Trong thị trường chứng khoán đầy sôi động, việc hiểu và áp dụng linh hoạt các loại lệnh giao dịch là một yếu tố cần thiết để đạt được thành công. Với tốc độ thực hiện nhanh và khả năng tạo ra thanh khoản lớn, lệnh thị trường đóng góp vào sự hiệu quả và khả năng mua bán đa dạng trên thị trường.
Chính vì điều này, ở bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ về vai trò của lệnh thị trường trong giao dịch chứng khoán, mức độ quan trọng của nó và các khía cạnh cần cân nhắc khi sử dụng loại lệnh này.
1. Lệnh MP là gì?
• Định nghĩa về lệnh MP
Lệnh thị trường (Market Price Order hay MP) đề cập đến một chỉ dẫn giao dịch, trong đó nhà đầu tư yêu cầu mua hoặc bán chứng khoán theo giá thị trường hiện hành. Không giống như các lệnh giới hạn, lệnh thị trường không chỉ định mức giá chính xác mà ở đó giao dịch sẽ diễn ra. Thay vào đó, nó ưu tiên tốc độ khớp lệnh nhằm hoàn thành giao dịch nhanh nhất có thể với mức giá tối ưu nhất đang có thị trường.
• Vai trò của lệnh MP
Vai trò hàng đầu của lệnh MP là mang tới cho các nhà giao dịch một biện pháp nhanh chóng để tham gia hoặc thoát khỏi các vị thế trên thị trường. Bằng cách giao dịch ở mức giá thị trường, lệnh MP đảm bảo hoàn thành giao dịch nhanh nhất có thể, cho phép các nhà đầu tư tận dụng linh hoạt các cơ hội tức thời trên thị trường.
Ngoài ra, lệnh MP hỗ trợ cho tính thanh khoản bằng cách tích cực hỗ trợ khẩn trương giao dịch mua và bán. Những người tham gia thị trường đặt lệnh MP sẽ đẩy cao hoạt động trao đổi và tính sẵn có của cổ phiếu. Lệnh MP đại diện cho lượng cung – cầu sẵn sàng giao dịch theo thời gian thực, do đó, phần nào góp phần vào quá trình khám phá giá trong ngắn hạn.
Khi sử dụng lệnh MP, nhà giao dịch đóng góp vào hiệu quả chung của thị trường qua việc tạo điều kiện cho quá trình trao đổi diễn ra nhanh chóng và liền mạch. Lệnh MP loại bỏ nhu cầu đàm phán và mặc cả giá, đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện nhanh chóng với giá thị trường hiện hành. Sự hiệu quả này khuyến khích tăng cường tham gia thị trường và nâng cao tính minh bạch.
Mặc dù các lệnh MP mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng, nhưng nó có thể không phù hợp với mọi tình huống, đặc biệt là ở những thời điểm khi độ chính xác hoặc khả năng kiểm soát giá được đề cao.
Theo sát hơn 400 thị trường tài chính trên sàn Mitrade
2. Lệnh MP có đặc điểm gì?
Lệnh MP là một loại chỉ dẫn giao dịch chứng khoán phổ biến trong thế giới tài chính. Ở Việt Nam, lệnh MP có thể được sử dụng dễ dàng tại phiên giao dịch chính thức trên cả ba sàn HOSE, HNX và Upcom. Nó mang tới nhiều lợi ích thiết thực, nhưng cũng có một số nhược điểm riêng. Trong phần phân tích dưới đây, chúng ta sẽ khám phá các ưu điểm và nhược điểm của lệnh giá thị trường trong giao dịch chứng khoán.
• Ưu điểm của lệnh MP
✔️Tốc độ thực hiện: Một trong những ưu điểm chính của lệnh MP là tốc độ thực hiện rất nhanh. Các lệnh MP đề cao yếu tố thời gian hoàn thành giao dịch thay vì mức giá tối ưu, chính vì thế, các nhà đầu tư có thể tham gia hoặc rời khỏi vị thế của mình trong thời gian nhanh nhất. Đặc tính này cung cấp điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư bước chân vào thị trường nhanh nhất có thể.
✔️Tính đơn giản: Lệnh MP có thể được sử dụng dễ dàng. Các nhà giao dịch chỉ cần chọn lựa khối lượng cổ phiếu cần mua hoặc bán, và lệnh sẽ được khớp ngay tại mức giá hiện tại. Sự đơn giản này biến lệnh MP thành lựa chọn thiết thực cho các nhà đầu tư không quan tâm về giá mà thích trải nghiệm giao dịch nhanh chóng.
✔️Cung cấp thanh khoản: Các lệnh giá thị trường tích cực đóng góp vào mức thanh khoản chung do nó làm tăng lượng giao dịch mua bán được khớp ngay lập tức. Qua việc khớp lệnh ở mức giá hiện hành, lệnh MP tạo cơ chế hữu hiệu để khớp lệnh dễ dàng, đẩy cao thanh khoản và độ sâu của thị trường. Điều đó mang tới lợi ích về nhiều mặt cho tất cả mọi thành phần tham gia thị trường.
• Nhược điểm của lệnh MP
⭕Biến động giá: Một trong những nhược điểm chính của lệnh MP là sự biến động giá trong thời gian giao dịch diễn ra. Vì lệnh MP được khớp theo mức giá hiện hành, nếu có biến động giá đột ngột giữa thời điểm đặt lệnh và khớp lệnh, giá thực hiện có thể sai lệch so với giá dự kiến của nhà đầu tư. Sự trượt giá này đôi khi là rất lớn, gây ảnh hưởng đến kỳ vọng và kế hoạch của nhà đầu tư.
⭕Thiếu kiểm soát: Lệnh MP cung cấp quyền kiểm khá soát hạn chế về giá thực hiện. Thực tế là các nhà giao dịch không thể chắc chắn về mức giá thực hiện cuối cùng mà chỉ sử dụng giá thị trường hiện tại như một mốc tham khảo. Sự thiếu kiểm soát này có thể là điểm hạn chế đối với những nhà giao dịch có kế hoạch rõ ràng và khống muốn bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá.
⭕Rủi ro tác động đến thị trường: Các lệnh MP, đặc biệt là các giao dịch khối lượng lớn, có thể có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Đối với trường hợp quy mô lệnh vượt quá thanh khoản khả dụng, áp lực mua hoặc bán gia tăng có thể khiến giá di chuyển theo xu hướng bất lợi, tức là giá thực hiện sẽ cao hoặc thấp hơn dự tính.
⭕Không phản ánh đúng mức giá cân bằng: Lệnh MP ưu tiên tốc độ khớp lệnh hơn là tìm ra một mức giá cân bằng hợp lý. Mặc dù lệnh MP giúp thực hiện lệnh ngay lập tức, nhưng chúng lại hạn chế trong việc phác họa chuẩn xác giá trị thực của chứng khoán, cũng với đó là khối lượng cung – cầu thực tế trong dài hạn. Những nhà giao dịch muốn giao dịch ở một mức giá cân bằng, đúng giá trị của chứng khoán có thể sẽ không thích loại lệnh này.
• So sánh lệnh MP với lệnh giới hạn (LO)
Lệnh MP và LO là hai chỉ dẫn giao dịch được sử dụng nhiều nhất trong thị trường chứng khoán, mặc dù vậy, bản chất của chúng lại rất khác biệt, từ đó mang đến các tùy chọn phong phú cho nhà đầu tư.
Lệnh MP | ||
Thời điểm khớp lệnh | Lệnh LO được khớp vào thời điểm giá thị trường bằng mức giới hạn đặt ra | Lệnh MP được khớp gần như ngay lập tức |
Giá khớp lệnh | Mức giá thực hiện sẽ luôn bằng giá giới hạn | Không có sự đảm bảo về giá thực hiện |
Mục đích sử dụng | Lệnh LO phù hợp với các nhà giao dịch ưu tiên kiểm soát giá và sẵn sàng đợi một mức giá hợp lý để giao dịch | Lệnh MP lý tưởng cho các nhà giao dịch muốn vào hoặc thoát khỏi vị thế của mình một cách nhanh chóng |
Tính năng dừng lỗ (Stop-Loss) | Có thể kết hợp với tính năng dừng lỗ để giảm thiểu khả năng tổn thất trong điều kiện thị trường bất lợi | Không thể đi kèm tính năng dừng lỗ |
3. Cách hệ thống khớp lệnh MP
Nguyên tắc khớp lệnh MP trong giao dịch chứng khoán không có khác biệt nhiều giữa các sàn giao dịch và các quốc gia trên thế giới, qua đó tuân theo các quy tắc cơ bản để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của quá trình khớp lệnh.
☆ Khớp với giá thị trường: Lệnh MP được khớp với giá thị trường hiện tại. Khi lệnh được đặt, hệ thống sẽ tìm kiếm ngay lập tức các lệnh bán hoặc mua tương ứng để khớp với lệnh MP. Điều này đảm bảo yêu cầu được thực hiện nhanh nhất bằng mọi giá hiện có.
☆ Ưu tiên thời gian: Trong trường hợp có nhiều lệnh MP giống nhau được đặt vào cùng một thời điểm, hệ thống giao dịch sẽ ưu tiên khớp lệnh theo thứ tự thời gian đặt lệnh. Lệnh MP đặt trước sẽ được khớp trước, giúp đảm bảo tính công bằng và thủ nguyên tắc "đến trước - được khớp trước".
☆ Nếu lệnh chỉ khớp một phần: Lệnh thị trường có thể khớp toàn bộ hoặc khớp một phần. Nếu có đủ lệnh bán hoặc mua để khớp với toàn bộ lệnh MP, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không đủ lệnh bán hoặc mua tương ứng, lệnh MP có thể khớp với một phần lệnh có sẵn và phần còn lại sẽ chuyển thành lệnh LO với giá khớp cuối cùng.
Ví dụ về nguyên tắc khớp lệnh
Giả sử bạn muốn mua 5.000 cổ phiếu VPBank (VPB) bằng lệnh thị trường. Khi bạn đặt lệnh mua, giá thị trường của cổ phiếu VPB là 19.900 VND/cổ phiếu. Trong cùng thời điểm đó, trên thị trường có các lệnh bán VPB như sau:
⁃ Lệnh bán 2.000 cổ phiếu VPB với giá 19.900 VND. ⁃ Lệnh bán 1.000 cổ phiếu VPB với giá 20.000 VND. ⁃ Lệnh bán 1.000 cổ phiếu VPB với giá 20.100 VND. |
Dựa vào nguyên tắc khớp lệnh thị trường, hệ thống sẽ thực hiện khớp lệnh của bạn với các lệnh bán có sẵn theo thứ tự thời gian. Ở tình huống này, mọi lệnh bán VPB sẽ được khớp cùng lệnh thị trường mua với mức giá trung bình là (19.900 x 2.000 + 20.000 x 1.000 + 20.100 x 1.000) = 19.975 VND/cổ phiếu.
Sau quá trình khớp lệnh, vẫn còn 1.000 cổ phiếu được yêu cầu mua ở mức giá thị trường chưa được khớp, do đó, nó sẽ được chuyển đổi thành lệnh LO ở mức giá chờ sẵn là 20.100 VND/cổ phiếu.
4. Sử dụng lệnh MP khi nào?
Việc xác định thời điểm chính xác nhất để đặt lệnh MP yêu cầu phải cân nhắc nhiều khía cạnh, ví dụ như điều kiện thị trường, mục tiêu giao dịch, mức độ chịu đựng rủi ro và đặc điểm cụ thể của từng loại chứng khoán. Không có thời điểm được gọi là "tốt nhất" cho mọi lệnh MP, nhưng có một vài tình huống nhất định mà chúng có thể mang lại lợi ích đặc biệt cho người sử dụng.
☼ Tính thanh khoản cao: Lệnh MP rất phù hợp với loại chứng khoán có độ thanh khoản lớn, khi lệnh mua bán dồi dào và đủ khả năng đối ứng với khối lượng lệnh MP. Ở những thời điểm như vậy, lệnh MP sẽ có cơ hội được khớp hết và nhanh chóng. Mức độ thanh khoản cao thường có sẵn ở các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc những sản phẩm tài chính được ưa chuộng giao dịch.
☼ Biến động thị trường: Trong giai đoạn thị trường biến động thất thường, nhà đầu tư có thể muốn tham gia hoặc thoát khỏi vị thế của mình một cách nhanh nhất, khi đó là thời điểm lệnh MP sẽ phát huy tác dụng. Điều này bắt nguồn từ việc lệnh MP ưu tiên tốc độ khớp lệnh hơn là đạt được mức giá tốt nhất. Nó đảm bảo nhà giao dịch không bỏ lỡ các cơ hội kiếm lợi nhuận tiềm năng hoặc hạn chế tác động tiêu cực do sự thay đổi giá đột ngột.
Những thời điểm biến động thường xuyên có thể kế đến như khi công bố các thông tin quan trọng hoặc dữ liệu kinh tế trọng yếu có tác động đến giá cổ phiếu.
☼ Giao dịch ngắn hạn: Những người có kế hoạch ngắn hạn như giao dịch trong ngày hoặc lướt sóng có thể tìm đến lệnh MP. Mục tiêu chính là tận dụng các biến động giá ngắn hạn và tốc độ thực hiện nhanh của lệnh MP để chớp được các cơ hội tạo ra lợi nhuận.
☼ Tin tưởng vào xu hướng thị trường: Nếu nhà đầu tư tự tin với khả năng phân tích của mình và chắc chắn về xu hướng tương lai, họ có thể sử dụng lệnh MP như cách nhanh nhất để gia nhập thị trường có xu hướng tăng hoặc thoát khỏi thị trường có đang trong đà giảm.
5. Cách sử dụng lệnh MP hiệu quả?
Mặc dù lệnh MP đem tới sự thuận tiện và tốc độ thực hiện nhanh, nhưng nó cũng kéo theo nhiều rủi ro. Do đó, điều cần thiết cho nhà đầu tư là phải biết cách sử dụng các chiến lược hữu hiệu nhằm tối ưu lợi ích của chúng.
֎ Hiểu rõ điều kiện thị trường: Trước khi đặt lệnh MP, hãy cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện thị trường hiện tại, xem xét các khía cạnh như xu hướng chung của thị trường, khả năng thanh khoản và diễn biến giá chứng khoán gần đây. Lệnh MP thường phù hợp hơn ở các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao với chênh lệch giá mua bán thấp, vì chúng mang lại khả năng khớp lệnh nhanh hơn với giá thị trường hợp lý.
֎ Đặt kỳ vọng thực tế: Nhà đầu tư cần hiểu rằng, giá thực hiện của lệnh MP có thể không phải lúc nào cũng khớp với giá dự kiến tại thời điểm đặt lệnh. Tình hình trên thị trường có thể biến đổi khôn lường, dẫn đến trượt giá. Đặt kỳ vọng thực tế và chuẩn bị cho những sai lệch giá tiềm ẩn so với mức mong muốn.
֎ Cân nhắc thời gian thực hiện: Thời điểm đặt lệnh có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của lệnh MP. Trong thời điểm của khối lượng giao dịch cao, chẳng hạn như mở cửa thị trường hoặc khi tin tức quan trọng được công bố, thị trường có thể trải qua sự biến động mạnh và khiến sự chênh lệch giá mua bán rộng hơn. Đặt lệnh MP trong thời gian này có thể dẫn đến trượt giá cao hơn.
Do đó, nếu nhà đầu tư có dự định tham gia thị trường với khối lượng giao dịch vừa phải, hãy sử dụng lệnh MP ở thời điểm thị trường ổn định để có mức giá thực hiện gần giá kỳ vọng nhất.
֎ Giám sát quá trình khớp lệnh và điều chỉnh chiến lược nếu cần: Sau khi đặt lệnh MP, điều quan trọng là phải theo dõi quá trình thực hiện. Hãy nhìn vào trạng thái khớp lệnh, xác nhận giao dịch và bất kỳ biến động giá nào tác động tới việc thực hiện. Thông thường, lệnh MP với khối lượng càng lớn sẽ càng khiến giá thị trường thay đổi nhiều.
Việc phân tích kết quả thực hiện giao dịch, bao gồm mức độ trượt giá và hiệu suất tổng thể là rất cần thiết. Nếu bạn thấy lệnh MP không mang lại kết quả mong muốn, hãy xem xét điều chỉnh cách chiến lược hoặc sử dụng các loại lệnh khác phù hợp hơn.
֎ Quản trị rủi ro: Như với bất kỳ chiến lược giao dịch nào, quản trị rủi ro là điều cần thiết khi sử dụng lệnh MP. Hãy đặt ra mức độ chịu đựng rủi ro của bạn, đồng thời sử dụng khối lượng giao dịch phù hợp và tách giao dịch thành nhiều lệnh nhỏ. Qua việc tối ưu phương pháp quản trị rủi ro, bạn có thể bảo toàn vốn và hạn chế hua lỗ do biến động thị trường gây ra.
֎ Cập nhật thông tin: Luôn cập nhật các sự kiện thị trường, tin tức kinh tế và thông tin quan trọng của công ty có khả năng tác động đến loại chứng khoán mà bạn đang giao dịch. Các thông tin này sẽ hỗ trợ bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi sử dụng lệnh MP và thay đổi chiến lược hợp lý hơn.
֎ Không nên lạm dụng: Mặc dù lệnh MP mang tới sự thuận tiện và tốc độ thực hiện nhanh, chúng cũng có rủi ro là không đảm bảo giá thực hiện đúng như kỳ vọng. Nếu việc đạt được mục tiêu về giá là quan trọng đối với bạn, hãy cân nhắc sử dụng lệnh LO thay vì MP. Điều này mang tới khả năng kiểm soát tốt hơn đối với giá thực hiện, mặc dù phải trả giá bằng khả năng thực hiện chậm hơn.
6. Hướng dẫn đặt lệnh MP khi giao dịch chứng khoán
Bước 1 - Mở tài khoản giao dịch: Trước hết, bạn cần mở tài khoản giao dịch ở một công ty môi giới chứng khoán đáng tin cậy. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin cá nhân, hoàn thành quy trình đăng ký và tuân thủ các quy định liên quan.
Bước 2 - Đăng nhập vào nền tảng giao dịch: Sau khi mở tài khoản, bạn sẽ nhận được thông tin đăng nhập để truy cập vào nền tảng giao dịch của công ty chứng khoán. Đây là nơi bạn tiến hành hoạt động giao dịch chứng khoán, bao gồm đặt lệnh MP.
Bước 3 - Chọn mã cổ phiếu: Xác định mã cổ phiếu mà bạn muốn giao dịch. Thị trường chứng khoán Việt Nam có đa dạng các mã cổ phiếu, do đó, hãy tìm hiểu rõ ràng và đánh giá cổ phiếu mà bạn quan tâm trước khi suy nghĩ nên đặt loại lệnh gì.
Bước 4 - Xác định số lượng cổ phiếu: Quyết định số lượng cổ phiếu bạn muốn mua hoặc bán. Điều này quyết định bởi mục tiêu đầu tư và tiềm lực tài chính của mỗi người. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền trong tài khoản giao dịch nếu muốn thực hiện lệnh mua MP.
Bước 5 - Chọn lệnh MP: Trên nền tảng giao dịch, chọn chức năng đặt lệnh MP, bao gồm cả việc xác định thực hiện chiều mua hoặc bán. Thông thường, nó sẽ được hiển thị dưới dạng một tùy chọn trong giao diện đặt lệnh.
Bước 6 - Xác nhận và gửi lệnh: Kiểm tra lại thông tin lệnh để xác nhận mọi yêu cầu đã được điền chuẩn xác trước khi gửi lệnh lên nền tảng giao dịch. Do lệnh MP sẽ được thực hiện ngay tức thì, hãy đảm bảo thông tin không có bất kỳ sai sót nào.
Bước 7 - Theo dõi lệnh: Sau khi gửi lệnh MP, bạn cần theo dõi trạng thái và tiến trình thực hiện lệnh. Nền tảng giao dịch sẽ hiển thị thông tin về trạng thái lệnh, giá thực hiện và bất kỳ thay đổi nào đối với giao dịch của bạn.
7. Những câu hỏi thường gặp (FAQs)
• Rủi ro lớn nhất liên quan đến lệnh thị trường là gì?
Khi sử dụng lệnh MP, rủi ro lớn nhất là sự trượt giá, tức là giá thực hiện khác với giá dự kiến. Điều này có thể xảy ra do những thay đổi đột ngột trong điều kiện thị trường hoặc khi không đủ thanh khoản. Các nhà giao dịch nên lưu ý rằng, lệnh MP có thể khiến yêu cầu được khớp ở mức giá không mong muốn. Do đó, để hạn chế rủi ro này, hãy đảm bảo khối lượng của lệnh MP đó có đủ thanh khoản đối ứng và chỉ gây ra một mức trượt giá có thể chấp nhận.
• Tôi có thể đặt lệnh MP ngoài giờ giao dịch thị trường không?
Lệnh MP thường chỉ có thể được đặt trong giờ mở cửa chính thức của phiên giao dịch. Ngoài thời gian này, bạn cần sử dụng các loại lệnh khác, chẳng hạn như lệnh giới hạn, cho phép bạn chỉ định mức giá cụ thể cần khớp.
• Tôi có thể hủy lệnh MP sau khi đặt không?
Nhìn chung, các lệnh MP không thể bị hủy sau khi đặt do chúng thường được thực hiện ngay tức thì. Do đó, bạn cần xem xét kỹ thông tin giao dịch trước khi gửi nhằm tránh bất kỳ sai sót ngoài ý muốn nào.
• Tôi có thể đặt lệnh MP cho bất kỳ loại chứng khoán nào không?
Thông thường, lệnh MP có thể được sử dụng đối với tất cả các chứng khoán có đủ thanh khoản. Tuy nhiên, vì mục đích bảo vệ cho nhà đầu tư, các sàn giao dịch có thể hạn chế sử dụng loại lệnh này với một số chứng khoán thanh khoản kém hoặc ít được giao dịch.
• Các lệnh MP có phù hợp với các nhà đầu tư dài hạn không?
Các lệnh MP được sử dụng phổ biến hơn trong các giao dịch ngắn hạn hoặc dành cho những người thường xuyên giao dịch và ưu tiên thực hiện lệnh ngay lập tức. Các nhà đầu tư dài hạn thường sẽ ưu tiên lệnh giới hạn hơn, nhằm có quyền kiểm soát tối đa đối với giá mức thực hiện.
▌ Các bài liên quan đến [Lệnh MP] |
NIM là gì? Hệ số này quan trọng như thế nào với các ngân hàng
Tỷ suất cổ tức là gì?Cách chọn cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao
Đầu Tư Cổ Phiếu Là Gì? Cần Bao Nhiêu Tiền? Cách Đầu Tư Cổ Phiếu An Toàn Tại Việt Nam
Hợp đồng tương lai (Furtures) là gì? Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai
Lệnh LO là gì? Sử dụng lệnh LO hiệu quả để kiếm lợi nhuận chứng khoán
Lệnh ATC là gì? Sử dụng lệnh ATC hiệu quả để kiếm lợi nhuận trong chứng khoán
Lệnh ATO là gì? Cách sử dụng lệnh ATO trong giao dịch chứng khoán
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.