03 Nguyên Lý của mô hình Wyckoff và Cách vận dụng Phương pháp Wyckoff trong đầu tư

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Trong đầu tư tài chính, chúng ta rất quen thuộc với hai cách tiếp cận thị trường là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Nếu như phương pháp cơ bản giúp nhà đầu tư hiểu rõ đặc tính và tiềm năng của sản phẩm, thì phương pháp kỹ thuật sẽ cung cấp tín hiệu về thời điểm, điểm ra vào khi đầu tư. 


Tất nhiên, hai trường phái đầu tư khác nhau và có những ưu nhược điểm riêng. Vậy đặt ra cho chúng ta một câu hỏi liệu có phương pháp nào sẽ kết hợp được cả hai trường phái phân tích này? 


Theo một số chuyên gia cho rằng Phương pháp Wyckoff là một sự kết hợp giữa phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nguyên tắc, lý thuyết, và quy luật của phương pháp phân tích Wyckoff trong đầu tư tài chính. 


1. Lịch sử của phương pháp Wyckoff

Trước khi đi vào chi tiết các khái niệm, mình giới thiệu sơ lược về lịch sử của mô hình Wyckoff.  


Phương pháp Wyckoff  được đặt theo tên của một trong những nhà giao dịch vĩ đại trong lịch sử tài chính thế giới, Richard Demille Wyckoff ( 1873-1934) . 


Ông đã hệ thống hóa các quy luật, nguyên tắc, kỹ thuật giao dịch từ chính bản thân của mình và kết hợp với những phương pháp giao dịch khác đến từng những nhà giao dịch cũng rất nổi tiếng cùng thời như  Jess Livermore, J.P. Morgan , E.H. Hariman,… Để cho ra một phương pháp riêng và đặt tên là phương pháp Wyckoff. 


Với phương pháp này, R. D. Wyckoff đã xây dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ, đồng thời cũng rất nổi tiếng trong sự nghiệp giảng dạy và xuất bản như nhà sáng lập tờ báo “ Tạp Chí Phố Wall”, học viện Wyckoff. 


Sau này, phương pháp Wyckoff còn là nền tảng để phát triển những mô hình và phương pháp giao dịch nổi tiếng khác như Spring & Upthrust model ; phương pháp VSA ( phân tích khối lượng và giá) . Nó được sử dụng rộng rãi không chỉ cho chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa và rất nhiều sản phẩm tài chính trên thị trường. 


2. Phương pháp Wyckoff và các quy luật quan trọng

R. D. Wyckoff  đã xây dựng phương pháp của mình dựa trên  3 quy luật quan trọng : Quy luật Cung -Cầu ; Quy Luật Nhân-Quả ; Quy luật nỗ lực - kết quả 


  • Quy luật Cung -Cầu  (Supply and Demand)

Rõ ràng đây là một trong những quy luật nền tảng và cơ bản trong thị trường. Khi cầu (người mua) lớn hơn cung (người bán) thì giá tăng  và ngược lại cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm. 


Dựa trên quy luật này sẽ giúp chúng ta so sánh các mức giá và khối lượng giao dịch để xác định được chiều hướng của giá cả trong tương lai. 


  • Quy luật Nhân-Quả  (Cause and Effect)

Theo quy luật này giải thích cho mọi sự thay đổi về giá trong tương lai đều xuất từ những sự kiện nhỏ nhất xuất hiện trên biểu đồ giá trước đó. Hay nói cách khác, sự chênh lệch giữa cung và cầu là kết quả của nhiều giai đoạn chuẩn bị trước đó . 


Trong phương pháp Wyckoff, quy luật này được mô tả bằng biểu đồ Điểm và Hình . Nguyên nhân là các điểm đi ngang trong biểu đồ (giai đoạn tích lũy/phân phối), Kết quả là khoảng cách giá dịch chuyển tương ứng với số điểm đó. Nếu giá đi ngang trong thời gian dài thì sự biến động (tăng hoặc giảm) sau đó càng mạnh.


  • Quy luật nỗ lực- kết quả (Effort-Result) 

Quy luật này giúp đưa ra tín hiệu sự thay đổi xu hướng tăng hoặc giảm giá trong tương lai gần thông qua khối lượng và giá 


Nếu giá biến động hòa hợp với khối lượng thì khả năng xu hướng tiếp tục tiếp diễn. Nhưng nếu khối lượng và giá không có sự đồng điệu thì xu hướng có khả năng dừng hoặc đảo chiều. 


Ví dụ: 

 

16727308561321


Theo như ví dụ , trong 3 phiên giao dịch khối lượng tăng nhưng giá lại không biến động (đi ngang) , thì sau đó xu hướng giá đã đảo chiều. 

3. Chu kỳ giá trong phương pháp Wyckoff

Theo phương pháp Wyckoff, giá sẽ trải qua 4 giai đoạn (Chu kỳ) : Tích Lũy- Tăng giá-Phân Phối-Giảm Giá


Chu Kỳ giá trong phương pháp Wyckoff


Giai đoạn 1 : Tích Lũy

Là giai đoạn đầu tiên khi các nhà tạo lập ( Composite man) sẽ mua tài sản với một lượng nhỏ trong nhiều phiên một cách khéo léo và chậm rãi để thu gom (tích lũy) . Trong giai đoạn này, giá thường đ ingang khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ mất kiên nhẫn.  


Mẫu hình tích lũy cơ bản

Mẫu hình tích lũy cơ bản


Giai đoạn 2: Tăng giá

Khi tích lũy một lượng đủ lớn , đồng nghĩa với việc lượng cung bên ngoài cạn dần. Các nhà tạo lập sẽ bắt đầu thực hiện một phiên break out (phá vỡ) khiến giá bùng nổ. 


Xu hướng tăng giá bắt đầu được hình thành. Mục đích của giai đoạn này là gây chú ý và thúc đẩy các nhà đầu tư bên ngoài nhảy vào thị trường, khiến cho cầu lớn hơn cung, và giá tăng cao hơn nữa. 


Tất nhiên, giá sẽ không tăng một đường thẳng trong giai đoạn này mà vẫn sẽ có những giai đoạn tạm nghỉ (tái tích lũy) hoặc điều chỉnh giảm nhẹ trong thời gian ngắn, sau đó giai đoạn tăng giá lại tiếp tục diễn ra. 


Đôi lúc, những sự điều chỉnh này khiến nhà đầu tư hiểu nhầm về sự đảo chiều xu hướng nên đã bán trước , tuy nhiên khi giá tiếp tục tăng lên, nhà đầu tư lại mang tâm lý tiếc nuối và sẽ mua lại với mức giá cao hơn do chính nhà tạo lập bán.


Giai đoạn Tăng giá

Nguồn: Mitrade


Giai đoạn 3: Phân phối

Giai đoạn này diễn ra ngay sau giai đoạn tăng giá. Khi các tay to đã được lợi nhuận mục tiêu, họ sẽ bán ra để thực hiện hóa lợi nhuận bằng cách phân phối lại cho những nhà đầu tư đến sau. 


Tất nhiên, họ sẽ thực hiện một cách khéo léo khiến cho giá trong giai đoạn này đi ngang và không giảm mạnh nhằm tạo ra tâm lý vẫn mong chờ một sự tăng giá sau đó . 


Giai đoạn Phân phối

Nguồn: Mitrade


Giai đoạn 4: Giảm Giá

 Sau một thời gian các nhà tạo lập bán ra toàn bộ lượng hàng đã có , dẫn sự biến động mạnh về giá . Khiến cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoảng loạn và cũng bán bằng mọi giá khiến cho lượng Cung lớn hơn Cầu . Giá lúc này sẽ giảm mạnh với khối lượng lớn. 


Đây là giai đoạn cuối kết thúc một chu kỳ giá theo Wyckoff, khi giá đủ thấp và hấp dẫn các tay to tạo lập lại tiếp tục một chu kì mới.


Giai đoạn Giảm Giá

Nguồn: Mitrade


4. Ưu nhược điểm của mô hình Wyckoff và những điều cần chú ý

Ưu điểm của mô hình Wyckoff:

  • Tập trung vào tâm lý thị trường: Mô hình Wyckoff nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu tâm lý của những người tham gia thị trường và hành vi của họ, điều này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các lực cơ bản thúc đẩy xu hướng thị trường.


  • Có thể áp dụng cho nhiều thị trường khác nhau: Mô hình Wyckoff có thể được áp dụng cho nhiều thị trường tài chính khác nhau, bao gồm chứng khoán, hợp đồng tương lai và ngoại hối.


  • Tập trung vào quản lý rủi ro: Mô hình Wyckoff nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý rủi ro và xác định các điểm chính trong chu kỳ thị trường nơi rủi ro cao hoặc thấp.


Nhược điểm của mô hình Wyckoff:

  • Mang tính chủ quan: Mô hình Wyckoff dựa trên phân tích chủ quan về dữ liệu thị trường, điều này có thể dẫn đến các kết luận khác nhau bởi các nhà giao dịch khác nhau.


  • Độ phức tạp: Mô hình Wyckoff có thể phức tạp để hiểu và áp dụng, đặc biệt đối với các nhà giao dịch mới làm quen với phân tích kỹ thuật.


  • Khả năng dự đoán hạn chế: Mặc dù mô hình Wyckoff có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng hiện tại của thị trường, nhưng nó lại không được đánh giá cao trong việc dự đoán chính xác các chuyển động của thị trường trong tương lai.


Lưu ý:

- Cũng giống những phương pháp phân tích khác, mô hình Wyckoff cũng có những ưu nhược điểm riêng và không phải là một phương pháp hiệu quả nhất . Vì thế để có những phân tích chính xác hơn, chúng ta nên kết hợp với những mô hình khác. 


- Xu hướng giá hiện tại có thể cho tín hiệu sai về xu hướng giá tiếp theo, đặc biệt khi có những biến động lớn từ thị trường hay sản phẩm. 


- Các giai đoạn trong chu kỳ giá của mô hình Wyckoff có thể biến đổi khác nhau theo thời gian. Ví dụ, giai đoạn tích luỹ có thể kéo dài, trong khi giai đoạn tăng giá và giảm giá có thể diễn ra nhanh chóng. 


- Việc kết hợp mô hình Wyckoff với các tin tức thị trường, kinh tế chính trị hay vi mô (doanh nghiệp) là cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả nhất biến động giá. 


5. Các bước tận dụng phương pháp Wyckoff

Theo những phân tích về nội dung và ý nghĩa của phương pháp Wyckoff phía trên, chúng ta có thể chia ra các bước sau đây để tận dụng phương pháp này trong giao dịch. 


Bước 1: Xác định vị thế hiện tại và xu hướng tiếp theo của thị trường

Dựa vào biểu đồ giá của sản phẩm để xác định giai đoạn của sản phẩm hiện tại là gì thông qua cung cầu. Tích luỹ, tăng giá, phân phối hay giảm giá.


Qua đó trader sẽ xác định được vị thế đầu tư nên lựa chọn. Ví dụ, như sản phẩm đang trong giai đoạn tích luỹ, trader có thể phân bổ một phần vốn để mua gom, sau đó khi có tín hiệu phá vỡ (break), tiếp tục mua thêm và bán dần khi lợi nhuận đạt kỳ vọng. 


Bước 2: Lựa chọn những sản phẩm cùng xu hướng với thị trường chung

Điều này đảm bảo chắc chắn hơn cho việc xác lập xu hướng sản phẩm tương ứng với thị trường chung. Ngoài ra, trong xu hướng tăng, nên chọn sản phẩm tăng mạnh hơn thị trường. Trong xu hướng giảm, nên chọn sản phẩm giảm mạnh hơn thị trường (đặc biệt trường hợp bán khống). 


Bước 3: Lựa chọn sản phẩm có xu hướng tương ứng theo mục tiêu của trader

Sau bước 1 và bước 2, trader sẽ xác định mục tiêu đầu tư của mình là gì? Ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn để lựa chọn sản phẩm và giai đoạn tham gia tương ứng. 


Ví dụ, nếu đầu tư dài hạn, có thể mua sản phẩm trong giai đoạn tích luỹ hoặc bán trong giai đoạn phân phối; nếu đầu tư ngắn hạn có thể mua sản phẩm khi điểm phá vỡ diễn ra.


Bước 4: Xác định khả năng vận động của giá 

Dựa vào giá và khối lượng để đánh giá mức độ đồng thuận giữa hai chỉ tiêu này để dự đoán khả năng đảo chiều sản phẩm trong thời gian tiếp theo.


Bước 5: Xác định thời điểm giao dịch 

Theo thống kê thì ít nhất 70% sản phẩm tài chính sẽ có xu hướng đồng thuận với xu hướng thị trường chung. Chính vì vậy, việc trader xem xét xu hướng thị trường chung, sau đó kết hợp với xu hướng sản phẩm lựa chọn để đưa ra điểm mua bán sẽ giúp tăng khả năng thành công.


Ở phần 6, bài viết sẽ giới thiệu sự kết hợp giữa mô hình Wyckoff và mô hình MACD


6. Cách sử dụng Wyckoff kết hợp với chỉ số MACD

Mô hình Wyckoff là một phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu về giá và khối lượng để xác định những thay đổi trong xu hướng thị trường và để xác định sự cân bằng cung cầu của thị trường. 


Một ví dụ về việc kết hợp mô hình Wyckoff và chỉ báo Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) trong giao dịch là sử dụng phương pháp Wyckoff để xác định các giai đoạn tích lũy hoặc phân phối tiềm năng trong hành động giá của cổ phiếu, sau đó sử dụng MACD để xác nhận sự hiện diện của áp lực mua hoặc bán. 


Biểu đồ giá cổ phiếu Tesla

Biểu đồ giá cổ phiếu Tesla (Nguồn: Mitrade)


Nếu phương pháp Wyckoff gợi ý rằng cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy, thì nhà giao dịch có thể tìm kiếm sự giao nhau giữa các chỉ số MACD trong xu hướng tăng để xác nhận rằng có áp lực mua. 


Ngược lại, nếu phương pháp Wyckoff gợi ý rằng cổ phiếu đang trong giai đoạn phân phối, thì nhà giao dịch có thể tìm kiếm sự giao nhau của MACD trong xu hướng giảm để xác nhận áp lực bán.


Biểu đồ giá tỷ giá EUR/USD

Biểu đồ giá tỷ giá EUR/USD (Nguồn: Mitrade)

Một cách khác để kết hợp Wyckoff và MACD trong giao dịch là sử dụng MACD để xác định các thay đổi xu hướng tiềm năng, sau đó sử dụng phương pháp Wyckoff để xác nhận thay đổi xu hướng và xác định các điểm vào và thoát tiềm năng.


Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm tiềm ẩn khi sử dụng mô hình Wyckoff và MACD cùng nhau. Ví dụ, mô hình Wyckoff dựa trên dữ liệu lịch sử và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán chính xác các chuyển động của thị trường trong tương lai. 


Ngoài ra, MACD là một chỉ báo có độ trễ, có nghĩa là nó có thể không cung cấp tín hiệu kịp thời cho các nhà giao dịch.  Vì vậy điều quan trọng vẫn là các nhà giao dịch phải xem xét cẩn thận các chiến lược quản lý rủi ro của họ và sử dụng nhiều chỉ báo cũng như kỹ thuật phân tích để đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.



7. Các câu hỏi thường gặp về phương pháp Wyckoff


# Phương pháp Wyckoff có  hiệu quả không?


Như đã đề cập ở trên, sẽ không có một công cụ phân tích nào là hiệu quả và tối ưu nhất vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đánh giá và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng , mô hình Wyckoff cũng vậy. 


Hiệu quả của bất kỳ chiến lược giao dịch nào sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm của nhà giao dịch, mức độ chấp nhận rủi ro và điều kiện chung của thị trường. 


Điều quan trọng đối với các nhà giao dịch là phải hiểu kỹ và thử nghiệm bất kỳ chiến lược giao dịch nào trước khi thực hiện nó trong giao dịch thời gian thực. Nhưng ít nhất thì mô hình Wyckoff này cũng cho nhà giao dịch một công cụ hữu ích để phân tích các điều kiện thị trường và xác định các cơ hội giao dịch tiềm năng.


# Khung thời gian nào là tốt nhất để sử dụng mô hình Wyckoff?


Phương pháp Wyckoff là một công cụ phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho bất kỳ khung thời gian nào. Nhà giao dịch có thể chọn khung thời gian phù hợp nhất với phong cách và mục tiêu giao dịch của họ. 


Một số nhà giao dịch có thể thích sử dụng các khung thời gian ngắn hơn, chẳng hạn như biểu đồ 1 phút hoặc 5 phút, để mở rộng quy mô và giao dịch trong ngày, trong khi những người khác có thể thích sử dụng các khung thời gian dài hơn, chẳng hạn như biểu đồ ngày hoặc tuần, cho giao dịch xoay vòng hoặc dài hạn. 


Cuối cùng, khung thời gian tốt nhất sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân của nhà giao dịch và đặc điểm của thị trường mà họ đang giao dịch.


# Mô hình Spring trong phương pháp Wyckoff là gì?


Spring pattern trong phương pháp Wyckoff là một mô hình đảo ngược được sử dụng để dự đoán sự đảo ngược xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Mô hình thể hiện hành động cầu vượt qua cung của thị trường. 


Nó được đặc trưng bởi một giai đoạn tích lũy (accumulation), trong đó giá của cổ phiếu đang giao dịch trong một phạm vi hẹp và khối lượng đang giảm. Tiếp theo là giá tăng mạnh và khối lượng tăng, được gọi là “spring”, biểu thị sự đảo ngược xu hướng.




8. Tổng kết

Trên đây mình đã giới thiệu về các quy luật , nguyên tắc cơ bản của phương pháp Wyckoff một cách đơn giản nhất để các bạn có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về phương pháp này. 


Tuy nhiên, mặc dù mình đã cố gắng đưa ra những ví dụ họa cụ thể giúp các bạn dễ hình dung. Nhưng sẽ tốt hơn, nếu các bạn thực hành bằng cách xem lại lịch sử giá và áp dụng phương pháp Wyckoff để phân tích , xem như là cách thực hành trước khi tham gia thực chiến. 


Tất nhiên, vào thực tế sẽ còn nhiều yếu tố khác cần quan tâm, nhưng ít nhất khi sử dụng phương pháp này sẽ cho các bạn những điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời hợp lý để tham khảo. 


▌ Xem thêm các bài khác 



! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad