Giảm phát là gì? Hậu quả của giảm phát có nghiêm trọng hơn lạm phát?

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Giảm phát là khi giá giảm theo thời gian, trái ngược với lạm phát, tức là khi giá tăng. Nó có thể được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự gia tăng năng suất và sự phong phú của hàng hóa và dịch vụ; sự sụt giảm tổng cầu hoặc tổng cầu; giảm cung tiền và tín dụng.


Chúng ta đã nghe nhiều đến khái niệm lạm phát (inflation). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một khái niệm ngược lại của lạm phát đó là giảm phát (tiếng Anh là deflation). Vậy sự khác nhau giữa hai khái niệm này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.


1. Giảm phát là gì?

Nếu lạm phát là việc giá tiêu dùng và tài sản tăng theo thời gian và sức mua giảm đi thì giảm phát lại ngược lại. Đó xảy ra khi giá tiêu dùng và tài sản giảm theo thời gian và sức mua tăng lên. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu rằng cùng một số tiền nhất định chúng ta có thể mua được nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn vào ngày mai so với hôm nay.


Nghe đến việc giá tiêu dùng và tài sản giảm, sức mua tăng thì có vẻ như nó là một điều tốt trong bối cảnh kinh tế thị trường, vật giá leo thang nhưng về sâu xa thì nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Nó có thể báo hiệu một cuộc suy thoái sắp xảy ra và thời kỳ kinh tế khó khăn. Việc chi ít tiền hơn cho hàng hóa, dịch vụ có thể dẫn đến thu nhập ít hơn cho người sản xuất, điều này có thể dẫn đến thất nghiệp và lãi suất cao hơn. Dữ liệu lịch sử đã phần nào chứng minh tính đúng đắn của nhận định này khi mà tại Hoa Kỳ, thời kỳ giảm phát thường đi đôi với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.


2. Những nguyên nhân gây ra giảm phát

Trước hết, để hiểu được các nguyên nhân gây ra giảm phát, chúng ta sẽ cần hiểu sơ bộ về việc người ta đo lường giảm phát như thế nào nhé. Quay trở lại khái niệm về giảm phát mà chúng ta vừa trao đổi ở trên, có thể thấy việc đánh giá giảm phát/lạm phát sẽ dựa vào giá tiêu dùng và tài sản cũng như sức mua của chúng trong nền kinh tế. Do đó, theo quy ước chung, chúng ta sử dụng chỉ số kinh tế CPI (chỉ số giá tiêu dùng) để theo dõi giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ được mua phổ biến và công bố những thay đổi hàng tháng.


Cụ thể, khi giá cả được tính bằng chỉ số CPI trong một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó thì nền kinh tế đang trải qua tình trạng giảm phát. Ngược lại, khi giá chung tăng, nền kinh tế đang trải qua lạm phát. Lấy ví dụ, dữ liệu CPI tháng 5 của Hoa Kỳ yếu hơn dự báo. Mặc dù chưa bước vào giai đoạn giảm phát nhưng nó cho thấy lạm phát hạ nhiệt trên diện rộng và kết quả là hợp đồng tương lai Dow Jones tăng hơn 200 điểm.


Khi dựa vào giá tiêu dùng, giá tài sản cũng như sức mua trong nền kinh tế, chúng ta sẽ thấy có hai nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát là nhu cầu giảm hoặc nguồn cung tăng. Tổng cầu giảm dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ giảm nếu nguồn cung không thay đổi. Trong đó, sự sụt giảm tổng cầu có thể được gây ra bởi hai yếu tố.


Thứ nhất là chính sách tiền tệ: Khi lãi suất tăng cao sẽ khiến cho động thái chi tiêu của người dân bị kìm hãm. Mọi người sẽ có xu hướng tích lũy tiền mặt thay vì chi tiêu, thậm chí là cắt giảm các khoản vay mượn tài chính. Hệ lụy là nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ ít hơn, dẫn đền cầu giảm.


Thứ hai là các điều kiện ngoại cảnh tác động: Các sự kiện kinh tế bất lợi, chẳng hạn như đại dịch toàn cầu, có thể dẫn đến giảm nhu cầu tổng thể trong một nền kinh tế. Nói cách khác, khi người dân có tâm lý lo lắng, bất an về nền kinh tế hoặc tình trạng thất nghiệp gia tăng, họ có thể chi tiêu ít hơn để có thể tiết kiệm nhiều hơn.


Khi tổng cung cao hơn có nghĩa là nhiều hàng hóa, dịch vụ so với nhu cầu của thị trường ở một thời điểm nào đó. Sự gia tăng tổng cung này có thể xuất phát từ việc giảm chi phí sản xuất. Nếu chi phí sản xuất thấp hơn, các công ty có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn với cùng một mức giá. Lúc này, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, các nhà sản xuất có thể phải hạ giá thành để tăng độ cạnh tranh.


3. Hậu quả của giảm phát là gì?

Như chúng ta đã nói ở trên, giá tiêu dùng và tài sản giảm, người dân sẽ được hưởng lợi nhưng chỉ nên ở trong một mức độ nào đó. Khi nó vượt qua ngưỡng cho phép, đó lại có thể là tín hiệu cờ đỏ cho chính nền kinh tế của một quốc gia. Hậu quả của giảm phát có thể được thể hiện rõ ở một số điểm chính sau đây:


  • Một là tình trạng thất nghiệp gia tăng: Khi giá giảm, công ty buộc phải cắt giảm lợi nhuận, thu hẹp hoạt động kinh doanh, thậm chí là sản xuất cầm chừng. Và một trong những cách các công ty áp dụng để cắt giảm cũng như tối ưu chi phí hoạt động đó là sa thải người lao động.


  • Hai là món nợ: Lãi suất có xu hướng tăng lên trong thời kỳ giảm phát. Điều này sẽ khiến các khoản nợ trở nên đắt đỏ hơn. Kết quả là người tiêu dùng và doanh nghiệp thường giảm chi tiêu.


  • Ba là vòng xoáy giảm phát: Chúng ta có thể xem đây như là hiệu ứng domino khi mà giá giảm có thể dẫn đến sản xuất ít hơn; sản xuất ít hơn có thể dẫn đến lương thấp hơn; mức lương thấp hơn có thể làm giảm nhu cầu chi tiêu mua sắm của người dân; và nhu cầu giảm có thể khiến giá ngày càng thấp hơn. Cứ tiếp tục như vậy điều này có thể làm cho tình hình kinh tế tồi tệ trở nên tồi tệ hơn.


4. Hậu quả của giảm phát có nghiêm trọng hơn lạm phát?

Thật khó có thể đánh giá được tính nghiêm trọng của hai loại hình này vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền kinh tế, thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, người ta tin rằng giảm phát lại có hại hơn lạm phát vì những hậu quả mà nó gây ra. Bởi lẽ:


  • Thứ nhất, mặc dù lạm phát có nghĩa là đồng đô la không tăng quá nhiều, nhưng nó cũng làm giảm giá trị của khoản nợ. Điều này duy trì vòng luân chuyển trong tăng trưởng kinh tế. Lạm phát ở mức vừa phải là điều bình thường trong chu kỳ kinh tế và một lượng nhỏ thường được coi là dấu hiệu của sự tăng trưởng kinh tế lành mạnh.


  • Thứ hai, với lạm phát, người dân có thể tự bảo vệ mình ở một mức độ nhất định. Họ có thể tìm kiếm và dịch chuyển dòng tiền của mình sang các kênh đầu tư khác như tiền điện tử, chứng khoán… nhằm có thể giúp thu nhập tăng nhanh hơn lạm phát, qua đó giúp duy trì và tăng sức mua. Không giống như lạm phát, nợ trở nên đắt đỏ hơn khi giảm phát, khiến người dân và doanh nghiệp tránh phải gánh chịu nó khi họ cố gắng trả những khoản nợ ngày càng đắt đỏ mà họ đã nợ.


  • Thứ ba, giảm phát thường gắn liền với sự thu hẹp và suy thoái kinh tế. Vòng xoáy giảm phát có thể biến thời kỳ kinh tế khó khăn thành suy thoái.


5. So sánh giảm phát với lạm phát

Dựa vào hai khái niệm vừa trao đổi ở các phần trên, chúng ta có thể rút ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này như sau.


Tiêu chí

Giảm phát

Lạm phát

Giống nhau


- Đều là các thước đo khác nhau về sức khỏe của một nền kinh tế tại bất kỳ quốc gia nào.

- Được đo lường dựa trên chỉ số CPI hoặc CPI Core.

- Chính phủ các quốc gia sẽ chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, điều hành chính sách tiền tệ để đảm bảo giữ tỷ lệ lạm phát/giảm phát ở mức hợp lý


Khác nhau

Khái niệm

Giá tiêu dùng và tài sản giảm theo thời gian và sức mua tăng lên.

Giá tiêu dùng và tài sản tăng theo thời gian và sức mua giảm đi.

Hành vi của người dân

Tăng tích lũy tiền mặt.

Việc tích lũy tiền mặt có thể làm giảm giá trị khi lạm phát tăng cao.

Đầu tư

Các loại hình đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và đầu tư bất động sản sẽ rủi ro hơn.

Tăng đầu tư để cân bằng với tỷ lệ lạm phát lớn.


6. Nhà đầu tư nên làm gì những gì để chống giảm phát

Để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng giảm phát trong nền kinh tế, ngoài việc bạn cần phải gia tăng nguồn thu nhập; có kế hoạch chi tiêu, mua sắm thông minh cũng như lập kế hoạch tài chính cá nhân rõ ràng… là một nhà đầu tư, bạn nền:


  • Một là tìm kiếm các cơ hội đầu tư vững chắc. Mặc dù quá trình đầu tư thời điểm này sẽ có tỷ lệ rủi ro cao hơn nhưng nếu bạn biết cách tìm kiếm, nghiên cứu và đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán của các công ty có nền tảng vững chắc, khả năng tăng trưởng dài hạn và khả năng chịu đựng khó khăn thì nó có thể mang lại cho bạn tiềm năng to lớn trong tương lai.


  • Hai là trong bối cảnh giảm phát của nền kinh tế, sẽ vẫn có một số ngành có thể tiếp tục phát triển, ví dụ như ngành công nghệ và công nghiệp đổi mới. Do đó, các công ty trong ngành này có thể mang lại một cơ hội đầu tư hấp dẫn.


  • Ba là đầu tư vàng và kim loại quý. Những thứ này thường được xem như một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Giá trị của chúng có thể tăng trong giai đoạn không chắc chắn và khi đồng tiền mất giá. Đầu tư vào vàng, bạc và các kim loại quý khác có thể giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và bảo vệ tài sản.


7. Lời kết

Giảm phát là sự giảm tổng thể về chi phí của hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế bất kỳ. Nếu giá cả giảm nhẹ, nó có thể là chất xúc tác quan trọng giúp thúc đẩy chi tiêu của người dân. Tuy nhiên, khi tình trạng giảm phát diễn ra trên diện rộng, nó có thể ngăn cản chi tiêu và dẫn đến suy thoái kinh tế.


8. Câu hỏi thường gặp

#Siêu giảm phát là gì?

Dựa trên khái niệm giảm phát, chúng ta có thêm khái niệm siêu giảm phát (hyper deflation). Nó ám chỉ việc giảm giá chung cực kỳ nhanh và mạnh của các loại hàng hóa và dịch vụ trên toàn bộ nền kinh tế chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn.


#Lợi ích của giảm phát là gì?

Trong phạm vi cho phép, người dân sẽ nhận được nhiều lợi ích khi sống trong nền kinh tế giảm phát như có cơ hội lựa chọn và sử dụng hàng hóa chất lượng cao hơn; các công ty cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh dẫn đến việc người dân được hưởng lợi và đặc biệt là cùng một số tiền nhưng người dân có sự lựa chọn đa dạng hơn.


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad