Ethereum(ETH) là gì?Tìm hiểu toàn tập về đồng ETH(ETH coin) cho người mới bắt đầu
Đồng Ether (ETH Coin) là đồng tiền mã hóa trong mạng lưới của Ethereum, được cho là đồng tiền điện tử phổ biến thứ hai sau bitcoin (BTC). Thật vậy, nó đã thu hút sự chú ý từ mọi người trên khắp thế giới.
Xu hướng trực tuyến của Ethereum(ETH)
Nếu bạn muốn biết Ethereum là gì, nó hoạt động như thế nào và nó có thể được sử dụng để làm gì, mà không cần phải đi sâu vào kiến thức kỹ thuật thì hướng dẫn này là hoàn hảo cho bạn.
1. Ethereum (ETH) là gì? Đồng Ether là gì?
Ra mắt vào năm 2015, Ethereum được biết đến là một nền tảng phần mềm mở dựa trên công nghệ blockchain, nó cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai những ứng dụng dựa trên hệ sinh thái phân tán.
Cũng được xem là một loại tiền mã hóa như bitcoin nhưng Ethereum còn được ứng dụng vào nhiều thứ khác thông qua Hợp đồng thông minh (Smart contract) dựa trên công nghệ Blockchain.
“Hợp đồng thông minh là các ứng dụng chạy chính xác như được lập trình mà không có bất kỳ thời gian chết, kiểm duyệt, lừa đảo hoặc can thiệp từ bên thứ ba.”
Hiệu suất đầu tư Ethereum qua các năm:
Năm | Cao nhất Năm | Thấp nhất năm | Hiệu suất cao nhất trong năm |
2024 | 4.091,28$ | 2.122,78$ | 193% |
2023 | 2.443,59$ | 1,191,67$ | 205% |
2022 | 3.889,07$ | 883,35$ | 440% |
2021 | 4891,7$ | 874$ | 560% |
2020 | 755$ | 88,20$ | 856% |
2019 | 363,18$ | 100,9$ | 363% |
2018 | 1402$ | 80,9$ | 1752% |
2017 | 870$ | 201$ | 432% |
*Lưu ý: Số liệu trên được tính ở thời điểm 12-03-2024
Phân tích các từ cụ thể sau:
★Thời gian chết: Khi đã được lập trình, các ứng dụng sẽ không sẽ bao giời tắt đột ngột và cũng không thể tắt được.
★Kiểm duyệt: Các nút Ethereum (máy tính chạy giao thức) được phân phối trên toàn thế giới và loại bỏ kiểm duyệt từ các cơ quan trung ương..
★Gian lận: hợp đồng là không thể thay đổi, hack hoặc bị thao túng.
★Các bên thứ ba: hợp đồng tự thực hiện và do đó không yêu cầu bên thứ 3.
Đồng Ether là gì? Có quan hệ gì với Ethereum?
Chúng ta đều biết rằng Ether là tiền điện tử trong mạng lưới Ethereum. Nó hoàn toàn có thật?
Theo ethereum.org thì Ether là 1 giải pháp cho vấn đề thanh toán; nó là một tài sản kỹ thuật số (như trái phiếu hoặc bảo mật khác). Nó có chức năng giống như tiền mặt ở chỗ nó không yêu cầu bên thứ ba xử lý hoặc phê duyệt giao dịch.
2. Ethereum, ETH Coin, tiền điện tử, Bitcoin
★Ethereum có phải là tiền điện tử không?
Thông thường, Ethereum được cho là một loại tiền điện tử, cách hiểu này không phải là nhầm nhưng không hoàn toàn chính xác.
Hiểu 1 cách đơn giản thì Ethereum là nền tảng còn Ether(ETH coin) là nguyên liệu được sử dụng trong mạng lưới Ethereum. Ether được xem như nhiên liệu để vận hành hạ tầng mạng lưới Ethereum. Khi có giao dịch xảy ra, máy ảo Ethereum (EVM) sẽ cần hoạt động và tiêu tốn năng lượng. Do đó mà chúng ta sẽ cần trả phí cho các thợ đào để họ xác minh giao dịch.
Phí gas tồn tại trên mạng lưới Ethereum với 3 mục đích chính đó là: Hạn chế việc spam giao dịch, Dùng để trả phí cho các thợ đào và Tạo giá trị cho ETH trong hệ sinh thái.
Phí gas trên Ethereum ngày càng tăng cao, phần lớn là do những năm gần đây có rất nhiều dự án, các altcoin khác phát triển trên mạng lưới ETH. Trong khi Ether vốn được xem như nhiên liệu để vận hành hạ tầng mạng lưới của ethereum.
Biểu đồ diễn biến phí gas của Ethereum trong 5 năm trở lại đây. Nguồn: ycharts
Tuy nhiên, phí gas của Ethereum có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có lúc phí gas giảm xuống 1 USD ( đây là mức phí gas thấp nhất kể từ năm 2020).
Một trong những nguyên nhân chính là do thị trường biến động dẫn tới khối lượng giao dịch giảm xuống đáng kể, đặc biệt là trên thị trường NFT marketplace giảm tới 94%. Nói chung, phí gas thấp hơn xảy ra khi nhu cầu giảm và công suất mạng không đạt tối đa.
★Ethereum có giống Bitcoin không?
Hãy xem bảng so sánh BTC với ETH nào
Tên |
Ethereum |
Bitcoin |
Ngày ra mắt | 30/6/2015 | 9/1/2008 |
Người sáng tạo | Vitalik Buterin | Satoshi Nakamoto |
Mã thông báo gốc | ETH | BTC |
Phương pháp phát hành | Cung cấp tiền xu ban đầu | Khai thác khối nguyên thủy |
Cung tối đa | Không có dữ liệu | 21.000.000 |
Vốn hóa thị trường | Khoảng 360,7 tỷ đôla | Khoảng 826,6 tỷ đôla |
Đồng thuận | Minh chứng cổ phần ( Proof of stake) | Minh chứng công việc ( Proof of Work) |
Thuật toán | Ethash | SHA – 256 |
Thời gian chặn | 12 giây | 240 giây |
TPS tối đa | 25 | 7 |
Hợp đồng thông minh | Có | Không có |
Ethereum không có nguồn cung tối đa, số ETH đang lưu hành hiện tại đó là 119.573.213 ETH. Trước kia , với đồng thuận Minh chứng công việc ( Proof of Work) phần thưởng khối khi khai thác ETH là 2ETH cho mỗi khối.
Tuy nhiên độ khó cao nên thường để khai thác 1 khối sẽ cần các nhóm đào. Phần thưởng sẽ được chia đều cho từng thợ đào trong nhóm. Theo thống kê từ bitinfocharts vào 26/09/2022 thì lợi nhuận khai thác ETH là khoảng 0 USD/ngày cho 1MHash/s.
Vào ngày 15/9/2022, một sự kiện vô cùng quan trọng The Merge, sự kiện nâng cấp mạng lưới Ethereum, thay đổi cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS). Với cơ chế đồng thuận mới PoS, các thợ đào sẽ bị ảnh hưởng và có khả năng không hoạt động nữa , trong khi đó người sở hữu ETH sẽ nhận thưởng bằng cách stake ETH vào quá trình xác nhận block.
Không giống như Bitcoin, Ethereum không chỉ là một loại tiền điện tử. Ethereum là một nền tảng mà nhiều loại ứng dụng liên quan đến Blockchain có thể được xây dựng.
Khi mọi người nhắc đến việc mua Ethereum, thì những gì họ thực sự mua là Ether hoặc ETH, một mã thông báo có thể giao dịch được thiết kế để cung cấp cho hệ sinh thái của Ethereum Blockchain, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng theo cách tương tự như một loại tiền tệ truyền thống ( cả tiền điện tử và tiền pháp định).
Bitcoin và Ethereum có khá nhiều điểm khác biệt nhỏ. Như thời gian trung bình mỗi khối của BTC là 10 phút còn ETH là 12 giây..v..v. Nhưng có 1 điểm khác biệt khá rõ là ETH có 1 đặc trưng chính gọi là “Turning Complete”- cho phép tính toán mọi thứ từ thời gian cho đến mức tiêu thụ điện chỉ vừa đủ và tiết kiệm thời gian.
BTC không có khả năng này. Có thể đây là lợi thế của ETH nhưng cũng có thể là điểm yếu của nó – cuộc tấn công DAO là 1 minh chứng.
3. Các cách đầu tư ETH Coin và đầu tư Ethereum cần bao nhiêu tiền
Giá Ethereum: $$4.020,74/ETH(cập nhật 12/03/2024)
Đầu tư Ethereum có nhiều cách và nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên điển hình phải kể đến đó là Giao dịch ETH truyền thống, đào Ethereum và giao dịch ký quỹ Ethereum. Dù là hình thức nào thì bạn cũng cần phải nắm được giá của Ethereum cũng như chi phí giao dịch của từng hình thức trước khi quyết định đầu tư.
Cùng nói rõ hơn về 3 hình thức này nào. Đầu tiên đó là Giao dịch Ethereum truyền thống.
1️⃣ Giao dịch Ethereum truyền thống
Theo như thống kê của trang ycharts thì chi phí trung bình cho mỗi giao dịch Ethereum là 0,5 USD/tx (cập nhật , 22/9/2022, ycharts.com).
Biểu đồ phí giao dịch trung bình của ETH -Nguồn: Ycharts.com
Có thể thấy phí giao dịch của ETH đã giảm đáng kể sau sự kiện the Merge (15/9/2022).
2️⃣Đào Ethereum (Đã ngừng hoạt động)
Nếu bạn là thợ đào ETH, thì ngoài phí giao dịch nêu trên ra, bạn cần phải cộng phí máy đào, tiền điện và phí lưu trữ v.v. Theo thống kế của Venturebeat:
Số lượng GPU | 4 |
Tỉ lệ băm trên mỗi GPU ( Mh/s) | 40 |
Tổng tỷ lệ băm (Mh/s) | 160 |
Điện năng tiêu thụ khai thác (W) | 1000 |
Giá điện (USD/kWh) | 0,1 |
Chi phí điện hàng ngày (USD) | 2,4 (Khoảng 55.000 VNĐ) |
Phí khai thác mỏ | 1,5% |
Tổng chi phí phần cứng (USD) | 3.000 ( Khoảng 69 triệu VNĐ) |
Tuy nhiên, chi phí này chỉ là mức tính tương ứng vì ở mỗi quốc gia khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau. Nhưng nhìn vào chi phí này cũng đủ thấy rằng để có 1 “dàn khoan” Ethereum hợp lý không hề rẻ chút nào.
Còn dưới đây là biểu đồ về hệ số khó khăn trong việc khai thác khối Ethereum. Hệ số này đang tăng theo cấp số nhân điều đó có nghĩa là độ khó của việc khai thác ETH đang gia tăng chóng mặt.
3️⃣ Giao dịch CFD Ethereum
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện tại vì nó dễ dàng tiếp cận với mọi nhà đầu tư, đặc biệt là với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vậy hình thức này kiếm tiền như thế nào?
Về bản chất thì giao dịch CFD ETH cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của ETH và không cần sở hữu chúng. Và một điều đặc biệt, nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận theo cả 2 chiều tăng / giảm của giá ETH miễn là nhà đầu tư dự đoán chính xác xu hướng di chuyển.
Cùng điểm qua 1 vài lợi thế khi giao dịch CFD:
✔️Vốn thấp: Khoản đầu tư của bạn sẽ được khuếch đại sau khi sử dụng đòn bẩy tài chính
✔️Chi phí giao dịch thấp: không có chi phí lưu trữ và không có rủi ro bị hack vì không sở hữu tài sản.Thay vào đó bạn chỉ cần phải trả một khoản phí rất nhỏ cho sàn giao dịch.
✔️Nhanh chóng và tiện lợi: Chỉ cần đăng ký tài khoản online, với các thiết bị thông minh được kết nối internet là bạn có thể giao dịch ở bất cứ đâu bất cứ khi nào bạn muốn
✔️Lợi nhuận 2 chiều và lợi nhuận cao: Dù tăng hay giảm bạn đều có thể thu được lợi nhuận nhờ vào việc dự đoán đúng xu hướng.
✅Nhận ngay $10 sau khi mở tài khoản thành công
✅Đừng bỏ lỡ cơ hội khi thị trường CRYPTO tăng mạnh
4. Năm 2024 là một năm của Ethereum và ETH Coin?
Năm 2024 mặc dù hiệu suất từ đầu năm đến nay chỉ hơn 70%, thấp hơn nhiều so với các đồng altcoin khác. Tuy nhiên Ethereum lại được xem là đồng coin thành công nhất trong năm qua với hiệu suất đầu tư trong 5 năm lên đến 2212,46%, cao hơn hiệu suất của Bitcoin đó là 1171,82%.
Lý do là bởi sự phát triển mạnh mẽ của các altcoin, các dự án DeFi, DAO và NFT. Các dự án này hầu như đều phát triển dựa trên hệ sinh thái của Ethereum.
Và liệu rằng năm 2024, sự thành công đó có được tiếp nối hay không? Theo đánh giá cá nhân của mình là hoàn toàn có. Theo mình thì năm 2024 hoàn toàn có thể là một năm của Ethereum cùng Ether với tư cách là một trong những đồng coin lớn nhất. Dưới đây là 3 lý do khiến mình nghĩ như vậy:
Lý do thứ 1: Sự phát triển của DAO
Lật lại lịch sử một chút về DAO (tổ chức tự trị tài chính phi tập trung). Như chúng ta đã biết DAO hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm và sử dụng Ethereum. Trong đó mỗi thành viên đều có quyền biểu quyết và đóng góp ý kiến để xây dựng tổ chức.
Do đó có thể xem DAO như là một xu thế của tương lai. Dù DAO đã xuất hiện từ khá lâu nhưng năm 2022 sẽ là năm bùng nổ của nó. DAO sẽ là một trong 3 xúc tác quan trọng của sự phát triển ETH.
Lý do thứ 2: Ethereum tăng trưởng sau bản nâng cấp "Shapella"
Vào ngày 12 tháng 4 năm 2023, blockchain Ethereum đã triển khai bản nâng cấp được mong chờ từ lâu mang tên "Shanghai" và "Capella". Như dự đoán, bản nâng cấp này đã cải thiện hiệu suất, tính bảo mật và lớp của mạng chính ETH.
Không chỉ vậy, điều đó cũng dự kiến sẽ giúp giảm phí gas cho các giải pháp layer-2 đang chạy trên nền Ethereum, đảm bảo hoạt động mượt mà cho các ứng dụng Web3 với tốc độ giao dịch nhanh hơn và phí giao dịch rẻ hơn.
Lý do thứ 3: ETH2 hay Lớp đồng thuận Ethereum
Nhà phát triển Ethereum đang cố gắng tiến hành việc kết hợp giữa lớp thực thi (eth1) và lớp đồng thuận (eth2). Trong đó theo như lộ trình hiện tại thì bản nâng cấp chuỗi phân đoạn sẽ được thực thi vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Và đây sẽ là một cột mốc quan trọng đối với Ethereum. Nó sẽ là tác nhân chính trong việc thúc đẩy giá trị của Ether lên một tầm cao mới.
Lý do thứ 4: Bản nâng cấp Cancun-Deneb (Dencun)
Bản nâng cấp năm 2024 này có thể được triển khai vào tháng 3 nhằm cải thiện hiệu suất và tính bảo mật của mạng Ethereum, bao gồm các cải tiến như tăng tốc độ xử lý giao dịch, giảm phí gas, và tăng khả năng mở rộng của mạng. Mục tiêu của nâng cấp này là tạo ra một mạng Ethereum mạnh mẽ hơn và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
5. Lịch sử phát triển của Ethereum(Đồng ETH)
Vào cuối năm 2013, Vitalik Buterin đã mô tả ý tưởng của mình trong một tờ giấy trắng, sau đó ông đã gửi cho một vài người bạn của mình, họ đã lần lượt gửi nó đi xa hơn. Kết quả là, khoảng 30 người đã tìm đến Vitalik để thảo luận về khái niệm này.
Vào tháng 1 năm 2014, dự án đã được công bố công khai với đội ngũ nòng cốt bao gồm Vitalik Buterin, Mihai Alisie, Anthony Di Iorio, Charles Hoskinson, Joe Lubin và Gavin Wood.
Trong năm 2014, Ethereum đã đưa ra một đợt mở bán “Pre-sale” cho ether và nhận được phản ứng áp đảo. Ether giống như một phương tiện để di chuyển trên nền tảng Ethereum và chủ yếu được tìm kiếm bởi các nhà phát triển muốn phát triển và chạy các ứng dụng bên trong Ethereum.
Tháng 7 năm 2015: Mạng thử nghiệm của Ethereum, Frontier, đã được ra mắt sau cả sách trắng và sách vàng. Sau đó, họ đã phát hành các thông số kỹ thuật mã thông báo được đề xuất, được gọi là tiêu chuẩn ERC.”
Vào năm 2016, Ethereum đã được chia thành hai blockchain riêng biệt là Ethereum và Ethereum Classic, sau khi quỹ DAO bị tấn công và tổn thất hơn 50 triệu đôla, 1 bộ hợp đồng thông minh có nguồn gốc từ nền tảng phần mềm ethereum.
Tháng 5 năm 2019 và đang diễn ra: Bản nâng cấp Istanbul V1 sắp ra mắt bao gồm sáu thay đổi đối với EVM, hầu hết là tối ưu hóa mang tính kỹ thuật cao. Trong khi phiên bản nâng cấp Istanbul V2 gây ra một số tranh cãi xung quanh một thuật toán mới có tên là ProgPoW, Serenity (Ethereum 2.0) hiện ra một sự chuyển đổi hoàn toàn từ Proof of Work (Minh chứng công việc) sang Proof of Stake (Minh chứng cổ phần).
Tính đến tháng 9 năm 2019, Ethereum là loại tiền ảo lớn thứ hai trên thị trường, chỉ sau Bitcoin. Việc mua tiền tệ ether nhanh hơn nhiều so với bitcoin (khoảng 14 hoặc 15 giây để đồng nhất so với BTC là gần 10 phút) và có nhiều đơn vị ether đang lưu hành hơn so với bitcoin.
07:25 sáng theo giờ Việt Nam ngày 8/12/2019 hard fork Istanbul đã được kích hoạt thành công tại block số 9.069.000. Bản nâng cấp đã diễn ra thành công mà không vấp phải tình trạng bất đồng thuận như BTC.
Kể từ năm 2020, Ethereum có một sự kiện quan trọng đó là công bố lộ trình phát triển của dự án Ethereum 2.0. Lộ trình này được chia thành 3 giai đoạn như sau:
⭕ Giai đoạn 1: Năm 2020, triển khai Beacon Chain tạo tiền đề cho khả năng hoạt động của shard chain. Trong đó, Beacon Chain sẽ thực hiện việc lưu trữ số đăng ký và triển khai bằng chứng về cơ chế PoW.
⭕ Giai đoạn 1/1.5: Giai đoạn này đã hoàn thành trong năm 2021. Tích hợp shard chain với sự ra mắt của 64 shard. Trong đó ETH 1.0 trở thành một phần của bản 2.0. Ethereum ra mắt các shard chain và bước đầu chuyển đổi từ PoW sang PoS.
⭕ Giai đoạn 2: Dự kiến triển khai trong Quý 1 hoặc 2 trong năm 2022. Các shard được tích hợp nhiều tính năng và tương thích với hợp đồng thông minh. Ngoài ra cũng là bản nâng cấp bổ sung nhằm thu hút nhà đầu tư.
6. Ethereum hoạt động như thế nào?
Ethereum là tiền điện tử vì thế nó hoạt động dựa trên blockchain. Nguyên tắc hoạt động của nó là có sổ cái công khai, phân tán và phi tập trung.
Tuy nhiên để dễ hình dung cách thức hoạt động của Ethereum mình sẽ nói sơ qua về các thành phần chính của mạng lưới này:
Các thành phần chính trên mạng lượng Ethereum
PoW | Đây là cơ chế đồng thuận của ethereum. Chúng có nhiệm vụ liên kết toàn bộ hệ thống với nhau và đảm bảo mọi người trên mạng lưới đều tuân theo các quy tắc. Pow tồn tại nhiều nhược điểm vì thế mà Ethereum đang cố gắng triển khai sang PoS (bằng chứng cổ phần) |
Hợp đồng thông minh | Đây là các ứng dụng chạy trên Máy ảo của ethereum. Chúng đặt ra các quy tắc nhằm mục đích chi phối chủ sở hữu trong những điều kiện nhất định. |
Máy ảo Ethereum (EVM) | Là một phần trong mạng lưới ethereum có nhiệm vụ xử lý việc triển khai và thực thi trên hợp đồng thông minh. Chúng cũng đảm bảo các giao dịch được xác nhận và hợp đồng tuân theo quy tắc |
Chuỗi khối Ethereum | Đây là toàn bộ lịch sử của ethereum, tất cả các thông tin, mọi giao dịch và mọi lệnh đều được lưu trữ trên chuỗi khối. |
Ether (ETH) | Là mã thông báo của mạng lưới ethereum. Chúng là nhiên liệu cho các hoạt động giao dịch hay quá trình hoàn tất của hợp đồng thông minh. |
Khi có một giao dịch xảy ra, ethereum sẽ triển khai máy ảo (EVM). Lúc này các nút sẽ đồng loại chạy trên EVM để xác minh khối. Các nút này sử dụng tài nguyên là Ether để tính toán và tạo ra các khối chứa giao dịch hợp lệ.
Ảnh minh hóa quá trình hoạt động của Ethereum
7. Hệ sinh thái của nền tảng Ethereum(ETH)
Nói đến Ethereum chúng ta có thể tưởng tượng ra một hệ sinh thái khổng lồ. Rất nhiều mảnh ghép liên kết với nhau để tạo ra mạng lưới mạnh nhất hiện tại. Các mảnh ghép này dùng để phát triển rất nhiều dự án phổ biến. Cùng mình điểm qua các mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái của Ethereum.
Về Data và Oracle
Đây là các dự án có liên quan đến dữ liệu. Một số dự án nổi tiếng có thể kể đến như: DIA (Dự án blockchain protocol chuyên về quản lý dữ liệu), Dự án ChainLink (Mạng lưới phi tập trung và cũng là mạng lưới off-chain), Dự án Covalent (Dự án đa dạng toàn năng dành cho những công ty muốn chấp nhận tiền điện tử làm phương thức thanh toán)
Về Ví
Ví phổ biến nhất trên Ethereum đó chính là Metamask. Ví này rất tiện lợi vì nó cho phép người dùng có thể chạy một Dapps ngay trên máy tính cá nhân của mình. Ngày nay ví Metamask rất phổ biến vì chúng dễ sử dụng và rất thân thiện.
Về DEX/Liquidity
Các dự án trong lĩnh vực này rất đa dạng. Chúng ta có thể kể đến như Uniswap, đây là dự án sàn DEX phổ biến. Nền tảng này cung cấp giải pháp giao dịch cho các token ERC-20.
Nó cũng là ứng dụng phi tập trung được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới thời điểm hiện tại. Hay như SushiSwap, nền tảng đang cạnh tranh với Uniswap. Curve Finance, một sàn giao dịch DEX hoạt động tập trung chủ yếu vào stablecoin.
Về Lending & Borrowing
Compound (COMP) là nền tảng cho vay phổ biến nhất trên ethereum. Nó có thể cho người dùng vay tiền điện tử mà không cần thông qua bên thứ 3. Hay AAVE, một giao thức cho vay phi tập trung có lãi suất.
Về NFT
Có nhiều dự án NFT đáng chú ý như:
Axie Infinity (AXS) là trò chơi trên nền tảng blockchain và nó cũng được đánh giá là tựa game thành công nhất trong năm 2021.
OpenSea, một sàn giao dịch cho phép người dùng mua bán hoặc trao đổi các tài sản NFT.
The Sandbox (SAND): Hệ sinh thái trò chơi ảo, cho phép người dùng trải nghiệm game bằng mô phỏng.
Về Yield Farming
Ở Yield Farming chúng ta sẽ có:
Curve Finance (CRV): Cho phép những người cung cấp thanh khoản được hưởng phí giao dịch, ngoài ra cũng được hưởng lãi suất cho vay từ Compound.
TrueFi (TRU): Cho phép người gửi TrueUSD vào TrueFi pool được kiếm lãi và farming TRU token.
Về Quản lý tài sản (Asset Management)
Phổ biến nhất đó là dHedge (DHT). Dự án này cho phép mọi người tạo lập quỹ đầu tư riêng trên Ethereum hoặc đầu tư vào quỹ của người khác. Ngoài ra cũng còn một số dự án đáng chú ý khác như PieDAO, FURUCOMBO..v.v
Về Bridge
Trong Bridge thì dự án Wormhole đang gây được nhiều chú ý nhất. Dự án này là cầu nối chuỗi đầu tiên của Solana với Ethereum. Cho phép nhiều dự án có thể dịch chuyển token liên tục giữa nhiều blockchain.
Ngoài ra còn rất nhiều mảnh ghép khác có thể kể đến như IDO Platform với tâm điểm là dự án Sushiswap. Hay Insurance với dự án InsurAce (INSUR) cung cấp dịch vụ bảo hiểm DeFi.
8. Ethereum có hợp pháp ở Việt Nam không?
9. Ưu điểm và nhược điểm của đồng Ethereum
Để hiểu rõ hơn hãy xem bảng so sánh này nhé:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
ETH miễn nhiễm với bất kỳ sự can thiệp nào của bên thứ 3. Đồng nghĩa với việc tất cả các ứng dụng phi tập trung và quỹ DAO được triển khai trong mạng không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai. |
Đã từng bị tấn công quỹ DAO và tổn thất hơn 3,6 triệu token Ether. Kẻ tấn công đã khai thác 1 lỗi từ mã. Tổn thẩt không chỉ ở lượng token bị đánh cắp. Mà nó còn làm suy yếu niềm tin của người dùng trên toàn bộ mạng ethereum, giá trị của Ether đã giảm từ hơn 20 đôla xuống còn 12 đôla vào thời điểm đó. |
Blockchain được hình thành xung quanh 1 nguyên tắc đồng thuận. Tất cả các nút trong hệ thống cần phải đồng ý về mọi thay đổi được thực hiện trong đó. Điều này giúp loại bỏ gian lận, tham nhũng và làm giả. |
Được thiết kế là các hợp đồng thông minh, nên sai sót sẽ xảy ra ở khâu viết mã. Và bất kỳ lỗi nhỏ nào cũng có thể bị khai thác. Nếu lỗi xảy ra sẽ không có cách nào trực tiếp ngăn cản các cuộc tấn công. Cách duy nhất là đạt được sự đồng thuận và viết lại 1 mã cơ bản. Tuy nhiên điều này đi ngược với bản chất của Blockchain-1 sổ cái không thể thay đổi và bất biến. |
Toàn bộ nền tảng được phân cấp. Do đó tất cả các ứng dụng luôn ở trạng thái trực tuyến và không bao giờ tắt. Tính phi tập trung và bảo mật bằng mật mã giúp cho mạng Ethereum chống lại hacker và các hoạt động lừa đảo |
10. Ethereum dùng để làm gì?
Ngoài việc nó được các nhà phát triển sử dụng để thúc đẩy các dự án của mình trên mạng lưới Ethereum thì ETH giống như 1 tài sản kỹ thuật số. Đối với các nhà đầu tư thì nó cũng giống như các đồng tiền điện tử khác.
★Giao dịch ETH với các tiền điện tử khác trên Sàn giao dịch
Hiện tại có hàng trăm mã thông báo thay thế trong hệ sinh thái Blockchain. Các Altcoin này có giá trị dao động, đôi khi hàng ngàn phần trăm trong một ngày và mua hoặc bán những đồng tiền này với hy vọng kiếm được lợi nhuận lớn đã trở thành một thông lệ.
Khi bạn có ví Ether, quá trình giao dịch Ethereum của bạn cũng đơn giản như đăng ký trao đổi lựa chọn của bạn, tìm kiếm các giao dịch mong muốn của bạn và sau đó thực hiện chúng. Bạn cũng có thể giao dịch ETH lấy Bitcoin hoặc các tài sản tiền điện tử khác như Litecoin, Ripple Dash, v.v. thông qua hầu hết các trao đổi trực tuyến.
★Tham gia vào ICO
ICO-Hình thức gọi vốn đầu tư, là một quá trình mà một dự án mới bán các loại tiền điện tử mới, thường để đổi lấy Bitcoin hoặc Ethereum. Điều này tương tự như gây quỹ cộng đồng, hoặc IPO (Phát hành lần đầu ra công chúng) nơi các công ty khởi nghiệp bán cho các cổ đông ban đầu. IPO được thiết kế để cung cấp cho các công ty khởi nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm mà họ cần để thành công trong việc biến dự án của họ thành hiện thực.
Điều này hấp dẫn người nắm giữ ETH vì họ có thể giao dịch ETH của họ lấy một phần tài sản tiền điện tử của công ty với giá chiết khấu so với giá trị tài sản * có thể * được định giá khi mã thông báo mới được công khai.
Nếu mọi việc suôn sẻ, chủ sở hữu của các mã thông báo mới này có thể chọn bán khi dự án được công khai và nếu dự án đạt được lực kéo trên thị trường, điều này khả năng sẽ tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, nếu mọi thứ không ổn và các mã thông báo mới được thị trường coi là vô giá trị, thì những người tham gia ICO có thể sẽ mất trắng.
★Giao dịch Ether cho hàng hóa và dịch vụ
Cũng như Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác, Ethereum có thể được giao dịch với bất kỳ ai có địa chỉ ví liên quan. Ethereum Blockchain rất tốt trong việc tạo điều kiện cho các giao dịch ngang hàng, nó rẻ và nhanh hơn nhiều so với Bitcoin Blockchain.
ETH cũng có thêm lợi ích cho việc sử dụng các hợp đồng thông minh của Wap, một quy trình cải tiến nhằm đưa các tham số vào giao dịch và sau đó yêu cầu các thỏa thuận được phải được đáp ứng trước khi có thể trao đổi tiền.
Điều này giúp loại bỏ sự can thiệp của bên thứ ba, chẳng hạn như luật sư hoặc tổ chức ngân hàng. Và nó cho phép bạn tìm kiếm trong cộng đồng hoặc các thị trường P2P (ngang hàng) các cá nhân có hàng hóa, dịch vụ và thậm chí cả tiền tệ pháp định mà bạn muốn giao dịch Ethereum của mình.
★Đổi ETH lấy tiền thật (tiền pháp định)
Trao đổi ETH của bạn với các loại tiền pháp định là một quá trình khá đơn giản. Phổ biến nhất là thông qua một trao đổi trực tuyến được thiết lập. Bước đầu tiên là tìm một sàn giao dịch có thể cung cấp cho bạn loại tiền bạn muốn để đổi lấy ETH.
Khi bạn trao đổi, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của họ để thiết lập tài khoản của bạn. Tất nhiên bạn sẽ cần xác minh danh tính của mình để ràng buộc trao đổi với tài khoản ngân hàng của bạn, mặc dù có một số trao đổi với các khoản rút tiền nhỏ mà không cần xác minh danh tính để duy trì tính ẩn danh mà một số người dùng tiền điện tử coi trọng.
Một tùy chọn phổ biến khác là chuyển đổi Ethereum của bạn thông qua thẻ ghi nợ trả trước. Có rất nhiều tùy chọn có sẵn và một khi được tài trợ, thẻ hoạt động gần như giống hệt với thẻ ghi nợ truyền thống mà bạn quen thuộc.
Một số thẻ này được gắn trực tiếp vào ví điện tử, có nghĩa là bạn có thể chi tiêu ETH được lưu trữ trong ví của mình mọi lúc, mọi nơi. Khi có thông báo yêu cầu bạn phải nộp một khoản thanh toán Ethereum vào tài khoản, tức là bạn cần “nạp” thêm tiền vào thẻ của bạn trước khi sử dụng.
Các phương thức trao đổi không phổ biến khác bao gồm sử dụng thị trường ngang hàng, trong đó người dùng tự do trao đổi tài sản của họ với nhau trong một môi trường an toàn và được mã hóa, bỏ qua nhu cầu trao đổi của bên thứ ba.
Hãy nghĩ về điều này như một diễn đàn trực tuyến nơi bạn giao dịch trực tiếp với các cá nhân khác muốn giao dịch hàng hóa, dịch vụ và tài sản của họ, bao gồm cả tiền pháp định. Tất nhiên, bạn luôn có thể cố gắng tìm ai đó muốn mua ETH trực tiếp từ bạn trong cộng đồng, như một giao dịch cá nhân giữa các bên.
Hãy nhớ luôn luôn biết rằng bất kỳ trao đổi Ethereum nào với tiền pháp định đều phải chịu thuế ở hầu hết các quốc gia và bạn sẽ phải nộp thuế theo quy định của quốc gia bạn khi giao dịch và khi bạn nhận lợi nhuận.
11. Có nên đầu tư vào ETH Coin không?
Sau đây là 4 lý do mà tôi nghĩ nó đủ thuyết phục để đầu tư vào Ethereum trong năm 2023:
9.1 Ý nghĩa cốt lõi của blockchain đang mở rộng.
Công nghệ chuỗi khối đã và đang chiếm lĩnh thế giới, và nhiều khả năng trong năm nay nó sẽ thu hút rất nhiều người quan tâm. Và Ethereum chính là trung tâm của công nghệ này vì nó là 1 nền tảng để phát triển ứng dụng trên các vị trí blockchain. Phần lớn các loại tiền điện tử được xây dựng trên Ethereum và xu hướng này có thế sẽ tiếp tục.
Đầu tư vào ETH Coin như là 1 sự đánh cược rằng toàn bộ blockchain sẽ thành công. Tôi không nghĩ rằng ai trong số chúng ta tin rằng công nghệ blockchain sẽ thất bại.
9.2 Ethereum có nhiều ứng dụng
Các Ethereum sử dụng blockchain đã khiến nó trở nên độc đáo vào vượt trội hơn so với Bitcoin. Ethereum được viết bằng Turing-Complete, có nghĩa là bất kì tập lệnh nào cũng có thể chạy trên Ethereum, làm cho nó trở thành 1 công cụ có giá trị cho nhiều mục đích sử dụng.
Ethereum cũng là dự án đầu tiên giới thiệu hợp đồng thông minh, một thay đổi lớn trong ngành công nghiệp blockchain. Điều này là do Ethereum phức tạp hơn nhiều so với BTC. Ethereum đã trở thành 1 nền tảng cho các dự án khác như các loại tiền điện tử hay DApp khác.
Ethereum có nhiều đối thủ cạnh tranh như TRON, EOS, Vechain và ICON. Nhưng với 1 cộng đồng khổng lồ và đội ngũ các nhà phát triển chuyên nghiệp thì Ethereum luôn có lợi thế đầu tiên.
9.3 Được hỗ trợ bởi các công ty Fortune 500
Enterprise Ethereum Alliance (EEA) là một nhóm gồm hơn 200 công ty, như Intel, Microsoft, JP Morgan và các công ty khác cùng hợp tác để tiếp tục phát triển công nghệ Ethereum. Sự tồn tại của EEA là bằng chứng cho thấy Ethereum chính là trung tâm của công nghệ blockchain. Nếu các công ty Fortune 500 sẵn sàng đầu tư vào Ethereum thì đây chính là 1 bước đi thông minh.
Một số ví dụ cụ thể các công ty trong Fortune 500 đang ngụ cư trên Ethereum là Deloitte và Microsoft.
9.4 Ethereum là tương lai, đầu tư Ethereum không giống đầu tư các loại tiền điện tử khác
Có thể thấy với những gì mình chia sẻ trong bài viết lần này thì Ethereum thực sự là một tài sản kỹ thuật số đáng chú ý. Khác với các đồng coin khác, Ethereum ngày càng giống với Bitcoin để trở thành một sản phẩm đầu tư dài hạn tuyệt vời.
Thời đại công nghệ số đang đến rất gần. Đặc biệt trong những năm qua dịch bệnh đã đốt cháy giai đoạn và thúc đẩy công nghệ số đi nhanh hơn bao giờ hết.
Chúng ta có thể nhìn thấy tầm quan trọng của ethereum như thế nào đối với sự phát triển của tiền điện tử trong những năm qua. Hầu hết các dự án đều được triển khai trên mạng lưới ethereum hoặc được vay mượn ý tưởng từ đồng coin này.
Vì thế theo ý kiến cá nhân của mình thì ethereum xứng đáng được xem là tương lai của tiền điện tử. Mặc dù vẫn còn nhiều điều đáng chú ý như phí giao dịch quá đắt đỏ khiến ethereum đang dần mất thị phần. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, chính sự việc phí gas trên ETH quá cao đã tạo động lực cho các nền tảng mới phát triển. Và nó cũng là áp lực để thúc đẩy dự án ETH 2.0 nhanh chóng hoàn thành hơn.
Còn quá sớm để nói về bất cứ điều gì nhưng đối với tôi, Ethereum sẽ vẫn là một tài sản xứng đáng để đầu tư dài hạn. Còn bạn thì sao? Cùng mình đến phần tiếp theo để xem cách tạo ví Ethereum nhé!
12. Cách tạo ví Ethereum như thế nào
•Trước hết ta hãy tìm hiểu ví Ethereum là gì:
Ví Ethereum là công cụ cho phép người dùng tạo địa chỉ ví Ethereum để lưu trữ các token được phát hành trên chuỗi khối của Ethereum, bao gồm cả ETH.
•Các loại ví Ethereum phổ biến:
Ví Giấy (Paper Wallet):
Loại ví cơ bản nhất được biết đến là một loại ví giấy, tên là một loại giấy có khóa riêng được viết hoặc in trên đó.
Thông tin trên mảnh giấy này là tất cả những gì cần thiết để kiểm soát tất cả các tài sản trên tài khoản Ethereum.
Ví phần cứng (Hardware Wallet ):
Đây là loại ví lưu trữ Private Key trong một thiết bị phần cứng, rất dễ sử dụng và an toàn. Nhưng, loại ví này người dùng phải dùng tiền để mua. Một số ví cứng lưu trữ Ethereum uy tín: Ledger Nano S, Ledger Nano X, Trezor, KeepKey
Ví phần mềm (Software Wallet):
Đây là loại ví lưu trữ Ethereum trên ổ cứng của máy tính hay điện thoại. Dễ sử dụng nhưng cũng dễ bị hacker tấn công và không bảo mật bằng ví cứng.
Ví sàn:
Cách phổ biến nhất để mọi người mua tài sản tiền điện tử đầu tiên của họ là thông qua một sàn giao dịch cho phép mọi người giao dịch giữa tiền tệ fiat và cryptocurrency.
Sàn giao dịch cũng hoạt động như ví vì nền tảng kiểm soát các khóa riêng thay mặt cho người dùng.
Lợi ích của việc có một nền tảng kiểm soát các khóa riêng của bạn là tiền hoặc tài sản của bạn có thể được phục hồi nếu bạn mất mật khẩu.
•Cách tạo ví Ethereum
◆B1: Truy cập vào myetherwallet.com để bắt đầu quá trình đăng ký.
◆B2: Điền Password và bấm Create New Wallet
◆B3: Download Keystore File (UTC / JSON). Sau khi download xong, bấm vào I understand. Continue. Lúc này, Private Key của ví sẽ hiện ra.
◆B4: Lưu Private Key cũng như Keystore/JSON File. Tiếp theo bấm vào Print Paper Wallet và lưu lại.
Trên đây là 4 bước để tạo ví lưu trữ Ethereum, nên lưu ý không để ai biết hoặc làm mất Private Key cũng như Keystore/JSON File.
13. Ethereum có lừa đảo hay đa cấp không?
Bruce Fenton, Giám đốc điều hành và người sáng lập Atlantic Financial, giải thích trong một cuộc phỏng vấn tại sao ông tin rằng đồng tiền này là hợp pháp và đầy hứa hẹn bất chấp các cuộc đấu tranh của nó. Những người khác trong thế giới tiền điện tử đổ lỗi cho bong bóng ICO năm 2017 và khẳng định rằng bằng chứng về mô hình đặt cược của nó không phải là khả thi và không thể sử dụng được.
Ngày 26 tháng 11 năm 2019, Fenton đã nói chuyện với BlockTV để bảo vệ Ethereum. Ông lập luận rằng, mặc dù nhiều người chỉ tay vào đồng tiền vì vai trò của nó trong đợt bùng nổ ICO 2017 đã chứng kiến nhiều dự án thất bại và khiến các nhà đầu tư thất vọng, nhưng đó không phải là một trò lừa đảo:
“Tôi không nghĩ rằng đó là một trò lừa đảo. Đó là sự trung thực trong cách nó được trình bày. Nó và đồng xu đã xây dựng hệ sinh thái trị giá hàng tỷ đô la này với hàng trăm công ty và dự án.”
Quan điểm của Bruce Fenton là khá chính xác. Ai cũng biết thị trường tiền điện tử luôn xảy ra biến động. Nhưng ở thị trường mới nào cũng vậy, phải có biến động thì mới có sự phát triển. Ethereum không phải là 1 trò lừa đảo, những cú ngã đó chính là điểm dừng để mọi người cùng nhìn nhận lại nó và tìm cách để nó hoàn thiện hơn trong tương lai.
14. Câu hỏi thường gặp về Ethereum
14.1 Ethereum có phải là tiền tệ không?
Ethereum là nền tảng để chạy Dapps trên toàn thế giới. Nó không phải là một loại tiền tệ, nó là một nền tảng. Tiền tệ được sử dụng để di chuyển trong mạng được gọi là Ether.
14.2 Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Bitcoin và Ethereum?
Như bảng so sánh ở trên, Bitcoin vs Ethereum cũng có 1 vài điểm khác biệt rõ ràng. Một điểm khác biệt lớn giữa Bitcoin và Ethereum là Bitcoin được sử dụng như một ứng dụng để phân cấp tiền trong khi Ethereum được sử dụng để chạy Hợp đồng thông minh và cơ bản hóa mọi thứ.
So sánh Bitcoin với Ethereum sẽ giống như so sánh táo với cam vì chúng không thực hiện cùng một mục đích. Phải nói rằng đây là những khác biệt chính giữa những điểm tương đồng nhỏ của chúng (vì chúng là cả hai loại tiền điện tử).
14.3 Ethereum được tạo ra như thế nào?
Ether được tạo ra thông qua quá trình khai thác, giống như trong Bitcoin. Điều này có nghĩa là các máy tính trên khắp thế giới cạnh tranh để đào ETH. Khi máy tính giải được các thuật toán, bạn sẽ được mạng lưới tặng 2 Ether.
15. Lời kết
Tóm lại Ethereum là 1 nền tảng phần mềm dựa trên công nghệ blockchain và Ether là đơn vị tiền đã được mã hóa được sử dụng trong các giao dịch mua bán trên hệ thống mạng lưới Ethereum.
Ethereum không có quá nhiều điểm khác so với Bitcoin, tuy nhiên những ưu điểm của nó đang trở thành yếu tố để nó vượt trội hơn so với BTC. Và nó đang là trung tâm của công nghệ blockchain.
Đầu tư Ethereum là khoản đầu tư dài hạn và được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn cả, một tính toán sai lầm cũng có thể làm nên tổn thất lớn. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
▌ Các bài liên quan đến [Đầu tư Ethereum] |
▌Tìm hiểu về thị trường tiền ảo
---------------------------------------
ICO là gì?Làm sao để phân biệt các ICO group lừa đảo khi đầu tư ICO
TOP 18 cách chơi tiền ảo Bitcoin,Ethereum và các loại tiền điện tử mọi người chơi tiền ảo cần biết
Cách mua bán coin? Top 10 APP coin(tiền ảo) uy tín để mua bán tiền ảo(coin) tại Việt Nam
Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền? So sánh phí giao dịch Bitcoin, Ethereum
Top 15 các sàn giao dịch tiền ảo uy tín Việt Nam bao gồm sàn tiền ảo ETH, BTC, LTC
▌Danh sách các đồng coin khác
---------------------------------------
Ethereum(ETH) là gì?Tìm hiểu toàn tập về đồng ETH(ETH coin) cho người mới bắt đầu
Bitcoin(BTC) là gì? Top 5 trò Bitcoin lừa đảo & Thông tin tiền ảo Bitcoin cần biết
Đồng Dogecoin là gì? Mua Dogecoin ở đâu? Cách đầu tư mua bán Dogecoin tại Việt Nam
Litecoin là gì? Hướng dẫn toàn tập về đồng tiền ảo LTC và cách kiếm Litecoin
Ripple là gì? Mua ripple coin ở đâu? Có nên đầu tư đồng ripple?
Solana(SOL) là gì? Có nên mua SOL coin và hướng dẫn mua Solana từ A đến Z
Binance Coin(BNB) là gì? Giá BNB Coin và cách mua bán Đồng BNB online
EOS là gì? Diễn biến giá EOS coin và cách mua đồng EOS hiệu quả
Polkadot là gì? Toàn tập về Polka dot và cách mua bán DOT Coin
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.