ERC20 là gì? TRC20 là gì? Tính an toàn và sự khác biệt giữa ERC-20 và TRC-20
Để đảm bảo cho các hợp đồng thông minh và tokens khác nhau có thể hoạt động trơn tru trên vô số các ứng dụng blockchain th ì yêu cầu cần có một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chung. Cùng với sự phát triển của công nghệ thì các loại tiêu chuẩn khác nhau cũng bắt đầu được hình thành.
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 02 loại tiêu chuẩn phổ biến nhất là ERC20 và TRC20.
1. ERC20 là gì?
ERC20 (Ethereum Request for Comments 20) là một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật phát triển bởi Fabin Vogelstellar năm 2015, áp dụng cho các token được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum và “20” là con số ký hiệu được gán cho yêu cầu này. Các token được tạo ra có giá trị và đặc tính giống hệt nhau và có thể được trao đổi ngang bằng.
Tính năng của ERC-20
ERC-20 bao gồm nhiều tính năng mà một token được tạo ra trên nền tảng Ethereum phải đáp ứng. Tiêu chuẩn ECR-20 cũng quy định các hoạt động của hợp đồng thông minh được thiết lập cho token được tạo ra này. Các tính năng cơ bản nhất của tiêu chuẩn ERC-20 bao gồm:
Tổng cung (TotalSupply): Tính năng cho phép một hợp đồng thông minh tính toán và thông tin tổng lượng token tồn tại trong mạng lưới blockchain.
Số dư (BalanceOf): Tính năng cho phép một hợp đồng thông minh lưu trữ và thông báo số lượng token còn lại trong tài khoản của người sở hữu.
Chuyển khoản đi (Transfer): Tính năng cho phép người sở hữu gửi một lượng token nào đó tới một địa chỉ khác, giống như một giao dịch tiền ảo.
Chuyển khoản đến (TransferFrom): Tính năng cho phép một hợp đồng thông minh tự động xử lý một lệnh chuyển khoản và chuyển một lượng token nào đó tới một địa chỉ nhân danh bạn (giống như một dạng uỷ quyền chuyển khoản).
Chấp thuận (Approve): Tính năng cho phép người sở hữu một hợp đồng uỷ quyền hoặc chấp thuận rút một lượng token nhất định từ địa chỉ người sở hữu.
Cho phép (Allowance): Tính năng cho phép một người trả lại một lượng token nhất định đến địa chỉ của người sở hữu.
ERC 20 tokens là gì?
ERC-20 tokens là những token được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum tuân thủ theo tiêu chuẩn ERC20. Để tạo ra ERC-20 tokens thì yêu cầu người phát triển phải cho kiến thức về lập trình để đảm bảo việc lập code đúng theo quy định tiêu chuẩn.
Có rất nhiều coin/token phổ biến sử dụng tiêu chuẩn ERC-20 như: USDT, USDC, SHIB, BNB, DAI…
Hiện nay có những nền tảng website hỗ trợ việc tạo ra các token ERC20. Tuy nhiên, để phát triển và duy trì được dự án tokens thì vẫn cần những người có chuyên môn về công nghệ blockchain để sửa lỗi phát sinh trong quá trình đưa vào hoạt động.
Các loại ví ERC-20
Hiện nay có rất nhiều loại ví tiền ảo tương thích với tiêu chuẩn ERC-20 cho phép lưu trữ, truy cập và thực hiện các hoạt động giao dịch token được theo ra theo tiêu chuẩn ERC-20 trên nền tảng blockchain Ethereum. Các loại ví phổ biến bao gồm:
Ví cứng: đây là loại ví dùng lưu trữ token offline sử dụng khoá bảo mật và cần trả phí để mua ví. Ví dụ : ví Atomic wallet, Ledger Nano X, KeepKey…
Ví trên nền tảng web: ví tích hợp ngay trên nền tảng web và thường miễn phí tạo và sử dụng. Ví dụ : MyetherWallet, MetaMask, MistWallet…
Ví trên app di động: ví dành cho các app di động, dễ dàng tải và cài đặt miễn phí với kết nối internet. Ví dụ: Trust Wallet, Cipher Wallet, Enjin Wallet..
Mỗi loại ví đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của từng người mà lựa chọn loại ví phù hợp.
2. TRC20 là gì?
TRC20 (TRC20 Token Standard) là một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng cho các hợp đồng thông minh được tạo ra trên nền tảng blockchain TRON. TRC-20 hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn ERC20.
Tính năng TRC20
TRC20 cũng bao gồm nhiều tiêu chuẩn khác nhau và các token và hợp đồng thông minh tạo ra trên nền tảng TRON phải tuân thủ. Tuy nhiên các tiêu chuẩn cơ bản nhất cũng giống như ERC20, bao gồm:
Tổng cung (Totalsupply)
Số dư (BlanceOf)
Chuyển khoản đi (Transfer)
Chuyển khoản đến (TransferFrom)
Chấp thuận (Approve)
Cho phép (Allowance)
TRC20 token là gì?
TRC20 token là những token được tạo ra trên nền tảng blockchain TRON và tuân thủ theo tiêu chuẩn TRC20.
Để tạo ra TRC20, người phát triển cần phải sử dụng các website hỗ trợ nền tảng TRON và lập trình theo các tiêu chuẩn TRC20 quy định. Điều này yêu cầu kiến thức về lập trình và có thể cần trả phí để hoàn tất quá trình.
Các token phổ biến theo tiêu chuẩn TRC20 như TRON, Revain (REV), Tether, JUST…
Các loại ví TRC20
Các loại ví TRC20 tokens cũng bao gồm các loại ví tương thích trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau như ví cứng (Ledger), ví trên app di động (Exodus), ví trên nền tảng web (Kucoin, Binance wallet)
3. So sánh ERC20 và TRC20
Mặc dù TRC hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn ERC20 và được tạo ra như một phiên bản của ERC20 nhưng 02 tiêu chuẩn này vẫn có những điểm khác biệt. Để thấy rõ hơn những điểm giống và khác nhau của 02 tiêu chuẩn này, hãy xem bảng so sánh dưới đây:
Nội dung | ECR20 | TRC20 |
Năm ra đời | 2015 | 2017 |
Nền tảng blockchain | Ethereum | TRON |
Tính năng cơ bản | TotalSuppy, BlanceOf, Transfer, TransferFrom, Approve, Allowance. | TotalSuppy, BlanceOf, Transfer, TransferFrom, Approve, Allowance. |
Thuật toán đồng thuận | PoW (Proof of Work) | DpoS (Delegated Proof of Stake) |
Thời gian khối | ~ 3s/block | ~ 15s/block |
Chi phí giao dịch | Cao (Mức phí trung bình của ERC20 token là ~ 30 USDT) | Thấp (Mức phí trung bình cho TRC20 tokens là ~ 2 USDT) |
Tốc độ giao dịch | dưới ~ 30 phút | ~ dưới 5 phút |
Như vậy, về cơ bản điểm khác nhau chính giữa ERC20 và TRC20 là nền tảng blockchain (Ethereum vs TRON). Ngoài ra, với sự phát triển sau, TRC20 cũng cải thiện được 02 điểm yếu của ERC20 là tốc độ và chi phí giao dịch.
4. Những câu hỏi hay gặp về ERC20 và TRC20
#4.1 ERC20 có phải tiêu chuẩn kỹ thuật duy nhất trên Ethereum blockchain không?
Không. ERC20 là tiêu chuẩn dành cho fungible token (những loại token có thể thay thế và trao đổi ngang hàng với token cùng loại) trên Ethereum blockchain. Ngoài ra, trên nền tảng blockchain này còn những tiêu chuẩn khác như ERC-721 cho NFT, ERC-777 cho xây dựng tính năng bổ sung cho token…
#4.2 Tính an toàn của tiêu chuẩn nào cao hơn ERC20 và TRC20?
Bộ tiêu chuẩn của ERC20 và TRC20 cơ bản giống nhau, điểm khác biệt chính là nền tảng blockchain. Theo một số khảo sát, ERC20 được đánh giá cao hơn về tính bảo mật và an toàn so với TRC20 vì nền tảng blockchain Ethereum có đội ngũ và quy mô hoạt động lớn hơn.
#4.3 Các sàn giao dịch tiền ảo nào hỗ trợ TRC20 và ERC20 tokens?
Hầu hết các sàn giao dịch lớn hiện nay đều hỗ trợ các tokens TRC20 và ERC20 như Binance, Huobi, KuCoin…
#4.4 Nên đầu tư TRC20 tokens hay ERC20 tokens?
Mặc dù phí giao dịch trên mạng lưới ERC20 cao hơn TRC20, nhưng trader cần quan tâm nhiều hơn đến dự án phía sau tokens, khả năng phát triển của dự án, hiệu suất, thanh khoản tokens để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.
#4.5 Có thể đổi ERC20 tokens thành TRC20 tokens không?
Được. Người sử dụng có thể dễ dàng chuyển ERC20 tokens sang TRC20 tokens và ngược lại thông qua các nền tảng giao dịch hoặc ví tiền ảo hỗ trợ cả hai tiêu chuẩn này.
Các bài liên quan đến [ERC20] |
ICO là gì?Làm sao để phân biệt các ICO group lừa đảo khi đầu tư ICO
Top 15 tiền điện tử đáng mua bán đầu tư nhất năm 2023 theo cryptocurrency market cap
Nên đầu tư tiền ảo nào? Top 10+ những đồng tiền ảo tiềm năng nhất trong năm 2023
Blockchain là gì? Các ứng dụng trong thực tiễn của công nghệ blockchain
Những đồng coin sắp lên sàn 2023 và các đồng coin triển vọng 202
ERC20 là gì? TRC20 là gì? Tính an toàn và sự khác biệt giữa ERC20 và TRC20
Bitcoin(BTC) là gì? Top 5 trò Bitcoin lừa đảo & Thông tin tiền ảo Bitcoin cần biết
Nên đầu tư tiền ảo nào? Top 10+ những đồng tiền ảo tiềm năng nhất trong năm 2023
Mua Bitcoin ở đâu? 06 cách mua Bitcoin(BTC) và tiền ảo phổ biến nhất 2023
Cách xem biểu đồ giá Bitcoin(BTCUSD) Năm 2023 - Biết xem biểu đồ Bitcoin là bí mật đầu tư Bitcoin?
Crypto là gì? Mọi điều cần biết về thị trường cryptocurrency
Chơi Bitcoin cần bao nhiêu tiền? So sánh phí giao dịch Bitcoin, Ethereum
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.