Lạm phát Việt Nam 2023/2024: Lạm phát nên đầu tư gì

Cập nhật
Le Ngoc Anh Khoa
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, lạm phát đã trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng nhất đối với nhà đầu tư và người tiêu dùng Việt Nam. 


Năm 2023/2024 chứng kiến sự gia tăng không ngừng của chỉ số giá tiêu dùng, đặt ra câu hỏi lớn: Trong thời kỳ lạm phát, chúng ta nên đầu tư vào đâu để bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản? 


Bài viết này sẽ phân tích các xu hướng lạm phát hiện nay tại Việt Nam và đề xuất các chiến lược đầu tư thông minh, giúp bạn định hình quyết định đầu tư trong một môi trường kinh tế đầy thách thức.

1. Lạm phát là gì? Lạm phát Việt Nam 2023/2024

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, cùng với đó là sự giảm giá trị của các loại tiền tệ. Với cùng một loại hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng phải chi trả lượng tiền nhiều hơn.


Phân loại lạm phát: Lạm phát được chia làm 03 cấp độ chính, bao gồm:


  • Lạm phát tự nhiên: tỷ lệ lạm phát < 10%/ năm

  • Lạm phát phi mã: 10%/năm < tỷ lệ lạm phát < 1000%/năm

  • Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát > 1000%/năm


Các chuyên gia kinh tế và xây dựng chính sách tin rằng mức độ lạm phát có thể chấp nhận được và tác động tích cực đến nền kinh tế nằm ở khoảng 0,7% - 2%/năm.


Trong năm 2023, Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng ổn định về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với mức tăng bình quân là 3.25%, phản ánh một nền kinh tế vững mạnh và kiểm soát lạm phát hiệu quả. Điều này cũng đánh dấu sự thành công của các chính sách kinh tế vĩ mô được triển khai, nhằm đạt mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đã đề ra. 


Lạm phát cơ bản, loại trừ các yếu tố biến động như giá năng lượng và thực phẩm, cũng tăng 4.16%, cao hơn mức tăng CPI, cho thấy những thách thức cần được quản lý. Các nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này bao gồm sự điều chỉnh giá trong các lĩnh vực như giáo dục, nhà ở, và vật liệu xây dựng, cũng như sự tăng giá của lương thực và thực phẩm theo nhu cầu tiêu dùng trong các dịp lễ, Tết. Đáng chú ý, giá xăng dầu và gas trong nước đã giảm, góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI.


Chúng ra sẽ cùng nhìn lại tỷ lệ lạm phát của các quốc gia trên thế giới trong vòng 10 năm trở lại đây, để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế.



2. Tỷ lệ lạm phát của các nước

Tỷ lệ lạm phát của các nước Châu Âu/Châu Mỹ trong 10 năm gần đây:

Năm/

Quốc gia

Mỹ

Châu Âu

Canada

Lạm phát

GDP

Lạm phát

GDP

Lạm phát

GDP

2012

2,1 %

2,25 %

2,66 %

-0,71 %

1,52 %

1,76 %

2013

1,5 %

1,84 %

1,22 %

-0,03 %

0,94 %

2,32 %

2014

1,6 %

2,53 %

0,19 %

1,57 %

1,91 %

2,87 %

2015

0,1 %

3,08 %

-0,06 %

2,31 %

1,13 %

0,65 %

2016

1,3 %

1,71 %

0,18 %

2,00 %

1,43 %

1,00 %

2017

2,1 %

2,33 %

1,43 %

2,81 %

1,60 %

3,04 %

2018

2,4 %

3,00 %

1,74 %

2,06 %

2,27 %

2,43 %

2019

1,8 %

2,16 %

1,63 %

1,82 %

1,95 %

1,86 %

2020

1,2 %

-3,49 %

0,49 %

-5.95 %

0,72 %

-5,31 %

2021

4,7 %

5,70 %

5,00 %

5,00 %

3,15 %

5,69 %


Tỷ lệ lạm phát của các nước Châu Á trong 10 năm gần đây:

Năm/

Quốc gia

Trung Quốc

Nhật Bản

Việt Nam

Lạm phát

GDP

Lạm phát

GDP

Lạm phát

GDP

2012

2,65 %

7,86 %

-0,06 %

1,37 %

8,19 %

5,03 %

2013

2,62 %

7,76 %

0,34 %

2,00 %

4,77 %

5,42 %

2014

1,99 %

7,42 %

2,76 %

0,29 %

3,31 %

5,98 %

2015

1,44 %

7,04 %

0,79 %

1,56 %

2,05 %

6,68 %

2016

2,00 %

6,84 %

-0,12 %

0,75 %

1,83 %

6,21 %

2017

1,56 %

6,94 %

0,49 %

1,67 %

1,41 %

6,81 %

2018

2,11 %

6,75 %

0,99 %

0,55 %

1,48 %

7,08 %

2019

2,90 %

5,95 %

0,47 %

0,27 %

2,01 %

7,02 %

2020

2,39 %

2,34 %

-0,03%

-4,58 %

2,31 %

2,91 %

2021

0,90 %

8,10 %

-0,17 %

2,36 %

2,55 %

2,58 %

(Theo số liệu thống kê từ data.worldbank.org)


Từ những số liệu chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ lạm phát thường có xu hướng trái chiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở mức lạm phát cao trên 2 - 3%. Điều này có thể dễ hiểu bởi khi lạm phát tăng cao, sẽ có sự suy giảm trong sức mua của tiền tệ, làm giảm tiêu dùng dẫn đến GDP giảm.  


Tuy nhiên, ở mức lạm phát thấp và ổn định dưới 2% thì tác động của lạm phát đến GDP không lớn và một vài năm cho thấy tỷ lệ thuận giữa hai chỉ số này.


Riêng đối với năm 2020 và 2021, tỷ lệ lạm phát và GDP có những biến động bất thường do tình trạng đại dịch Covid-19 kéo dài. Mức độ lạm phát và GDP ở các quốc gia lớn như Mỹ, các nước Châu Âu, Canada cùng tăng cao trong năm 2021. 


Điều này có thể giải thích do việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây ra khan hiếm hàng hóa khiến giá cả tăng cao, nhưng người dân cũng có xu hướng tiêu dùng và tích trữ cao do lo ngại đại dịch kéo dài.


Theo dữ liệu mới nhất 16/5/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 của Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước và 3,4% so với cùng ký năm trước . Năm 2024, lạm phát bình quân toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 5,8%, từ mức 6,8% của năm 2023.


Để hình dung rõ hơn về tỷ lệ lạm phát, chúng ta sẽ xem xét những ví dụ cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết.


3. Ví dụ hình dung tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ năm 2021 là 4,7%. Chúng ta sẽ lấy ví dụ về tác động của lạm phát lên giá trị của đồng USD.


Với 01 USD vào năm 2020 thì sức mua tương ứng vào năm 2021 sẽ là 1,047 USD. Hay nói cách khác, trung bình, bạn phải tăng thêm 4,7% lượng tiền vào năm 2021 so với năm 2020 để mua cùng một sản phẩm.


Để hình dung rõ hơn, giả sử chúng ta sử dụng 01 USD để đầu tư vào chỉ số S&P 500 và vàng vào năm 2020, với mức độ lạm phát 4,7%/năm, thì năm 2021 bảng giá trị cho khoản đầu tư này như sau:


Sản phẩm đầu tư

Tiền gốc

Hiệu suất

Lợi nhuận

S&P 500

1 USD

50%

1,5 USD

Giá trị sau lạm phát


45,3%

1,453 USD

Vàng

1 USD

25%

1,25 USD

Giá trị sau lạm phát


20,3%

1,203 USD


Tỷ lệ lạm phát cả năm tại mỗi quốc gia thường được tính chung trên tất cả các sản phẩm tiêu dùng trong cả nước. Tuy nhiên trên thực tế, tùy thuộc vào nhu cầu và tiêu dùng của mỗi người mà mức độ lạm phát phải gánh chịu có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức tính toán được đưa ra.


Ví dụ, giá xăng RON 95 tại Việt Nam vào tháng 1/2021 ở mức ~ 17.000 VNĐ/lít, đến tháng 12/2021 giá xăng RON 95 ở mức ~23.000 VNĐ/lít, như vậy tỷ lệ lạm phát ~ 35,3% đối với những người tiêu dùng xăng RON 95.


Lạm phát là một phần tất trong nền kinh tế của mỗi quốc gia mà chúng ta phải gánh chịu sự mất giá trị tiền tệ do nó gây ra. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những giải pháp để chống lại lạm phát. Biện pháp rõ nét nhất có thể thấy từ ví dụ phía trên chính là tham gia vào hoạt động đầu tư, cụ thể cách thức sẽ được giới thiệu ngay sau đây.


4. Nên đầu tư gì để chống lạm phát

Để chống lạm phát, chúng ta cần nắm giữ các tài sản có giá trị tăng theo thời gian hay tham gia các kênh đầu tư sinh lời với tài sản tăng giá trị.


Trong bối cảnh lạm phát, việc đầu tư thông minh trở nên cực kỳ quan trọng. Các khoản đầu tư cố định như bất động sản thường được xem là "phao cứu sinh" vì giá trị của chúng có xu hướng tăng theo thời gian, đối trọng với lạm phát. Vàng và các kim loại quý khác cũng là lựa chọn phổ biến vì sự ổn định và khả năng giữ giá. 


Cổ phiếu của các công ty có vị thế mạnh và cơ cấu tài chính vững chắc cũng có thể là một lựa chọn tốt, đặc biệt là khi chúng phân phối cổ tức đều đặn. Đầu tư vào quỹ chỉ số theo dõi lạm phát hoặc trái phiếu chống lạm phát cũng là một chiến lược thông minh. 


Cuối cùng, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, kết hợp cả tài sản rủi ro và ít rủi ro, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn. Đầu tư một cách cân nhắc và theo dõi sát sao là chìa khóa để chống lại lạm phát hiệu quả.


Tham khảo hiệu suất đầu tư các kênh tài chính phổ biến:


(Tỷ lệ lạm phát 2,55% tại Việt Nam năm 2021)

Kênh đầu tư

Số vốn tối thiểu

Hiệu suất 2021 (trước lạm phát)

Hiệu suất 2021 (sau điều chỉnh lạm phát)

Gửi tiết kiệm (1)

100.000 VNĐ

~ 5,5 %

2,95%

Bất động sản  (2)

~ 700+ triệu VNĐ

~ 30%

27,45%

Vàng vật chất

~ 5,5+ triệu VNĐ

~ 25 %

22,45 %

Cổ phiếu VN

~ 1 triệu VNĐ

~ 60,67 %

 (Chỉ số Vnindex)

58,12 %

Quỹ ETF (3)

~ 100.000 VNĐ

~ 70 %

(Quỹ VFMVN Diamond)

67,45 %

Giao dịch phái sinh (4)

~ 50+ triệu VNĐ(đòn bẩy 1:1)

~ 50 % (S&P 500)

47,45 %

5+ triệu VNĐ(đòn bẩy 1:10)

500% (S&P 500)

497,45 %

500.000+ VNĐ(đòn bẩy 1:200)

10.000% (S&P 500)

9997,45 %


Ghi chú:

(1) Lãi suất tiền gửi ngân hàng thay đổi theo thời hạn và được điều chỉnh theo năm. Mức dao động 5 % - 7%/ năm tùy vào từng ngân hàng.


(2) Giá trị đầu tư cho một bất động sản thường khá cao, đặc biệt là những khu vực đô thị lớn với khả năng sinh lời nhanh và cao. Năm 2021 do tác động từ kinh tế vĩ mô và xu hướng gom đất của nhiều nhà đầu tư khiến hiệu suất đầu tư tăng khá cao. Thông thường mức độ tăng giá bất động sản nhà ở rơi vào 5 – 7%/ năm và là sản phẩm đầu tư dài hạn.


(3) Các quỹ ETF có hiệu suất đầu tư khác nhau tùy thuộc và danh mục đầu tư của mình. Quỹ VFMVN Diamond, là quỹ ETF có hiệu suất cao nhất tại thị trường Việt Nam năm 2021. Mức độ các quỹ thông thường dao động từ 8% - 20%/ năm.


(4) Giao dịch phái sinh luôn đi kèm với đòn bẩy tài chính, giúp giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu và tăng lợi nhuận kiếm được. 


Ví dụ, tại công ty môi giới Mitrade, giao dịch phái sinh S&P 500đòn bẩy linh hoạt 1:1 – 1:200. Tuy nhiên, việc giao dịch với đòn bẩy tài chính luôn đi kèm với rủi ro khi giá đi ngược xu hướng, vì vậy trader nên chọn mức đòn bẩy thấp hoặc phù hợp với kiến thức & kinh nghiệm đầu tư của mình để giảm thiểu thua lỗ nếu có.


Như vậy, việc đầu tư chính là biện pháp tốt nhất đối với người tiêu dùng để chống lại lạm phát. Lựa chọn loại tài sản hay hình thức nào để đầu tư (cổ phiếu, vàng, bất động sản, cơ sở hay phái sinh…) phụ thuộc vào vốn và kiến thức đầu tư mà bạn có.



5. Lạm phát ở Việt Nam thế nào so với lạm phát trên thế giới

Theo thống kê trên trang Theglobaleconomy.com lấy nguồn từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì năm 2021 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đứng thứ 130/184 nước. Nămnăm 2022 và 2023, thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lần lượt là 3,2% và 3,6%.


Lạm phát ở Việt Nam


Trong những năm gần đây (đặc biệt 06 năm trở lại đây) tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam được kiểm soát ở mức thấp và giữ mức trung bình so với các nước trên thế giới. Đây cũng là nỗ lực của chính phủ nhằm bình ổn giá cả hàng hóa thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

6. Những phân tích về GDP và tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2023

Theo nghiên cứu và dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì nền kinh tế toàn cầu năm 2024-2025 sẽ được kiểm soát .Tăng trưởng toàn cầu được dự báo ở mức 3,1% vào năm 2024 và 3,2% vào năm 2025, với mức dự báo năm 2024 cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) tháng 10 năm 2023 do khả năng phục hồi cao hơn dự kiến ở Hoa Kỳ và một số nước. 


Thị trường mới nổi lớn và các nền kinh tế đang phát triển, cũng như hỗ trợ tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dự báo cho giai đoạn 2024–25 thấp hơn mức trung bình lịch sử (2000–19) là 3,8%, với lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương tăng cao để chống lạm phát, việc rút hỗ trợ tài chính trong bối cảnh nợ cao ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và năng suất cơ bản thấp. sự phát triển. 


Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến ở hầu hết các khu vực, trong bối cảnh các vấn đề về phía cung đã được giải quyết và chính sách tiền tệ hạn chế. Lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống 5,8% vào năm 2024 và xuống 4,4% vào năm 2025, với dự báo năm 2025 được điều chỉnh giảm xuống.


Dự báo tỷ lệ lạm phát các nước trên thế giới 2024-2025

Dự báo tỷ lệ lạm phát các nước trên thế giới 2024-2025


Dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2024 là 3,4%1. Con số này thấp hơn mức lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%. Năm 2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%.


7. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Có nhiều yếu tố gây ra việc tăng giá hay lạm phát trong một nền kinh tế. Tiêu biểu, lạm phát là kết quả từ việc tăng chi phí sản xuất hay nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, cụ thể như sau:


  • Lạm phát do chi phí đẩy: là việc tăng giá do các chi phí đầu vào cho sản xuất tăng lên như nguyên vật liệu, tiền công. Nhu cầu hàng hóa không thay đổi trong khi nguồn cung giảm do chi phí sản xuất cao dẫn đến việc phải tăng giá cho sản phẩm đầu ra nhằm bù đắp chi phí.


Một trong những tín hiệu của lạm phát do chi phí đẩy chính là việc tăng giá hàng hóa đầu vào chính cho sản xuất như xăng dầu, sắt thép, quặng…


  • Lạm phát do nhu cầu kéo: là nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đối với một sản phẩm và dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu đủ rộng trong nền kinh tế thì sẽ kéo theo giá các mặt hàng khác tăng theo. Khi nhu cầu tăng cao mà lượng cung giảm, người tiêu dùng sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho mặt hàng mình cần, dẫn đến việc tăng giá theo quy luật cung – cầu.


  • Lạm phát do chính sách tiền tệ: khi chính phủ thực hiện các gói kích thích kinh tế nhằm gia tăng sản xuất kinh doanh, hồi phục kinh tế hay phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, làm tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ dẫn đến tăng giá. Hoặc chính sách tiền tệ ở các ngân hàng hạ lãi suất cho vay, khiến cho doanh nghiệp và cá nhân có thể vay được nhiều tiền hơn làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng cao…


  • Ngoài ra còn các nguyên nhân khác dẫn đến lạm phát như do xuất nhập khẩu, đầu cơ khiến cho mất cân đối trong cung cầu hàng hóa trong nước hoặc giá cả giữa các sản phẩm làm cho giá hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên.


8. Những tác dụng và hậu quả của lạm phát

Mặc dù lạm phát luôn là vấn đề nan giải đối với nền kinh tế, đặc biệt khi mức lạm phát tăng cao quá mức, nhưng ở một vài khía cạnh, lạm phát lại đem lại những lợi ích nhất định. Chúng ta cùng xem xét hai chiều hướng tác động dưới đây để hiểu rõ hơn về lạm phát:


Tác dụng của lạm phát: Khi lạm phát được duy trì ở mức thấp và ổn định (từ 0% – 2%/năm), nó được xem như một nhân tố tích cực cho nền kinh tế.


⚡️ Kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế: mọi người có xu hướng sẽ tiêu dùng nhiều hơn ở hiện tại vì lo ngại giá sẽ tăng cao trong tương lai. Điều này sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa lưu thông trong thị trường hay gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


⚡️ Kích thích đầu tư: khi lo ngại lạm phát, mọi người sẽ tìm đến các sản phẩm chống lạm phát để bảo toàn và gia tăng tiền của mình. Hoạt động đầu tư có thể đem lại những tác động tích cực cho các doanh nghiệp đang huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.


Hậu quả của lạm phát: Khi lạm phát tăng cao và duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống.


⚡️ Ảnh hưởng đến lãi suất và tăng trưởng kinh tế: khi lạm phát tăng cao, thì các tổ chức tài chính phải tăng mức lãi suất danh nghĩa lên để có lãi thực dương và tạo ra doanh thu, lợi nhuận.


Lãi thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát


Khi lãi suất tăng cao sẽ khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn do gánh chịu nhiều nợ hơn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm đầu tư và trì trệ kinh tế.


⚡️ Ảnh hưởng đến thu nhập: Khi lạm phát tăng cao mà tiền công lao động người lao động không đổi thì thu nhập thực tế sẽ giảm xuống do sự mất giá trị của đồng tiền. Mức tiêu dùng cũng trở nên eo hẹp hơn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.


Ngoài ra, với những người gửi tiết kiệm mà mức lãi suất tiền gửi không đổi, thì lợi nhuận nhận thực tế nhận về cũng sẽ giảm.


⚡️ Tăng tình trạng thất nghiệp: Khi lạm phát tăng cao quá mức gây ra tình trạng trì trệ hoạt động sản xuất kinh doanh do chi phí đầu vào tăng cao, tiêu dùng giảm, lãi suất cao… sẽ gây ra tình trạng cắt giảm lao động dẫn đến nhiều người thất nghiệp.


9. Những câu hỏi thường gặp về lạm phát

#8.1 Lạm phát chỉ có hại cho kinh tế, xã hội đúng không?

Không. Lạm phát quá mức gây hại cho kinh tế, xã hội, nhưng lạm phát ở mức thấp và ổn định có tác động tích cực lên kinh tế và đời sống xã hội.


#8.2 Tại sao tài sản của các tỷ phú vẫn tăng lên trong khi lạm phát tăng cao mùa đại dịch?

Các tỷ phú thế giới thường không nắm giữ tiền mặt mà là các tài sản tương đương tiền như vàng, cổ phiếu, bất động sản… đó là những tài sản chống lạm phát và gia tăng giá trị theo thời gian.




#8.3 Nước nào lạm phát lớn nhất thế giới hiện nay?

Venezuela hiện là nước có tỷ lệ lạm phát lớn nhất thế giới năm 2021, ở mức 2700%.


#8.4 Đồng tiền nào lạm phát nhất thế giới? 

Đồng đô la Zimbabwe được coi là đồng tiền lạm phát nhất trong lịch sử cho đến nay vào giai đoạn 2007 – 2009, khi quốc gia này phải phát hành đồng tiền giấy mệnh giá 100 nghìn tỷ đô la trong nỗ lực chống lạm phát.


#8.5 Gửi tiết kiệm có chống lạm phát không?

Tùy thuộc vào tỷ lệ lãi suất và tỷ lệ lạm phát. Gửi tiết kiệm chỉ chống lạm phát và gia tăng giá trị lợi nhuận cho người gửi khi tỷ lệ lãi suất > tỷ lệ lạm phát. 



▌ Các bài liên quan đến [Lạm phát]



! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad