đặc biệt hữu ích trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị ngăn cản và đảo chiều sang xu hướng tăng. 


Ngược lại, các mức kháng cự đại diện cho mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường sẽ thất bại trong việc cố gắng đưa giá tăng cao hơn và khiến xu hướng đảo chiều thành giảm.


Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sử dụng chúng để giao dịch theo hai cách tùy vào tính chất của cổ phiếu.


è Nếu cổ phiếu có tính chất biến động trong phạm vi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong thời gian dài. Bạn hãy mua nó ở mức hỗ trợ và bán ra tại mức kháng cự, lặp đi lặp lại quy trình này khi giá vẫn còn nằm trong vùng hỗ trợ/kháng cự có thể mang lại rất nhiều lợi ích.


è Nếu giá cổ phiếu vượt ra ngoài một trong hai mức hỗ trợ/kháng cự. Đây có thể là một chỉ báo quan trọng cho xu hướng mới trong tương lai. Ví dụ: Nếu một cổ phiếu luôn được duy trì ở trên mốc 150$ bất ngờ giảm sâu xuống dưới 140$, bạn có thể cân nhắc vào lệnh bán ra để bắt kịp xu hướng giảm mạnh mẽ.


Đến đây, có lẽ các bạn cũng đã phần nào hiểu được cách để đọc một biểu đồ chứng khoán. Ở phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với các loại tin tức và chỉ số tài chính mà bạn cần phải biết trước khi tiến hành đọc biểu đồ chứng khoán. 


3.5 Ví dụ giao dịch cổ phiếu

Giá cổ phiếu INTC ở thời điểm vào lệnh là 47,06$. Như vậy với khối lượng 100 cổ phiếu thì giá trị khoản đầu tư của mình là:


Giá trị khoản đầu tư= giá cổ phiếu x khối lượng= 47,06 x 100= 4706$


Tuy nhiên, mình sẽ không cần phải thanh toán 100% giá trị này. Thay vào đó, với tỷ lệ ký quỹ ban đầu dành cho cổ phiếu trên Mitrade là 5% tương đương với đòn bẩy tài chính 1:20 thì số vốn mình cần có sẽ là:


Vốn đầu tư= Tỷ lệ ký quỹ ban đầu x Giá trị= 4706 x 5% =236,05$


Giả sử rằng dự đoán của mình là chính xác và giá INTC đã giảm sau khi vào lệnh, mình sẽ đặt mức chốt lời tự động ở mức giá 42,06$. Lúc này, lợi nhuận thu được sẽ bằng:


Lợi nhuận(vị thế bán) = (Giá mở vị thế - giá đóng vị thế) x Khối lượng= 515$


Với giao dịch sử dụng đòn bẩy, bạn được hưởng lợi nhờ tỷ lệ ký quỹ ban đầu thấp chỉ từ 5%, khi đó số vốn đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều so với giao dịch không sử dụng đòn bẩy. 


Ngoài ra, giao dịch có đòn bẩy còn cho phép bạn mở vị thế bán khống để kiếm lợi nhuận khi giá cổ phiếu giảm. Trong khi đó, với giao dịch không đòn bẩy bạn chỉ có lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng.

4. Những thuật ngữ cần biết khi đọc biểu đồ chứng khoán


 Khung thời gian giao dịch 


Là khoảng thời gian mà bạn sẽ xem xét và phân tích trong một giao dịch, khung thời gian được chia làm 3 giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có những khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng.


● Khung thời gian dài hạn: 1Y, 1M, 1W

● Khung thời gian trung hạn: 1D, 4H, 1H

● Khung thời gian ngắn hạn: 5m, 15m, 30m


 Giá cao nhất và giá thấp nhất


Giá cao nhất(H) và giá thấp nhất(L) chỉ đơn giản là hiển thị cho mức giá cao nhất và thấp nhất mà cổ phiếu đạt được trong khung thời gian giao dịch, tính từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa. Tuy nhiên, giá cao nhất(H) và giá thấp nhất(L) có thể không phải là giá mở và giá đóng cửa.


Giá mở cửa: Là mức giá cổ phiếu ở thời điểm bắt đầu khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta có những mức giá mở cửa khác nhau.


Giá đóng cửa: Tương tự như giá mở cửa thì giá đóng cửa là mức giá cổ phiếu tại thời điểm đóng khung thời gian giao dịch, với mỗi khung 5m, 30m, 1h, 4h, 1D chúng ta sẽ có những mức giá đóng cửa khác nhau.


 Thay đổi ròng


Thông số này được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm cho thấy sự thay đổi giá trị


của cổ phiếu giao dịch so với giá đóng cửa của ngày trước đó. Nếu tỷ lệ thay đổi dương cổ phiếu được xem là tăng trong ngày và ngược lại, nếu tỷ lệ thay đổi âm cổ phiếu bị coi là giảm trong ngày.

5. Các tin tức và chỉ số tài chính nên quan tâm khi đọc biểu đồ chứng khoán


Các chỉ số tài chính 

● Cổ tức

Cổ tức là số tiền trên mỗi cổ phiếu mà một công ty phải trả vào ngày không hưởng cổ tức cho các cổ đông được ghi nhận. Cổ đông cần phải sở hữu cổ phiếu vào ngày ghi sổ để có thể nhận cổ tức, thời gian thường là sau 2 đến 3 tuần kể từ ngày giao dịch không hưởng quyền. 


Khi một cổ phiếu chuyển sang trạng thái “không chia cổ tức”, giá của nó sẽ được điều chỉnh giảm xuống bằng cách trừ đi số tiền cổ tức từ giá mở cửa ban đầu của cổ phiếu. 


 Lợi tức

Lợi tức của một cổ phiếu là tỷ lệ phần trăm giá của nó được trả dưới dạng cổ tức. Ví dụ: nếu một cổ phiếu được định giá 100 đô la cho mỗi cổ phiếu và trả cổ tức hàng quý là 1 đô la cho mỗi cổ phiếu, thì lợi tức hàng năm trên cổ phiếu đó sẽ là 4 đô la, đại diện cho lợi tức cổ tức là 4% của giá cổ phiếu 100 đô la.


● Chỉ số P/E

Hay còn được gọi là tỷ lệ giá trên thu nhập là một số liệu quan trọng mà bạn cần phải nắm được khi xem biểu đồ chứng khoán. Chỉ số P / E được tính theo công thức sau:


P/E= Giá cổ phiếu hiện tại/Thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm(EPS)


Chỉ số này cho bạn biết được giá trị đầu tư của cổ phiếu thông qua việc tính toán nhà đầu tư cần chi trả bao nhiêu tiền cho một cổ phiếu dựa trên thu nhập của nó. Ví dụ: P/E của các cổ phiếu tốt như Amazon thường rất cao do nhà đầu tư đặt kỳ vọng lớn vào tiềm năng tăng giá của cổ phiếu AMZN trong tương lai.


● Tin tức

Giống như các sản phẩm đầu tư khác, thị trường chứng khoán cũng bị tác động bởi những tin tức, sự kiện địa chính trị có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới như: Dịch bệnh, chiến tranh và các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.


Ngoài ra, những thông tin về sản phẩm mới, kế hoạch đầu tư hay báo cáo tình hình kinh doanh cũng có ảnh hưởng tới giá và biểu đồ giá cổ phiếu. Tùy thuộc vào mức độ và cảm xúc của nhà đầu tư khi tiếp nhận thông tin mà biểu đồ giá sẽ có những phản ứng khác nhau.



Giao Dịch Đòn Bẩy APPLE Ngay>> 


Ví dụ: Cổ phiếu Apple(AAPL) đã tăng 6,35% vào 12/10 trước thông tin về việc hãng có thể ra mắt iPhone 12 trong sự kiện "Hi Speed" một ngày sau đó.

6. Lời kết

Như vậy, qua bài viết này các bạn đã biết được cách đọc và sử dụng biểu đồ chứng khoán trực tuyến trong phân tích xu hướng thị trường. 


Như đã đề cập trong bài, hiểu được biểu đồ chứng khoán và vận dụng nó trong phân tích là bước đầu của quá trình đầu tư chứng khoán thành công. Hy vọng rằng, với những gì mình đã chia sẻ các bạn sẽ có thêm kiến thức và ngày càng hoàn  thiện kỹ năng giao dịch của bản thân.


▌ Các bài liên quan đến [Biểu đồ chứng khoán trực tuyến]

! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad