Bạn có biết tại sao nhiều trader Việt thích mua cổ phiếu nước ngoài, đặc biệt là cổ phiếu Mỹ? Các thị trường chứng khoán lớn nhất như New York Stock Exchange hay Nasdaq Stock Exchange đang là nơi các công ty lớn nhất thế giới như Apple, Facebook và Google được niêm yết với cơ hội kiếm lợi nhuận từ biến động cao.
Ngoài ra, với sự phát triển của các nhà môi giới phục vụ cho các khách hàng toàn cầu, khả năng tiếp cận và giao dịch trên các thị trường chứng khoán nước ngoài đã trở nên dễ dàng.
Nếu bạn đang háo hức muốn học cách mua cổ phiếu nước ngoài, cách đọc biểu đồ chứng khoán và cách đặt lệnh mua bán chứng khoán, hãy theo dõi bài viết này của tôi.
Bài viết sẽ giúp cho người mới tiếp cận nhanh nhất và dễ dàng bắt đầu mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
1. Hướng dẫn mua cổ phiếu online với 05 bước đơn giản
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu các bước cơ bản để mua cổ phiếu online:
Bước 1: Lựa chọn nhà môi giới chứng khoán uy tín. Bạn cần tìm kiếm và so sánh các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường, xem xét các tiêu chí như uy tín, phí giao dịch, hỗ trợ khách hàng, nền tảng giao dịch và các sản phẩm đầu tư có sẵn.
Bước 2: Cung cấp các thông tin cá nhân và xác minh danh tính để mở tài khoản giao dịch với nhà môi giới đã chọn. Bạn cũng cần nạp tiền vào tài khoản để có thể giao dịch.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường cổ phiếu. Bạn cần nắm bắt các xu hướng, sự kiện và thông tin liên quan đến thị trường cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư. Bạn cũng cần phân tích các công ty, quỹ và chỉ số cổ phiếu để lựa chọn những cơ hội đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược của bạn.
Bước 4: Đặt lệnh mua bán cổ phiếu. Bạn cần sử dụng nền tảng giao dịch của nhà môi giới để đặt lệnh mua bán cổ phiếu. Bạn có thể chọn các loại lệnh khác nhau như lệnh giá thị trường, lệnh giá giới hạn, lệnh dừng lỗ và lệnh chốt lời. Bạn cũng cần xác định số lượng và thời hạn của lệnh.
Bước 5: Theo dõi và đánh giá hiệu quả đầu tư. Bạn cần theo dõi biến động giá của các cổ phiếu mà bạn đã mua hoặc bán, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chúng và quyết định có nên giữ, bán hoặc mua thêm hay không. Bạn cũng cần đánh giá hiệu quả đầu tư của bạn bằng cách so sánh tỷ suất sinh lời với chi phí giao dịch và rủi ro tiềm ẩn.
Trên đây là 5 bước cơ bản để có thể đầu tư tài chính nói chung và mua cổ phiếu online nói riêng , cho cả thị trường việt nam và quốc tế.
2. Các cách mua cổ phiếu và chi phí mua cổ phiếu
Hình thức mua cổ phiếu | Chi phí đầu tư | Đòn bẩy | Mua cổ phiếu nước ngoài | Đơn vị cung cấp dịch vụ | Thủ tục |
Chứng khoán phái sinh(Cổ phiếu cty, chỉ số chứng khoán V.V) | Thấp | Từ 1: 1~1:200(Đây là mức đòn bẩy trên sàn Mitrade) | Được phép | Nhà môi giới quốc tế, có giấy phép | Đơn giản, chỉ cần đăng ký online trong 10 phút |
Sở hữu Cổ phiếu cty | Cao | Từ 1:1~1:2 | Không | Các sàn chứng khoánViệt Nam | Nhiều bước, cần ký giấy tờ hành chính |
Quỹ cổ phiếu | Cao | Không | Không | Nhà môi giới Việt Nam | Nhiều bước, cần ký giấy tờ hành chính |
▇ Cổ phiếu công ty
Là hình thức đầu tư cổ phiếu phổ thông, hoạt động này được diễn ra trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên đây và bán ra khi giá cổ phiếu tăng. Hình thức này không cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu nước ngoài.
Trường hợp có lời: Trong dài hạn, khi giá cổ phiếu tăng.
Đối tượng nhà đầu tư phù hợp: Các nhà đầu tư dài hạn, có vốn lớn và ưa thích đầu tư vào giá trị.
▇ Quỹ cổ phiếu
Quỹ cổ phiếu ETF là các quỹ được quản lý và vận hành bởi các chuyên gia đầu ngành về chứng khoán. Các quỹ này hướng đến đa dạng hóa danh mục với rất nhiều cổ phiếu tiềm năng, tùy theo mục đích của từng quỹ. Thay vì đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ ETF sẽ ít rủi ro hơn so với cổ phiếu. Hình thức này nhà đầu tư cũng không thể mua cổ phiếu nước ngoài.
● Trường hợp có lời: Khi giá chứng chỉ quỹ tăng.
● Đối tượng nhà đầu tư phù hợp: Nhà đầu tư có vốn lớn, muốn đa dạng hóa đầu tư với sản phẩm ít rủi ro.
Làm thế nào để giao dịch đòn bẩy và mua cổ phiếu nước ngoài đối với các trader bán lẻ?
▇ Chứng khoán phái sinh
Hợp đồng phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, chỉ số, trái phiếu, thậm chí là tiền điện tử, hàng hóa, tiền tệ…Trong số các hợp đồng phái sinh, CFD (hợp đồng chênh lệch) là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Việc mua bán các CFD cũng tương tự như mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giá cổ phiếu/chỉ số mà không cần sở hữu cổ phiếu hoặc chỉ số đó. Đây là cách mua cổ phiếu nước ngoài phổ biến nhất hiện nay đối với các trader Việt.
● Trường hợp có lời: Cả 2 chiều thị trường, giá cổ phiếu tăng hay giảm đều mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư
● Đối tượng nhà đầu tư phù hợp: Tất cả các nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc mới bắt đầu, vốn nhỏ và có hiểu biết về phân tích kỹ thuật.
Cách kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh
Như mình chia sẻ, cách kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh như CFD chỉ số hoặc CFD cổ phiếu rất đơn giản.
Nhà đầu tư chỉ cần dự đoán đúng xu hướng di chuyển giá của cổ phiếu là có thể có lợi nhuận. Và hai lệnh dùng để giao dịch đó là “Mua” và “Bán”
- Đặt lệnh Mua nếu nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiếu tăng. Nếu giá cổ phiếu tăng đúng như dự đoán nhà đầu tư có lợi nhuận
- Đặt lệnh Bán nếu nhà đầu tư dự đoán giá cổ phiểu giảm. Nếu giá cổ phiếu giảm đúng như dự đoán nhà đầu tư có lợi nhuận.
Công thức kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh như sau:
Số tiền đầu tư = Giá trị 1 lô cổ phiếu/chỉ số * Số Lô * Tỷ lệ đòn bẩy Lợi nhuận = Chênh lệch giá cổ phiếu/chỉ số * Số Lô * Giá trị 1 lô cổ phiếu/chỉ số |
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư vào 1 lô chỉ số S&P 500 với giá hợp đồng CFD hiện tại là 3.354,2 USD. Đòn bẩy ưa thích của bạn là 1:200. Như vậy:
Số vốn bỏ ra = 3.354,2 * 1 * 1/200 = 16,77 USD Nếu chỉ số S&P 500 tăng lên 3.355,2 thì lợi nhuận của bạn là: Lợi nhuận = (3.355,2 - 3.354,2) * 1 * 3.354,2 = 3,35 USD Vậy tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của bạn là 3,35/16,77 = 20%. |
Mức lợi nhuận sẽ tùy thuộc vào đòn bẩy bạn sử dụng (Càng cao lợi nhuận càng cao, nhưng đi kèm với rủi ro cũng cao), và mức độ biến động của chỉ số.
Đặt lệnh mua chỉ số S&P 500 trên ứng dụng Mitrade với đòn bẩy 1:200
3. Nhà đầu tư mới nên mua cổ phiếu nào?
Nếu bạn là một nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán, bạn có thể đang băn khoăn nên mua cổ phiếu nào để đạt được lợi nhuận cao và an toàn. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cổ phiếu, như mục tiêu đầu tư, thời gian đầu tư, ngành nghề kinh doanh, tình hình kinh tế vĩ mô, biến động thị trường,v.v.
Tuy nhiên, có một số nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể áp dụng để giúp bạn chọn được cổ phiếu phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Nên mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có mức độ uy tín cao; minh bạch; lãnh đạo tốt; tăng trưởng lợi nhuận ổn định và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Bạn có thể tham khảo các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán hoặc các trang web chuyên về chứng khoán để có được cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp này.
Nên mua cổ phiếu của các ngành nghề có động lực tăng trưởng cao; thuận lợi từ chính sách; ít phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài ví dụ như cổ phiếu y tế - sức khoẻ. Bạn có thể theo dõi các tin tức kinh tế, xã hội, chính trị để nắm bắt được xu hướng và cơ hội của các ngành nghề này.
Nên mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn; thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp và đặc biệt phù hợp với khả năng tài chính của bạn. Bạn có thể sử dụng các chỉ số định giá như P/E, P/B, EPS... để so sánh giá cổ phiếu với giá trị của doanh nghiệp và với các doanh nghiệp cùng ngành.
4. Các mẹo mua cổ phiếu (chứng khoán)
● Chọn một sàn giao dịch uy tín
Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ chọn được 1 sàn giao dịch uy tín trước khi mua bán chứng khoán. Để xác định được đâu là nhà môi giới uy tín,hãy xem giấy phép của sàn đó
Sàn được quy định: Những sàn được quy định sẽ tuân thủ các quy tắc bảo vệ nhà đầu tư và các chế độ bồi thường nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Ví dụ: Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc ASIC là 1 trong những cơ quan quản lý hàng đầu trong việc giám sát thị trường chứng khoán và thị trường đầu tư quốc tế.
● Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Hoạt đông đầu tư dù là chứng khoán hay hình thức nào cũng sẽ có rủi ro đi kèm. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Lời khuyên của tôi là hãy đa dạng hóa nhiều loại cổ phiếu mà bạn nắm giữ, và đa dạng hóa vào nhiều tài sản khác cổ phiếu tại nhiều thị trường khác nhau.
● Bắt đầu với vốn nhỏ
Nếu là trader mới, bạn không nên đầu tư toàn bộ số tiền để kiếm lợi nhuận từ trading. Tỷ lệ vốn thường sử dụng để đầu tư thường từ 5-10% tổng tài sản của bạn.
CFD là một công cụ giao dịch rất tốt đối với các giao dịch vốn nhỏ, bởi lợi ích đòn bẩy có thể giúp bạn mở vị thế có giá trị lớn hơn, phóng đại các mức lợi nhuận tiềm năng cho trader.
Tuy nhiên, trước khi giao dịch vốn nhỏ với đòn bẩy, bạn phải đặt mục tiêu quản trị rủi ro đòn bẩy nhờ các công cụ như lệnh cắt lỗ hoặc công cụ bảo vệ chống số dư âm. Ngoài ra, hãy tuân thủ quy tắc rủi ro 1%: nghĩa là không bao giờ mạo hiểm hơn 1% giá trị tài khoản của mình trong một giao dịch.
● Theo dõi thị trường chứng khoán
Ngoài các thông tin về tình hình nội tại doanh nghiệp, có rất nhiều tin tức vĩ mô khác có ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán như dịch bệnh, tình hình chính trị, chính sách tiền tệ, chỉ số thất nghiệp...
Do vậy, nhà đầu tư nên chủ động theo dõi các tin tức kinh tế liên quan thông qua các chuyên trang tài chính như Yahoo Finance, Google Finance, The Wall Street Journal, Bloomberg…
Ngoài ra, tiện lợi hơn, nếu bạn đang giao dịch tài khoản tại Mitrade chẳng hạn, có thể cài đặt danh mục sản phẩm mà bạn quan tâm, app Mitrade sẽ tự động báo về các tin tức liên quan đến danh mục đầu tư chứng khoán của bạn.
5. Cách đọc biểu đồ chứng khoán để mua cổ phiếu hiệu quả hơn
4.1.Các loại biểu đồ
Cùng với việc học cách đặt lệnh mua bán chứng khoán, một trong những việc bạn cần học là cách đọc biểu đồ cổ phiếu/chứng khoán.
Có rất nhiều dạng biểu đồ chứng khoán, như biểu đồ đường thẳng, biểu đồ vùng, biểu đồ hình thanh, biểu đồ nến… Trong đó, biểu đồ nến Nhật đang được ưa chuộng hơn vì hình thức và nội dung rõ ràng hơn các biểu đồ khác.
Các loại biểu đồ chứng khoán trên Sàn Mitrade
Dù là biểu đồ hình dạng nào, các bạn cũng nên chú ý lựa chọn các khung thời gian hiển thị biểu đồ phù hợp. Các khung thời gian phổ biến bao gồm biểu đồ 1 phút, biểu đồ 5 phút, biểu đồ 15 phút, biểu đồ 30 phút, biểu đồ 1h, biểu đồ 2h, biểu đồ 4h và biểu đồ ngày.
Nếu bạn là trader năng động và yêu thích tần suất giao dịch liên tục trong ngày, hãy sử dụng các biểu đồ giá trên khung thời gian ngắn như biểu đồ 1 phút, biểu đồ 5 phút hoặc 15 phút.
Nếu bạn là trader thích nắm giữ vị thế dài hạn hơn, hãy quan tâm các biểu đồ giờ hoặc biểu đồ ngày.
(Bạn có thể tùy chọn loại biểu đồ khung thời gian trên app Mitrade)
4.2.Các chỉ số kỹ thuật trên biểu đồ
Nhìn chung, khi xem xét 1 biểu đồ, bạn sẽ xem xét các yếu tố sau
● Xu hướng giá
Nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy được xu hướng chung của chứng khoán: đi lên, đi xuống hoặc đi ngang.
Bạn có thể xác định xu hướng giá qua một vài chỉ số kỹ thuật đơn giản như sau:
▬ Đường trung bình di động MA: Dựa vào các mức giá đóng cửa, MA sẽ thể hiện xu hướng giá sẽ hình thành theo xu hướng tăng hay giảm.
▬ Đường trung bình động hội tụ phân kỳ MACD: Với MACD, chúng ta có thể quan sát các biến đổi về sức mạnh, hướng và thời gian của một xu hướng giá.
● Biến động
Bạn cần biết được chứng khoán mình đang đầu tư có mức độ biến động cao hay thấp. Các chỉ số dùng để phân tích biến động của một chứng khoán gồm:
▬ Chỉ báo phạm vi trung bình thực ATR: ATR đo lường sự biến động của chứng khoán, dùng để xác định điểm vào và thoát dựa theo biến động về giá.
▬ Dải Bollinger BB: Nếu giá chứng khoán di chuyển đến phía trên của dải BB, điều này cung cấp tín hiệu rằng thị trường đang quá mua và nếu giá di chuyển xuống đáy dải BB thì thị trường đang quá bán.
▬ Độ lệch chuẩn SD: Dùng để đo lường chênh lệch giá so với trung bình di động. SD càng lớn, thị trường càng biến động cao.
● Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch cho biết mức độ tham gia của thị trường tại một thời điểm nhất định. Các chỉ số chỉ báo về khối lượng giao dịch bao gồm:
▬ Chỉ số dòng tiền Money Flow Index MFI: MFI là chỉ báo cung cấp tín hiệu về một tài sản có đang quá mua hay quá bán hay không. Nếu MFI thấp, trader sẽ có xu hướng mua vào và ngược lại, khi MFI cao thì trader có xu hướng bán ra.
▬ Đường tích lũy/phân phối A/D: A/D là chỉ báo xác định xem một tài sản đang được tích lũy hay phân phối. A/D có thể giúp nhà đầu tư xác định xu hướng dòng tiền, định hướng dòng tiền lớn đang dìm giá xuống để gom mua hay đẩy giá lên để xả hàng.
(Sàn Mitrade cung cấp rất nhiều chỉ báo chuyên sâu dành cho trader)
6. Lời kết
Trước những biến động khó lường về tình hình kinh tế lẫn chính trị trên thế giới vào thời điểm hiện tại cổ phiếu phái sinh đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.
Chính vì thế với các hướng dẫn của mình ở trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm kiến thức và tự tin hơn để tham gia vào thị trường chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán phái sinh.
▌ Các bài liên quan đến [Cách mua cổ phiếu] |
10 cách học đầu tư chứng khoán và tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu
Top 10+ APP chơi chứng khoán trên điện thoại và cách chơi chứng khoán trên điện thoại
Hướng dẫn cách chơi chứng khoán phái sinh và xem bảng giá chứng khoán phái sinh
Top 10 sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến uy tín tại Việt Nam
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.