Dự đoán giá vàng như chuyên gia? Top 10 bí mật từ biểu đồ giá vàng mọi người cần biết

Nhóm Traderins
Cập nhật
Le Ngoc Anh Khoa
Đặng Tuấn Vũ
coverImg
Nguồn: DepositPhotos


Trong đầu tư vàng thì biểu đồ giá vàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. 


Các trader mới thường sẽ chỉ quan tâm đến những số liệu trực quan mà không để ý tới dấu hiệu và ý nghĩa ẩn chưa bên trong những con số ấy.


Trước đây khi mới bắt đầu đầu tư vàng, mình cũng chỉ biết cách sử dụng biểu đồ giá vàng để dự đoán giá vàng. Nhưng sau vài năm tìm hiểu và tích lũy các kinh nghiệm phân tích thì giờ đây mình đã có thể hiểu được hầu hết những thông tin khổng lồ mà một biểu đồ giá vàng cung cấp. 


Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới các bạn top 10 bí mật của biểu đồ giá vàng mà bạn cần phải biết khi đầu tư để giúp bạn dự báo giá vàng như một chuyên gia.



1. Xu hướng giá vàng diễn biến như thế nào qua các năm



● Giai đoạn 1970~1979

Sau một thời gian dài luôn ở trong trạng thái bình ổn thì bắt đầu từ những năm 1973, sự tác động của bất ổn kinh tế Mỹ và Anh trong giai đoạn 1970 đã khiến giá vàng lần đầu được giao dịch ở mốc 106 USD/ounce.


 Giai đoạn 1980~1989

Chưa đầy 10 năm sau (1980), giá vàng lại tiếp tục tạo đỉnh mới ở mốc 850 USD và lần này lý do xuất phát từ lạm phát tăng cao dưới tác động của giá dầu, bất ổn chính trị Liên Xô - Afghanistan và ảnh hưởng của cuộc cách mạng Iran.


 Giai đoạn 1980~1989

Trong suốt những năm 1980, cả Mỹ và Anh đều thi hành những chính sách quyết liệt nhằm giảm bớt lạm phát và đưa giá vàng về lại với giá trị bình ổn của nó ở mức 288 USD/ounce.


 Đầu thế kỷ 21

Đến đầu thế kỷ 21, vàng đã trở thành một tài sản trú ẩn an toàn trước những biến cố địa chính trị, vì vậy giá vàng cũng nằm trong dòng chảy của những sự kiện lịch sử lớn như 11/9 (sự kiện khủng bố diễn ra vào ngày 11/9/2001 ở Mỹ), chiến tranh Iraq 2003 hay cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. 

Tại mỗi sự kiện này, giá vàng đều tăng vọt do các nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng như một kênh đầu tư an toàn mà đỉnh điểm là mức giá cao nhất mọi thời đại 1.917 USD/ounce được thiết lập vào năm 2011.


 Giai đoạn 2010 ~ nay

Sau khi đạt đỉnh vào năm 2011 ở trên mức 1.900 USD, giá vàng đã lao dốc và duy trì giao dịch ở quanh mốc 1.300 USD trong nhiều năm. Sự phục hồi của giá vàng chỉ bắt đầu vào năm 2019 khi đường cong lợi suất đảo ngược xuất hiện ở nền kinh tế Mỹ, điều báo hiệu một đợt suy thoái mới, cùng với USD bầu cử Tổng thống Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19. Tất cả những điều này đã khiến giá vàng leo dốc liên tục và phá qua cả đỉnh của năm 2011 để lập đỉnh mới vào năm 2023.

Trong giai đoạn 2020 đến 2023, giá vàng có xu hướng đi ngang quanh vùng đỉnh ở mức 1.800 đến trên 2.000 USD. Xu hướng tăng vẫn luôn là chủ đạo đối với vàng trong thời gian này do sự bất ổn về địa chính trị và quan trọng nhất là nỗi lo về lạm phát sau đợt in tiền lớn của FED vào năm 2020 và 2021 để hỗ trợ người dân trong đại dịch Covid-19. 

17042625181625

Biểu đồ giá vàng từ 2010 đến nay (Nguồn: Tradingview)


2. Dự báo giá vàng trong các năm sắp tới


Nếu nhìn về dài hạn theo năm, chúng ta có thể thấy giá vàng đang đi trong mô hình cốc và tay cầm quen thuộc, khi nó đạt đỉnh vào năm 2011, sau đó điều chỉnh và nhanh chóng phục hồi bắt đầu từ năm 2018 đến 2020 để tạo thành hình thân cốc. Phần tay cầm được tạo thành qua đường giá từ năm 2021 đến nay với sự điều chỉnh mạnh trong năm 2022 và phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023.

Nếu giá vàng chạy đúng mô hình này, chúng ta có thể kỳ vọng nó sẽ tiếp tục tăng mạnh vượt qua đỉnh cũ ở 2.147 USD để tạo nên những kỷ lục mới. 

Xét về các yếu tố phân tích cơ bản, mọi thứ dường như cũng đang được lập trình để vàng tiếp tục tăng giá trong dài hạn. Cụ thể, FED đã kết thúc chu kỳ tăng lãi suất và sẽ chuẩn bị hạ lãi suất 3 lần trong năm 2024. Ngoài ra, tình hình địa chính trị thế giới vẫn đang vô cùng bất ổn và có thể đóng vai trò làm động lực khiến vàng có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.

 

17042625722650

Dự đoán giá vàng cho những năm tiếp theo (Nguồn: Tradingview)


3. Top 10 bí mật từ biểu đồ giá vàng


Thị trường vàng mang một đặc điểm riêng biệt và khác hoàn toàn so với những thị trường khác như chứng khoán hay dầu thô.


Lý USD bởi vàng ngoài là một loại hàng hóa để đầu tư ra thì từ lâu nó còn được lựa chọn như một loại tài sản tích trữ giá trị, có thể dùng làm nơi trú ẩn trước những biến động về kinh tế (suy thoái) và chính trị (chiến tranh). 


Vì vậy biểu đồ giá vàng cũng chứa đựng rất nhiều những bí ẩn mà nếu bạn hiểu được nó thì việc phân tích xu hướng sẽ trở nên dễ dàng hơn. 


3.1 Mối tương quan với tỷ lệ lạm phát

biểu đồ tương quan giá vàng và tỷ lệ lạm phát


Mặc dù vàng đóng vai trò như một hàng rào cản chống lại lạm phát tiền tệ, tuy nhiên giá vàng lại không hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Khi lạm phát tăng cao, nhà đầu tư lao vào vàng để tìm kiếm sự an toàn khiến giá tăng nhưng ngay cả khi lạm phát được kiềm chế thì giá vàng vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh giá trị của mình. 


Minh chứng cho luận điểm này chính là thời điểm năm 2011 khi giá vàng lên đỉnh cao nhất mọi thời đại trong thời điểm nền kinh tế thế giới đang phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng 2008-2009.


3.2 Biểu đồ giá vàng và USD (Cam: giá vàng, Xanh: chỉ số USD)


Biến động giá vàng và giá USD trong lịch sử


Biến động giá vàng và giá USD trong lịch sử (vùng xám là những năm kinh tế suy thoái/ khủng hoảng) - Nguồn: Macrotrends


Một điều thú vị về biểu đồ giá vàng USD nó có sự tương quan nghịch đối với biểu đồ giá USD. Điều này khá dễ để nhìn thấy bởi đồng USD là đồng tiền fiat chủ yếu được dùng cho việc quy đổi giá trị với Vàng. Khi biểu đồ giá USD chạy theo xu hướng giảm thì biểu đồ giá vàng sẽ thường sẽ cho xu hướng tăng 

 

3.3 Biểu đồ giá vàng có độ co giãn giá dương


Điều này có nghĩa là vàng chịu ảnh hưởng rất mạnh của quy luật cung cầu và không bị phụ thuộc vào bất cứ quy luật cơ bản nào cả. Khi mọi trader đổ vào vàng giá sẽ tăng bất chấp nền kinh tế lúc đó đang ra sao hoặc sức mạnh các đồng tiền quy đổi như USD đang có diễn biến như nào đi chăng nữa.


3.4 Biểu đồ giá vàng và dự trữ của các ngân hàng trung ương


Khác với các tài sản dự trữ như trái phiếu chính phủ hay tiền gửi tiết kiệm, vàng không tự tạo ra lợi nhuận. 


Chính vì vậy trong một nền kinh tế phát triển ổn định, các ngân hàng trung ương- đối tượng chính nắm giữ vàng và có ảnh hưởng lớn đến giá sẽ có xu hướng muốn bán bớt số lượng vàng được tích trữ ra. Mặc dù khối lượng bán ra là có kiểm soát và tuân theo thỏa thuận Washington nhưng nó vẫn có tác động lớn đến biểu đồ giá. 


3.5 Biểu đồ giá vàng và sức mạnh kinh tế quốc gia


Không chỉ riêng sức mạnh đồng USD mà biểu đồ giá vàng theo quốc gia cũng thể hiện sức mạnh kinh tế của họ, thông thường khi giá vàng trong nước ổn định chứng tỏ nền kinh tế quốc gia đang phát triển tốt, ngược lại nếu biểu đồ giá vàng có biến động mạnh, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bất ổn.


3.6 Biểu đồ giá vàng và mối quan hệ địa chính trị


Như đã phân tích ở phần 1 về lịch sử giá vàng, biểu đồ giá vàng luôn phản ứng mỗi khi những sự kiện địa chính trị lớn nổ ra. Đặc biệt nếu những sự kiện này có liên quan tới các quốc gia có vai trò quan trọng đối với vàng như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ...


3.7 Biểu đồ giá vàng cung cấp tỷ giá vàng/bạc


Đây là một chỉ số rất thường được một số các nhà đầu tư kim loại quý có kinh nghiệm lựa chọn để tìm tín hiệu mua/bán. Tỷ giá vàng/bạc được tính bằng cách lấy tỷ giá vàng/USD chia cho tỷ giá bạc/USD, con số thu được từ phép tính này sẽ cho thấy vàng đang được định giá cao hơn(tín hiệu bán) hoặc thấp hơn(tín hiệu mua).


3.8 Biểu đồ giá vàng và báo cáo COT

 

170426291833

Báo cáo COT ngày 26/12/2023 (Nguồn: Tradingster)


COT là một báo cáo về số lượng giao dịch và cho ta thấy được nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn cụ thể. Đây là công cụ hữu hiệu trong việc tìm hiểu tâm lý thị trường bởi các giao dịch chốt lời trên biểu đồ giá sẽ được thể hiện trong báo cáo COT.


3.9 Biểu đồ giá vàng và mối tương quan với SPDR

 

15958456457065

Nguồn: Giám đốc đầu tư tài sản của Oppenheimer Strategy và Bloomberg LP


SPDR Gold Trust -Quỹ ETF nắm giữ khối lượng vàng vật chất lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại và cổ phiếu của quỹ là GLD có mối tương quan thuận đối với biểu đồ giá vàng. Những hoạt động liên quan tới việc mua/bán vàng của SPDR hay biến động giá cổ phiếu GLD được nhiều nhà đầu tư vàng xem như những tín hiệu mua/bán đáng tin cậy.


3.10 Biểu đồ giá vàng thể hiện hành vi giá và cảm xúc của các thương nhân


Điều này rất dễ nhìn thấy khi thị trường có những biến động mạnh, các mức giá giao động lên xuống trên đồ thị trong một phiên giao dịch sẽ cho chúng ta thấy sức nóng và cảm xúc của những nhà đầu tư. Từ đó các nhà phân tích có thể nhận định được đâu là hành vi chốt lời hoặc gồng lỗ của thị trường.


Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về 10 bí ẩn chứa đựng trong biểu đồ giá vàng, có thể nói với những gì mà biểu đồ chứa đựng thì nếu biết cách phân tích và hợp lý chúng ta hoàn toàn có thể suy đoán được xu hướng tương lai. 


Ở phần dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách đơn giản nhất để phân tích giá vàng bằng biểu đồ giá.

4. Cách phân tích giá vàng bằng biểu đồ


Để đầu tư vàng thành công bạn phải là người xác định đúng xu hướng giá. Và để xác định được xu hướng giá, không có cách nào trực quan hơn là sử dụng chính biểu đồ giá vàng bởi như đã phân tích ở trên, hầu hết các yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng đều nằm trên biểu đồ và việc của bạn là chỉ cần xác định chúng ở đâu và giao dịch.
 

Các công cụ phân tích kỹ thuật ngày càng được cải thiện, nhiều chỉ báo mới ra đời và cho ra những phân tích chuyên sâu hơn chỉ báo cũ. Tuy vậy đối với những trader mới, việc vận dụng những chỉ báo phức tạp giống như một con dao hai lưỡi bởi khi bạn không thực sự hiểu rõ chúng, kết quả phân tích sẽ sai lệch và gây ra thua lỗ. 

Ở phần này, mình xin giới thiệu tới các bạn bộ công cụ cơ bản nhất dành cho trader để phân tích giá vàng bao gồm: Biểu đồ nến nhật, 3 đường trung bình MA và chỉ số RSI.

Biểu đồ nến nhật

  

Biểu đồ nến nhật

Đây là dạng biểu đồ trực quan nhất và phù hợp với mọi loại tài sản trong đó bao gồm cả Vàng. Khi đọc biểu đồ nên chúng ta sẽ cần chú ý tới các chi tiết sau:


● Màu sắc: Nến xanh đại diện cho phiên tăng giá(giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa) và ngược lại nến đỏ đại diện cho phiên giảm giá(giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa). 


● Thân nến và bóng nến : Biểu thị cho sức mạnh mua bán trong phiên giao dịch. Thân và bóng nến càng dài thì càng cho thấy áp lực giữa phe mua và phe bán càng căng thẳng, ngược lại thân và bóng nến ngắn cho thấy phiên giao dịch không có sự sôi nổi hoặc một bên mua/bán chiếm ưu thế hoàn toàn.


● Cách vận dụng biểu đồ nền để xác định thời điểm đảo chiều của thị trường: Trong một xu hướng tăng, nếu xuất hiện một cây nến giảm(đỏ) dài chứng tỏ bên bán đang cố gắng thiết lập lại thị trường và đó có thể là một tín hiệu cho giá đổi chiều. 


Ngược lại trong xu hướng giá giảm, nếu xuất hiện cây nến tăng(dài) cho thấy bên mua đang lấy lại lợi thế và có thể chiếm được quyền điều khiển thị trường và giá có thể tăng trở lại.


Đường trung bình động(MA)


Ở đây mình sẽ không đề cập tới công thức tính đường MA do nó đều đã được tự động hoàn toàn trong các công cụ phân tích kỹ thuật. Chúng ta sẽ đi ngay vào tìm hiểu và học cách sử dụng 3 đường MA căn bản trong phân tích xu hướng giá vàng.

 

15958459426078

Đường trung bình động(MA)-Nguồn:  Sàn Mitrade


Đường trung bình động(MA) là đường được tính là trung bình cộng của chuỗi giá trị tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Đường MA được sử dụng trong việc xác định tín hiệu đảo chiều và thành lập xu hướng của giá. 


Cách sử dụng 3 đường SMA để xác định xu hướng giá: Thông thường khi phân tích giá vàng, mình sẽ sử dụng cùng một lúc cả 3 đường SMA là SMA(10) cho xu hướng ngắn hạn, SMA(50) cho xu hướng trung hạn và SMA(200) cho xu hướng dài hạn. 


● Đường giá vượt trên đường SMA(10) đại diện cho xu hướng tăng trong ngắn hạn và ngược lại


● Đường giá vượt trên đường SMA(50) đại diện cho xu hướng tăng trong trung hạn và ngược lại


● Trong trường hợp các đường SMA cắt nhau, nếu đường ngắn hạn cắt đường dài hạn theo hướng lên trên là báo hiệu cho xu hướng tăng giá rõ rệt. Ngược lại nếu cắt theo hướng xuống dưới là tín hiệu cho xu hướng giảm giá rõ rệt.


Ở ví dụ trong bài này, ta thấy khi đường SMA(50) cắt SMA(200) theo hướng đi lên báo hiệu xu hướng tăng giá dài hạn, và phản ứng của đồ thị giá là đúng với nhận định khi giá đã tăng mạnh gần như ngay lập tức.


Chỉ số RSI 

 

15958459983633

Chỉ số RSI là một chỉ báo động lượng được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật, mục đích của nó là dùng để xác định thời điểm thị trường rơi vào trạng thái quá mua(tín hiệu bán) hoặc quá bán(tín hiệu mua) hoặc đi ngang.


Cách sử dụng chỉ số RSI như sau: 

Thang điểm RSI nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Tuy nhiên các bạn chỉ cần lưu ý đến hai ngưỡng chính của nó là 70 và 30.


● Quá mua: Khi chỉ số RSI vượt quá mốc 70 được gọi là quá mua tức là nhu cầu mua vàng của nhà đầu tư đang quá nhiều khiến giá vượt quá mức cân bằng của thị trường. Khi đó thị trường có thể sẽ xuất hiện xu hướng giảm giá mới để điều chỉnh


● Quán bán: Khi chỉ số RSI vượt dưới mốc 30 được gọi là quá bán tức là nhu cầu bán vàng của nhà đầu tư đang quá nhiều khiến giá vượt quá mức cân bằng của thị trường. Khi đó thị trường có thể sẽ xuất hiện xu hướng tăng giá mới điều chỉnh


Trên đây là 3 công cụ mà mình thường xuyên sử dụng trong phân tích giá vàng theo biểu đồ nhất, ngoài ra một số công cụ khác mà theo mình cũng rất hữu ích là:


Bollinger band(dải Bollinger): Là một chỉ báo kỹ thuật sử dụng đường MA ở giữa và kết hợp với độ lệnh giá để tạo ra hai dải trên và dưới. Chỉ số này thường được các trader sử dụng trong việc xác định điểm quá mua và quá bán của thị trường dựa vào việc giá di chuyển lên dải trên hay dải dưới của Bollinger.

 

MACD: Là đường phân kỳ hội tụ trung bình động, một chỉ báo động lượng đo lường tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động(MA) và có thể cho ta biết sức mạnh của xu hướng giá hiện tại cũng như các tín hiệu mua/bán.


• ATR: Phạm vi trung bình thực là một công cụ đo lường biến động giá. Chỉ báo này không dùng cho việc xác định xu hướng giá mà nó được xây dựng nhằm mục đích giúp các trader xác định điểm chốt lời/dừng lỗ.


• WMA: Đường trung bình trượt có trọng số là một phần của đường trung bình động(MA), điểm khác biệt của WMA so với MA nằm ở việc WMA chỉ quan tâm đến những biến động giá mới nhất và vì vậy nó được dùng để xác định điểm đảo chiều thị trường cũng như xu hướng giá ngắn hạn.


• MOMENTUM: là một chỉ báo động lượng, MOMENTUM đo lường tỷ lệ phần trăm tăng/giảm của giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này tương tự như chỉ báo RSI và cũng được dùng để xác định điểm quá mua/quá bán của thị trường.


5. Đầu tư vàng - Kiếm tiền từ biến động giá vàng như thế nào?


Trước tiên, mình sẽ giải thích thật đơn giản về khái niệm kiếm tiền từ biến động giá và lí do tại sao mình lựa chọn cách này để đầu tư vàng ở thời điểm hiện tại.


• Kiếm tiền từ biến động giá là hình thức đầu tư ngắn hạn, thông qua giao dịch ký quỹ (trong bài này chỉ CFD) để kiếm lợi nhuận từ những biến động của giá vàng.


• Vậy tại sao lại là giao dịch ký quỹ? Là bởi vì chỉ có giao dịch ký quỹ mới có khả năng mang lại sự đa dạng lợi nhuận ở cả hai chiều tăng/giảm giá của vàng- một điều mà những hình thức đầu tư vàng truyền thống không thể đáp ứng. 


Đặc biệt với những trader nhỏ lẻ như mình thì giao dịch ký quỹ bằng hợp đồng chênh lệch(CFD) sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để kiếm lời bởi:


● Vốn đầu tư ban đầu cực ít 

● Tỷ suất lợi nhuận cao nhờ công cụ đòn bẩy tài chính

● Có khả năng kiếm lợi nhuận ngay cả khi giá vàng giảm

● Phù hợp với những loại tài sản có tính biến động mạnh như vàng.

● Tốc độ hoàn vốn nhanh và có thể điều chỉnh danh mục đầu tư kịp thời


Tất nhiên không có hình thức đầu tư nào là hoàn hảo, giao dịch ký quỹ cũng tồn tại những rủi ro mà chủ yếu đến từ cơ chế đòn bẩy tài chính, việc này có thể được hạn chế bằng những công cụ rủi ro mà một số sàn giao dịch uy tín như Mitrade cung cấp. 


Dưới đây là một ví dụ về giao dịch ký quỹ vàng bằng hợp đồng chênh lệch để bạn hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của nó:


Với giao dịch ký quỹ bằng hợp đồng chênh lệch vàng, bạn sẽ có hai vị thế để lựa chọn cho mỗi giao dịch của mình bao gồm:


 Vị thế bán (bán khống): Sử dụng vị thế này khi bạn dự đoán rằng giá vàng sẽ giảm và muốn kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và bán khi kết thúc vị thế.


● Vị thế mua: Sử dụng vị thế này khi bạn dự đoán rằng giá vàng sẽ tăng và muốn kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và bán khi kết thúc vị thế.


Sau khi đã quyết định vị thế giao dịch của mình bạn đừng nên bỏ qua phần cài đặt công cụ hạn chế rủi ro mà Mitrade cung cấp, bởi như mình đã nói ở phần trên đây chính là thứ sẽ giúp bạn an tâm giao dịch hơn và không còn phải lo lắng bởi tính rủi ro khi áp dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch của mình.


Về tỷ lệ ký quỹ ban đầu và cơ chế đòn bẩy

 

Tỷ lệ ký quỹ và đòn bẩy chính là điểm mấu chốt tạo ra lợi thế của giao dịch ký quỹ so với các hình thức đầu tư khác. Mình sẽ lấy một ví dụ so sánh giữa giao dịch ký quỹ tại Mitrade và giao dịch vàng thông thường để làm rõ hơn về những gì mà trader được hưởng lợi:


Hình thức đầu tư

Giao dịch ký quỹ bằng hợp đồng chênh lệch tại Sàn Mitrade

Đầu tư vàng vật chất

Khối lượng đầu tư

0,01 lot

1 ounce

Giá trị khoản đầu tư

1902,95 USD

1902,95 USD

Tỷ lệ ký quỹ

1%

100%

Đòn bẩy

1:100

1:1

Vốn đầu tư ban đầu cần có

1902,45 x 1%=19,0245 USD

1902,45 x 100%= 1902,45 USD

Lợi nhuận thu được khi giá vàng đạt 1920 USD

1920-1902,45= 17,55 USD

1920-1902,45= 17,55 USD

Tỷ suất lợi nhuận khoản đầu tư

92,2%

0,92%


Có thể thấy với giao dịch ký quỹ bằng hợp đồng chênh lệch CFD vàng mang lại cho nhà tỷ suất lợi nhuận rất cao đồng thời lại yêu cầu số vốn ban đầu nhỏ hơn rất nhiều so với các hình thức khác. 


Điều này thực sự phù hợp với những nhà đầu tư nhỏ lẻ như mình, muốn kiếm lợi nhuận cao, nhanh chóng và có thể phân bổ vốn cho các tài sản khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư.


Tạo một bảng hoặc sử dụng công thức để giới thiệu rõ phần này nhé


Đóng vị thế và chốt lợi nhuận

Đây là bước cuối cùng trong lộ trình giao dịch ký quỹ vàng. Khi lựa chọn đóng vị thế, số tiền lợi nhuận/thua lỗ sẽ được phản ánh ngay lập tức trong tài khoản giao dịch. 


Một lời khuyên dành cho các bạn muốn giao dịch vàng ngắn hạn bằng hợp đồng chênh lệch như mình USD hãy luôn theo dõi diễn biến thị trường, mặc dù đã cài đặt các công cụ quản lý rủi ro nhưng việc theo dõi liên tục sẽ giúp bạn dễ dàng thêm vị thế khi thị trường đi theo hướng có lợi hoặc đóng sớm vị thế khi cảm thấy rủi ro cao lên. 

6. Lời kết


Như vậy trong bài viết này mình đã chia sẻ với các bạn những điều bí ẩn mà biểu đồ giá vàng cất giữ, hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng được nó vào trong những phân tích trước khi giao dịch của mình để tăng cơ hội chiến thắng. 


▌ Các bài liên quan đến [Vàng]



    ! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


    Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


    Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


    Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


    Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


    Bài viết này có hữu ích với bạn không?
    Các bài viết liên quan
    placeholder
    Vàng ổn định với lo ngại về lãi suất; Đồng ổn địnhInvesting.com - Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch ở châu Á vào thứ Tư khi trọng tâm vẫn tập trung vào các tín hiệu sắp tới về lạm phát và lãi suất của Mỹ, mặc dù triển vọng có phần chặt chẽ về lã
    Tác giả  Investing
    5 tháng 29 ngày Thứ Tư
    Investing.com - Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch ở châu Á vào thứ Tư khi trọng tâm vẫn tập trung vào các tín hiệu sắp tới về lạm phát và lãi suất của Mỹ, mặc dù triển vọng có phần chặt chẽ về lã
    placeholder
    Giá vàng ổn định khi đồng đô la giảmInvesting.com - Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Ba, giảm nhẹ khi đồng đô la yếu hơn khi các nhà giao dịch chuẩn bị đón nhận một loạt chỉ số lạm phát quan trọng trong tuần này, đá
    Tác giả  Investing
    5 tháng 28 ngày Thứ Ba
    Investing.com - Giá vàng ổn định trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Ba, giảm nhẹ khi đồng đô la yếu hơn khi các nhà giao dịch chuẩn bị đón nhận một loạt chỉ số lạm phát quan trọng trong tuần này, đá
    placeholder
    Giá vàng tăng sức hút, Israel tấn công Rafah và thúc đẩy xu hướng đối với tài khoản trú ẩn an toànGiá vàng (XAU/USD) tăng mạnh vào thứ Hai. Đồng đô la Mỹ (USD) mềm hơn và căng thẳng địa chính trị leo thang mới ở Trung Đông cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại màu vàng. Về lâu dài, kim loại quý có thể được hỗ trợ bởi nhu cầu vàng ngày càng tăng của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, việc đặt cược thấp hơn vào việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm nay và lập trường diều hâu từ các quan chức Fed có thể gây ra một số áp lực bán đối với XAU/USD vì nó
    Tác giả  FXStreet
    5 tháng 27 ngày Thứ Hai
    Giá vàng (XAU/USD) tăng mạnh vào thứ Hai. Đồng đô la Mỹ (USD) mềm hơn và căng thẳng địa chính trị leo thang mới ở Trung Đông cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại màu vàng. Về lâu dài, kim loại quý có thể được hỗ trợ bởi nhu cầu vàng ngày càng tăng của các ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, việc đặt cược thấp hơn vào việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm nay và lập trường diều hâu từ các quan chức Fed có thể gây ra một số áp lực bán đối với XAU/USD vì nó
    placeholder
    Dự báo giá vàng: XAU/USD tăng lên mức trên 2.400$, chờ bài phát biểu của quan chức FedGiá vàng (XAU/USD) tập hợp sức mạnh khoảng 2.415$ trong đầu phiên giao dịch châu Á vào thứ Hai. Dữ liệu lạm phát yếu hơn của Mỹ trong tháng 4 cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại màu vàng. Trong khi đó, Chỉ số USD (DXY), giá trị của đồng đô la Mỹ được đo so với nhóm sáu ngoại tệ, giảm xuống mức 104,50, mất 0,03% trong ngày. Nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều tín hiệu hơn từ các Thống đốc Bostic, Barr, Waller, Jefferson và Mester của Fed vào thứ Hai.
    Tác giả  FXStreet
    5 tháng 20 ngày Thứ Hai
    Giá vàng (XAU/USD) tập hợp sức mạnh khoảng 2.415$ trong đầu phiên giao dịch châu Á vào thứ Hai. Dữ liệu lạm phát yếu hơn của Mỹ trong tháng 4 cung cấp một số hỗ trợ cho kim loại màu vàng. Trong khi đó, Chỉ số USD (DXY), giá trị của đồng đô la Mỹ được đo so với nhóm sáu ngoại tệ, giảm xuống mức 104,50, mất 0,03% trong ngày. Nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều tín hiệu hơn từ các Thống đốc Bostic, Barr, Waller, Jefferson và Mester của Fed vào thứ Hai.
    placeholder
    Giá vàng tăng vọt khi lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suấtGiá vàng (XAU/USD) tăng sức juts trong bối cảnh đô la Mỹ (USD) yếu hơn vào thứ Năm. Báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây cho thấy lạm phát ở Mỹ đã chậm lại trong tháng 4, khiến các nhà đầu tư trên thị trường tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay. Lãi suất thấp hơn có thể có lợi cho kim loại màu vàng, vì điều đó có nghĩa là chi phí vay để đầu tư vào vàng giảm.
    Tác giả  FXStreet
    5 tháng 16 ngày Thứ Năm
    Giá vàng (XAU/USD) tăng sức juts trong bối cảnh đô la Mỹ (USD) yếu hơn vào thứ Năm. Báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây cho thấy lạm phát ở Mỹ đã chậm lại trong tháng 4, khiến các nhà đầu tư trên thị trường tăng đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong năm nay. Lãi suất thấp hơn có thể có lợi cho kim loại màu vàng, vì điều đó có nghĩa là chi phí vay để đầu tư vào vàng giảm.
    Ad