Nhôm là nằm trong danh sách kim loại có tính ứng dụng và phổ biến cao nhất trên toàn cầu, khi nó xuất hiện ở vô số ngành công nghiệp hay đời sống thường nhật. Với tính năng nhẹ, dẻo và bền bỉ, nhôm được coi là vật liệu thích hợp để đưa vào chế tạo nhiều sản phẩm dùng cho xây dựng và chế tạo ô tô.
Tuy nhiên, không chỉ có chỗ đứng chính ở lĩnh vực công nghiệp, nhôm còn lôi cuốn được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Qua sự lên xuống của giá và cơ hội kiếm lời tiềm năng, vô số người đã cân nhắc giao dịch nhôm là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn.
Để nhận định chính xác về cơ hội đầu tư nhôm, bài viết này sẽ đề cập đến nhiều thành phần kinh tế, như sự tăng trưởng kinh tế thế giới, nguồn cung - cầu, chi phí sản xuất và diễn biến giá kim loại, đồng thời sử dụng yếu tố kỹ thuật nhằm xác định điểm vào thị trường phù hợp nhất.
Xem biểu đồ giá Nhôm mới nhất trên Mitrade
1. Giới thiệu
• Kim loại nhôm là gì?
Nhôm là kim loại có khối lượng riêng nhẹ, cùng tính chất dẻo và bền, xuất hiện phổ biến trong vô số ngành công nghiệp như xây dựng, vận tải, đóng tàu, điện tử, đồ gia dụng và nhiều lĩnh vực khác. Nhôm có thể tái chế 100% mà vẫn duy trì được các tính chất vốn có, điều này khiến nó là một sản phẩm ít ảnh hưởng tới môi trường, giúp giảm tiêu thụ năng lượng và lãng phí.
Nhờ có tính ứng dụng cao trong công nghiệp, nhu cầu về nhôm thường xuyên cấp thiết ở các đất nước đang phát triển mạnh kinh tế, từ đó mang tới nhiều cơ hội đầu tư và sự biến động giá ở thời điểm cán cân cung cầu chịu ảnh hưởng lớn của diễn biến thị trường.
• Nhôm ở lĩnh vực tài chính
Sự đa dụng của nhôm khiến nó là một nguyên liệu quan trọng trong hoạt động giao dịch hàng hóa, với tùy chọn phong phú từ đầu tư trực tiếp đến hợp đồng tương lai và nhiều cách thức khác. Nhôm được coi là một kim loại có tính thanh khoản cao, hỗ trợ linh hoạt danh mục đầu tư, đóng vai trò như hàng rào chống lạm phát và tạo cơ hội cho những người biết tận dụng biến động giá.
Ở thế giới tài chính, nhôm thường được giao dịch qua hợp đồng tương lai và quỹ ETF. Hình thức hợp đồng này mở đường cho nhà đầu tư giao dịch nhôm với một mức giá định trước ở tương lai, giúp sinh ra lợi nhuận từ biến động giá. Một cá nhân hoặc tổ chức có thể lợi dụng biến động về cán cân cung cầu và nhiều yếu tố khác để mua và bán hợp đồng tương lai nhôm.
Ngoài ra, quỹ ETF nhôm cũng là cách hữu dụng để tiếp xúc với nhôm. Một nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ ETF nhôm để sở hữu một phần lượng nhôm tương ứng trong quỹ. Điều này hỗ trợ tiếp cận với thị trường nhôm mà không cần trực tiếp sở hữu và lưu trữ nhôm vật lý. Quỹ ETF nhôm tạo ra sự thuận lợi và linh động, giúp nhà đầu tư giao dịch tận dụng biến động giá nhôm.
Vai trò của nhôm ở lĩnh vực tài chính không chỉ giới hạn ở việc đầu tư và giao dịch. Giá nhôm có thể phản ánh tình trạng thị trường, cũng như thay đổi trong hoạt động kinh tế. Do đó, giá nhôm thường đóng vai trò như chỉ số tham khảo khi xác định xu hướng kinh tế và tiềm năng phát triển. Nhà đầu tư, nhà phân tích và chính quyền thường theo dõi giá nhôm để phán đoán và đưa ra quyết định về bức tranh tài chính chung.
2. Tìm hiểu thị trường giao dịch nhôm
☼ Tình hình sản xuất và cung cấp nhôm toàn cầu
Tổng giá trị thị trường nhôm toàn thế giới là khoảng 169,8 tỷ USD theo tính toán năm 2021 và được cho là sẽ vươn tới 277,5 tỷ USD đến năm 2030, tương đương mức độ tăng trưởng tích lũy hàng năm là 5,61% từ năm 2022 đến năm 2030.
Tổng quy mô thị trường nhôm ước tính từ 2021 đến 2030 (Nguồn: Precedence Research)
Do hoạt động công nghiệp hóa nhanh chóng và rộng khắp, sự tập trung kiến thiết cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, cùng với đó là sự bùng nổ của ngành chế tạo ô tô, Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi tiêu thụ nhôm lớn nhất toàn cầu, tiếp đến là châu Âu và Bắc Mỹ. Tỷ trọng này nhiều khả năng sẽ duy trì trong ít nhất 10 năm tới nhờ số lượng dân số bùng nổ và sự phát triển kinh tế ở khu vực này.
Châu Á – Thái Bình Dương chiếm đến 65% lượng nhôm tiêu thụ toàn cầu (Nguồn: Precedence Research)
Xét về ngành nghề, ngành xây dựng là lĩnh vực tiêu thụ nhôm lớn nhất, khi nó là nguyên liệu để tạo ra cửa sổ, khung giàn, vách ngăn, hệ thống thoát nước và vật liệu trang trí. Tiếp theo là đến ngành công nghiệp ô tô khi nhôm góp phần tạo ra nhiều bộ phận như động cơ, hộp số, hệ thống treo, bản lề cửa, vỏ xe, và các bộ phận nội thất. Trước việc yêu cầu khí thải đang ngày càng bị siết chặt, các hãng sản xuất xe lại thêm ưa thích nhôm để giảm trọng tải phương tiện, từ đó hạn chế phát thải.
☼ Các yếu tố tác động chính đến biến động giá của nhôm
Do là kim loại thiết yếu với vô số ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, giá nhôm chịu sự tác động của vô vàn yếu tố:
֎ Nguồn cung - cầu: Tình trạng cung cầu đối với nhôm là yếu tố thiết yếu tác động đến giá. Khi nguồn cung nhôm giảm hoặc không đủ phục vụ nhu cầu, giá sẽ tăng cao do sự khan hiếm và ngược lại. Ví dụ, sự bùng nổ của dịch COVID-19 vào năm 2020 đã đẩy nhiều nhà máy sản xuất nhôm trên thế giới vào tình trạng ngừng sản xuất tạm thời hoặc giảm sản lượng, dẫn đến sự gián đoạn trong cung cấp và tăng giá nhôm.
֎ Nguồn cung nguyên liệu: Sự khả dụng và giá cả nguyên liệu dùng cho sản xuất nhôm như quặng bauxite và than cốc cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá nhôm. Nếu giá nguyên liệu sản xuất tăng, giá nhôm có thể tăng theo. Ví dụ, vào năm 2021, giá than cốc đã tăng mạnh do nhu cầu tăng, trong khi lại có hạn chế nguồn cung khai thác ở một số quốc gia. Việc tăng giá than cốc đã tác động đến giá nhôm ở châu Á, tạo áp lực đẩy chi phí và giá thành phẩm của nhôm lên cao.
֎ Tình trạng kinh tế: Sự nở rộ của kinh tế thế giới và những nước lớn mang tới hiệu ứng mạnh mẽ tới giá nhôm. Khi kinh tế thăng hoa và công nghiệp tăng trưởng, nhu cầu nhôm trong xây dựng và sản xuất tăng, tạo điều kiện cho giá tăng. Trái lại, ở giai đoạn kinh tế khó khăn, nhu cầu giảm, khiến giá nhôm giảm theo.
Ví dụ, từ thời điểm kiểm kết thúc năm 2008 đến năm 2009, giá nhôm trên sàn giao dịch hàng hoá London Metal Exchange (LME) đã giảm mạnh từ mức trên 3.000 USD/tấn xuống còn 1.400 USD/tấn. Sự giảm giá mạnh mẽ này phản ánh sự suy thoái của ngành công nghiệp và sự sụt giảm nhu cầu trong thời gian kinh tế sa sút.
֎ Yếu tố chính trị: Chính sách thuế quan và sự bảo hộ thương mại của các quốc gia lớn có thể gây ra áp lực lên giá nhôm theo cả hai hướng tăng hoặc giảm. Ví dụ, sau khi Mỹ áp đặt thuế quan lên nhôm nhập khẩu vào năm 2018, giá nhôm trên sàn giao dịch hàng hoá London Metal Exchange (LME) đã giảm theo thời gian và đến tháng 3 năm 2019, giá đã xuống dưới mức 2.000 USD/tấn. Sự giảm giá này phản ánh tác động của biện pháp bảo hộ của Mỹ đến thị trường nhôm toàn cầu.
֎ Quy định liên quan đến môi trường: Những quy định chặt chẽ về phát thải trong ngành ô tô hay sự quản lý chất thải của doanh nghiệp sản xuất nhôm nhiều khả năng sẽ gia tăng chi phí sản xuất loại kim loại này và ảnh hưởng đến giá bán cuối cùng của sản phẩm.
֎ Biến động giá kim loại khác: Giá của các kim loại như nhôm, đồng, kẽm và nickel, thường có sự tác động tương quan với nhau. Ví dụ, nếu giá đồng tăng, có thể tạo áp lực tăng giá cho nhôm do sự cạnh tranh về việc sử dụng các kim loại này trong một số ứng dụng.
☼ So sánh nhôm với đồng và thép
Nhằm có một điểm nhìn tổng quát và hiệu quả về tính ứng dụng các nhôm so với những kim loại phổ biến khác, bảng dưới đây sẽ cung cấp một vài so sánh đáng lưu tâm.
Nhôm | Thép | ||
Giá thành | Nhôm có giá cao ở mức trung bình, hiện đang giao dịch ở 2.144 USD/tấn | Đồng có giá cao nhất trong cả ba loại, đang giao dịch ở mức 3.783 USD/tấn | Tùy thuộc vào xuất xứ và loại hình lại có giá khác nhau nhưng thép cuộc cán nóng từ Mỹ đang có giá khoảng 940 USD/tấn. |
Mức độ biến động | Biến động cao theo cung cầu | Biến động cao theo cung cầu | Biến động cao theo cung cầu |
Mức độ ứng dụng công nghiệp | Nhiều ứng dụng phong phú, chủ yếu là trong các ngành yêu cầu kim loại trọng lượng nhẹ, tính dẻo dai | Được ứng dụng thường xuyên, đặc biệt là trong các ngành yêu cầu kim loại có năng lực dẫn nhiệt và điện tốt | Có ứng dụng đa dạng, đặc biệt phổ biến ở các ngành yêu cầu kim loại độ bền và sức chịu đứng cao |
Khả năng thay thế | Thay thế được bởi đồng và thép ở một số ứng dụng công nghiệp | Thay thế được bởi nhôm và thép trong nhiều trường hợp | Thay thế được bởi nhôm và đồng trong một vài ứng dụng |
(Nguồn: Được sắp xếp bởi Mitrade)
3. Phân tích giao dịch nhôm
☆ Phân tích cơ bản
- Nguồn cung - cầu:
Nguồn cung cấp của nhôm trong tự nhiên là tương đối dồi dào, cùng với đó là khả năng tái chế nhưng vẫn duy trì được tính chất thiết yếu, điều này có nghĩa là nguồn cung nhôm luôn khá ổn định theo thời gian. Hiện nay, giá nhôm đang ít bị tác động bởi các biến số bất ngờ về tình hình chính trị hay sự gián đoạn của nhà sản xuất, mà biến động thị trường chủ yếu đến từ nhu cầu trong hoạt động công nghiệp và sự đầu cơ của công ty thương mại lớn.
- Diễn biến kinh tế:
Suy thoái kinh tế là nhân tố có sức ảnh hưởng to lớn nhất đến giá nhôm. Yếu tố môi trường lãi suất cao đã khiến nhiều doanh nghiệp khó gia tăng quy mô hoặc gặp khó khăn tài chính, do đó dẫn đến nhu cầu và giá giao dịch của nhôm sụt giảm đáng kể.
Vào đầu năm 2023, giá nhôm đã được kỳ vọng tăng trở lại sau khi Trung Quốc, thị trường có sản lượng sản xuất và tiêu thụ nhôm hàng đầu thế giới, tuyên bố tái mở cửa nền kinh tế. Mặc dù thế, sau nửa năm, giá và nhu cầu dành cho nhôm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và tiếp tục đang trong xu hướng giảm dài hạn. Thị trường nhôm có thể phải chờ đợi sự phục hồi thực sự từ kinh tế thế giới, cụ thể là các quốc gia có nhu cầu sản xuất nhôm lớn Trung Quốc để đảo chiều tăng lại.
Niềm tin của các nhà đầu tư đã bị tổn hại nặng nề sau sự suy thoái kinh tế và không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu ở giai đoạn gần đây. Điều này được cho cũng là nguyên nhân tạo ra sự sụt giảm về hoạt động đầu tư tài chính và giao dịch liên quan đến nhôm, góp phần tiếp tục làm giảm giá nhôm.
☆ Phân tích kỹ thuật:
Ở khung thời gian 1D, giá của nhôm vẫn tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm 2023 đến nay và đang tiệm cận mức đáy cũ hồi tháng 3 năm 2022 ở 2.088 USD, điểm có thể mong chờ một cú hồi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ở thời điểm này, giá nhôm nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm khi chỉ số RSI ở mức thấp là 39, và MACD là – 30, điều cho thấy giá có thể điều chỉnh sâu hơn ở ngắn hạn. Bên cạnh đó, tất cả đường EMA 20/50/100/200 đều đang dốc xuống, tạo áp lực lớn lên giá của nhôm.
Biểu đồ giá nhôm khung 1D. Đơn vị USD/tấn (Nguồn: Tradingview)
Trên khung thời gian dài hơn (1W), tình hình cũng không có nhiều cải thiện khi MACD tiếp tục cho giá trị - 65 và RSI vẫn loanh quanh mức 36. Giá sẽ cần tích lũy ở khu vực hỗ trợ xung quanh 2.088 đến 2.100 USD đủ lâu để tạo đà hướng lên. Để thoát khỏi xu hướng giảm đã diễn ra trong suốt hơn một năm qua, phe mua cần phải đẩy giá lên qua khu vực 2.260 một cách mạnh mẽ và duy trì giá trên mức này đủ lâu để tạo thêm nhiều tín hiệu mua vào.
Có thể nhận ra, trong cả khung thời gian ngắn và dài, nhôm đều cho thấy xu hướng mất giá thêm trong tương lai. Do đó, nếu muốn đầu tư vào nhôm, nhà giao dịch nên chờ đến khi xu hướng giảm chậm lại, xuất hiện dần dấu hiệu tích cực. Nếu quyết định trong thời gian này, nhà giao dịch cũng nên ưu tiên các lệnh bán khống thay vì mua vào và kỳ vọng giá tăng.
Biểu đồ giá nhôm khung 1W. Đơn vị USD/tấn (Nguồn: Tradingview)
4. Các cách để tiếp cận và giao dịch nhôm
Do sự nhiều ứng dụng mà nhôm trở thành loại mặt hàng được ưa chuộng giao dịch trên thị trường hàng hóa với đa dạng cách tiếp cận khác nhau.
☀️ Công ty môi giới hỗ trợ hợp đồng chênh lệch (CFD): Các hợp đồng này cung cấp tính linh hoạt, đòn bẩy và khả năng kiếm lời bất kể giá nhôm giảm hay tăng. Mặc dù vậy, điều cần chú tâm là sử dụng CFD chứa nhiều rủi ro, bao gồm cả việc mất trắng số tiền đầu tư nếu mất kiểm soát đòn bẩy. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng cần sử dụng dịch vụ của những nhà môi giới đáng tin cậy, được quản lý và thu phí dịch vụ phù hợp nhằm có trải nghiệm tuyệt vời nhất.
☀️ Các quỹ hoán đổi danh mục (ETF): Một lựa chọn khác để cân nhắc là đầu tư vào các quỹ ETF tập trung vào ngành công nghiệp nhôm. Các quỹ này theo dõi hoạt động của một chỉ số liên quan đến nhôm hoặc một rổ cổ phiếu liên quan đến nhôm, mang lại khả năng tiếp xúc đa dạng cho lĩnh vực này.
Ví dụ quỹ ETF iShares Global Aluminum ETF (AAAU) do BlackRock quản lý, tập trung đầu tư vào các công ty khai thác quặng bauxite, sản xuất nhôm và các công ty liên quan đến ngành nhôm trên toàn cầu.
☀️ Hợp đồng tương lai: Công cụ này liên quan đến thỏa thuận mua bán nhôm với mức giá và ngày ấn định trong tương lai. Mặc dù vậy, công cụ này yêu cầu kiến thức sâu rộng về thị trường, vì nó chứa đựng rủi ro và độ phức tạp cao hơn. Các sàn giao dịch hàng hóa lớn hỗ trợ hợp đồng tương lai nhôm có thể kể đến là London Metal Exchange (LME) và Shanghai Futures Exchange (SHFE).
☀️ Mua nhôm dạng vật lý: Đối với các nhà đầu tư quan tâm đến việc sở hữu kim loại vật chất, có thể mua và lưu trữ các thanh hoặc thỏi nhôm. Tuy nhiên, tùy chọn này yêu cầu cơ sở lưu trữ và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ yêu cầu nhiều bước vận cần. Cách tiếp cận này sẽ phù hợp với những tổ chức lớn, thực hiện mua một số lượng lớn nhôm để đầu cơ và bán ra khi giá tăng nhằm kiếm lời.
☀️ Cổ phiếu của doanh nghiệp trong ngành nhôm: Việc mua cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất, khai thác hoặc gia công nhôm cũng là sự lựa chọn tiềm năng. Mặc dù giá cổ phiếu có thể biến động vì nhiều yếu tố, tuy nhiên, nhìn chung, giá nhôm tăng cao sẽ là lý do tăng trưởng cho các cổ phiếu này và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
5. Các lưu ý khi giao dịch nhôm
Đầu tư và giao dịch nhôm ở thị trường tài chính yêu cầu kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ hoạt động giao dịch thực hiện hiệu quả và an toàn. Nhà đầu tư có thể tham khảo những mẹo sau:
֎ Nắm vững thông tin thị trường: Để đầu tư và giao dịch nhôm thành công, cần nắm vững thông tin liên quan đến thị trường nhôm như giá cả, xu hướng giá, nguồn cung cầu và các yếu tố tác động lên giá nhôm như chính sách, tình hình kinh tế. Hãy dành thời gian theo dõi các thông tin từ các nguồn tin như các trang web tài chính và báo cáo từ các tổ chức uy tín.
֎ Xác định chiến lược giao dịch cụ thể: Trước khi bắt đầu giao dịch nhôm, cần xác định chiến lược giao dịch rõ ràng, bao gồm việc giao dịch ngắn hoặc dài hạn, mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận. Điều này giúp nhà đầu tư định hình kế hoạch và đưa ra quyết định hợp lý hơn khi giao dịch.
֎ Áp dụng hiệu quả phân tích kỹ thuật: Phân tích kỹ thuật biểu đồ giá nhôm là cách tuyệt vời để đưa ra quyết định giao dịch chuẩn xác về mặt thời điểm. Các công cụ hữu dụng có thể kể đến như biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật và các mẫu hình điển hình, giúp nhận diện xu hướng và điểm mua bán tiềm năng.
֎ Quản lý rủi ro: Trong giao dịch nhôm, quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ vốn đầu tư. Cần thiết lập các điểm dừng lỗ và lãi cụ thể để giới hạn rủi ro trong mỗi giao dịch, đồng thời, không nên đặt quá nhiều vốn vào một lệnh giao dịch duy nhất. Nhà đầu tư cũng nên lựa chọn đầu tư vào nhiều loại tài sản khác như một cách tối ưu nguồn vốn và hạn chế rủi ro.
֎ Lựa chọn sàn giao dịch: Lựa chọn sàn giao dịch uy tín và đáng tin cậy là rất quan trọng khi muốn giao dịch nhôm trên thị trường tài chính. Sàn giao dịch đáng tin cậy cung cấp thông tin chính xác, các công cụ phân tích và hỗ trợ khách hàng tốt.
֎ Định kỳ đánh giá và điều chỉnh: Việc đánh giá và điều chỉnh chiến lược giao dịch định kỳ là điều cần thiết do tình hình thị trường biến động liên tục. Do đó, cách thức ứng biến với những sự thay đổi này cũng cần linh hoạt để có một chiến lược giao dịch tạo ra lợi nhuận đều đặn.
Xác định xu hướng giá nhôm như thế nào?
Lợi ích của việc đầu tư vào nhôm như thế nào?
Nhôm có phải là một tài sản an toàn để mua và nắm giữ hay không?
Có nên giao dịch nhôm dựa trên tin tức và thông tin kinh tế?
Ưu và nhược điểm của việc áp dụng đòn bẩy trong mua bán nhôm là gì?
Giao dịch nhôm có phức tạp không?
Đất nước nào có khả năng tác động mạnh mẽ nhất đến giá nhôm?
Tôi có thể giao dịch nhôm vào thời gian nào?
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.