Breakout là một hiện tượng quan trọng trong phân tích kĩ thuật, thể hiện sự thay đổi của xu hướng giá khi vượt qua các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Vai trò của các điểm Breakout trong phân tích rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết đầu tư của các nhà giao dịch.
Bài viết này sẽ giới thiệu về khái niệm, cách nhận biết và chiến lược giao dịch khi có Breakout trên thị trường chứng khoán.
1. Khái niệm Breakout
Breakout là một hiện tượng khi một tài sản vượt qua một mức giá quan trọng, thường là mức giá tối đa hoặc mức giá thấp nhất gần đây, và tiếp tục tăng hoặc giảm, điều này có thể cho thấy xu hướng mới đang hình thành.
Nó được xem là một trong những cơ hội tốt nhất để đầu tư vào một tài sản tài chính. Breakout có thể xảy ra ở nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của vùng giá trước đó và khối lượng giao dịch đi kèm.
2. Mối quan hệ giữa Breakout và các mức hỗ trợ kháng cự
Trước hết , chúng ta cần hiểu lại các khái niệm hỗ trợ và kháng cự:
Hỗ trợ: là mức giá mà lực cầu vượt trội lực cung, khiến giá chứng khoán khó giảm xuống thấp hơn. Hỗ trợ thường được xác định bằng cách nối các đáy của biểu đồ giá.
Kháng cự: là mức giá mà lực cung vượt trội lực cầu, khiến giá chứng khoán khó tăng lên cao hơn. Kháng cự thường được xác định bằng cách nối các đỉnh của biểu đồ giá .
Như vậy, mức hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá được kỳ vọng là sẽ đảo chiều xu hướng hoặc di chuyển chậm lại và hoạt động này vẫn sẽ có thể lặp lại trong tương lai. Khi vùng giá có xu hướng giảm bị phá vỡ và chuyển sang xu hướng tăng, đó là mức hỗ trợ. Lúc này, người mua sẽ chiếm ưu thế trước người bán và ngược lại. Breakout cho thấy xu hướng hiện tại của giá đã kết thúc và có thể đảo ngược hoặc phát triển một hướng mới.
Mối quan hệ giữa Breakout và các mức hỗ trợ kháng cự là khi giá phá vỡ một trong hai mức này, nó sẽ tạo ra một điểm Breakout và có thể tiếp tục di chuyển theo hướng mới. Khi đó, ngưỡng kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ mới và ngược lại.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật và mô hình giao dịch để xác định điểm Breakout, ví dụ như cờ hiệu, tam giác, đầu và vai, đường trung bình động, đường xu hướng, điểm xoay (pivot point) hay các mô hình nến.
Hình: Quan hệ giữa breakout và mức hỗ trợ kháng cự
3. Cách nhận biết dấu hiệu breakout khi giao dịch
Có nhiều loại breakout khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và hướng của giá khi phá vỡ. Sau đây là cách nhận biết một số loại breakout phổ biến :
Breakout khỏi vùng sideway: khi giá phá vỡ vùng dao động đi ngang giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ, như hình trên hiện tượng breakout đi xuống phá vỡ vùng sideway trước đó báo hiệu cho xu hướng giảm tiếp theo.
Breakout khỏi trendline của xu hướng: khi giá phá vỡ đường xu hướng tăng hoặc giảm, thường là dấu hiệu của sự đảo chiều. Ví dụ, hình trên breakout phá vỡ đường trendline giảm để báo hiệu kết thúc xu hướng giảm và tăng cho giai đoạn sau.
Breakout khỏi các mô hình giá: khi giá phá vỡ các mô hình tích lũy hoặc phân phối, như mô hình tam giác, chữ nhật, lá cờ, cái nêm...Ví dụ, hình trên là điểm breakout thoát khỏi mô hình giá tam giác để cho một xu hướng giảm phía sau.
Breakout cùng một nến: khi giá phá vỡ một mức quan trọng trong một nến duy nhất, thường là nến có thân dài và bóng ngắn.
Breakout giả: khi giá phá vỡ một mức quan trọng nhưng không duy trì được hướng đi, mà quay lại vùng cũ.
4. Ví dụ breakout trong thị trường tài chính
Ví dụ 1: Breakout khỏi vùng sideway
Như hình trên hiện tượng breakout đi xuống phá vỡ vùng sideway trước đó báo hiệu cho xu hướng giảm tiếp theo.
Ví dụ 2: Breakout khỏi trendline của xu hướng
Hình trên breakout phá vỡ đường trendline giảm để báo hiệu kết thúc xu hướng giảm và dấu hiệu của sự đảo chiều tăng cho giai đoạn sau.
Ví dụ 3: Breakout khỏi các mô hình giá
Ví dụ này cho thấy điểm breakout thoát khỏi mô hình giá tam giác để kết thúc xu hướng cũ và báo hiệu cho một xu hướng mới phía sau.
Ví dụ 4: Breakout giả
Ví dụ này về tỉ giá GBP/USD có một điểm breakout giả thoát khỏi sideway và đột phá lên cho một tín hiệu sẽ có xu hướng tăng , tuy nhiên sau đó thực tế lại giảm giá mạnh và tiếp tục xu hướng giảm trước đó.
5. Các chỉ báo để xác định thời điểm breakout
Không phải tất cả các breakout đều có ý nghĩa và đáng tin cậy. Một số breakout có thể là giả mạo, khi giá cổ phiếu quay lại trong phạm vi giao dịch ban đầu sau khi phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Để nhận biết breakout thành công hay không, có thể dựa vào một số yếu tố sau:
- Khối lượng giao dịch: khi breakout xảy ra, khối lượng giao dịch thường tăng lên so với trung bình, cho thấy sự tham gia của nhiều nhà đầu tư. Nếu khối lượng lại giảm, thì khả năng cao sẽ cho một breakout giả.
Như ví dụ này, khi giá breakout khỏi vùng sideway và đi lên kèm khối lượng cũng tăng theo thì khẳng định cho một xu hướng tăng sau đó.
Còn nếu khối lượng giảm thì có thể cho breakout giả như ví dụ sau:
- Chỉ báo kỹ thuật: khi breakout xảy ra, các chỉ báo kỹ thuật thường cho thấy sự tăng cường của xu hướng mới, ví dụ như MACD, RSI, Stochastic...Một trong những chỉ báo kĩ thuật phổ biến nhất là RSI (Relative Strength Index), đo lường mức độ quá mua hoặc quá bán của giá cổ phiếu. RSI có thể giúp nhà giao dịch xác định thời điểm tham gia vào breakout, cũng như thời điểm thoát khỏi breakout.
Một ví dụ đơn giản về kết hợp breakout với RSI là như sau: Giả sử giá cổ phiếu ABC đang giao dịch trong một phạm vi hẹp, với mức hỗ trợ là 100 đồng và mức kháng cự là 110 đồng. Nhà giao dịch quan sát RSI của giá cổ phiếu ABC và chờ đợi nó vượt qua ngưỡng 70 (quá mua) hoặc ngưỡng 30 (quá bán).
Khi RSI vượt qua ngưỡng 70, nhà giao dịch sẽ mua vào giá cổ phiếu ABC khi nó phá vỡ mức kháng cự 110 đồng, và đặt lệnh chốt lời khi giá cổ phiếu ABC tăng thêm 10% hoặc RSI giảm xuống dưới ngưỡng 70. Ngược lại, khi RSI vượt qua ngưỡng 30, nhà giao dịch sẽ bán khống giá cổ phiếu ABC khi nó phá vỡ mức hỗ trợ 100 đồng, và đặt lệnh chốt lời khi giá cổ phiếu ABC giảm thêm 10% hoặc RSI tăng lên trên ngưỡng 30.
- Xác nhận lại breakout: khi breakout xảy ra, giá thường quay lại kiểm tra lại mức đã phá vỡ, để xem nó có chuyển từ hỗ trợ thành kháng cự hoặc ngược lại hay không. Việc xác nhận này có thể bằng 2 cách. Một là xác nhận lại breakout bằng thời gian, tức khi breakout xảy ra, giá phải duy trì ở mức mới ít nhất trong 2 phiên giao dịch liên tiếp. Nếu giá quay lại vùng cũ trong thời gian ngắn, có thể nghi ngờ breakout là giả.
Cách thứ 2 là xác nhận lại breakout bằng cách kiểm tra lại, tức là khi breakout xảy ra, giá thường quay lại kiểm tra lại mức đã phá vỡ, để xem nó có chuyển từ hỗ trợ thành kháng cự hoặc ngược lại hay không. Nếu giá không vượt qua mức mới này và tiếp tục đi theo hướng phá vỡ, có thể xác nhận breakout là thành công.
6. Lời kết
Breakout là một công cụ hữu ích để nhận diện và theo dõi xu hướng của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để áp dụng breakout trong giao dịch, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, như khối lượng giao dịch, chỉ báo kỹ thuật, xác nhận lại breakout... để có thể tăng khả năng thành công và giảm rủi ro.
Việc nghiên cứu Breakout sẽ giúp cho các nhà đầu tư và nhà giao dịch hiểu rõ hơn về các biến động giá cả và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.