Các loại phí giao dịch chứng khoán: Làm sao để phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất?
Nếu muốn biết chơi chứng khoán cần bao nhiêu tiền, Phí giao dịch chứng khoán hay phí môi giới chứng khoán là những thứ rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng đầu tư của mọi người.
Tuy nhiên, phí giao dịch chứng khoán bao gồm rất nhiều khoản phí khác nhau và các công ty chứng khoán sẽ thường cạnh tranh nhau về mức phí giao dịch.
Chính vì thế trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về các loại phí trên. Cùng với đó là tìm hiểu rõ hơn về phí giao dịch trên các công ty chứng khoán.
1. Các loại phí giao dịch chứng khoán cơ sở & ví dụ
Làm rõ về các loại chi phí giao dịch chứng khoán cơ sở liên quan
Nếu bạn có ý định đầu tư vào các cổ phiếu Việt Nam như Vinamilk, Vin Group thì giao dịch chứng khoán cơ sở là sự lựa chọn duy nhất.
Những sản phẩm này và toàn bộ cổ phiếu của các công ty Việt Nam được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX đều có thể giao dịch được thông qua các công ty chứng khoán thành viên.
Các khoản phí khi giao dịch chứng khoán, ví dụ:
Giao dịch chứng khoán cơ sở có rất nhiều các phụ phí liên quan. Các khoản phí này tuy không lớn nhưng nó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nếu nhà đầu tư không nắm rõ. Dưới đây là bảng các phụ phí liên quan đến giao dịch chứng khoán cơ sở.
Tên phí | Giải thích | |
▶️ | Phí mua bán chứng khoán | Đây là khoản phí mà các công ty chứng khoán sẽ tính khi bạn đầu tư trên sàn hay nói cách khác đây là phí để bạn có thể đặt lệnh hay gỡ lệnh trên sàn. Các công ty chứng khoán sẽ có các mức phí giao dịch khác nhau và giữ các sản phẩm cũng có mức phí khác nhau. Ví dụ tại Vndirect phí giao dịch độc lập là 0,2%/giá trị giao dịch. |
▶️ | Phí ứng tiền trước | Đây là khoản phí để bạn có thể nhận tiền trước thời gian quy định. Vì thông thường khi bạn bán cổ phiếu thì tiền sẽ mất từ 1 đến 2 ngày mới về tài khoản. Tuy nhiên nếu bạn muốn có tiền ngay thì sẽ bị mất một khoản phí từ công ty chứng khoán đó. |
▶️ | Phí lưu ký | Đây là khoản phí được quy định khác nhau giữa các CTCK nhưng không quá 0,5đ/CP/tháng để bạn cần nộp cho trung tâm lưu ký chứng khoán để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán của mình. |
▶️ | Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu | Đây là thuế trader phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0,1%/giá trị bán khớp lệnh. |
▶️ | Thuế TNCN cổ tức | Thuế cổ tức bằng tiền mặt là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông sở hữu cổ phiếu được trả từ các công ty đó. Nhà đầu tư phải chịu 5% thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu nhập nhận được theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP. |
▶️ | Thuế TNCN từ thừa kế chứng khoán | Đây là thuế phải nộp khi được thừa kế chứng khoán và được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất 10%. |
▶️ | Phí chuyển tiền sở hữu | Nếu bạn muốn chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu đang nắm giữ cho người khác, bạn cũng mất một khoản phí |
▶️ | Phí tư vấn | Các công ty chứng khoán thường cung cấp dụ vụ tư vấn, hỗ trợ đầu tư. Nếu bạn đăng ký gói này thì bạn sẽ phải trả tiền cho người tư vấn |
▶️ | Phí nạp tiền | Là phí khi bạn nạp tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán trên công ty đó |
▶️ | Phí rút tiền | Là phí khi bạn rút tiền từ tài khoản giao dịch chứng khoán về tài khoản cá nhân |
▶️ | Phí mở tài khoản | Đây là khoản phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại công ty chứng khoán. (phí này tùy công ty, thường là phí ẩn không công khai) |
▶️ | Phí cấp lại | Sau khi sở hữu cổ phiếu, trái phiếu hoặc chứng chỉ quỹ thì công ty chứng khoán sẽ cấp cho bạn một số hoặc giấy xác nhận. Nếu bạn làm mất sổ hoặc giấy này, bạn sẽ mất phí để làm lại chúng |
▶️ | Thuế thu nhập cá nhân | Đây là thuế trader phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0,1%/giá trị bán khớp lệnh. |
Cách tính chi phí giao dịch chứng khoán cơ sở
☀️ Phí mua bán chứng khoán:
Bất cứ là mua hoặc bán ra cổ phiếu, bạn đều bị tính phí. Theo quy định, phí giao dịch này không được vượt quá mức 0,5% của giá trị giao dịch. Thông thường, mức phí này nằm trong khoảng 0,1% ~0,35%.
Mã | Giá | Khối lượng | Giá trị | Phí* | Tiền phí |
MWG | 147.000 | 200 | 29.400.000 | 0,4% | 117.600 |
*Phí giao dịch mua bán cổ phiếu thông thường
Tóm lại, chi phí giao dịch cổ phiếu trong nước trung bình là từ 0,1% đến 0,5% trên giá trị giao dịch, ngoài ra còn các phụ phí khác như phí nhận cổ tức (5%), phí cấp lại ..v.v. Nếu so sánh với giao dịch cổ phiếu phái sinh quốc tế thì khoản phí này cao hơn hẳn.
ví dụ:
Giả sử bạn mua 100 cổ phiếu trên công ty SSI(áp dụng cho mức phí là 0,25%), bạn phải chịu 100CP*50.000đ*0,25%=12.500đ
Khi bạn bán ra cổ phiếu này thì cũng phải trả thêm 100CP*50.000đ*0,25%=12.500đ. Vậy là sau 1 lượt mua và bán bạn mất 25 ngàn đồng .
☀️ Phí lưu ký:
Đây là chi phí hàng tháng trader phải trả cho Trung tâm lưu ký chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán.
Ví dụ trên VNdirect, Phí lưu ký là 0,3đ/1 cổ phiếu, vẫn là ví dụ trên, bạn sẽ chịu phí lưu ký là 0,3đ*100CP=30đ
☀️Phí ứng tiền trước:
Không giống như cơ chế giao dịch T+0 trên thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế, thị trường CKVN giao dịch T+2,5, tức là sau 2,5 ngày mua cổ phiếu thì mới có thể thực hiện việc bán cổ phiếu đó, và cũng là sau 2,5 ngày tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản).
Vì vậy, nếu trader muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay thì theo quy định phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền.
Ví dụ: Phí ứng trước tiền bán của một Công ty Chứng khoán là 0,0367%/ngày, bạn phải chịu 100CP*50.000đ*0,0367%*2 ngày = 3.670đ
☀️ Về thuế:
Đầu tư chứng khoán trong nước không chỉ có các khoản phí đi cùng mà nhà đầu tư còn phải đóng thuế theo quy định của nhà nước. Cụ thể sẽ có 2 mức thuế được áp dụng như sau:
Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phiếu | Thuế thu nhập cá nhân nếu nhận cổ tức tiền mặt |
Theo luật chứng khoán thì việc chuyển nhượng chứng khoán sẽ được áp ứng thuế là 0,1% trên giá trị. Mức thuế này chỉ dành cho bên Bán, bên mua sẽ không phải chịu phí. ☀️ Ví dụ: Bạn muốn bán 500 cổ phiếu VNM (Vinamilk) với giá trị là 45,5tr thì phí phải chịu sẽ là 45.500đ. | Đây là thuế thu nhập cá nhân khi bạn được nhận cổ tức. Mức thuế này cố định là 5% trên giá trị cổ tức. ☀️ Ví dụ: Cổ tức bạn nhận được là 10.000.000đ thì sẽ phải đóng thuế là 500.000đ |
Ngoài ra còn rất nhiều phụ phí khác, tuy nhiên trên đây là các khoản phí cơ bản mà nhà đầu tư chứng khoán nên nắm rõ.
Các khoản phí trên sẽ không đi theo trình tự giao dịch mà sẽ phụ thuộc và tình huống của nhà đầu tư. Ngoài ra thì các sàn cũng có những mức phí khác nhau nên khó có thể đưa ra mức phí chung. Tuy nhiên phí giao dịch là phí phổ biến nhất cụ thể:
Ưu điểm
√ Được quản lý bởi nhà nước
√ Kênh đầu tư duy nhất vào các sản phẩm cổ phiếu, chỉ số và trái phiếu Việt Nam
Nhược điểm
ė Phí giao dịch chứng khoán cao
ė Không thể giao dịch cổ phiếu, chỉ số nước ngoài
ė Yêu cầu vốn lớn và khả năng hiểu biết về thị trường Việt Nam do đây là thị trường có tính đặc thù, khác biệt khá cao với các thị trường quốc tế
ė Thủ tục lập tài khoản giao dịch cần mất ít nhất 1 ngày và yêu cầu ký quỹ tài khoản
ė Không được phép mua và bán cùng một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch
2. Các loại tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh & ví dụ
Làm rõ về các loại chi phí giao dịch chứng khoán phái sinh
Điểm nổi bật nhất mà chứng khoán phái sinh mang lại cho nhà giao dịch (trader) đó là khả năng tham gia vào chứng khoán quốc tế với vô vàn những sản phẩm giao dịch hấp dẫn, đồng thời chứng khoán phái sinh cũng cho phép các trader có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại khối lượng và lợi nhuận của mình lên gấp nhiều lần.
Các khoản phí khi giao dịch chứng khoán phái sinh không phức tạp như chứng khoán VN, ví dụ:
Chứng khoán phái sinh với đặc điểm là không yêu cầu nắm giữ tài sản. Vì thế mà hầu hết các phụ phí giống như chứng khoán cơ sở đều không có. Đây cũng là điều tiện lợi với các nhà đầu tư trẻ. Dưới đây là bảng các phí cần thiết trong giao dịch chứng khoán phái sinh.
Phí | Giải thích | |
▶️ | Giống như phí giao dịch với chứng khoán cơ sở. Các sàn phái sinh thu phí hoa hồng khi giao dịch. Tuy nhiên khoản phí này thường rất thấp, thập chí có sàn không tính phí hoa hồng. | |
▶️ | Hay phí chênh lệch vào lệnh mua/bán. Giá mua/bán được hiển thị trên sàn giao dịch. Nhưng khi nhà đầu tư vào lệnh mức giá sẽ cao hơn một chút so với giá hiện thị ban đầu. Các sàn giao dịch ký quỹ thường có spread thả nổi, và các mức cũng khác nhau | |
▶️ | Nếu bạn muốn giữ vị thế qua đêm thì bạn cần đóng phí này. Phí này rất thấp, tuy nhiên nếu giữ trong dài hạn (vd vài tuần) thì khoản phí này cũng khá đáng kể. Thường các nhà đầu tư sẽ giao dịch trong ngày | |
▶️ | Phí nạp/rút | Các sàn giao dịch ký quỹ thường không tính phí nạp rút giống như sàn Mitrade. Tuy nhiên bạn sẽ mất phí từ phía ngân hàng hoặc phương thức nạp của bạn. Ví dụ nếu bạn nạp tiền bằng Visa/Master card khoản phí có thể lên tới 5% |
Có thể thấy, giao dịch chứng khoán phái sinh có ít phí hơn hẳn so với chứng khoán cơ sở. Điều này giúp các nhà đầu tư mới vô cùng dễ dàng tham gia vào thị trường. Hơn nữa các sản phẩm chứng khoán cũng đa dạng hơn vì đây là thị trường quốc tế.
Cách tính chi phí giao dịch chứng khoán phái sinh
Nói một đơn giản, giao dịch chứng khoán phái sinh tức là việc bạn sử dụng phân tích của mình để dự đoán xu hướng giá tương lai của cổ phiếu, chỉ số rồi mở vị thế giao dịch dựa vào dự đoán đó.
Tuy nhiên, nếu chỉ có như vậy thì giao dịch chứng khoán phái sinh đã không thể phát triển mạnh mẽ được như hiện tại. Một ưu điểm nữa cũng vô cùng hấp dẫn các trader đó là tỷ lệ ký quỹ & đòn bẩy tài chính khi giao dịch chứng khoán phái sinh bằng hình thức giao dịch ký quỹ.
Và để bạn hiểu hơn về công cụ này mình sẽ lấy một ví dụ về giao dịch chứng khoán tại Mitrade – sàn giao dịch chứng khoán phái sinh uy tín được quản lý bởi Ủy Ban Chứng Khoán và Đầu Tư Úc.
Ở đây, sản phẩm chứng khoán được giao dịch là chỉ số Dow Jones(US30) đang có giá 26787,5$. Mình mở một vị thế bán chỉ số US30 vì cho rằng giá sẽ giảm về 26588$, khối lượng đầu tư của mình dự tính là 1 lô.
Cách tính phí giao dịch chứng khoán, giá trị đầu tư, số vốn đầu tư và lợi nhuận sẽ là:
Giá trị đầu tư = Số lô x Kích thước lô x Giá vị thế Mua/Bán
Giá trị khoản đầu tư = 1 x 1 x 26787,5 = 26787,5$ |
Tuy nhiên, mình sẽ không phải trả 100% giá trị khoản đầu tư bởi đây là giao dịch ký quỹ chứng khoán phái sinh. Tại Mitrade, tỷ lệ ký quỹ ban đầu được áp dụng cho giao dịch chỉ số chứng khoán là 0,5% nên:
Số vốn đầu tư thực tế =Giá trị đầu tư x tỷ lệ ký quỹ
Số vốn đầu tư cần có = 26797,5 x 0,5% = 133,94$ |
Trong trường hợp giá trị chỉ số US30 về mức 26588$ như dự đoán và mình quyết định chốt lợi nhuận tại đây thì:
Lợi nhuận = (Chênh lệch giá lúc đóng và mở vị thế) x số lô x kích thước lô
Lợi nhuận = (26797,5 – 26588) x 1 x 1= 199,5$ , tức mình đã đạt 148,9% (Hiệu suất) sinh lời khi đầu tư 133.94$ |
3. Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất tại Việt Nam?
Thuế và Phí là hai dữ kiện quan trọng trong giao dịch chứng khoán. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất lợi nhuận của nhà đầu tư, chính vì thế nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về 2 thông số này.
Các cơ quan nhà nước quy định mức tối đa của phí giao dịch là 5% cho 1 lần nhưng mức sàn thì lại tùy thuộc vào quy định của các công ty chứng khoán thành viên.
Ngoài ra, một số công ty chứng khoán còn thu thêm phí duy trì tài khoản và phí dịch vụ, đây là các loại phí phát sinh và cũng được quy định riêng theo từng công ty.
Ví dụ như khi bạn muốn quyền sở hữu chứng khoán tại Công ty chứng khoán MBS thì bên chuyển nhượng phải chịu phí 0,2% giá trị giao dịch, bên nhận chuyển nhượng cũng phải đóng một khoản phí tương đương với 0,1% giá trị chuyển nhượng. |
Phí giao dịch chứng khoán của một số công ty chứng khoán tại Việt Nam
● Phí giao dịch Vndirect
Biểu phí Vndirect | |
Loại phí | Mức phí |
Phí duy trì | 0 |
Phí giao dịch | 0,2% |
Phí giao dịch qua môi giới | 0,35% |
Phí giao dịch có hỗ trợ | 0,3% |
● Phí giao dịch chứng khoán SSI
Biểu phí SSI | |
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch trực tuyến | 0,25% |
Phí giao dịch qua các kênh khác |
|
Phí giao dịch trái phiếu | 0,05% đến 0,1% |
● Phí giao dịch chứng khoán FPTS
Bảng giá chứng khoán FPTS | |
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch |
|
Trái phiếu | 0,5% |
Cổ phiếu chưa niêm yết |
|
● Phí giao dịch chứng khoán HSC
Biểu phí HSC | |
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch |
|
Phí giao dịch kênh online |
|
● Phí giao dịch chứng khoán VCBS
Bảng giá chứng khoán VCBS | ||
Loại phí | Gói chủ động | Gói có tư vấn |
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo | 0,18% | 0,2% |
Trái phiếu niêm yết | 0,1% | 0,1% |
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo chưa niêm yết | 0,35% | 0,35% |
Trái phiếu chưa niêm yết | 1tr/1 giao dịch | 1tr/1 giao dịch |
● Phí giao dịch chứng khoán Techcombank
Bảng giá Techcombank | |
Loại phí | Mức phí |
Phí giao dịch iconnect | 0,15% trên tổng giá mua hoặc bán |
Trái phiếu |
|
Lưu ký chứng khoán | 0,3 đồng/1 cổ phiếu 0,2 đồng/1 trái phiếu |
● Phí giao dịch chứng khoán mbs
Bảng giá MBS | ||
Loại phí | Mức phí | |
Phí dịch vụ MBS online | 0,12% | |
Phí dịch vụ có broker/khác | Kênh điện tử | Quầy/Broker |
Dưới 100tr | 0,3% | 0,35% |
100-300tr | 0,3% | 0,325% |
300-500tr | 0,25% | 0,3% |
500-700tr | 0,2% | 0,25% |
700-1 tỷ | 0,15% | 0,2% |
Trên 1 tỷ | 0,15% | 0,15% |
Phí giao dịch của các loại thị trường chứng khoán:
Công ty chứng khoán | Phí giao dịch Cổ phiếu – chứng chỉ quỹ - ETF | Phí giao dịch Trái phiếu |
Phí giao dịch chứng khoán ssi | 0.25%-0,4% tùy theo giá trị và kênh giao dịch | 0.05% - 0.1% |
Phí giao dịch chứng khoán hsc | 0,15% - 0,35% tùy theo giá trị và kênh giao dịch | 0,1% |
Phí giao dịch chứng khoán fpts | 0,08%-0,15% tùy theo giá trị và kênh giao dịch | 0,05% |
Phí giao dịch chứng khoán mbs | 0,15% - 0,35% tùy theo giá trị và kênh giao dịch | 0,02%-0,1% |
Phí giao dịch chứng khoán vcbs | 0,18% -0,35% tùy theo gói giao dịch | 0,1% |
Phí giao dịch chứng khoán vndirect | 0,15% - 0,35% tùy theo gói giao dịch | 0.02% - 0.1% |
Nếu là một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường thì việc nắm bắt các khoản phí từ các công ty chứng khoán là điều tương đối dễ. Tuy nhiên nếu bạn là một nhà đầu tư mới thì có lẽ ít nhiều sẽ bị choáng ngợp. Vì thế lời khuyên dành cho các nhà đầu tư trẻ là hãy lựa chọn các sàn chứng khoán có cách tính phí đơn giản để bắt đầu.
Đặc biệt nếu yêu thích giao dịch ngắn hạn và yêu thích chứng khoán Mỹ bạn có thể lựa chọn sàn Mitrade. Tận hưởng mức phí giao dịch 0% và nhiều ưu đãi hấp dẫn của sàn.
Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất?
Theo như bảng phí giao dịch này, công ty FPTS có vẻ như sở hữu mức phí giao dịch thấp nhất với tối thiểu 0,08% đối với Cổ phiếu – chứng chỉ quỹ - ETF và 0,05% đối với trái phiếu.
Tuy nhiên, bạn còn cần phải lưu ý đến các loại phí phát sinh như đã đề cập ở phần trên. Vì vậy, trước khi quyết định công ty chứng khoán để giao dịch, tốt nhất bạn nên yêu cầu họ thống kê toàn bộ các chi phí giao dịch để tránh trường hợp bị tính thêm phí mà không hề hay biết.
4. Làm sao để phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất
Để giảm thiểu phí giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần nắm vững các loại phí và thuế áp dụng khi thực hiện giao dịch. Một số bước cơ bản bao gồm việc so sánh biểu phí của các công ty chứng khoán, lựa chọn những công ty có mức phí thấp hoặc có chính sách miễn phí giao dịch dưới điều kiện nhất định.
Ngoài ra, việc giao dịch trực tuyến thay vì thông qua nhân viên môi giới cũng giúp giảm bớt chi phí. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi dành cho khách hàng VIP, vì những chương trình này thường đi kèm với mức phí ưu đãi. Theo thông tin cập nhật mới nhất năm 2024, mức phí giao dịch chứng khoán tại Việt Nam dao động từ 0.1% đến 0.35% giá trị giao dịch.
Để có thông tin chi tiết và cập nhật, nhà đầu tư nên tham khảo các nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy về biểu phí giao dịch chứng khoán.
6. Nên giao dịch chứng khoán nào trong năm 2024~2025
Như các bạn cũng đã biết, năm 2020 và 2021 là một năm có rất nhiều biến động lớn xảy ra tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Dịch bệnh, thiên tai và các cuộc xung đột địa chính trị đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế khiến thị trường chứng khoán gần như đã sụp đổ vào hồi tháng 3 và chỉ vừa mới vực dậy trong thời gian gần đây.
Bước sang năm 2022 vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết và triển vọng hồi phục & phát triển kinh tế đang bị đặt trong sự nghi ngờ không chắc chắn.
Và rồi đến năm 2023, một sự hồi phục tương đối ấn tượng tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro từ các tình hình kinh tế nói chung , cũng như những hành động về chính sách của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là FED.
Vì thế để trả lơi cho câu hỏi “Nên giao dịch chứng khoán nào trong năm 2024~2025?" sẽ rất khó, tuy nhiên , trong bối cảnh đó, việc bỏ một số vốn lớn ra để đầu tư chứng khoán cơ sở không thực sự là một phương án hiệu quả trừ khi bạn sở hữu khả năng phân tích thị trường xuất sắc và nhìn ra các cổ phiếu của những công ty có khả năng vượt qua giông bão để phát sinh lợi nhuận trong dài hạn.
Hiệu suất thay đổi trong ngày và trong tháng của thị trường chứng khoán Việt Nam với các cổ phiếu chính. Nguồn: Tradingview
Thay vào đó, giao dịch ký quỹ chứng khoán phái sinh với các ưu điểm chính là không cần nhiều vốn, có thể kiếm lợi nhuận trong thị trường giá giảm và đặc biệt hơn, nhà đầu tư có thể giao dịch các chỉ số, cổ phiếu và các cặp ngoại tệ quốc tế.
Các ưu điểm này giúp chứng khoán phái sinh dễ dàng tiếp cận với nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn sẽ luôn có lợi nhuận khi tham gia vào thị trường mà không có đủ kiến thức giao dịch.
Thị trường cổ phiếu Mỹ với những biến động mạnh mẽ trong ngày, đây chính là cơ hội cực lớn cho nhà đầu tư chứng khoán phái sinh. Nguồn Tradingview
5. Lời kết
Qua bài viết này, mình hy vọng các bạn sẽ hiểu và nắm rõ được ưu nhược điểm cũng như chi phí đầu tư của hai phương pháp giao dịch chứng khoán chính là chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Việc lựa chọn phương pháp nào để đầu tư là quyền của bạn và xin chúc các bạn luôn thành công.
▌ Các bài liên quan đến [Phí giao dịch chứng khoán] |
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.