Thiên nga đen là gì? Các sự kiện “Thiên nga đen” (Black swan) năm 2024

Nhóm Traderins
Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Hai sự kiện thiên nga đen (Black swan) gần đây nhất là đại dịch Covid-19 bùng nổ đầu năm 2020 và cuộc chiến tranh Nga – Ukraine diễn ra từ tháng 2/2022. Cả hai sự kiện vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu.


Những trở ngại lớn nhất cho việc hồi phục kinh tế trong năm 2022 bao gồm việc lạm phát leo thang, tăng lãi suất từ các Ngân hàng trung ương, khủng hoảng năng lượng, lương thực từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine và các vấn đề về chuỗi cung ứng sẽ tác động thế nào đến thị trường năm 2023? Những sự kiện thiên nga đen nào có thể đe dọa đến lợi nhuận nhà đầu tư năm 2023?


Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ giải thích về thiên nga đen (Black swan) là gì, phân tích từng sự kiện và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho danh mục đầu tư của trader.


1. Thiên nga đen (Black Swan) là gì

Thiên nga đen là một thuật ngữ kinh tế để chỉ những hiện tượng bất ngờ và khó có thể dự đoán trước được nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế và tài chính toàn cầu. 


Vì vậy, việc tìm hiểu các khả năng xảy ra hiện tượng thiên nga đen và lập một kế hoạch ứng phó với chúng là một trong những điều quan trọng với những nhà đầu tư, nhằm giảm thiểu rủi ro thua lỗ nhiều nhất có thể.


dòng thời gian của các sự kiện thiên nga đen trong những năm gần đây

Nguồn: ipullrank

2. Những sự kiện thiên nga đen lớn nhất trên thế giới

Ngoài các sự kiện thiên nga đen đã được đề cập trong phần trước của bài viết như đại dịch Covid, chiến tranh Nga - Ukraine và đại suy thoái kinh tế 2008 thì có thể kể đến nhiều sự kiện khác làm chao đảo thị trường toàn cầu. Sau mỗi sự kiện, trader có thể thấy rõ hơn sức tàn phá của nó đến thị trường tài chính. 


  • Đại suy thoái 1929-1933: Một trong những sự kiện kéo dài và ảnh hưởng nặng nề nhất trong thế kỷ XI là cuộc đại suy thoái năm 1929, kéo dài đến 1933. Tại nhiều quốc gia, sức tàn phá của nó còn kéo dài đến năm 1939.


    Bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế Mỹ dẫn đến sự sụt đổ thị trường chứng khoán phố Wall năm 1929 (chỉ số DJIA mất 48% trong vòng 2 tháng từ 381 điểm xuống 198 điểm), sau đó lan sang các nền kinh tế Châu  u và Châu Á. GDP toàn cầu giảm ~15% trong thời kỳ 1929 - 1932, trong khi đó cuộc đại khủng hoảng năm 2007-2009, GDP toàn cầu chỉ giảm ~1%. 


  • Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: đây là thời kỳ bùng nổ nền kinh tế tại khu vực Châu Á, đặc biệt là các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia với biệt hiệu “những con hổ mới của Châu Á”.


    Cuộc khủng hoảng bắt đầu tại Thái Lan rồi lan sang các quốc gia khác và ảnh hưởng đến toàn cầu. Tiền tệ và thị trường chứng khoán nhiều quốc gia Châu Á mất đến 70% giá trị trong thời kỳ này. 


  • Bong bóng Dotcom 2000: đây là cuộc khủng hoảng liên quan đến các công ty công nghệ diễn ra vào ngày 14/4/2000, chỉ số Nasdaq giảm 9% trong ngày, kết tuần mất 25%.


    Chỉ số tiếp tục trong xu hướng giảm đến cuối năm 2022 (mất ~78%). Đồng thời trong thời gian này cuộc tấn công 11/9 tại Mỹ xảy ra làm trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng trên sàn chứng khoán toàn cầu.


3. Các sự kiện “Thiên nga đen” (Black swan) năm 2023~2024

#1 Suy thoái kinh tế


Cuộc đại suy thoái toàn cầu gần đây nhất kéo dài 19 tháng (từ 12/2007 – 6/2009) đã khiến cho thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào khủng hoảng với đợt lao dốc liên tục trong vòng 15 tháng, DJIA mất ~ 53% và S&P 500 mất ~56%, chạm đáy và đầu tháng 3/2009, khiến tài sản của một lượng lớn nhà đầu tư bốc hơi và sợ hãi rời bỏ thị trường.


Các lo ngại về suy thoái kinh tế bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2021 khi diễn biến dịch bệnh kéo dài khiến cho lạm phát leo thang. Ngay sau đó vào tháng 2/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra khiến cho giá hàng hoá liên tục lập đỉnh. Điều này buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), phải tăng lãi suất suốt năm 2022 lên mức 3,75 ~ 4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008 đến nay.


Điều này kiềm chế quá trình hồi phục kinh tế hậu Covid-19, làm gia tăng mối lo ngại về suy thoái kinh tế. Theo dự đoán từ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs vào tháng 11/2022 thì có 35% nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ trong năm 2023. Trong khi đó, dự đoán từ các nhà phân tích Wall Street thì xác suất lên đến 65%.


Theo dự đoán từ JPMorgan thì tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 chỉ có thể đạt ~1,6% do chính sách thắt chặt tiền tệ từ các quốc gia, khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và tình trạng đại dịch Covid bùng phát trở lại vào mùa đông năm nay tại Trung Quốc. 


Trong khi JPMorgan cho rằng suy thoái toàn cầu khó có thể xảy ra do lạm phát đang có xu hướng giảm, thì suy thoái ở Mỹ lại được dự đoán diễn ra trước khi kết thúc năm 2024.


#2 Thị trường chứng khoán và tỷ lệ lãi suất


Theo JPMorgan thì nửa đầu năm 2023, chỉ số S&P 500 có thể sẽ điều chỉnh lại về mức thấp nhất của năm 2022. Tuy nhiên, những tín hiệu về việc giảm tốc quá trình tăng lãi suất của Fed có thể hỗ trợ sự hồi phục của thị trường chứng khoán vào nửa cuối năm và có thể đẩy S&P 500 tăng lên 4200 vào cuối năm 2023.


Về lãi suất của Fed, JPMorgan cho rằng khả năng cao FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 2 và tháng 3/2023 ở mức ~ 25 điểm % và mục tiêu trong khoảng 4,75 ~ 5% trước khi dừng lại quá trình thắt chặt tiền tệ. Mức lãi suất này sẽ được duy trì suốt năm 2012 cho đến khi có những tín hiệu rõ ràng về việc lãi suất có thể giảm về mức mục tiêu 2%.


Theo dữ liệu lịch sử thì từ năm 1970 tới nay, thị trường chứng khoán trung bình giảm ~24% sau khi khi chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu được nới lỏng.

#3 Sự sụp đổ của thị trường tiền ảo


Những thành công của thị trường tiền ảo phụ thuộc phần lớn vào mức độ chấp nhận tài sản kỹ thuật số trên toàn cầu. Ví dụ, trong suốt quá trình bùng nổ thị trường tiền ảo năm 2021, rất nhiều công ty nổi tiếng như Tesla, The Block, MicroStrategy, và PayPal đã đầu tư vào Bitcoin. Ngoài ra, El Salvador còn là quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán chính thống.


Giá của tất cả các loại tiền ảo đều lập đỉnh lịch sử vào năm 2021, Bitcoin lên mức 68.000 USD, Ethereum lên mức 4.861 USD vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, những biến động từ điều kiện địa chính trị và kinh tế vĩ mô khiến thị trường tiền ảo chìm trong xu hướng giảm suốt năm 2022.


Sự sụp đổ liên tục từ dự án tiền ảo lớn đến các sàn giao dịch đã khiến thị trường tiền ảo liên tục tạo đáy mới. Đầu tiên là sự sụp đổ của đồng stablecoin Terra vào tháng 5/2022 khiến thị trường tiền ảo mất 400 tỷ USD vốn hoá. 


Tiếp theo là sàn giao dịch lớn thứ 3 thế giới, FTX đệ đơn phá sản vào tháng 11/2022. Sau đó, cựu CEO của FTX, Sam Bankman-Fried, đã bị bắt giữ tại Bahamas theo yêu cầu từ chính quyền Mỹ để điều tra về các tội gian lận tài chính, rửa tiền. Theo gót FTX là BlockFi, một trong những công ty cho vay tiền ảo lớn nhất thế giới cũng đã đệ đơn phá sản vào cuối tháng 11/2022.


Những điều này khiến cho các quốc gia tiếp tục thắt chặt quy định quản lý đối với thị trường tiền ảo, đồng thời tạo ra tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư. Theo thông tin từ CNBC, thì chính phủ Mỹ và liên minh Châu  u đang tiến hành các bước để buộc người tham gia thị trường tiền ảo tuân thủ quy định và minh bạch thị trường.


Cuối cùng là quá trình chuyển đổi số của tiền pháp định tại các quốc gia sẽ khiến thị trường tiền ảo chịu áp lực và có khả năng thu hẹp hệ sinh thái.


#4 Giá vàng trong năm 2023

Giá vàng lên cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây vào ngày 3/1/2023, tăng ~12% từ tháng 11/2022 đến nay. Nhiều nhà phân tích cho tin vào đà hồi phục mạnh mẽ của giá vàng trong năm 2023.


Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại Saxo Bank, Ole Hansen, cho rằng có thể mong đợi sự tăng trở lại của giá vàng vào năm 2023 khi những rủi ro về suy thoái và thị trường chứng khoán tiếp diễn. Tỷ lệ lãi suất tạo đỉnh kết hợp với sự suy yếu của đồng USD và tỷ lệ lạm phát không thể trở lại mức kỳ vọng 3% vào cuối năm sẽ là những hỗ trợ tích cực ho giá vàng.


Eric Strand, quản lý quỹ đầu tư AuAg ESG Gold Mining ETF, cho rằng năm 2023, giá vàng sẽ lập đỉnh lịch sử vượt mức 2.100 USD/ounce với sự bắt đầu của xu hướng tăng trở lại gần đây. Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương cũng ghi nhận mức kỷ lục về dự trữ vàng vào Q3/2022.


Juerg Kiener, giám đốc quản lý và trưởng phòng đầu tư của công ty đầu tư Swiss Asia Capital, cũng dự đoán giá vàng sẽ tăng lên mức 2.500 ~ 4.000 USD/ounce vào năm 2023. Ông nhấn mạnh về việc giảm tốc của tỷ lệ tăng lãi suất vào Q1/2023 do những rủi ro suy thoái sẽ khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.


#5 Khủng hoảng ngân hàng Mỹ:


Vào tháng 3 năm 2023, một số ngân hàng lớn tại Mỹ đã gặp khó khăn về thanh khoản, gây ra tình trạng hoảng loạn và bất ổn trên thị trường tài chính. Điều này bao gồm sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (Silicon Valley Bank) và những vấn đề thanh khoản của nhiều ngân hàng khác, dẫn đến làn sóng rút tiền và sụt giảm cổ phiếu ngân hàng.


#6 Căng thẳng giữa Kosovo và Serbia

Cuối tháng 12/2022, căng thẳng khu vực biên giới phía giữa Kosovo và Serbia leo thang khi xảy ra các vụ nổ súng tại đây và lực lượng quân đội Serbia được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 


Liên minh Châu Âu và Mỹ đã kêu gọi ngừng đụng độ và hoà giải xung đột vào ngày 28/12. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo lắng về việc lịch sử chiến tranh năm 1998-1999 tái diễn giữa 02 quốc gia, điều này sẽ tạo ra bất ổn chính trị nặng nề hơn đối với khu vực Châu Âu khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn.


#7.Vỡ đập Nova Kakhovka tại Ukraine (Tháng 6, 2023)


Ngày 6 tháng 6 năm 2023, đập Nova Kakhovka tại miền nam Ukraine bị phá hủy, gây ra lũ lụt nghiêm trọng, thiệt hại về cơ sở hạ tầng và cuộc sống của hàng ngàn người dân. Sự kiện này làm tăng cường căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và kinh tế của khu vực.


Trên thị trường tài chính tại Việt Nam , sự kiện VNDIRECT bị hack vào năm 2023 có thể được coi là một sự kiện thiên nga đen. Vụ việc tấn công mạng này không được dự đoán trước và xảy ra bất ngờ, gây ra cú sốc lớn cho VNDIRECT, các nhà đầu tư và thị trường tài chính Việt Nam.Vụ hack đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động giao dịch, làm mất niềm tin của khách hàng và nhà đầu tư, và có thể gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng. 


4. Giải pháp ứng phó với sự kiện thiên nga đen

Những sự kiện thiên nga đen luôn luôn khó lường, nhưng việc đưa ra những phương án ứng phó trước sẽ giúp nhà đầu tư có được tâm thế chủ động và hiệu quả đầu tư cao hơn.


  • Đa dạng hóa danh mục: nhà đầu tư có thể phân bổ vốn đầu tư vào các thị trường khác nhau như chứng khoán, hàng hoá, forex, trái phiếu… Tuy nhiên, điều này có thể không thích hợp với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường khi còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm đầu tư khiến cho việc đánh giá xu hướng và theo dõi nhiều thị trường cùng lúc sẽ gặp khó khăn.


  • Đầu tư tích luỹ và dài hạn: đây có thể là phương án thích hợp với nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả người mới tham gia thị trường khi có một lượng vốn rảnh rỗi trong thời gian dài.


Lựa chọn các thị trường giao dịch 02 chiều ví dụ như thị trường phái sinh (tương lai, CFD), điều này giúp trader có thể tận dụng được tối đa cơ hội đầu tư trong xu hướng biến động của thị trường.


5. Kết luận

Mặc dù các sự kiện thiên nga đen thường diễn ra bất ngờ và tác động ngay lập tức đến thị trường tài chính, nhưng với việc phân tích các yếu tố kinh tế thị trường hiện tại, trader vẫn có thể đưa ra các kế hoạch quản trị rủi ro hiệu quả nhằm giảm thiểu các thua lỗ khi black swan xảy ra.  


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Các bài viết liên quan
placeholder
Kinh tế tiêu dùng và du lịch Việt Nam đầu năm 2025: Tăng trưởng mạnh mẽHai tháng đầu năm 2025, nền kinh tế tiêu dùng và du lịch Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng ấn tượng.
Tác giả  FXStreet
3 tháng 10 ngày Thứ Hai
Hai tháng đầu năm 2025, nền kinh tế tiêu dùng và du lịch Việt Nam tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng ấn tượng.
placeholder
Dự báo giá chỉ số đô la Mỹ: Dao động trên mức hỗ trợ EMA chín ngày gần 108,00Chỉ số đô la Mỹ (DXY) phục hồi các khoản lỗ từ hai phiên trước đó, giao dịch quanh mức 108,10 trong giờ giao dịch châu Á vào thứ Tư.
Tác giả  FXStreet
2 tháng 12 ngày Thứ Tư
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) phục hồi các khoản lỗ từ hai phiên trước đó, giao dịch quanh mức 108,10 trong giờ giao dịch châu Á vào thứ Tư.
placeholder
Nợ nghi ngờ tăng lên hàng chục lần, VietABank vừa đạt được mục tiêu lợi nhuận năm 2024VietABank ghi nhận lãi trước thuế năm 2024 gần 1,085 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước do giảm dự phòng rủi ro tín dụng.Mặc dù tổng tài sản và cho vay tăng, nợ nghi ngờ của ngân hàng tăng mạnh cuối n
Tác giả  TradingKey
1 tháng 24 ngày Thứ Sáu
VietABank ghi nhận lãi trước thuế năm 2024 gần 1,085 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước do giảm dự phòng rủi ro tín dụng.Mặc dù tổng tài sản và cho vay tăng, nợ nghi ngờ của ngân hàng tăng mạnh cuối n
placeholder
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt cột mốc mớiTheo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 782 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
Tác giả  Investing
ngày18 tháng 12 năm 2024
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 782 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
placeholder
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024, 2025Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025.Ngân hàng Phát triển châu Á (A
Tác giả  Investing
ngày12 tháng 12 năm 2024
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025.Ngân hàng Phát triển châu Á (A
Ad