MACD là gì và Đường MACD hoạt động như thế nào?

Cập nhật
Nguyen Hoang Phu
Mitrade
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất trong giao dịch đầu tư tài chính, được phát triển bởi Gerald Appel năm 1979. Nhiều trader ưa thích MACD vì tính đơn giản và linh hoạt của nó.


Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu MACD là gì và cách thức hoạt động của nó, từ đó áp dụng vào chiến lược giao dịch tài chính một cách hiệu quả.


1. Khái niệm về đường MACD

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong giao dịch xu hướng. Chỉ báo này được phát triển dựa trên tính toán thay đổi giữa 02 đường trung bình động hàm mũ (EMA).


2. Cấu tạo MACD

Một biểu đồ đường MACD gồm 03 thành phần chính:


-        Đường MACD: chi tiết cách tính đường MACD sẽ được giới thiệu ở phần tiếp theo của bài viết.


-        Đường tín hiệu EMA9: là đường EMA với 09 chu kỳ quan sát.


-        Đường cơ sở: đường ngang nằm ở giá trị 0 trên biểu đồ MACD.


-        Biểu đồ tần suất: là biểu đồ với các thanh đứng thể hiện sự chênh lệch giá trị giữa đường MACD và đường tín hiệu. 


Khi đường MACD nằm phía trên đường tín hiệu, biểu đồ tần suất sẽ nằm phía trên đường cơ sở, ngược lại khi MACD nằm phía dưới đường tín hiệu, biểu đồ tần suất sẽ nằm phía dưới đường cơ sở.



Các thành phần thiết lập trong biểu đồ MACD

Các thành phần thiết lập trong biểu đồ MACD


Đường MACD trong biểu đồ giá

Đường MACD trong biểu đồ giá >> Mitrade


3. Công thức tính MACD

MACD được tính bằng cách lấy đường trung bình động hàm mũ EMA với chu kỳ 12 trừ đi EMA với chu kỳ 26.


MACD = EMA(12) – EMA(26)


Trong đó EMA là một đường trung bình động với việc đặt trọng số và ý nghĩa tập trung vào giá sản phẩm thời gian gần nhất. Giá trị tính toán 02 chu kỳ của EMA đều sử dụng giá đóng cửa.


MACD có giá trị dương khi đường EMA12 nằm phía trên EMA26 và ngược lại có giá trị âm khi EMA12 nằm phía dưới EMA26. Khoảng cách của MACD so với đường cơ sở thể hiện cho khoảng cách giữa 02 đường EMA.


đường MACD trên Biểu đồ Apple

Biểu đồ Apple trực tuyến

4. Cách thức hoạt động của MACD

Biểu đồ MACD thể hiện rất nhiều dữ liệu hỗ trợ trader trong quá trình đưa ra quyết định giao dịch, bao gồm:


- Thể hiện xu hướng giá: Khi đường MACD hướng lên trên, đặc biệt nằm phía trên đường cơ sở, cho thấy xu hướng tăng giá. Ngược lại, khi đường MACD hướng xuống dưới, đặc biệt nằm phía dưới đường cơ sở, cho thấy xu hướng giảm giá.


- Đường MACD kết với với đường tín hiệu (EMA9) hỗ trợ trader tìm điểm mua bán: Khi MACD và đường tín hiệu hướng lên trên và MACD cắt lên trên đường tín hiệu sẽ cho điểm mua. Còn khi MACD và đường tín hiệu hướng xuống dưới, MACD cắt xuống đường tín hiệu sẽ cho điểm bán.


- Tín hiệu phân kỳ với đường MACD: sử dụng tín hiệu phân kỳ thông qua chỉ báo MACD là công cụ ưa thích của trader, đặc biệt những người giao dịch dài hạn, để dự đoán xu hướng đảo chiều sắp diễn ra. Đây là cách kết hợp giữa MACD và vận động của giá sản phẩm.


+ Tín hiệu phân kỳ dương (positive hay bullish divergence) xảy ra khi giá của sản phẩm trong xu hướng giảm nhưng xu hướng của MACD là tăng, điều này dự báo một xu hướng tăng sắp diễn ra sau đó.


Ví dụ:


macd trên Biểu đồ USD/CHF

Biểu đồ USD/CHF trực tuyến


+ Tín hiệu phân kỳ âm (negative hay bearish divergence) xảy ra khi  giá của sản phẩm trong xu hướng tăng nhưng xu hướng MACD là giảm, điều này dự báo một xu hướng giảm sắp diễn ra sau đó.


Ví dụ:


macd trên Biểu đồ EUR/USD

Biểu đồ EUR/USD trực tuyến


Lưu ý: Biều đồ động lượng trong biểu đồ MACD có thể được sử dụng giống như chỉ báo xu hướng vì nó luôn di chuyển cùng chiều với MACD và thể hiện về khoảng cách giữa 02 đường MACD và đường tín hiệu.


5. Hạn chế của MACD


  • Tín hiệu mua sớm: khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu sẽ cho điểm mua vào vì dự báo một xu hướng tăng giá sắp diễn ra. Tuy nhiên điều này có thể không xảy ra nếu giá đi ngang hoặc có thể chỉ là một tín hiệu giả.


  • Tín hiệu bán muộn: khi đường MACD cắt xuống đường tín hiệu sẽ cho điểm bán vì dự báo một xu hướng giảm giá sắp diễn ra. Nhưng trên thực tế, giống như các chỉ báo kỹ thuật dự vào lịch sử giá, chúng sẽ có một độ trễ nhất định, khiến cho tín hiệu đưa ra bị muộn so với thực tế diễn biến của giá.


Để khắc phục những hạn chế của MACD, trader có thể sử dụng kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, Bollinger Band, Fibonacci


Để tránh những tín hiệu giả từ MACD, việc xem xét xu hướng phân kỳ rõ ràng giữa 02 đường MACD và đường tín hiệu là cần thiết, kết hợp vị trí của chúng so với đường cơ sở. 


Để có thể sử dụng MACD hiệu quả nhất, trader cần phải thực hành với biểu đồ giá thường xuyên. Ngoài ra, trader thể xem xét thay đổi khung thời gian hay các thị trường khác nhau để xem phản ứng của MACD với giá sản phẩm, từ đó có khả năng diễn giải các tín hiệu chính xác và giao dịch thành công hơn.


▌ Xem thêm các bài khác 




! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad