Hợp đồng tương lai (Furtures) là gì? Hướng dẫn giao dịch hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai (Futures) là th ỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giao dịch của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở với mức giá được hai bên xác định cho một thời điểm trong tương lai.
Đây là một dạng công cụ phái sinh được chuẩn hóa và chỉ có giá là được thỏa thuận. Mỗi hợp đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định. Cụ thể như thế nào, hãy cùng theo dõi nhé.
1. Hợp đồng tương lai là gì? Hiểu đơn giản về Futures
Hợp đồng tương lai (Options) là một dạng cộng cụ phái sinh về thoả thuận giao dịch đối với một loại tài sản cơ sở (underlying asset) ở một mức giá được xác định trước trong tương lai.
Lấy ví dụ, giá Bitcoin (BTC) ở thời điểm hiện tại là 28,000 USD. Bạn có thể lựa chọn mua hoặc bán một hợp đồng tương lai tương ứng với dự đoán giá sẽ tăng hoặc giảm vào một ngày trong tương lai.
Nếu bạn chọn mua và giá BTC tăng lên 50,000 USD vào ngày hợp đồng tương lai hết hạn, bạn sẽ nhận được 22,000 USD tiền lãi.
Ngược lại, nếu bạn chọn mua nhưng đến ngày hết hạn hợp đồng, giá giảm xuống 20,000 USD, bạn sẽ lỗ 8,000 USD. Thanh lý hợp đồng xảy ra khi bạn dự đoán sai xu hướng của giá tài sản và dẫn đến việc chấm dứt vị thế.
Hợp đồng tương lai là một giao dịch phái sinh giá thỏa thuận giữa người mua và người bán về một tài sản trong tương lai. Nguồn: WallStreetMojo
Tuy nhiên, khác với Options, khi mà thoả thuận đó có thể trở nên vô giá trị khi hết hạn (nghĩa là NĐT có quyền không mua tài sản đó), trong một số trường hợp, khi hợp đồng tương lai hết hạn thì người mua có nghĩa vụ mua và nhận tài sản cơ sở đồng thời người bán hợp đồng tương lai có nghĩa vụ cung cấp và giao tài sản.
Chi tiết về sự khác biệt giữa Options và Futures, mình sẽ chia sẻ chi tiết hơn ở phần sau của bài viết này.
Để cấu thành nên một hợp đồng tương lai, chúng ta sẽ thấy nó gồm có những thành phần chính sau đây:
Tài sản cơ sở: Là loại hàng hoá được sử dụng trong giao dịch hợp đồng tương lai. Tuỳ vào từng thị trường, tài sản cơ sở ở đây có thể là tiền điện tử, chỉ số, chứng khoán…
Bên mua - Bên bán: Là 2 thực thể chính trong một giao dịch hợp đồng tương lai. Khi đến hạn hợp đồng, bên mua bắt buộc phải mua và bên bán bắt buộc phải bán tài sản theo thoả thuận.
Nền tảng hỗ trợ giao dịch hợp đồng tương lai: Giao dịch giữa bên mua - bên bán sẽ được thực hiện trên các nền tảng chuyên biệt. Nó có thể là các sàn giao dịch hợp đồng tương lai như CME, CBOE.
2. Các khái niệm cần biết liên quan đến Futures
Các NĐT thường sử dụng hợp đồng tương lai như một cách để suy đoán về biến động giá trong tương lai của tài sản cơ sở. Trong quá trình giao dịch Futures, chúng ta sẽ gặp một số khái niệm cơ bản thường thấy như sau:
Ký quỹ (margin): Với hợp đồng tương lai, số tiền ký quỹ ban đầu bắt buộc thường được đặt trong khoảng từ 3-10% giá trị hợp đồng cơ bản.
Đòn bẩy (leverage): Dựa trên số tiền ký quỹ trên, NĐT có thể mượn đòn bẩy tài chính để gia tăng vị thế của mình. Tuy nhiên, đòn bẩy giống như một con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn hơn so với số tiền đầu tư, nhưng nó cũng khiến NĐT có nguy cơ thua lỗ nhiều hơn khoản đầu tư ban đầu của mình.
Vị thế mua/bán (Long/Short position): Vị thế mở hợp đồng khi bạn dự đoán biến động giá tài sản trong tương lai.
Giá thanh toán cuối cùng: Là mức giá của hợp đồng được dùng để tính giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày.
Giá thanh toán cuối ngày: Là mức giá của tài sản được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng. Nó dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của từng loại hợp đồng.
Hệ số nhân hợp đồng: Là hệ số quy đổi giá trị của hợp đồng tương lai về chỉ số thành tiền.
Khối lượng mở: Là số lượng hợp đồng của một loại chứng khoán phái sinh đang còn được tồn tại ở một thời điểm nhất định.
Sự khác biệt giữa Options và Futures
Sự khác biệt về giá giữa 3 hình thức giao dịch.
Trong hình trên, chúng ta nhận thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức Options và Futures nằm ở mức giá. Nếu giá Spot là mức giá mua/bán tài sản tại thời điểm hiện tại thì với Options và Futures nó là mức giá được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Ngoài ra, bản thân giữa hai hình thức Options và Futures cũng có những điểm tương đồng và khác biệt với nhau. Bảng dưới đây sẽ cho bạn thấy cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
Tiêu chí | Futures | |
Giống nhau | - Đều là các sản phẩm tài chính phái sinh. NĐT có thể thỏa thuận mua một tài sản cơ sở với mức giá xác định trước trong tương lai. - Cả hai đều được các NĐT sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro. Nghĩa là họ có thể mở hai vị trí bù trừ trên các dạng hợp đồng này. - Cả hai loại hợp đồng phái sinh đều cho phép các NĐT tiếp cận với tài sản cơ bản với một phần chi phí thông qua đòn bẩy. | |
Khác nhau | ||
Cuối kỳ hạn hợp đồng | Các NĐT có quyền nhưng không nhất thiết phải có nghĩa vụ mua tài sản. | Người mua có nghĩa vụ mua và nhận tài sản cơ sở đồng thời người bán hợp đồng tương lai có nghĩa vụ cung cấp và giao tài sản. |
Rủi ro tiềm ẩn | Vì các nhà giao dịch quyền chọn có quyền lựa chọn không thực hiện hợp đồng của họ. Khoản lỗ của họ bị giới hạn ở mức phí bảo hiểm mà họ phải trả cho hợp đồng. | Các hợp đồng tương lai tiềm ẩn rủi ro khi nhà giao dịch buộc phải mua tài sản với mức giá thực tế thấp hơn nhiều so với giá cam kết. |
Cơ cấu chi phí | Người mua quyền chọn phải trả một khoản phí trả trước, tức là phí bảo hiểm, cho người bán khi mua. | Hợp đồng tương lai cho phép nhà giao dịch mở một vị thế mà không phải trả bất kỳ khoản phí trả trước nào. |
Địa điểm giao dịch (dành riêng cho thị trường Việt Nam) | Hiện các hợp đồng quyền chọn tại Việt Nam vẫn chưa được chính thức cấp phép. Vậy nên các giao dịch chủ yếu diễn ra trên thị trường OTC. | Thị trường tập trung |
3. Phân loại chi tiết theo hợp đồng tương lai
Dựa vào đặc tính và khái niệm về hợp đồng tương lai mà mình đã chia sẻ ở trên, chúng ta sẽ thấy nó có nhiều cách để phân loại các hợp đồng tương lai. Cụ thể như sau:
Một là phân loại dựa trên tài sản cơ bản
Theo cách phân chia này, các loại hợp đồng tương lai có sẵn hiện nay bao gồm nhiều loại hợp đồng từ tài chính, hàng hóa, chỉ số, tiền tệ, nợ, năng lượng và kim loại, đến các sản phẩm nông nghiệp… Nói cách khác, hợp đồng tương lai có thể được sử dụng để định giá cho bất kỳ loại hàng hóa hoặc tài sản nào, miễn là có một thị trường đủ lớn cho nó.
Hai là phân loại dựa trên thời gian hết hạn hợp đồng
Như chúng ta đã trao đổi ở phần trên, hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa người mua/bán về một mức giá xác định trong tương lai đối với một tài sản cơ sở nào đó. Do đó, dựa vào thời gian hết hạn hợp đồng, người ta chia nó thành các dạng hợp đồng khác nhau. Thời gian ở đây có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc vĩnh viễn.
Lấy ví dụ, tính năng giao dịch hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch tiền điện tử Binance cho phép giao dịch hợp đồng tương lai hàng quý hoặc vĩnh viễn. Trong đó, hợp đồng tương lai hàng quý được quy định sẽ hết hạn sau ba tháng, trong khi hợp đồng tương lai vĩnh viễn không có ngày hết hạn.
Chú ý: Mặc dù điều kiện của hợp đồng tương lai là phải có ngày hết hạn, nhưng có một danh mục phụ của hợp đồng tương lai tiền điện tử được gọi là hợp đồng vĩnh viễn. Chúng hoạt động giống hệt như hợp đồng tương lai truyền thống nhưng không có thời hạn và thanh toán.
Ở mỗi thị trường khác nhau, hợp đồng tương lai cũng có như sự tùy biến để phù hợp hơn với từng bối cảnh. Nổi bật với những cơ hội sinh lời hấp dẫn cùng nhiều ưu điểm khác khiến cho hợp đồng tương lai chứng khoán đã và đang thu hút được nhiều NĐT lựa chọn. Vậy hợp đồng tương lai chứng khoán là gì? Chúng ta sẽ dành riêng một phần tiếp theo trong bài viết này để tìm hiểu về nó nhé.
4. Giới thiệu về hợp đồng tương lai chứng khoán
Khái niệm
Dựa vào khái niệm chung về hợp đồng tương lai ở trên thì hợp đồng tương lai chứng khoán hay nói đúng hơn là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (stock futures) được xây dựng dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán.
Nó có đầy đủ những đặc điểm của một hợp đồng tương lai truyền thống khi vẫn là thỏa thuận giữa người mua/người bán với một mức giá được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng tương lai khác, chẳng hạn như hợp đồng tương lai dựa trên dầu mỏ, hợp đồng tương lai của cổ phiếu không được giao mà được thanh toán bằng tiền mặt hoặc cộng dồn sang kỳ tiếp theo.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán tại Việt Nam. Nguồn: Vietstock
Như hình trên, chúng ta thấy đây là những hợp đồng tương lai chứng khoán tại Việt Nam dựa trên chỉ số của rổ VN30. Các NĐT có thể đặt cược vào sự biến động của chỉ số này trong tương lai để kiếm lời từ nó.
Tùy vào từng loại mà chúng ta sẽ có thời gian đáo hạn nhất định. Đối với hợp đồng tương lai chứng khoán quốc tế, nó có thể được xây dựng dựa trên các chỉ số chứng khoán, chẳng hạn như S&P 500 (Hoa Kỳ); Hang Seng (Hồng Kông) hay TSE 300 (Canada)…
Phân loại hợp đồng tương lai chứng khoán
Cũng tương tự như hợp đồng tương lai truyền thống, hợp đồng tương lai chứng khoán được phân dựa trên thời hạn của hợp đồng.
Tại Việt Nam nói riêng, chúng ta có 4 loại hợp đồng tương lai chứng khoán được phân chia theo cách này bao gồm VN30F1M (1 tháng); VN30F2M (2 tháng); VN30F1Q (1 quý) và VN30F2Q (2 quý).
Đối với thế giới thì hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán hết hạn 4 lần mỗi năm - cụ thể là vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12. Những tháng hết hạn này được xác định bằng các chữ cái H, M, U và Z tương ứng.
5. Ưu, nhược điểm khi giao dịch hợp đồng tương lai
Ưu điểm:
Thuận lợi: Về cơ bản thì giao dịch hợp đồng tương lai khá dễ dàng, thậm chí cho cả những người mới bắt đầu. Điều này đặc biệt đúng trong thị trường tiền điện tử khi mà NĐT sẽ không cần phải quá quan tâm đến việc lưu ký tiền điện tử.
Lợi nhuận cao hơn: Nhờ sức mạnh của đòn bẩy tài chính mà lợi nhuận thu được đáng kể hơn so với các hình thức giao dịch thông thường khác. Chưa kể, với hợp đồng tương lai, NĐT có thể kiếm lời ngay cả khi giá giảm.
Chiến lược giao dịch linh hoạt: NĐT có thể kết hợp và triển khai nhiều chiến lược giao dịch khác nhau (bao gồm cả bán khống - Short selling) để tối đa hóa lợi nhuận.
Nhược điểm
Việc sử dụng đòn bẩy và ký quỹ trong hợp đồng tương lai bên cạnh gia tăng lợi thế cho nhà giao dịch nó cũng làm tăng thêm rủi ro. Nếu thị trường đi ngược lại với những gì bạn dự tính hay diễn biến mạnh hơn bạn mong đợi, bạn có thể mất nhiều tiền hơn số tiền đã đầu tư.
Chính vì điều này mà CFTC Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng hợp đồng tương lai rất phức tạp và không được khuyến nghị cho các nhà đầu tư cá nhân.
6. Giao dịch hợp đồng tương lai có phổ biến và hợp pháp tại Việt Nam?
Thứ nhất, giao dịch hợp đồng tương lai là một hình thức hợp pháp tại Việt Nam. Đây là sản phẩm phái sinh đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Có hai dòng sản phẩm đang được cung cấp là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán hay hợp đồng tương lai VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ (có kỳ hạn 5 năm và kỳ hạn 10 năm).
Cả hai dòng sản phẩm này đều tuân theo Thông tư số 58/2021/TT-BTC ngày 12/07/2021 của Bộ Tài chính và Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ có quy định về chứng khoán phái sinh và hợp đồng chứng khoán phái sinh.
Thứ hai, so với các quốc gia phát triển trên thế giới thì phân khúc hợp đồng tương lai tại Việt Nam có phần kém nhiệt hơn. Lấy ví dụ, đối với hợp đồng tương lai chứng khoán, hiện tại chúng ta chỉ có duy nhất với chỉ số VN30.
Tuy nhiên, theo thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 2, sản phẩm hợp đồng tương lai VN30 lại thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với khối lượng giao dịch bình quân tăng 17,01% so tháng trước, đạt 307.400 hợp đồng/phiên.
Với tốc độ phát triển như hiện tại, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào các sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên các chỉ số chứng khoán khác như VN-Index; HNX-Index…
7. Giao dịch hợp đồng tương lai ở đâu?
Tại Việt Nam, vì là một sản phẩm phái sinh chính thống và được cấp phép nên các NĐT có thể giao dịch hợp đồng tương lai chứng khoán VN30 hoặc trái phiếu Chính phủ tại các sàn giao dịch hoặc đơn vị môi giới được cấp phép ví dụ như VPS, HSC, SSI hoặc VNDirect… Hình dưới đây là thị phần của các đơn vị môi giới tại Việt Nam.
Trên thế giới, một số nền tảng hỗ trợ giao dịch hợp đồng tương lai như CBOE hay CME Group…
Thị phần môi giới hợp đồng tương lai tại Việt Nam. Nguồn: Vietstock
Ngoài ra, trong trường hợp muốn mở vị thế hợp đồng tương lai đối với các tài sản cơ sở như dầu WTI, dầu Brent… trên thế giới, nhà giao dịch có thể tìm đến các sàn giao dịch phái sinh như Mitrade.
Bên cạnh việc mang đến cho các nhà giao dịch Việt Nam cơ hội để tiếp cận các sản phẩm hợp đồng tương lai với các tài sản cơ sở mà thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam chưa phổ biến, Mitrade còn cung cấp nhiều công cụ về phân tích, quản lý rủi ro cũng như chiến lược giao dịch… giúp nhà giao dịch tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu thiệt hại.
Không dừng lại ở đó, tại thị trường Việt Nam, Mitrade cũng là một trong số ít các sàn giao dịch phái sinh OTC sở hữu giấy phép dịch vụ tài chính của Úc cũng như được ủy quyền và giám sát bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Mauritius (FSC).
Độc giả quan tâm có thể mở tài khoản Demo và tham gia trải nghiệm giao dịch hợp đồng tương lai trên Mitrade tại đây.
Giao dịch Futures dầu WTI trên Mitrade
8. Những yếu tố ảnh hưởng đến hợp đồng tương lai
Trên thực tế, hợp đồng tương lai cũng là một trong số các sản phẩm của thị trường tài chính. Về bản chất, chúng ta cần hiểu rằng hợp đồng tương lai như một cách “đánh cược” vào biến động giá trong tương lai của một loại tài sản. Do đó, một trong những yếu tố khách quan khiến giá tài sản biến động là bất ổn địa chính trị hoặc chính sách kinh tế vĩ mô.
Việc FED mở rộng bảng cân đối kế toán là một cách để đưa thêm tiền vào lưu thông và các tài sản có tính rủi ro cao dường như được hưởng lợi. Nguồn: FED
Lấy ví dụ, việc FED tăng/giảm lãi suất hay “bơm” tiền ra ngoài thị trường sẽ tác động lớn đến hàng loạt các loại tài sản. Sau một thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ với 9 lần nâng lãi suất liên tiếp, thời gian gần đây, với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng tại Hoa Kỳ, FED đã có động thái mở rộng bảng cân đối kế toán của mình.
“Tiền rẻ” chảy vào thị trường khiến người ta tìm đến các loại tài sản có tính rủi ro cao hơn như tiền điện tử. Điều này phần nào khiến sắc xanh trở lại với thị trường Crypto trong tháng 3 vừa qua với việc giá Bitcoin phục hồi hơn 70% giá trị.
Ở một diễn biến khác, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang đã tác động mạnh đến giá năng lượng. Bất ổn địa chính trị cùng với việc nguồn cung khan hiếm trước nhu cầu phục hồi sau đại dịch đã đẩy giá dầu mỏ tăng cao.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại tài sản cơ sở khác nhau mà sẽ có những yếu tố nhất định tác động đến Futures. Trong đó, yếu tố cung cầu và điều kiện kinh tế tại từng thời điểm cũng là những nguyên nhân khiến giá hợp đồng tương lai thay đổi.
Lấy ví dụ, dầu WTI chịu tác động trực tiếp và lớn nhất từ quy định giao dịch của Mỹ khi không xuất khẩu sang nước khác và chủ yếu sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Mỹ. Giá WTI Futures cũng vì thế thường thấp hơn so với giá Brent Futures.
9. Lời kết
Tóm lại, trong bài viết này, chúng ta cần nhớ rằng hợp đồng tương lai (Futures) được đặt tên theo thực tế là người mua và người bán hợp đồng đồng ý với mức của một loại tài sản bất kỳ tại một thời điểm trong tương lai. Các nhà đầu cơ có thể sử dụng hợp đồng tương lai để đặt cược vào giá tương lai của một số tài sản hoặc chứng khoán.
Với cơ chế vận hành như vậy, hợp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của thị trường tài chính nói chung và hàng hóa nói riêng. Bằng cách cho phép người mua và người bán chốt giá trước, những người tham gia thị trường sẽ không cần phải quá lo lắng về những thay đổi diễn ra hàng ngày.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.