EOS là gì? Diễn biến giá EOS coin và cách mua đồng EOS hiệu quả
Một trong những thương vụ ICO dài nhất và thành công nhất trong lịch sử thị trường tiền ảo gọi tên đồng EOS với số tiền lên đến 4,1 tỷ USD trong vòng 350 ngày (từ ngày 26/06/2017 đến ngày 01/06/2018).
Những người đứng sau EOS có tham vọng phát triển nó thành một nền tảng blockchain hàng đầu cho việc tạo ra các dApps, chiếm lĩnh vị thế đang có của ông lớn trước nó như Ethereum hay nền tảng dậy sóng cùng thời như TRON và NEO.
Vậy EOS coin là gì? Điều gì làm cho EOS có thể đặt ra tham vọng lớn đến vậy? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về EOS và giá cơ hội đầu tư vào EOS.
1. EOS là gì? Ưu nhược điểm của EOS
EOS là một nền tảng blockchain phi tập trung được sử dụng để phát triển, lưu trữ dữ liệu và chạy các ứng dụng quy mô doanh nghiệp, hay các dApps.
Bảng thông tin EOS:
Dự án | EOS |
Token cơ sở | EOS |
Công ty phát triển | Block.one |
Website | https://eos.io/ |
Năm thành lập | 2017 |
Người phát triển | Daniel Larimer & Brendan Blumer |
Vốn hóa thị trường | 710.655.365 USD |
Thị giá | 0,4738 USD |
Xếp hạng | #77 |
Nền tảng công nghệ | Thuật toán đồng thuận BFT-DPOS |
Tốc độ giao dịch | ~ 0,25s ~ 0,5s |
Chi phí giao dịch | 0 |
Tổng cung tối đa | 2.100.000.000 EOS |
Lượng cung hiện hành | 1.499.685.361 EOS |
Giá cao nhất lịch sử | 22,89 USD (ngày 29/04/2018) |
Giá thấp nhất lịch sử | 0,4728 USD (ngày 05/07/2024) |
Ưu điểm:
✔️ Nhanh và hiệu quả: cung cấp nền tảng giao dịch với tốc độ nhanh và độ trễ thời gian khối thấp, có khả năng hỗ trợ các ứng dụng quan trọng.
✔️ Chi phí thấp: nền tảng EOS không tính phí giao dịch nhằm tạo ra một lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng và cạnh tranh với các nền tảng blockchain hiện có.
✔️ Khả năng tùy chỉnh cấu hình cao: đây là giá trị riêng biệt cho việc tạo dựng và quản lý các cấu trúc lập trình. Triển khai các cơ sở hạ tầng blockchain riêng tư và công khai.
✔️ Bảo mật và đồng thuận: EOS sử dụng cơ chế bảo mật end-to-end giúp bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu vượt trôi. Xây dựng các khuôn khổ quy định và sự đồng thuận khác nhau với đa dạng quyền hạn truy cập.
✔️ Có khả năng mở rộng quy mô nhờ vào nền tảng công nghệ thuật toán đồng thuận DPoS.
Nhược điểm:
❌ Từng bị vướng mắc pháp lý: 30/09/2019, Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) từng thông báo phạt công ty mẹ của EOS là Block.com 24 triệu USD do việc ICO token không đăng ký.
❌ Có nhiều đối thủ cạnh tranh: ngày càng nhiều nền tảng công nghệ blockchain ra đời với tính năng tương tự như EOS như Ethereum, Tron, Neo…
❌ Tính tập trung: EOS được tạo ra và phát hành bởi công ty mẹ Block.one với lượng cung tối đa không xác định. Dù lượng cung hiện hành đảm bảo 90% trong tay nhà đầu tư nhưng không có đảm bảo về các đợt phát hành mới EOS trong tương lai, đây là bất lợi cho EOS khi những người tham gia thị trường luôn ưu tiên tính phí tập trung của tiền ảo.
2. So sánh EOS với Ethereum
Khi phát triển EOS, đội ngũ Block.one đã có tham vọng cạnh tranh với Ethereum, người khổng lồ thứ 2 trên thị trường tiền ảo chỉ sau Bitcoin. Vậy, sự vượt trội của EOS với ETH là gì để có mục tiêu lớn như vậy? Dưới đây là bảng so sánh của hai đồng tiền ảo này:
Nội dung | EOS | Ethereum |
Chi phí mạng lưới hàng năm | 11% | 5% |
Năm phát triển | 2017 | 2015 |
Thuật toán đồng thuận | DPoS | PoW |
Khai thác | Không | Có |
Block time | 10 ~ 20s | ~ 0,5s |
Throughput | 25 tps | 4000 tps |
Thời gian giao dịch | 6 phút | 1,5s |
Độ trễ | 5 ~40s | 1,5s |
Phí giao dịch | ~ 0 | ~ 7,4 USD |
Khả năng mở rộng quy mô | Có | Không |
Nếu nhìn riêng về mặt nền tảng công nghệ của EOS với Ethereum cho việc phát triển dApps thì EOS có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn, đặc biệt là vấn đề mở rộng quy mô, một yếu tố hạn chế lớn nhất hiện nay của Ethereum thì EOS lại có thể khắc phục được.
Tuy nhiên, Vitalik Buterin đã lên tiếng về vấn đề này và sẽ tìm cách cải thiện. Ngoài ra, nếu xét về tổng quan tốc độ phát triển, vị thế thị trường thì Ethereum lại vượt xa EOS.
3. Diễn biến giá EOS & Lịch sử phát triển EOS
Diễn biến giá của EOS
Giai đoạn phát triển | Diễn biến giá EOS |
26/06/2017: Bắt đầu chào bán EOS token với số lượng khoảng 200.000 token, và trong vòng 05 ngày đã thu về khoảng 185 triệu USD. | Giá giao dịch của EOS vào ngày 1/7/2017 khoảng 2 USD. Block.one đã không thiết lập một mức giá ICO cố định mà giá sẽ theo quy luật cung cầu. |
03/09/2017: Phát hành phiên bản thử nghiệm đầu tiên Dawn 1.0 | Giá của EOS có xu hướng giảm sau đợt phát hành đầu tiên ra thị trường giao dịch ở mức giá dưới 1 USD |
04/12/2017: Phát hành phiên bản thử nghiệm Dawn 2.0 | Đây là giai đoạn tăng giá mạnh mẽ của EOS coin với đỉnh giá được thiết lập vào ngày 12/1/2018 ở mức 16,68 USD |
25/01/2018: Phát hành phiên bản thử nghiệm Dawn 3.0 | Sau khi phát hành phiên bản thử nghiệm này thì EOS lại bước vào một đợt giảm giá liên tục, đánh mất đến hơn 300% từ đỉnh với mức thấp nhất là ~ 4,63 USD ngày 18/03/2018 nhưng sau đó là nhanh chóng hồi phục và đạt đỉnh mới vào ngày 29/4/2018 với mức giá ~ 22 USD |
07/05/2018: Phát hành phiên bản thử nghiệm Dawn 4.0 | Trước ngày phát hành phiên bản chính thức EOS thì đã có một đợt tăng giá mạnh, nhưng mức giá này không thể duy trì mà kéo theo là xu hướng giảm giá, điều này có thể lý giải khi năm 2018 trải qua một sự sụt đổ của toàn thị trường tiền ảo nói chung. Giá giao dịch thời điểm cuối tháng năm ~ 12 USD |
01/06/2018: Phát hành phiên bản chính thức của EOS, Dawn 1.0 và cũng là thời gian kết thức đợt ICO của EOS để huy động vốn cho phát triển dự án với khoảng 70% tổng lượng cung token. | Khi phát hành phiên bản chính thức của EOS thì giá của EOS tăng nhẹ lên mức 14 USD nhưng lại nhanh chóng giảm và tổng thể chung không có quá nhiều biến động mạnh mà đi ngang trong khoảng thời gian đến cuối năm 2020. Duy trì giao dịch trong khoảng 2 USD ~ 5 USD. |
7/12/2020: Phát hành phiên bản chính thức EOSIO 2.0.8 và hoạt động đến hiện tại | Cuối năm 2020 EOS nâng cấp phiên bản chính thức của mình lên và cũng được hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng chung của thị trường tiền ảo tăng giá trở lại với đỉnh của năm 2021 vào tháng 5 mới mức giá ~14 USD. Tuy nhiên lại sụt giảm nhanh chóng và đang duy trì mức giá 5 USD ở hiện tại. |
Biểu đồ giá của EOS (Nguồn: Coingecko)
So sánh hiệu suất đầu tư của EOS với một số đồng coin nổi bật trong thị trường tiền ảo:
Coin | Hiệu suất 01 năm | Hiệu suất 05 năm |
EOS | -34,44% | -91,75% |
BTC | 84,97% | 402,29 % |
ETH | 57,94% | 949,16% |
−39,76% | −47,69% | |
106,35% | 1430,33% | |
19,76% | 340,22% | |
48,54% | 2725,79% |
Có thể thấy rằng hiệu suất của EOS so với các coin nổi bật trong thị trường mở mức khá thấp, đặc biệt là về hiệu suất năm.
4. Năm 2024 có nên đầu tư EOS Coin?
Để trả lời câu hỏi có nên đầu tư EOS coin hay không, trader cần phải xác định được các yếu tố về khả năng sinh lời và rủi ro khi mua bán EOS, từ đó đưa ra quyết định đầu tư theo nguyên tắc và chiến lược đầu tư của bản thân.
Khả năng sinh lời:
- Hiện tại EOS có mức giá khá thấp (khoảng 5 USD) so với thời điểm lập đỉnh của mình là khoảng 22 USD vào tháng 5/2018. Theo đánh giá từ các chuyên gia trong thị trường tiền ảo, thì kỳ vọng giá EOS sẽ tăng cao vào những năm tới khi nền tảng blockchain của nó được hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái rộng lớn hơn.
- Hiệu suất của EOS trong năm 2021 là 95,79%, một mức sinh lời ở mức trung bình so với những coin khác.
- Biên độ giao động giá của EOS không quá mạnh, khi có thời gian dài duy trì mức giá 2 – 4 USD trong năm 2020, có đột biến về giá tăng đến trên 400% vào giữa tháng 5/2021 theo đà bùng nổ của thị trường tiền ảo, nhưng sau đó lại giảm đến trên 80% từ đỉnh và đi ngang từ cuối tháng 5 tới nay.
Rủi ro đầu tư:
- Dù tiền ảo đang dần được chấp nhận bởi các tổ chức tài chính thế giới cũng như thu hút một lượng lớn nhà đầu tư tham gia, nhưng luôn tồn tại các rủi ro thường trực phần lớn các quốc gia chưa có khung pháp lý rõ ràng cho thị trường này.
- Sự phát triển của công nghệ tài chính sẽ kéo theo sự ra đời của các đồng coin mới, những nhà phát triển sau sẽ tận dụng được những lợi thế của nền tảng công nghệ đi trước cùng việc cải thiện các hạn chế đang có, điều này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt cho EOS.
- Tính tập trung của EOS cũng là một rủi ro cho người tham gia, vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tính minh bạch về giá của EOS trong tương lai.
Qua những đánh giá trên đây, thì việc đầu tư vào EOS nên được nhìn theo hướng dài hạn dựa vào các kỳ vọng trong tương lai của nền tảng này. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên thường xuyên cập nhật các thông tin của EOS và phân bổ số vốn đầu tư hợp lý.
5. Các cách đầu tư EOS Coin phổ biến
Ngoài cách giao dịch EOS tại thị trường giao ngay được giới thiệu ở phần 3 của bài viết thì bạn đọc có thể tham khảo một số cách đầu tư EOS coin phổ biến khác:
(1). Giao dịch phái sinh qua hợp đồng CFD: thực hiện các bước giao dịch tương tự như cách đầu tư “mua và nắm giữ” tại các sàn giao dịch tiền ảo hỗ trợ hình thức CFD như Capital.com…
Cách giao dịch:
Ưu điểm:
- Có hỗ trợ đòn bẩy tài chính.
- Có khả năng kiếm lợi nhuận hai chiều, mua khi kỳ vọng giá tăng và bán khi kỳ vọng giá giảm.
Nhược điểm:
- Trader cần có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư để có thể dự đoán xu hướng giá và quản trị rủi ro khi giao dịch để tránh thua lỗ nặng do sử dụng đòn bẩy tài chính.
(2). Kiếm EOS miễn phí qua các game, khảo sát
Cách thực hiện:
Ưu điểm:
- Miễn phí và đơn giản thực hiện.
- Có thể giải trí qua trò chơi.
Nhược điểm:
- Mất thời gian và có lợi nhuận thấp.
(3) Staking EOS: với cách thức này thì người tham gia cần phải mua và giữ EOS trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức nhận lợi nhuận giống như việc bạn gửi tiền ngân hàng để nhận lãi suất, còn ở đây là lãi suất trên đồng EOS.
Cách thực hiện:
Ưu điểm:
- Có lợi nhuận ổn định.
- Đơn giản và không lo về biến động thị trường.
Nhược điểm:
- Tỷ lệ lợi nhuận EOS nhận được sẽ tùy thuộc vào thời gian và số lượng EOS bạn nắm giữ.
- Cần phải đầu tư mua và nắm giữ EOS trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Ví EOS và cách tạo ví EOS
Có 04 loại ví EOS phổ biến:
Ví Web: là loại ví mà người sử dụng có thể truy cập thông qua các trình web của mình. Ví web cho phép nhà đầu tư giữ coin an toàn, đồng thời dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến.
Ví Desktop: là một phần mềm có thể cài đặt trên máy tính. Hầu hết các ví desktop là phi tập trung, có nghĩa nếu bạn sử dụng thì sẽ có một khóa bảo mật riêng mà chỉ bạn có khả năng truy cập. Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý đến các vấn đề bảo mật, ví nó có thể bị ảnh hưởng bởi virus. Ngoài ra, cần phải xem cấu hình máy có tương thích với phần mềm hay không.
Ví mobile: là các ứng dụng có thể cài đặt trên điện thoại di động. Hầu hết các ví mobile cho phép người sử dụng có thể mua bán coin trên giao diện của ví.
Ví hardware: đây là loại ví sử dụng lưu trữ coin với khóa bảo mật riêng trên thiết bị, thường nhìn giống như một chiếc USB. Những loại ví này thường có giá khá cao (khoảng trên 100 USD). Thường những người lưu trữ lượng lớn coin sẽ dùng loại ví này do tính bảo mật cao.
Một số ví EOS phổ biến:
Ví EOS | Mô tả |
Guarda Wallet | + Phân loại: Ví web, desktop và mobile |
Infinito EOS Wallet | + Phân loại: Ví mobile |
Exodus Wallet | + Phân loại: Ví desktop, mobile và hardware |
Lumi Wallet | + Phân loại: Ví web, mobile |
Freewallet | + Phân loại: Ví web, Mobile |
Ledger Nano X | + Phân loại: Ví hardware |
Trezor Model T | + Phân loại: Ví hardware |
Cách tạo ví EOS:
Dưới đây là hướng dẫn cách tạo ví EOS miễn phí trên nền tảng web, đối với các ví mobile và desktop, tải app về và thực hiện các bước tương tự.
Truy cập link: https://freewallet.org/, nhấn vào chữ “Sign up”
Bạn có thể đăng ký bằng tài khoản Email, Facebook, Google hoặc số điện thoại. Điền đầy đủ thông tin và mật khẩu. Tích vào phần đồng ý điều khoản như hình dưới và ấn chữ “Sign up”
Sau đó tạo một mã PIN gồm 04 chữ số:
Sau bước này là bạn đã hoàn thành việc tạo ví trên Freewallet. Ở giao diện ví của mình, bạn đánh chữ “EOS” vào ô tìm kiếm của phần “Add Wallets” và tích vào chữ EOS, bạn sẽ thấy phần “My Wallets” xuất hiện ví EOS.
7. Tương lai của EOS Coin sẽ ra sao?
Tương lai của EOS coin có thể khó đánh giá ở hiện tại vì những nhận định trái chiều từ các nhà phân tích thị trường tiền điện tử. Một số nhóm cho rằng EOS coin sẽ tăng giá trong tương lai và một coin tiềm năng cho đầu tư dài hạn, một số khác lại cho rằng EOS coin sẽ không có tương lai và tốt nhất nên bán EOS tại thời điểm này.
Một mặt, EOS đang tạo ra một nền tảng tuyệt vời cho dApps với các tính năng mạng lưới nổi bật, tập trung phát triển công nghệ linh hoạt, bảo mật, có tính thực tiễn và cộng đồng để đáp ứng việc tạo ra một mạng blockchain cho cả những lập trình viên mới lẫn chuyên nghiệp.
EOS cung cấp một trong những hệ thống blockchain nhanh nhất trên thị trường hiện nay với phiên bản chính thức gần như miễn phí. Ngoài ra công ty mẹ của EOS, Block.one, đang triển khai những dự án mới nhằm mở rộng thị trường và sản phẩm của công ty, một trong số đó là dự án mạng xã hội phi tập trung Voice.
Mặt khác, thì nền tảng EOS bị cáo buộc vì tính tập trung. Ngày 16/06/2018, EOS đã đóng băng 07 tài khoản trên mạng lưới EOS để ngăn chặn các vụ ăn cắp stoken, nhưng EOS lại không có quyền hợp pháp để thực hiện việc này. Điều này để tạo nên một cuộc tranh cãi về tính hiệu quả trong quản trị của EOS. Tháng 5/2020, Quỹ đầu tư tiền ảo CAOF, đã nộp đơn kiện Block.one trong việc không thực hiện đúng lời hứa về tính phi tập trung.
Một điều nữa, cần lưu ý tốc độ tăng giá của EOS không ổn định, các đợt tăng giá thường diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó lao dốc và quá trình giá đi ngang lại rất dài.
Như vậy, tương lai của EOS không thật sự rõ ràng. Công nghệ nền tảng của EOS có thể sẽ giúp nó duy trì và tạo dựng chỗ đứng nếu có khả năng phát triển nhanh hơn nữa để chiếm lĩnh thị trường, từ đó đẩy giá EOS coin nên, nhưng cũng sẽ khó nói nếu các nền tảng thay thế tốt hơn được tạo ra.
8. Lời kết
Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về một mạng blockchain đang thịnh hành hiện nay và đồng tiền ảo cơ sở của nó EOS coin. Người tham gia thị trường nên cân nhắc cẩn thận trước khi ra quyết định đầu tư vào EOS, lựa chọn hình thức và phân bố vốn đầu tư hợp lý để đảm bảo lợi nhuận kiếm được cũng như giảm thiểu rủi ro (nếu có).
Với những người mới tham gia thị trường, chưa thể tìm hiểu và nắm vững kiến thức về EOS để tự tin giao dịch, thì có thể lựa chọn các đồng coin chính đã có vị thế trên thị trường như BTC, ETH, Litecoin…
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.