Cosmos (ATOM) là gì? Có nên đầu tư ATOM Coin và cách chơi Cosmos Coin?
Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại 44,70 USD vào ngày 20/9/2021, Cosmos đã thu hút sự chú ý của những người đam mê tiền điện tử. Với mục tiêu trở thành “Internet của các chuỗi khối”, hệ sinh thái Cosmos đang tích cực chuyển động mở rộng nhanh chóng với sự gia tăng chuyển giao giữa các blockchain.
Điều gì làm cho Cosmos và ATOM coin khác với các blockchain khác? Trong năm 2024-2025, giá ATOM coin sẽ như thế nào? Có nên đầu tư vào ATOM coin và nên đầu tư như thế nào?
Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết này.
1. Cosmos là gì?
Hệ sinh thái Cosmos là mạng lưới phi tập trung gồm các blockchain độc lập nhưng có thể tương thích với nhau, tạo nền tảng cho một nền mạng lưới mã thông báo mới. Trọng tâm của mạng lưới Cosmos là quyền tự chủ, chủ quyền và khả năng mở rộng.
Cosmos được thành lập bởi Zarko Milosevic, Jae Kwon và Ethan Buchman thông qua đợt phát hành tiền ICO vào năm 2017. Bên cạnh đó, việc phát triển Mạng Cosmos được hỗ trợ bởi Quỹ Interchain (ICF), có trụ sở tại Zug, Thụy Sĩ.
Cosmos ra đời nhằm mục đích giải quyết một số vấn đề mà các blockchain khác phải đối mặt - chẳng hạn như khả năng mở rộng, khả năng sử dụng và quản trị, từ đó có thể tạo ra một hệ sinh thái được tối ưu hóa, là một “mạng lưới các mạng lưới” phi tập trung.
Cụ thể, Cosmos tự tạo sự khác biệt với các blockchain còn lại bằng cách tập trung vào hai khía cạnh chính - khả năng tương tác và khả năng tùy chỉnh.
Theo đó, hệ sinh thái Cosmos cho phép các nhà phát triển thêm chuỗi vào trung tâm với các chức năng bổ sung, tạo ra một mạng lưới khổng lồ các chuỗi liên tục giao tiếp với nhau và trao đổi dữ liệu trong thời gian thực.
Ưu nhược điểm của hệ sinh thái Cosmos:
Ưu điểm:
Thời gian giao dịch nhanh chóng 7 giây/giao dịch, có thể xử lý hơn 1.000 giao dịch mỗi giây
Hệ sinh thái Cosmos là một dự án hoàn toàn mã nguồn mở
Các blockchain được tạo thông qua Cosmos-SDK vẫn hoàn toàn độc lập, giúp giữ chủ quyền và đảm bảo các thông số an ninh của chúng
Cosmos là một hệ thống quản trị cộng đồng, nơi người dùng được xác định theo các khóa của họ
Chi phí giao dịch thấp, chỉ 0,01 USD/giao dịch.
Nhược điểm:
Khi chọn ủy thác cổ phần ATOM, staked ATOM sẽ bị khóa trong một thời gian tương đối dài (tối thiểu 21 ngày) đợi xác thực nhiệm vụ.
Thời gian hoạt động ngắn, từng nâng cấp không thành công với lỗ hổng bảo mật giai đoạn đầu.
2. Cosmos (ATOM) coin là gì
Tiền điện tử ATOM là mã thông báo chính của hệ sinh thái Cosmos. Theo đó, ATOM coin đóng vai trò qua trọng trong các hoạt động như sau:
Thanh toán phí giao dịch trên mạng Cosmos
Được sử dụng để thực hiện các hợp đồng thông minh và hoàn thành các giao dịch
Duy trì hệ thống quản trị và bảo mật mạng Cosmos
Là phần thưởng cho người xác thực mạng mỗi khi một khối giao dịch được xác nhận
Là cổ phần biểu quyết cho quyết định quản trị trên hệ sinh thái Cosmos
Để hiểu rõ hơn về Cosmos coin, bạn có thể theo dõi bảng thông tin chi tiết sau:
Cosmos coin | |
Mã token | ATOM |
Ngày ra mắt | 4/2017 |
Ngày niêm yết | 14/3/2019 |
Giá cao nhất | 44,70 USD |
Giá thấp nhất | 1,13 USD |
Giá hiện tại | 6,22 USD |
Vốn hóa thị trường | 2.419.856.916 USD |
Xếp hạng trên thị trường tiền điện tử | #36 (Xếp hạng từ Coinmarketcap) |
Nguồn cung luân chuyển | 390.930.671 ATOM |
Phí giao dịch | 0,1% - 0,75% |
3. Giá ATOM Coin bao nhiêu? Có nên đầu tư ATOM Coin
Do ảnh hưởng của xu hướng chung trên thị trường tiền điện tử, Cosmos coin (ATOM) hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 6,22 USD, giảm 36% so với hồi đầu năm 2024. Tuy nhiên, giới yêu tiền điện tử vẫn rất lạc quan với hệ sinh thái Cosmos và ATOM coin. Hãy cùng nhìn lại diễn biến giá ATOM coin trong những năm qua:
+Năm 2019: Ra mắt sau thời gian ICO, giao dịch quanh ngưỡng 3-5 USD
Được ra mắt trong đợt ICO hồi năm 2017, đến tháng 3/2019, Cosmos coin mới lên sàn với định giá 8,31 USD, sau đó được giao dịch quanh mốc khoảng 7,39 USD.
Năm 2019 là thời gian đồng tiền mới ra mắt, do đó vẫn chưa thực sự được quan tâm và tạo dấu ấn nổi bật. Từ giữa đến cuối năm 2019, ATOM coin chủ yếu giao dịch quanh ngưỡng 3 USD đến 5 USD và kết thúc năm ở mức 4,21 USD.
+Năm 2020: Giằng co trong đại dịch, vươn lên chốt năm ở 6,49 USD
Năm 2020, khi đại dịch Covid dấy lên lo ngại trên tất cả thị trường tài chính, như các coin khác, giá ATOM coin rớt xuống mức thấp kỷ lục 1,13 USD vào ngày 13/3.
Tháng 8/2020, Cosmos coin đạt 8,52 USD vào ngày 23/8, tăng 416% so với mức đáy tháng 3/2020. Trong vòng 1 tháng sau đó, giá Cosmos coin giảm 55% còn 3,84 USD. Đến tháng 12, sau hoạt động đẩy giá của giới đầu cơ giá lên, ATOM tăng và kết thúc năm ở 6,49 USD.
+Năm 2021: 1 năm đáng chú ý khi đạt giá kỷ lục cao nhất mọi thời đại của ATOM
Đầu năm 2021, một đợt tăng giá rất mạnh kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, đẩy giá ATOM coin đạt 25,19 USD vào ngày 16/2.
Từ tháng 3- tháng 5/2021, ATOM coin giằng co trong khoảng 17 - 29 USD.
Tháng 6/2021, ATOM coin giảm sâu, chạm đáy mới ở mức 8,97 USD hồi 22/6/2021.
Tháng 9/2021: Sau đợt bắt đáy tháng 6, Cosmos đã khởi đầu một đợt tăng giá lớn chưa từng có, đưa giá ATOM coin lên mức giá cao nhất mọi thời đại ở mức 44,7 USD.
Tháng 12/2021, ATOM coin kết thúc năm ở mức 32,47 USD.
+Năm 2022:
ATOM bắt đầu năm 2022 với giá khoảng $6.04 USD1. Trong năm, ATOM đã tăng dần dần và đạt đỉnh vào tháng 5 với giá gần $10 USD. Tuy nhiên, nó cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đồng coin khác trong hệ sinh thái Cosmos. Những mốc giá quan trọng: Tháng 3: ATOM vượt qua mốc $8 USD. Tháng 5: Đạt đỉnh giá gần $10 USD. Tháng 9: Giá ATOM dao động ổn định ở mức $7-8 USD. Tháng 12: Giá ATOM có thể duy trì ở khoảng $8-9 USD.
+Năm 2023:
Diến biến giá của ATOM trong năm 2023 cũng khá biến động
Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá ATOM tăng nhưng sau đó lại giảm trong 6 tháng cuối năm. Giá giao động từ 6.9- 13.37 USD .
4. Hướng dẫn cách chơi ATOM Coin
Để đầu tư kiếm lời với ATOM coin, có 2 cách phổ biến mà các nhà đầu tư thường thực hiện như sau:
Trade coin (đầu tư lướt sóng):
Khi giá ATOM đang trong xu hướng giảm chung của thị trường tiền kỹ thuật số, giới trader hiện đang nghiêng về phương án đầu tư lướt sóng ATOM coin nhiều hơn.
Một số sàn để trade coin gồm sàn phái sinh như Mitrade hoặc các sàn cơ sở như WOO Network, Binance, Coinbase Exchange, Gate.io, Kraken, OKEx, Huobi Global, Kucoin…. Trong đó, bạn cần lưu ý:
Sàn giao dịch cơ sở: Thông thường, hầu như đa số các sàn không cung cấp đòn bẩy cho trader. Hiện chỉ có Binance, Okex v.v. cung cấp đòn bẩy trade coin. Ngoài ra, các sàn cơ sở thường không được quản lý bởi các cơ quan tài chính quốc tế, tiền đầu tư của bạn cũng không được bảo hiểm.
Sàn giao dịch phái sinh: Như tại Mitrade, bạn được cung cấp đòn bẩy linh hoạt. Sàn cũng được cấp phép quản lý từ Úc, với các giấy phép uy tín từ ASIC, CIMA, FSC, trader khi giao dịch sẽ được bảo hiểm rủi ro vốn.
Vì trên sàn phái sinh, trader dễ dàng mượn lợi thế đòn bẩy từ sàn (linh hoạt điều chỉnh) để khuếch đại lợi nhuận, tận dụng mọi biến động dù là nhỏ nhất của ATOM coin để kiếm lời trong ngắn hạn nên mình sẽ hướng dẫn bạn trade coin trên sàn phái sinh Mitrade.
Bước 1: Theo dõi và dự báo xu hướng giá ATOM coin
Để nắm bắt tín hiệu giá của ATOM coin, bạn có thể sử dụng bộ công cụ phân tích kỹ thuật chuyên sâu gồm biểu đồ và nhóm các chỉ báo được cung cấp miễn phí từ Mitrade. Ngoài ra, hãy tham khảo các phân tích - dự báo giá và tin tức của Mitrade để kết hợp với kết quả phân tích kỹ thuật.
Bước 2: Thực hiện Mua/Bán lướt sóng
-Nếu dự đoán giá ATOM coin lên, thực hiện mua coin, đợi giá lên chốt lời.
-Nếu dự đoán giá ATOM coin xuống, thực hiện bán coin, đợi giá xuống chốt lời.
Trên biểu đồ giá của ATOM coin, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nút Mua Bán coin.
Bước 3: Công cụ quản trị rủi ro giá
Song song với quyết định mua bán, bạn cần dùng các công cụ như Lệnh chốt lời(Take profit), Cắt lỗ, Cắt lỗ dưới để tại các mức giá dự đoán, từ đó có thể cố định lợi nhuận dự kiến hoặc mức thua lỗ dự kiến lớn nhất có thể chịu được.
Các công cụ này rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần nhập giá và hệ thống của Mitrade sẽ tự động tính toán mức lời/lỗ để bạn xem xét.
Bước 4: Theo dõi thị trường, đóng lệnh chốt lời
Khi lướt sóng ATOM, bạn phải theo dõi tin tức và diễn biến thị trường liên tục để có thể đưa ra hành động giá và chốt lời trong thời điểm phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng công cụ chốt lời/cắt lỗ tự động, lệnh sẽ tự động đóng khi giá thị trường đạt mức mục tiêu bạn đặt ra.
Sau khi lệnh được đóng lại, lời/lỗ sẽ được tự động kết chuyển vào quỹ của bạn tại Mitrade.
Hold coin (đầu tư dài hạn):
Nếu bạn dự đoán giá ATOM hiện đã đang trong thời gian bắt đáy, bạn có thể mua và giữ ATOM coin trong dài hạn để đón đầu có đợt tăng trưởng giá tốt trong tương lai.
Để hold coin của Cosmos, cũng có rất nhiều sàn giao dịch cho bạn lựa chọn như Binance, Gate.io, Kraken, OKEx, Huobi Global, Mitrade …
Hold coin qua sàn giao dịch cơ sở: Với các sàn như Binance, Gate.io, Kraken, bạn cần mua ví lạnh hoặc tạo địa chỉ ví online để liên kết với sàn, sau đó, thực hiện mua ATOM và lưu trữ trong ví. Khi hold coin bằng cách này, bạn sẽ tốn một số chi phí giao dịch (taker/maker) và phí rút coin. Ngoài ra, hãy chú ý bảo mật ví tiền điện tử vì đây rất dễ là địa chỉ thu hút các hacker tấn công.
Hold coin qua Mitrade: Trên Mitrade, nhà đầu tư có thể linh hoạt điều chỉnh đòn bẩy về mức 1:1 (0 tốn phí qua đêm). Như vậy, họ có thể đầu tư lâu dài vào ATOM.
Cách giao dịch trên sàn này có ưu điểm là chi phí giao dịch rất thấp so với các sàn cơ sở và không cần chú trọng vào chuyện bảo mật ví lưu trữ coin. Tuy nhiên cần lưu ý, vì Mitrade là sàn phái sinh nên bạn không sở hữu coin ATOM, chỉ có thể kiếm lời khi giá ATOM biến động.
Ví dụ, để hold coin qua Mitrade, bạn chỉ cần thực hiện bước đặt lệnh Mua ATOM coin như khi trade coin, tuy nhiên, thay vì chọn mức đòn bẩy cao, bạn chọn lại mức đòn bẩy 1x (1:1).
5. Hệ sinh thái Cosmos
Kể từ khi ra mắt, hệ sinh thái Cosmos đã tăng trưởng rất nhanh chóng. Cụ thể, đã có hơn 20 blockchains gồm Cosmos Hub, Crypto.Org, Cronos, Osmosis, Terra… đang được kết nối trong hệ sinh thái Cosmos bởi giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC).
Còn theo thống kê riêng của Cosmos, hiện đang có hơn 265 ứng dụng và dịch vụ được xây dựng, phát triển trên Cosmos với trên 68 tỷ USD tài sản kỹ thuật số đang được hệ sinh thái này quản lý.
Với những nỗ lực trong việc cải tiến hệ sinh thái liên tục, trong năm 2022, Cosmos đặt mục tiêu đạt được mutilchain với 200 chuỗi kết nối với IBC - trong đó mỗi chain sẽ mang giao thức khác nhau vào cuối năm.
Riêng về giao thức truyền thông liên chuỗi khối của Cosmos, theo Map of Zones, trong 30 ngày, có hơn 875 ngàn giao dịch chuỗi chéo đã xảy ra giữa các blockchain hỗ trợ IBC. Đây được đánh giá là một trong những ứng cử viên nặng ký cho mạng lưới blockchain thế hệ tiếp theo hiện nay.
6. Các cột mốc phát triển của Cosmos
Năm 2014, một trong các nhà sáng lập Cosmos là Jae Kwon đã tạo nên Tendermint Core - một trong những công cụ blockchain và tiếp tục cải tiến thuật toán này trong 1 năm sau đó.
Năm 2016, sách trắng Cosmos mang tên “Mạng lưới các sổ cái phân tán” được phát hành.
Năm 2017, đợt phát hành tiền xu ban đầu ICO của Cosmos với mã thông báo ATOM huy động được 16,8 triệu USD chỉ trong vòng 30 phút. Chương trình được quỹ Interchain thực hiện.
Năm 2019, Tendermint đã huy động được 9 triệu USD trong vòng tài trợ Series A để phát triển dự án Cosmos.
Từ năm 2019 - 2020, mã thông báo Cosmos (ATOM) được niêm yết trên hầu hết các sàn giao dịch lớn.
Tháng 8/2021, hệ sinh thái Cosmos tích hợp thành công Bitcoin, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa một số blockchain có chủ quyền và tạo cầu nối giữa Bitcoin và mạng Cosmos.
Tháng 12/2021, Cosmos phát hành cầu nối trọng lực Gravity với mạng Ethereum, cho phép khả năng tương tác và tính thanh khoản giữa hai mạng.
Năm 2022, Cosmos thực hiện nâng cấp lên bản Theta, dự kiến tích hợp tài khoản liên chuỗi Interchain Account để đưa Cosmos DeFi lên một cấp độ mới, dễ dàng kết nối và an toàn hơn.
Tháng 2/2022, chuỗi Evmos (cầu giao dịch Ethereum và Cosmos) ra mắt không thành công với lỗ hổng bảo mật giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kể từ đó, Cosmos lấy lại niềm tin giới yêu tiền điện tử với rất nhiều động lực khác.
ATOM nâng cấp bản Rho vào 2022-2023, thêm CosmWasm vào trung tâm. Việc này sẽ cải thiện bảo mật liên chuỗi và tăng khả năng mở rộng cho người dùng. Ngoài ra, hệ sinh thái này cũng ra mắt nền tảng Cross-chain DeFi với tên gọi Emeris nhằm mục đích nâng cấp trải nghiệm tiện ích trong không gian DeFi.
7. Đối thủ và đối tác của Cosmos và ATOM Coin
Đối thủ của Cosmos
Ra đời nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại của các blockchain lâu đời như Bitcoin, Ethereum, Cosmos trở thành đối thủ của “đàn anh” Ethereum và các hệ sinh thái mới khác như Polkadot, Solana, Cardano…
Etherum: Dù đi trước đón đầu nhưng mạng này đang gặp phải những hạn chế về chi phí gas và tốc độ giao dịch. Cosmos là một trong những hệ sinh thái giải quyết tốt bài toán này, tuy nhiên so với Ethereum, Cosmos vẫn chưa thể so sánh được về độ uy tín và mức độ bền vững lâu năm.
Solana: So với tốc độ xử lý 1.000 giao dịch mỗi giây của Cosmos, Solona có thể hỗ trợ 65.000 giao dịch mỗi giây. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, giá Solona (49 USD) dường như đắt gấp 5 lần ATOM, giúp Cosmos có nhiều cơ hội để phát triển hơn.
Polkadot: Tốc độ giao dịch của Polkadot và Cosmos được đánh giá ngang nhau, nhưng Cosmos được đánh giá có lợi thế hơn trong khả năng tùy chỉnh, việc chuyển giao tài sản đơn giản hơn và dễ dàng hơn. Trong khi đó, Polkadot có quy trình thành viên parachain hạn chế và có thể tốn kém.
Cardano: Trên bảng xếp hạng Coinmarketcap, Cardano hiện đang nằm trong top 10, giúp top thống trị thị trường tiền kỹ thuật số thời gian dài trong khi Cosmos vẫn chưa nhập cuộc. Tuy nhiên, Cosmos có lợi thế hơn khi có thể hỗ trợ tương tác để giúp các mạng giao tiếp với nhau trong khi Cardano chưa có tính năng này.
Đối tác của Cosmos
Bất chấp sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, Cosmos vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều đối tác:
Asia Digital Bank chấp nhận Cosmos
Tháng 10/2021, Ngân hàng Kỹ thuật số Châu Á (Asia Digital Bank) - đơn vị đầu tiên nhận được giấy phép Ngân hàng Kỹ thuật số của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Labuan tại Malaysia, đã thành lập liên minh chiến lược với Bianjie, một thành viên của Cosmos Core Contributor.
Mục tiêu của chiến lược này nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tài chính kỹ thuật số mới tích hợp liền mạch các dịch vụ tài chính tập trung và phi tập trung.
Hợp tác với Forte
Cũng trong tháng 10/2021, một nhà phát triển cơ sở hạ tầng mạng mở tập trung vào hệ sinh thái Cosmos có tên Tendermint đã công bố quan hệ đối tác với Forte - một công ty phát triển nền tảng blockchain cho trò chơi điện tử.
Cột mốc này đánh dấu cho việc tất cả các nhà phát triển và người chơi có thể liên kết liền mạch hệ sinh thái trò chơi của họ với mạng blockchain tương thích Cosmos.
8. Tương lai của dự án Cosmos và ATOM Coin sẽ ra sao
Các cầu nối xuyên chuỗi và thông số kỹ thuật mạng của Cosmos đã cung cấp tốc độ cao và chi phí thấp cho các dự án, giải quyết tốt các hạn chế tắc nghẽn trên thị trường blockchain hiện tại. Thông qua một loạt DApp khác nhau, Cosmos đã tìm cách giành được thị phần đáng kể từ Ethereum và các blockchain ứng dụng phi tập trung khác.
Giới yêu tiền điện tử đánh giá, nếu Ethereum có cả chục nghìn hợp đồng thông minh phức tạp, thì trong Cosmos, có thể có hàng chục nghìn Ethereums và mỗi một trong số đó có hàng chục nghìn hợp đồng. Điều này cho thấy, dù chưa phải là cái tên lâu năm trong thế giới tiền điện tử nhưng Cosmos vẫn có những điểm tựa vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Những dự đoán về giá coin Cosmos trong năm 2024-2025:
WalletInvestor: Theo dữ liệu hiện tại, Cosmos (ATOM) và môi trường thị trường tiềm năng của nó đã ở trong chu kỳ giảm giá trong 12 tháng qua (nếu có). Nhà phân tích tiền điện tử Ai của chúng tôi ngụ ý rằng sẽ có một xu hướng tiêu cực trong tương lai và ATOM không phải là khoản đầu tư tốt để kiếm tiền. Vì loại tiền ảo này có triển vọng tiêu cực, chúng tôi khuyên bạn nên tìm kiếm các dự án khác thay vì xây dựng danh mục đầu tư.
Coincodex.com: Dự đoán giá Cosmos cho năm 2025 hiện đang ở mức giữa 5,55 đô la ở mức thấp nhất và 27,57 đô la ở mức cao nhất. So với giá hiện tại, Cosmos có thể tăng 344,77% vào năm 2025 nếu ATOM đạt được mục tiêu giá cao nhất..
DigitalCoinPrice: Có khả năng Cosmos sẽ phá vỡ rào cản 15,81 đô la và chiếm lĩnh thị trường vào cuối năm 2025. Giá Cosmos thấp nhất sẽ nằm trong khoảng từ 13,12 đến 15,81 đô la và giá Cosmos nhiều khả năng sẽ ổn định ở mức khoảng 14,56 đô la vào cuối năm 2025. Bất chấp sự biến động mạnh về giá trị của Cosmos và những tranh cãi xung quanh việc sử dụng năng lượng không thân thiện với môi trường, nhà đầu tư mạo hiểm tỷ phú Tim Draper vẫn giữ nguyên dự đoán của mình rằng Cosmos sẽ đạt 15,81 đô la vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2025.
9. Lời kết
Với sự đổi mới liên tục trong những năm qua, cộng với những cột mốc bùng nổ về giá cũng như cải tiến mới mẻ của hệ sinh thái, ATOM đã khiến nhiều người yêu tiền điện tử chú ý và đặt kỳ vọng cao trong thời gian tới.
Với những nhà đầu tư mới, nếu bạn chưa có quá nhiều kiến thức về đầu tư coin, bạn nên chọn các nền tảng giao dịch thân thiện và dễ hiểu với người dùng.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.