
Chỉ số ROI cho thấy điều gì? Tại sao các nhà đầu tư cần đo lường ROI? Trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết và chuyên sâu về ROI.
1. Khái niệm ROI
- ROI là viết tắt của Return On Investment hay còn gọi là tỷ lệ sinh lời đầu tư, là chỉ số đánh giá lợi nhuận ròng của khoản đầu tư so với chi phí khoản đầu tư đó. Nghĩa là nhà đầu tư chi ra 1 đồng đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng cho hoạt động đầu tư đó.
- Ví dụ: bạn chi ra 100 đồng đầu tư vào hạng mục A, doanh thu từ bán hàng của hạng mục A là 250 đồng. Khi đó lợi nhuận ròng là 150 đồng, ROI là 150% nghĩa là bạn chi ra 1 đồng và thu về 2,5 đồng, trong đó vốn là 1 đồng cùng với lợi nhuận là 1,5 đồng.
- Vì vậy, ROI là phương pháp để nhà đầu tư tính hiệu quả đầu tư đồng thời kiểm soát và can thiệp vào các vấn đề liên quan đến doanh thu – chi phí. Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh có chỉ số ROI càng cao nghĩa là hoạt động đầu tư của nhà đầu tư càng hiệu quả.
2. Ưu nhược điểm của ROI
a. Ưu điểm
- Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư dựa trên tỷ lệ sử dụng chi phí hợp lý để tạo ra lợi nhuận.
- Cách tính đơn giản, phù hợp với các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư.
- Chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí và tối đa doanh thu.
b. Nhược điểm
- Chỉ phản ảnh 1 khía cạnh của quá trình đầu tư là lợi nhuận và doanh thu, không phản ảnh được hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát chi phí.
- Không thể áp dụng đối với các dự án trung và dài hạn do lợi nhuận ròng nhà đầu tư thu về càng lâu thì giá trị sẽ càng giảm đi.
- Có nhiều cách tính khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của doanh nghiệp nên đôi khi sẽ không tìm được tiếng nói chung với nhà đầu tư.
3. Cách tính ROI
Cách 1: Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư x 100
Trong đó,
Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau thuế
Chi phí đầu tư bao gồm định phí và biến phí. Định phí là những khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp phải trả, không phụ thuộc hoạt động kinh doanh. Biến phí là những khoản chi phí thay đổi tùy theo sản lượng của hoạt động kinh doanh.
Cách 2: (Lợi nhuận cuối cùng – Lợi nhuận ban đầu)/Chi phí đầu tư x 100
Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu: là khoản tăng lên hoặc giảm xuống từ khi bắt đầu quá trình đầu tư đến khi kết thúc.
Chi phí đầu tư tương tự Cách 1.
4. Các quan điểm tính toán ROI khác
- ROI tỷ số sinh lời đầu tư mà công ty tạo ra được bằng cách sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Thực tế, cách tính này được sử dụng để xác định hiệu quả phân bổ vốn, vì việc tạo nó phản ảnh tỷ lệ lợi nhuận từng dự án đầu tư dựa trên từng khoản vốn được phân bổ vào dự án đó.
Công thức: ROI = (Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế/Vốn đầu tư) x 100.
Trong đó:
Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x (1 – Thuế suất)
Vốn đầu tư: Tài sản cố định + Vốn lưu động ròng + Tài sản vô hình mua lại + Lợi thế thương mại
- ROI tỷ số sinh lời đầu tư mà công ty tạo ra dựa trên chi phí nghiên cứu phát triển (R&D). Theo quan điểm này thì chi phí R&D là bước chuẩn bị, đầu tư cho dự án và các nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số vốn cho hạng mục này. Khi vận hành dự án, các chi phí khác được tính là chi phí hoạt động và được doanh nghiệp chi trả.
Công thức: ROI = Lợi nhuận ròng/Chi phí R&D
5. Nhận xét về ROI
- Phân tích hiệu quả đầu tư: ROI giúp các nhà đầu tư phân tích hiệu quả khi đầu tư vào dự án, chiến dịch; hỗ trợ các nhà quản lý doanh nghiệp nhìn ra hiệu quả sử dụng vốn đã hợp lý chưa.
- Sử dụng đơn giản: các nhà đầu tư chỉ cần xác định được doanh thu và chi phí của dự án, chiến dịch từ đó tính ra được hiệu quả đầu tư.
- So sánh đánh giá: các nhà đầu tư có thể thấy được dự án, chiến dịch nào đang hoạt động hiệu quả từ đó đưa ra kế hoạch đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Tầm nhìn bao quát: mặc dù ROI không phải chỉ số phản ảnh tất cả khía cạnh của dự án, chiến dịch nhưng chỉ số này cũng nói lên được dự án, chiến dịch đó đã được khai thác hợp lý và triệt để hay chưa. Từ đó nhà đầu tư lựa chọn phân tích chuyên sâu hơn các chỉ số tài chính khác.
6. Các ví dụ khi tính ROI trong đầu tư cổ phiếu
a) Cách tính đơn giản
- Giả định bạn mua 500 cổ phiếu X với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, một năm sau bạn bán 500 cổ phiếu với giá 25.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian này bạn được nhận cổ tức 5.000.000 đồng. Phí hoa hồng cho việc bán cổ phiếu là 250.000 đồng. Khi đó, ROI được tính như sau
Lợi nhuận ròng: (Giá bán – Giá mua) x Số cổ phiếu + Cổ tức – Phí hoa hồng = (25.000 – 15.000) x 500 + 5.000.000 – 2.500.000 = 7.500.000
ROI: Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư x 100 = 9.750.000 / (15.000 x 500) x 100 = 130%
b) Cách tính khi sử dụng đòn bẩy
- Giả định như trên nhưng bạn chỉ bỏ ra 50% vốn để mua cổ phiếu, 50% còn lại vay ký quỹ với lãi suất 10%/năm. Khi đó ROI được tính như sau
Lợi nhuận ròng: (Giá bán – Giá mua) x Số cổ phiếu + Cổ tức – Phí hoa hồng – Lãi vay (Giá mua x Số cổ phiếu x Tỷ lệ vay x Lãi suất) = (25.000 – 15.000) x 500 + 5.000.000 – 2.500.000 – 15.000 x 500 x 50% x 10% = 7.125.000
ROI: Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư x 100 = 7.500.000 / (15.000 x 500 x 50%) x 100 = 200%
7. Kết luận
Chỉ số ROI không phải là chỉ số duy nhất cần đánh giá khi đầu tư, mà cần kết hợp với những chỉ số khác, cách phân tích khác để hoàn thiện cái nhìn cho dự án, chiến dịch bạn đang nhắm đến. Tuy nhiên ROI lại là yếu tố đầu tiên bạn nên xem xét trước khi tìm hiểu sâu hơn.
Các chỉ số còn lại nhà đầu tư nên quan tâm là ROE, ROA, Net profit margin,… hoặc khi đầu tư cổ phiếu sẽ là các chỉ số EPS, P/E, P/B,…


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.