FED tăng lãi suất năm 2022/2023/2024 tác động ra sao tới thị trường vàng, Bitcoin và chứng khoán
Thị trường tài chính luôn luôn biến động và không ngừng thay đổi, và một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường này là việc chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Mức lãi suất tăng liên tục của Fed từ tháng 3/2022 đến nay nhận được sự quan tâm của tất cả chuyên gia kinh tế tài chính cho đến nhà đầu tư.
Cụ thể, FED tăng lãi suất sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các thị trường tài chính như chứng khoán, vàng hay Bitcoin? Nhà đầu tư nên đầu tư vào thị trường nào để phòng ngừa lạm phát? Bài viết sau đây giúp các nhà đầu tư làm rõ vấn đề này.
Theo dõi Forex, Vàng, Dầu thô, Chứng khoán, Tiền ảo trên Mitrade
1. Chức năng của fed là gì?
4.1. Quản lý lạm phát
Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát lạm phát bằng cách quản lý tín dụng, thành phần lớn nhất của cung tiền. Đây là lý do tại sao mọi người nói Fed in tiền. Fed kiểm duyệt lãi suất dài hạn thông qua các hoạt động thị trường mở và lãi suất cho vay.
Khi không có rủi ro lạm phát, Fed làm cho tín dụng trở nên rẻ bằng cách hạ lãi suất. Điều này làm tăng thanh khoản và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Kết quả cuối cùng là làm giảm thất nghiệp. Fed giám sát lạm phát thông qua tỷ lệ lạm phát cơ bản, được đo bằng Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh sẽ gây ra lạm phát. Tại thời điểm này, Cục Dự trữ Liên bang sử dụng chính sách tiền tệ co thắt và tăng lãi suất. Chi phí cho vay tăng làm chậm tăng trưởng và giảm khả năng doanh nghiệp tăng giá.
4.2. Giám sát hệ thống ngân hàng
Cục Dự trữ Liên bang giám sát khoảng 5.000 công ty chủ quản ngân hàng, 850 thành viên ngân hàng nhà nước của Hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang và bất kỳ ngân hàng nước ngoài nào hoạt động tại Hoa Kỳ.
Hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang là một mạng lưới gồm 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang vừa giám sát vừa đóng vai trò là ngân hàng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong khu vực của họ.
Đạo luật cải cách Dodd-Frank Wall Street đã củng cố quyền lực của Fed đối với các ngân hàng. Dodd-Frank cũng trao cho Fed nhiệm vụ giám sát "các tổ chức quan trọng có hệ thống". Nó quy định 16 ngân hàng lớn nhất và chịu trách nhiệm kiểm tra Stress test hàng năm của 31 ngân hàng. Năm 2018, Tổng thống Trump đã ký một dự luật làm suy yếu Dodd-Frank.
Theo dự luật này, Fed không thể chỉ định các ngân hàng nào là quá lớn để thất bại. Các ngân hàng này không còn phải giữ nhiều tài sản để bảo vệ trước khủng hoảng tiền mặt và cũng có thể không phải chịu "stress test” của Fed.
4.3. Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính
Cục Dự trữ Liên bang đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính để ngăn chặn sự sụp đổ tài chính toàn cầu trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nó đã tạo ra nhiều công cụ mới, bao gồm Cơ sở đấu giá kỳ hạn, Cơ sở tài trợ cho nhà đầu tư thị trường tiền tệ và nới lỏng định lượng.
4.4. Cung cấp dịch vụ ngân hàng
Fed được gọi là "ngân hàng của ngân hàng". Đó là bởi vì mỗi ngân hàng Dự trữ lưu trữ tiền tệ, xử lý séc và thực hiện các khoản vay cho các thành viên của mình để đáp ứng các yêu cầu dự trữ khi cần thiết. Các khoản vay này được thực hiện thông qua cửa sổ chiết khấu và được tính mức chiết khấu, một khoản được đặt tại cuộc họp của FOMC. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ quỹ Fed và Libor.
2. Tại sao Fed tăng lãi suất 2022?
Áp lực lạm phát là chất xúc tác để Fed tăng lãi suất
Từ tháng 11/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng lên 6,8% so với cùng kỳ năm trước, trở thành mức tăng cao nhất tại Mỹ trong vòng 39 năm.
Thời điểm này, lạm phát đã cao hơn mục tiêu 2% của Fed trong suốt 10 tháng liên tiếp. Mọi chi phí tại Mỹ đều tăng chóng mặt, như giá thực phẩm tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, giá năng lượng (xăng và điện) tăng hơn 33% so với một năm trước…
Trước tình hình này, Fed cần hành động tăng lãi suất ngay để giảm thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế, đưa lạm phát mục tiêu về mức 2%.
Thị trường lao động đã dần ổn định so với trước dịch
Vào tháng 3/2020, nhằm xoa dịu suy thoái diễn ra khi kinh tế bắt đầu đóng cửa do những ảnh hưởng đầu tiên của Covid-19, Fed đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất xuống 0. Thời điểm đó, hơn 40 triệu công nhân - tương đương một phần tư lực lượng lao động ở Mỹ rơi vào tình trạng thất nghiệp và trở thành con số chưa có tiền lệ.
Tuy đợt suy thoái này chỉ diễn ra 2 tháng ở Mỹ và sau đó kinh tế bắt đầu phục hồi lại nhưng nhiều công nhân và doanh nghiệp vẫn vần hỗ trợ, do đó FED tiếp tục duy trì lãi suất zero.
Thời điểm hiện tại, thị trường lao động tại Mỹ đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Vào tháng 11/2021, lượng người thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống chỉ còn 3,9 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động toàn quốc ở mức 61,8%, chỉ thấp hơn 1,5% so với hồi tháng 2/2020.
Khi thị trường lao động đã bắt đầu ổn định trở lại, việc giữ lãi suất bằng 0 đối với Fed đã không còn cần thiết. Vào thời điểm này, Fed có lẽ sẽ tập trung hành động để ổn định giá cả hơn.
Dữ liệu lạm phát trung bình 12 tháng mới nhất của Mỹ. Nguồn: usinflationcalculator.com
3. Fed đã tăng lãi suất bao nhiều lần trong năm 2022~2024
Sau khoảng 2 năm giảm lãi suất về mức 0 - 0,25% (3/2020 - 2/2022) nhằm hỗ trợ nền kinh tế đối mặt với đại dịch Covid, Fed bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3/2022 dưới áp lực của lạm phát cao kéo dài.
Các lần tăng lãi suất của Fed từ 2022 tới nay
2022
Ngày 16 tháng 6 năm 2022: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất lên mức 1,50% - 1,75%.
Ngày 28 tháng 7 năm 2022: Fed tăng lãi suất lên mức 2,25% - 2,50%.
Ngày 22 tháng 9 năm 2022: Fed tăng lãi suất lên mức 3,00% - 3,25%.
Ngày 2 tháng 11 năm 2022: Fed tăng lãi suất lên mức 3,75% - 4,00%.
Ngày 14 tháng 12 năm 2022: Fed tăng lãi suất lên mức 4,25% - 4,50%.
2023
Ngày 31 tháng 1 năm 2023: Fed tăng lãi suất lên mức 4,50% - 4,75%.
Ngày 22 tháng 3 năm 2023: Fed tăng lãi suất lên mức 4,75% - 5,00%.
Ngày 3 tháng 5 năm 2023: Fed tăng lãi suất lên mức 5,00% - 5,25%.
Ngày 14 tháng 6 năm 2023: Fed tăng lãi suất lên mức 5,00% - 5,25%.
Ngày 26 tháng 7 năm 2023: Fed tăng lãi suất lên mức 5,25% - 5,50%.
2024
Ngày 31 tháng 1 năm 2024: Fed tăng lãi suất lên mức 5,25% - 5,50%.
Ngày 20 tháng 3 năm 2024: Fed tăng lãi suất lên mức 5,25% - 5,50%.
Ngày 1 tháng 5 năm 2024: Fed tăng lãi suất lên mức 5,25% - 5,50%.
Ngày 12 tháng 6 năm 2024: Dự kiến Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,3% hiện tại.
4. FED tăng lãi suất sẽ tác động ra sao tới thị trường
Ngoài sự kiện đáng chú ý xoay quanh xung đột Ukraine-Nga, sự kiện Fed tăng lãi suất năm 2022/2023 đã có những tác động đến các thị trường tài chính lớn như tiền điện tử, chứng khoán, vàng, forex. Điều gì sẽ diễn ra với các thị trường này?
+Tiền điện tử
Trước đây, tiền điện tử thường được xem là “phương pháp chữa trị” cho tất cả những gì nhà đầu tư gặp phải: lạm phát, lãi suất thấp, đồng đô la mất giá, kinh tế suy thoái, … Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, trong những diễn biến tiếp theo của Fed, tiền điện tử cũng sẽ phát huy chức năng và trở thành kênh đầu tư sáng giá.
Ở quan điểm ngược lại, một số nhà phân tích cho rằng, gần đây, tiền điện tử đang có cơ chế hoạt động giống như các tài sản rủi ro khác. Ví dụ, hồi tháng 12/2021, khi Fed thông báo sẽ bắt đầu giảm mua trái phiếu và báo hiệu về chương trình nâng lãi suất sắp tới, tiền điện tử đã phản ứng giảm điểm nhanh chóng đến hơn 30% giá trị.
Trong năm 2022, thị trường tiền ảo cũng chìm vào trong xu hướng giảm khi vốn hoá đến cuối năm 2022 chỉ còn khoảng 757 tỷ USD, mất gần 73% so với mức đỉnh đạt được vào tháng 11/2021 (2.847 tỷ USD).
Từ đầu năm 2023 tới nay, thị trường tiền ảo khởi sắc trở lại khi Bitcoin tăng ~78%, Ethereum tăng ~ 60% và vốn hoá toàn thị trường trở lại ngưỡng trên 1.000 tỷ USD. Ngoài tác động từ việc Fed giảm tốc quá trình tăng lãi suất, có thể sự hồi phục thị trường tiền ảo liên quan đến những bất ổn trong hệ thống ngân hàng hiện tại.
+Vàng
Trong năm 2022, tình hình địa chính trị căng thẳng khi chiến tranh Ukraine-Nga leo thang dự kiến sẽ là yếu tố kéo giá vàng tăng mạnh. Tuy nhiên, giá vàng lại giảm mạnh trong năm 2022 khi lãi suất của Fed liên tục tăng.
Một cách trực tiếp, khi lãi suất tăng, các khoản đầu tư khác như trái phiếu hoặc tiền gửi ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư bán vàng để chuyển đổi sang các khoản đầu tư khác, khiến giá vàng giảm.
Một cách gián tiếp, khi lãi suất tăng, đồng đô la Mỹ trở nên mạnh (tăng đến 18% trong 10 tháng đầu năm 2022) hơn khiến giá vàng giảm. Điều này là do vàng được giao dịch bằng đô la Mỹ, khi giá đô la Mỹ tăng, người mua nước ngoài sẽ phải trả nhiều hơn cho cùng một lượng vàng, do đó sẽ giảm nhu cầu mua vàng.
Mặc dù lãi suất duy trì ở mức cao nhưng trước những bất ổn trong hệ thống tài chính khiến nguy cơ suy thoái kéo dài và khả năng ngừng tăng lãi suất sớm từ Fed khiến giá đồng USD giảm. Từ đầu năm 2023, giá vàng đã tăng mạnh, có lúc đã lấy lại mốc 2.000 USD.
+Forex
Theo các chuyên gia phân tích, việc nâng lãi suất của Fed và bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ như trái phiếu sẽ mang lại lợi thế cho đồng USD so với các đồng tiền chính khác.
Trong một khảo sát gần đây được thăm dò bởi Reuters với 49 chiến lược gia ngoại hối, gần 2/3 trong số các nhà phân tích cho biết, chênh lệch lãi suất sẽ quyết định tâm lý trên các thị trường ngoại hối lớn trong thời gian tới, đồng thời, đa số kỳ vọng thị trường ngoại hối sẽ tăng lên trong ba tháng tới.
Khi Fed tăng lãi suất, giá trị đồng đô la Mỹ đã tăng liên tục trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư vì lợi suất cao hơn. Tuy nhiên, khi đồng đô la Mỹ tăng giá trị, các cặp tiền tệ khác sẽ giảm giá trị đối với đồng đô la Mỹ, gây ảnh hưởng đến tỷ giá trao đổi và giá trị các cặp tiền tệ khác nhau trên thị trường forex.
Trong năm 2022, với việc Nhật duy trì lãi suất thấp hỗ trợ kinh tế đã khiến tỷ giá USD/JPY tăng cao trong khi tỷ giá EUR/USD giảm mạnh. Tuy nhiên, theo những điều chỉnh lãi suất từ các ngân hàng trung ương và can thiệp vào thị trường ngoại hối của Nhật, tỷ giá của các cặp tiền tệ cũng đã dần ổn định trở lại từ đầu năm 2023 tới nay.
+Cổ phiếu/ chỉ số
Theo lý thuyết, khi lãi suất liên ngân hàng Mỹ tăng, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác như tiết kiệm ngân hàng, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Các doanh nghiệp cũng dừng kế hoạch tăng trưởng. Cả hai điều này đều có thể khiến thị trường chứng khoán quay đầu giảm điểm.
Tuy nhiên, trong thực tế, các nhà phân tích cho rằng, có khá ít mối tương quan giữa việc lãi suất tăng và thị trường chứng khoán giảm điểm trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. Ví dụ, trong một loạt các đợt tăng lãi suất từ ngày 29/6/2004 -17/9/2007, lãi suất quỹ liên bang đã tăng từ 1,0% lên 5,25%, nhưng chỉ số Dow Jones - DJIA đã tăng 28,7%. Riêng trong năm 2017, Fed đã tăng lãi suất ba lần và S&P 500 cũng đã tăng hơn 18%.
Thông thường việc tăng lãi suất của Fed sẽ gây ra những phản ứng tâm lý tức thời một vài phiên trước hoặc sau ngày tăng lãi suất.
Riêng năm 2022, thị trường chứng khoán giảm mạnh khi lãi suất tăng, điều này còn đến từ những lo ngại về suy thoái kinh tế của nhà đầu tư khiến việc đầu tư trở nên e ngại và giảm thanh khoản. Năm 2023 thị trường đã tăng trở lại khi việc lãi suất có xu hướng chậm lại.
Tất cả điều này cho thấy, lãi suất cho vay qua đêm hầu như không phải là điều duy nhất có ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận của thị trường chứng khoán. Việc Fed nâng lãi suất sẽ khiến kinh tế có 1 năm biến động liên tục, nhưng không chắc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn đã mạnh của Mỹ, và dĩ nhiên không chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng lớn cho thị trường chứng khoán.
Tóm lại, nếu vẫn đang lo lắng về tác động của việc Fed tăng lãi suất, các nhà đầu tư nên có chiến lược nắm giữ danh mục đầu tư đa dạng để chống lại các biến động ngắn hạn.
5. Fed có thể giảm lãi suất trong năm 2024?
Trong biên bản họp tháng 3 được phát hành vào ngày 12/4/2023, Fed thừa nhận lạm phát vẫn "quá cao" nhưng đã loại bỏ lời kêu gọi "tăng liên tục" đối với lãi suất và thay vào đó cho biết "một số chính sách bổ sung có thể phù hợp."
Tuy nhiên, trong tin tức cuộc họp ngày 3/5/2023, Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng nói rằng “quyết định dừng tăng lãi suất sẽ không được quyết định hôm nay”, và điều này sẽ được thảo luận trong cuộc họp tới của Fed vào tháng 6/2023.
Tỷ lệ lãi suất và lạm phát của Mỹ (Nguồn: Fed, Reuters)
Việc dừng tăng lãi suất của Fed có thể sớm diễn ra, mức đỉnh được hầu hết các chuyên gia tài chính và một số thành viên của Fed là mức 5,0% -5,25%. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất có thể diễn ra vào năm 2023 vẫn chưa có gì chắc chắn.
Theo khảo sát từ CME Group, trader cho rằng có 65,8% khả năng Fed có thể cắt giảm lãi suất xuống từ 4,5% đến 4,75%—hoặc thấp hơn—vào cuối năm 2023.
Theo dự đoán của tạp chí Morningstar, lãi suất của Fed có thể ở mức 4,75% vào cuối năm 2023 và giảm xuống 2,0% vào năm 2024.
Kỳ vọng lãi suất Fed trong thời gian tới (Nguồn: Fed, Morningstar)
Theo diễn dàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) thì việc dừng tăng lãi suất trong năm 2023 của Fed sẽ diễn ra sớm, nhưng gần như việc cắt giảm lãi suất trong năm 2024 có khả năng sẽ diễn ra.
6. Ảnh hưởng của Fed giảm lãi suất
֎ Thị trường vàng
★Quan hệ giữa thị trường vàng và lãi suất của Fed
Fed định hình chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, do đó nó ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kinh tế vĩ mô trong đó có thị trường vàng.
◎ Thứ nhất, các quyết định của Fed ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc lãi suất trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Do đó, khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất tăng.
Khi lãi suất tăng nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực tăng lên, điều này là tác động tiêu cực đến vàng, một tài sản không sinh lãi. Ngược lại, khi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất giảm. Và khi lãi suất giảm nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực sẽ giảm, điều này là tác động tích cực đến vàng.
Lãi suất của Fed | Giá vàng |
Lãi suất tăng | Già vàng giảm |
Lãi suất giảm | Giá vàng tăng |
◎ Thứ hai, vàng là tài sản trú ẩn an toàn, là nhân tố quan trọng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư mua vàng khi họ giảm niềm tin vào đồng đô la Mỹ và khả năng kiểm soát nền kinh tế của Fed.
Ngược lại, nếu Fed truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư niềm tin vào nền kinh tế, họ sẽ tăng khẩu vị rủi ro và chuyển tiền từ tài sản trú ẩn an toàn sang tài sản rủi ro hơn.
Hình 1: Ví dụ về mối quan hệ giữa giá vàng và giá đồng đô la Mỹ
Theo quy luật, khi giá trị của đồng đô la Mỹ tăng so với các loại tiền tệ khác trên thế giới, giá vàng có xu hướng theo đồng đô la Mỹ. Đó là bởi vì vàng trở nên đắt hơn trong các loại tiền tệ khác. Khi giá của bất kỳ hàng hóa nào tăng cao hơn, nhu cầu mua giảm dần.
Ngược lại, khi giá trị của đồng đô la Mỹ giảm xuống, vàng có xu hướng tăng giá khi nó trở nên rẻ hơn ở các loại tiền tệ khác. Nhu cầu có xu hướng tăng với giá thấp hơn.
֎ Thị trường Bitcoin
Hình 3. Biểu đồ giá Bitcoin-Nguồn: Trading View
Trong năm 2020 và 2021, khi tỷ lệ lãi suất Fed giảm về 0%, giá Bitcoin tăng mạnh và đạt đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất chỉ là một trong nhiều yếu tố khiến giá Bitcoin tăng trong khoảng thời gian này.
Từ cuối năm 2021 đến năm 2022, giá Bitcoin giảm mạnh do, đây cũng là thời gian mà Fed tăng lãi suất. Nhưng nguyên do phần lớn cho sự giảm giá của Bitcoin đến từ việc sụp đổ của nhiều dự án và công ty trong ngành blockchain cũng như thắt chặt quy định từ các quốc gia và tổ chức tài chính với tiền ảo.
Từ đầu năm 2023 tới nay, Bitcoin đã tăng mạnh trở lại, và được dự đoán tiếp tục tăng trong thời gian còn lại của năm 2023 khi bất ổn hệ thống tài chính truyền thống diễn ra cũng như kỳ vọng về việc giảm lãi suất của Fed sẽ sớm diễn ra, thúc đẩy lượng tiền vào thị trường đầu tư tài chính sẽ tăng lên.
֎ Thị trường Forex (US dollar)
Hình 4. Biểu đồ tỷ giá USD/VND-Nguồn: Trading View
Giá đồng USD (Đô la Mỹ) sẽ giảm sau khi Fed giảm lãi suất. Điều này cũng khiến cho việc vay USD trở nên rẻ hơn đối với các ngân hàng trên toàn thế giới. Dù lãi suất của Fed đang duy trì ở mức cao và chưa dừng việc tăng lãi suất nhưng giảm tốc quá trình tăng lãi suất cũng khiến chỉ số đồng USD giảm 1,76% từ đầu năm 2023 tới nay.
֎ Thị trường chứng khoán (Nhất là Mỹ)
Khi Fed giảm lãi suất từ tháng 3/2020, thị trường chứng khoán Mỹ đã có mức tăng mạnh cho đến hết năm 2021, trước khi điều chỉnh giảm và chìm vào xu hướng giảm khi Fed tăng lãi suất.
◆Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng ~86% (19453 điểm lên 36.311 điểm) từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2021.
◆Chỉ số S&P500 tăng 103% (2.337 điểm lên 4.762 điểm) từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2021.
◆Nasdaq Composite tăng 132.5% (6.907 điểm lên 15.975 điểm) từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2021.
Trước viễn cảnh Fed giảm tốc quá trình tăng lãi suất và dừng tăng sớm trong năm 2023, thị trường chứng khoán cũng đã có những phản ứng tích cực: DJIA tăng 2,86%, S&P500 tăng 8,21%, Nasdaq Composite tăng 15,76% từ đầu năm tới này.
Điều này có thể thấy, khi Fed giảm lãi suất sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.
7. Lịch sử tăng giảm lãi suất Fed
Thời gian | Tỷ lệ | Sự kiện | Tác động |
Năm 2008 | |||
22/01 | 3.5% | GDP = 0.1% Tỷ lệ thất nghiệp = 7.3% Tỷ lệ lạm phát = 0.1% | |
30/01 | 3.0% | Giảm thuế | |
18/03 | 2.25% | Cứu trợ Bear Stearns | |
30/04 | 2/0% | ||
08/10 | 1.5% | Lehman thất bại; Gói cứu trợ ngân hàng được phê duyệt | |
29/10 | 1.0% | Giải cứu AIG | |
16/12 | 0.25% | Tỷ lệ quỹ thấp nhất có thể | |
2008 - 2015, Fed giữ tỷ lệ ở mức 0. Cuộc suy thoái kết thúc vào tháng 6 năm 2009. | |||
Năm 2015 | |||
17/12 | 0.5% | Tăng trưởng ổn định, Fed bắt đầu tăng lãi suất | GDP = 2.9% Tỷ lệ thất nghiệp = 5.0% Tỷ lệ lạm phát = 0.7% |
Năm 2016 | |||
15/12 | 0.75% | Fed duy trì tăng lãi suất ổn định | GDP = 1.6% Tỷ lệ thất nghiệp = 4.7% Tỷ lệ lạm phát = 2.1% |
Năm 2017 | |||
16/03 | 1.0% | Tiếp tục tăng lãi suất | GDP = 2.4% Tỷ lệ thất nghiệp = 4.1% Tỷ lệ lạm phát = 2.1% |
15/06 | 1.25% | ||
14/12 | 1.5% | ||
Năm 2018 | |||
22/03 | 1.75% | Fed hứa sẽ ngừng tăng lãi suất | GDP = 2.9% Tỷ lệ thất nghiệp = 3.9% Tỷ lệ lạm phát = 1.9% |
14/06 | 2.0% | ||
27/09 | 2.25% | ||
20/12 | 2.5% | ||
Năm 2019 | |||
01/08 | 2.25% | Giảm lãi suất mặc dù tăng trưởng | GDP = 2.1% Tỷ lệ thất nghiệp = 3.5% Tỷ lệ lạm phát = 2.3% |
19/09 | 2.0% | Lo ngại về việc tăng trưởng chậm lại | |
31/10 | 1.75% | Tăng trưởng toàn cầu chậm và lạm phát. | |
Năm 2020 | |||
03/03 | 1-1.25% | Dịch coronavirus | |
03/15 | 0-0.25% | Dịch coronavirus | |
Năm 2021 | |||
1/1 - 31/12 | 0-0.25% | Duy trì lãi suất bằng 0 để hỗ trợ nền kinh tế |
8. Lời khuyên cho các nhà giao dịch
☆ Tận dụng các thời điểm chính sách lãi suất thay đổi
Khi lãi suất tăng, thị trường chứng khoán thường có xu hướng giảm, điều này có thể là thời điểm tốt cho các nhà đầu tư bán khống, hoặc mua gom cổ phiếu cho dài hạn. Trong khi đó khi lãi suất giảm, thị trường chứng khoán sẽ tích cực trở lại và việc tham gia sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trader cần đánh giá xu hướng giá từng cổ phiếu cẩn trọng và quản trị rủi ro trong quá trình mua bán.
☆ Phân bổ vốn hợp lý
Phản ứng của các thị trường tài chính như chứng khoán, forex, vàng, tiền ảo với việc tăng giảm lãi suất của Fed có thể khác nhau và không luôn lặp lại lịch sử giá trước đó. Chính vì vậy, trader cần phải đánh giá theo bối cảnh thực tế và phân bổ vốn hợp lý và điều chỉnh danh mục để giảm thiểu rủi ro thua lỗ.
☆ Đầu tư ngắn hạn là lựa chọn tốt đối với một số nhà giao dịch
Một số nhà đầu tư lới rất coi trọng giá trị đầu tư trong tương lai và khả năng chịu áp lực rủi ro của họ cũng khá mạnh. Những người như vậy sẽ lựa chọn cách đầu tư ngắn hạn.
Ngược lại, các nhà giao dịch cá nhân không có vốn đầu tư lớn thì luôn thực hiện giao dịch ngắn hạn như day trading. Vì cách này có thể nắm bắt các cơ hội từ biến động thị trường.
Hợp đồng chênh lệch(CFD)chính là một các đầu tư ngắn hạn phổ biến trên toàn cầu. Với tính thanh khoản và linh hoạt cao, bạn có cơ hội kiếm tiền từ mức chênh lệnh giữa giá mua và giá bán cả khị thị trường tăng và giảm.
9. Lời kết
Các đợt tăng lãi suất của Fed thường có tác động đáng kể trên toàn cầu, bao gồm cả thị trường và tiền tệ ngoài Hoa Kỳ. Các quốc gia như Nhật Bản, Úc, Việt Nam đã chứng kiến đồng nội tệ của họ suy yếu và thị trường chứng khoán giảm do những đợt tăng lãi suất này.
Tuy nhiên, môi trường chính sách tiền tệ thay đổi cũng tạo ra các cơ hội cho các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế. Những chiến lược như đầu tư vào đồng đô la Mỹ, cổ phiếu khu vực tài chính, hoặc mở vị thế ngắn hạn trên các chỉ số chứng khoán có thể giúp các nhà đầu tư hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng.
Tất cả các nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ các động thái của Fed và sẵn sàng điều chỉnh danh mục đầu tư của mình cho phù hợp. Kết thúc một chu kỳ tăng lãi suất thường dẫn đến sự đảo chiều, vì vậy các nhà đầu tư cần phải thời cơ để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất.
Nhìn chung, mặc dù các đợt tăng lãi suất của Fed gây ra những thách thức, nhưng các nhà đầu tư chủ động và linh hoạt có thể xác định và tận dụng các cơ hội nảy sinh trong bối cảnh thị trường thay đổi. Quản lý danh mục đầu tư một cách thận trọng sẽ là then chốt để vượt qua thành công môi trường này.
▌ Các bài liên quan đến [FED] |
Nới lỏng định lượng: Giá vàng và Bicoin thế nào sau gói QE không giới hạn của Fed
Lạm phát là gì? Tình hình lạm phát 2021/2022/2023 và làm gì để chống lạm phát ở Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế là gì và hậu quả liên quan - Nguy cơ khủng hoảng kinh tế 2023/2024?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.