Phân tích cơ bản:Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán, Forex, tiền điện tử v.v.

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Trong đầu tư tài chính, phân tích cơ bản là một trong những hoạt động quan trọng có thể giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị nội tại của các tài sản như chứng khoán, forex, tiền điện tử, từ đó thấy được bức tranh tiềm năng của tài sản mà họ dự định đầu tư. 


Từ những yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô, làm thế nào để phân tích cơ bản chứng khoán hoặc các tài sản khác? Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật khác nhau thế nào? Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc đó. 


1. Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp đánh giá giá trị nội tại của tài sản tài chính, đặc biệt được ưa chuộng trong phân tích giá trị cổ phiếu. Với phương pháp này, nhà đầu tư sẽ sử dụng các phương pháp định lượng lẫn định tính, phân tích các yếu tố vi mô, vĩ mô khác nhau, từ đó xác định giá trị thực của tài sản tài chính đó.


Sau đó, giá trị thực (giá trị nội tại) này sẽ được đối chiếu với giá thị trường của tài sản, từ đó giúp nhà đầu tư biết được tài sản đang bị định giá quá cao hay quá thấp, đó có phải là mức giá phù hợp để mua hay không và ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.  


Nhiều người quan niệm rằng phân tích cơ bản là một phương pháp khá đơn giản, thế nhưng đây có thể là quan niệm sai lầm. Phân tích cơ bản đòi hỏi người tiếp cận phải có kiến thức toàn diện về tài chính, kinh tế, khả năng đọc hiểu báo cáo tài chính và kỹ năng định giá tài sản.


Vậy, phân tích cơ bản gồm những gì?


Phân tích cơ bản thường dựa trên những dữ liệu công khai, gồm các dữ liệu như:


  • Dữ liệu kinh tế vĩ mô: Liên quan đến các yếu tố có thể ảnh hưởng tình hình kinh tế chung như lãi suất, lạm phát, tăng trưởng GDP, tình hình địa chính trị,…


  • Ngành công nghiệp: Sau động lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô, định hướng và tiềm năng một ngành công nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều đến giá trị nội tại của cổ phiếu, chỉ số chứng khoán,…


  • Tình hình kinh doanh của công ty (thường dùng trong phân tích chứng khoán, tiền điện tử): Các yếu tố liên quan đến hiệu suất tăng trưởng trong quá khứ, báo cáo tài chính, thậm chí các dữ liệu phi tài chính như đội ngũ quản lý, danh tiếng thương hiệu, sáng kiến mới,…. cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích cơ bản.  


Hiện nay, phân tích cơ bản thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư dài hạn. Để tiếp cận phân tích cơ bản, nhà đầu tư thường có 2 phương pháp:


  • Tiếp cận từ trên xuống

Với cách tiếp cận này, nhà đầu tư sẽ bắt đầu đánh giá từ các yếu tố kinh tế vĩ mô để dự báo sức khỏe nền kinh tế, sau đó họ sẽ xác định các ngành công nghiệp nào đang có tiềm năng tăng trưởng tốt. Trong các ngành công nghiệp có triển vọng nhất, họ sẽ tiếp tục phân tích và sàng lọc các cổ phiếu có thể mang lại cơ hội sinh lời tốt nhất.


  • Tiếp cận từ dưới lên

Thực tế cho thấy, nhiều công ty vẫn có thể thể hiện khả năng sinh lời tốt dù không thuộc ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. 


Dựa vào đó, nhiều nhà đầu tư có cách tiếp cận ngược lại, thay vì bắt đầu sàng lọc từ trên xuống, họ bắt đầu tìm hiểu từng cổ phiếu riêng lẻ, sau đó mới nghiên cứu hiệu suất ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Với cách làm này, nhà đầu tư có thể đánh giá kỹ lưỡng từng công ty và không bỏ sót bất cứ cơ hội đầu  tư tiềm năng nào.

 

Trong các thị trường khác như forex, tiền điện tử, phân tích cơ bản cũng được sử dụng nhưng được ưa chuộng, đồng thời các yếu tố dùng trong phân tích cũng được điều chỉnh để phù hợp với từng loại tài sản cần phân tích.  


2. Phân tích cơ bản cụ thể là phân tích những gì?

Nếu bạn đang bắt đầu nghiên cứu về phân tích cơ bản, đặc biệt là phân tích cơ bản chứng khoán, dưới đây là các tiêu chí chi tiết bạn cần phải chú ý để đưa vào đánh giá của mình: 

Nền kinh tế


Chỉ tiêu

Biến động

Ảnh hưởng

Cổ phiếu

Tiền tệTiền điện tử

Lãi suất

Tăng lãi suất ngân hàng trung ương, tăng lãi suất trái phiếu chính phủ

Tiêu cực

Tích cực

Tiêu cực

Triển vọng kinh tế

GDP tăng trưởng tốt, các chỉ số kinh tế tăng trưởng tích cực

Tích cực

Tích cực

-

Lạm phát

Tăng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao

Tiêu cực

Tiêu cực

Tích cực

Tình hình chính trị

Chính trị quốc gia bất ổn

Tiêu cực

Tiêu cực

Tích cực

Cú sốc kinh tế

Khủng hoảng dầu mỏ, đóng cửa kinh tế do dịch bệnh

Tiêu cực

Tiêu cực

Tích cực


Nhìn chung, các thị trường cổ phiếu, forex, tiền ảo hay hàng hóa(vàng&dầu thô) đều chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô, chỉ khác nhau về chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều. Cụ thể:


  • Lãi suất: Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất, các doanh nghiệp niêm yết có nguồn vay nợ cao sẽ bị ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó gây giảm giá cổ phiếu. Riêng với thị trường forex, khi một lãi suất cơ bản tăng sẽ thu hút dòng vốn ngoại tệ, điều này sẽ làm tỷ giá tăng. Còn với thị trường tiền điện tử, lãi suất cơ bản tăng khiến nhà đầu tư có xu hướng chuyển dòng tiền sang kênh trái phiếu, gây áp lực lên hoạt động đầu tư tiền điện tử.


  • Triển vọng kinh tế: Các yếu tố phản ánh nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó có tác động tích cực đến lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu. Về thị trường forex, triển vọng kinh tế tích cực hơn cũng thu hút dùng vốn đầu tư ngoại nhiều hơn. Xét về thị trường tiền ảo, triển vọng kinh tế không có quá nhiều ảnh hưởng.


  • Lạm phát: Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, doanh số bán hàng doanh nghiệp giảm gây áp lực lên giá cổ phiếu. Lạm phát cũng đi đôi với việc đồng tiền bị định giá thấp, khiến tỷ giá giảm. Trong trường hợp này, thị trường tiền điện tử hưởng lợi nhiều hơn vì tiền điện tử cũng được xem như tài sản tích trữ trong thời kỳ mất giá tiền tệ.


  • Tình hình chính trị: Chính trị bất ổn gây ra những gián đoạn về kinh tế, gây áp lực lên tình hình kinh doanh doanh nghiệp và giá cổ phiếu. Điều này cũng ảnh hưởng tương tự đến tỷ giá. Tuy nhiên, với tiền điện tử, đây có thể là lý do khiến dòng tiền đổ vào tiền điện tử như một kênh tích trữ an toàn nhiều hơn.


  • Cú sốc về kinh tế: Nhìn chung, trong các giai đoạn kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu. Tương tự, tỷ giá cũng chịu áp lực khi dòng vốn ngoại giảm. Đối với tiền điện tử, kênh đầu tư này được quan tâm hơn như một kênh đầu tư tích trữ.


Ngoài các yếu tố trên, tùy theo đặc điểm từng thị trường, có nhiều yếu tố đặc trưng khác sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu, tỷ giá hoặc coin. Ví dụ, thị trường forex còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như cán cân xuất nhập khẩu, thu nhập, chỉ số sản xuất…

Ngành công nghiệp

Các yếu tố liên quan đến ngành công nghiệp thường chỉ được sử dụng trong phân tích cơ bản chứng khoán. Dưới đây là một số yếu tố nhà đầu tư cần quan tâm:


Chỉ tiêu

Tình trạng

Ảnh hưởng giá cổ phiếu

Kỳ vọng ngành

Triển vọng kinh doanh tốt

Tích cực

Mức độ cạnh tranh

Ngành có mức độ cạnh tranh cao

-

Tương quan cung – cầu

Nguồn cung dư thừa

Tiêu cực


  • Kỳ vọng ngành: Một ngành công nghiệp đang có tiềm năng tăng trưởng tốt, các chính sách hỗ trợ nhà nước đối với ngành rộng mở… thì sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu.


  • Kỳ vọng ngành: Một ngành công nghiệp đang có tiềm năng tăng trưởng tốt, các chính sách hỗ trợ nhà nước đối với ngành rộng mở… thì sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu.


  • Mức độ cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh được xét theo nhiều yếu tố khác nhau, do đó có ảnh hưởng nhiều chiều đến giá cổ phiếu. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành, sản phẩm mang tính tương đồng cao thường không được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạt động trong ngành có rào cản gia nhập cao (rào cản về vốn, công nghệ…) thì đây lại là yếu tố được các nhà đầu tư đánh giá cao.


  • Tương quan cung – cầu: Nguồn cung thị trường dư thừa thường ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh doanh nghiệp. Đây cũng là lý do các ngành công nghiệp có sức chi phối như dầu mỏ thường có liên minh để thắt chặt nguồn cung nhằm giữ giá dầu ổn định.


Tình hình kinh doanh của công ty

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh công ty, trong đó có cả yếu tố định lượng (như doanh thu, nợ…) nhưng cũng có những yếu tố định tính. Cụ thể:


Chỉ tiêu

Tình trạng

Ảnh hưởng giá cổ phiếu

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh cao

Tích cực

Báo cáo tài chính

Nợ vay giảm, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng

Tích cực

Ban quản lý

Đội ngũ lãnh đạo được đánh giá cao

Tích cực

Danh tiếng thương hiệu

Thương hiệu uy tín lâu năm

Tích cực


  • Lợi thế cạnh tranh: Một công ty có lợi thế cạnh tranh cao (về nhân lực, công nghệ, độc quyền…) thường sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các đối thủ khác, do đó doanh thu luôn được kỳ vọng ổn định, ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.


  • Báo cáo tài chính: Các yếu tố từ báo cáo tài chính cũng được đem ra mổ xẻ để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty như lịch sử lợi nhuận, doanh thu thực tế, doanh thu dự kiến, tỷ lệ nợ vay, EPS…


  • Ban quản lý: Đội ngũ quản lý là yếu tố định lượng nhưng có ý nghĩa tác động lớn đến tiềm năng tăng trưởng công ty. Các nhà đầu tư đánh giá cao doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo tài năng, nhiều sáng kiến, có chính sách lãnh đạo chuyên nghiệp…


  • Danh tiếng thương hiệu: Uy tín, mức ảnh hưởng lớn của của thương hiệu có thể ảnh hưởng lớn đến việc tăng trưởng doanh thu.  


3. Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán, Forex, tiền điện tử v.v.

Trong phần này, mình sẽ đưa ra một vài ví dụ thực tế về phân tích cơ bản và các bước nhà đầu tư cần thực hiện trước khi ra quyết định đầu tư

● 3.1 Ví dụ phân tích cơ bản chứng khoán

Giả sử bạn đang muốn đầu tư dài hạn vào cổ phiếu Mỹ - nơi tập trung những cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất hành tinh. Bạn nhận thấy ngành ô tô - hiện là một trong những ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt, đồng thời đang “dòm ngó” cổ phiếu nổi tiếng Tesla. Trước khi quyết định có nên đầu tư dài hạn vào Tesla hay không, dưới đây là một số thông tin phân tích mà bạn cần chú ý: 


*Phân tích ngành ô tô:

Năm 2021, sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã hạn chế nguồn cung ô tô mới. Do đó, năm 2022 được xem là năm có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ đối với các nhà sản xuất ô tô.


Trong kế hoạch Build Back Better, tín dụng thuế EV dành cho xe điện với mục tiêu hoàn lại 7.500-12.500 đô la cho việc mua một chiếc xe mới EV được triển khai năm 2022 tại Mỹ sẽ là nhân tố thúc đẩy ngành xe điện tăng trưởng tích cực, đồng thời tăng giá bán từ đó tăng doanh thu.


Tại thị trường châu  u, chính quyền các nước đang nỗ lực thúc đẩy các nguồn điện xanh, tránh phụ thuộc vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như khí đốt tự nhiên do Nga cung cấp. Trong tương lai, tốc độ của quá trình chuyển đổi EV nếu được đẩy nhanh sẽ hỗ trợ cho ngành ô tô. 


*Phân tích tình hình kinh doanh Tesla


Theo dõi những thông tin & xu hướng trên biểu đồ Mitrade


  • Vị thế trong ngành: Tháng 10/2021, vốn hóa Tesla cán mốc 1 ngàn tỷ USD, đưa công ty của Elon Musk vượt cả Toyota và General Motors trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về giá trị.


  • Lợi thế công nghệ: từ năm 2017-2020, Tesla đã chi ít nhất 1,5 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Đến nay, Tesla sở hữu lợi công nghệ mà không nhà sản xuất ô tô nào khác có thể bắt kịp họ.



    Năm 2021, trong khi General Motors và Ford liên tục đóng cửa hàng loạt nhà máy vì thiếu linh kiện chip, Tesla đã báo cáo sản lượng xe trong quý 4 tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm trước. Tesla đã chủ động về sản xuất chip cũng như chuỗi cung ứng của riêng mình.


  • Đội ngũ quản lý thành công: Dù vấp phải nhiều nghi kỵ của giới đầu tư khiên liên tục đưa ra các kế hoạch đột phá và cải cách, ban quản lý của Tesla lại mạnh dạn đối mặt với thách thức và đồng thời cũng chứng tỏ năng lực thực hiện những lời hứa của mình.


  • Doanh thu tăng trưởng tốt: Doanh số bán hàng tăng từ 21,46 tỷ USD từ năm 2018 lên 31,54 tỷ USD vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng giao hàng kép hàng năm là 42,4%.


*Đánh giá sức khỏe tài chính và định giá doanh nghiệp

Vài năm qua, sức khỏe tài chính của Tesla đã được cải thiện đáng kể. Nhiều năm trước, giới đầu tư lo ngại về các khoản nợ nhưng nay, cơ cấu vốn và vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể giúp Tesla sở hữu bảng cân đối kế toán mạnh mẽ. Năm 2018, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Tesla là 3,71. Đến năm 2021, con số này chỉ ở mức 1,01.


Về thu nhập trên vốn chủ sở hữu, nếu như quý 4/2018, EPS của Tesla là 0,19 USD thì quý 4 năm 2021, EPS hàng quý của Tesla đã tăng lên mức kỷ lục là 2,05 USD. Cũng trong năm ngoái, EPS sau 12 tháng của Tesla đạt kỷ lục 4,9 USD.


Công ty

Tesla

Toyota

Mercedes-Benz

General Motors

Vốn hóa (tỷ USD)

706,60

209,83

61,35

46,94

Giá thị trường (USD)

681,79

155,47

14,47

32,19

P/E

92,51

10,34

3,4

4,64


Hiện nay, tỷ lệ P/E của Tesla tính đến tháng 7/2022 là 92,51. Mặc dù công ty đang được định giá cao gấp 92 lần thu nhập, nhưng đây được xem là cái giá phải trả cho một công ty đi đầu trong ngành xe điện tiềm năng, và có nhiều cơ sở hỗ trợ để Tesla vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng thần kỳ của mình trong thập kỷ tới. 


Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư, bạn nên thực hiện thêm vài nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra quyết định chính xác hơn. 


>> Bài phân tích cổ phiếu Tesla & giá cp TSLA

● 3.2 Ví dụ phân tích cơ bản Forex

Phân tích cơ bản trong forex không phức tạp như phân tích cơ bản chứng khoán. Thông thường, các chỉ tiêu phân tích cơ bản forex nhằm bổ trợ cho dự đoán trong phân tích kỹ thuật.



Ví dụ, bạn đang dự định đầu tư vào cặp AUD/USD. Dưới đây là một số yếu tố mà bạn cần chú ý trong phân tích cơ bản:


  • Các yếu tố ảnh hưởng đến USD: Căng thẳng leo thang Nga-Ukraine không có dấu hiệu dừng lại cùng động thái tăng lãi suất ngân hàng trung ương của FED hiện đang gây ảnh hưởng tích cực đến USD. Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng giá đồng bạc xanh, bạn cũng cần theo dõi các sự kiện kinh tế sắp tới như doanh số bán hàng, báo cáo thất nghiệp…


  • Các yếu tổ ảnh hưởng đến AUD: Tình hình xuất khẩu quặng sắt (mà quốc gia tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc) sẽ là chất xúc tác quan trọng ảnh hưởng đến AUD. 


Hiện tại, Trung Quốc đang có nhiều động thái nhằm hợp nhất nhập khẩu quặng sắt, từ đó gia tăng ảnh hưởng lên giá cả, điều này sẽ gây áp lực lên đồng AUD. Ngoài các yếu tố này, thông tin về lãi suất, lạm phát, tình hình phát triển kinh tế tại Úc cũng ảnh hưởng đến AUD.


Với forex, các nhà đầu tư thường dựa vào lịch kinh tế để thu thập dữ liệu phân tích cơ bản

(Với forex, các nhà đầu tư thường dựa vào lịch kinh tế để thu thập dữ liệu phân tích cơ bản - Nguồn: Mitrade)


● 3.3 Ví dụ phân tích cơ bản tiền điện tử

Trong thị trường tiền điện tử, phân tích cơ bản thường dùng trong việc đánh giá tiềm năng nắm giữ dài hạn của một coin. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền điện tử cũng rất khác so với các thị trường như cổ phiếu, forex. 


Theo dõi những thông tin & xu hướng trên Mitrade


Ví dụ, bạn cần đánh giá tiềm năng tăng trưởng của bitcoin năm 2022. Đây là một số các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thị giá đồng tiền vua này:


  • Động thái lãi suất từ Fed: Việc tích cực tăng lãi suất từ cục dự trữ liên bang Mỹ khiến dòng tiền đầu tư có xu hướng chuyển sang kênh trái phiếu chính phủ, đồng thời dòng tiền đổ xô vào đầu tư đồng bạc xanh nhiều hơn khiến bitcoin bị kìm hãm tăng trưởng.


  • Niềm tin của cộng đồng: Việc ngày càng nhiều tổ chức chấp nhận bitcoin, đồng thời các ngân hàng hàng đầu như Goldman Sachs “để mắt” đến tiền điện tử… sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng tích cực cho bitcoin. 


    Tuy nhiên, “bài học vỡ lòng” khi Terra Luna và TerraUSD – hai đồng tiền từng rất nổi tiếng đã sụp đổ năm 2021 đã khiến nhiều người mất niềm tin vào coin, vẫn sẽ là “vết thương lòng” khiến nhiều nhà đầu tư e dè với tiền điện tử.  


4. Bắt đầu học phân tích cơ bản từ đâu?

Để bắt đầu học phân tích cơ bản, dưới đây là các nguồn thông tin dành cho bạn: 


Sách

Trước tiên, bạn phải hiểu rõ phân tích cơ bản là gì, những yếu tố cốt lõi cũng như các kỹ thuật, lý thuyết liên quan đến phân tích cơ bản. Các cuốn sách kinh điển về phân tích cơ bản sẽ giúp bạn nắm chắc những thông tin liên quan. Một số đầu sách nổi tiếng về phân tích cơ bản gồm: Nhà đầu tư thông minh; Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường; Stocks for the Long Run; Lột xác để trở thành Nhà đầu tư giá trị; Phương Pháp Đầu Tư Warren Buffett… 


Khóa học online 

Có rất nhiều website cung cấp các khóa học chuyên nghiệp về phân tích cơ bản (bao gồm miễn phí và có phí), từ cơ bản đến chuyên sâu. Bạn có thể tham khảo các khóa học nổi tiếng từ các trang nước ngoài như Trading Academy, Stock Charts, Coursera…. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo các lớp học của Vietstock, Unica, Stock Farmer Group hay có thể tìm kiếm các khóa dạy phân tích cơ bản miễn phí trên Youtube. 


Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đọc các báo cáo phân tích cơ bản từ các nguồn tài liệu uy tín của Vietstock, CafeF, Investing.com, Yahoo Finance hoặc các công ty chứng khoán như Mitrade, HSC, VNDirect… để nắm bắt các điểm trọng tâm cần chú ý trong một báo cáo phân tích cơ bản. 



Diễn đàn

Một nguồn thông tin quan trọng để bạn tích lũy kiến thức về phân tích cơ bản là qua các diễn đàn đầu tư nổi tiếng như TraderViet, F247, Tradingview. Tại đây, có rất nhiều “chuyên gia” trong nghề, nếu có thắc mắc, bạn có thể tham khảo ý kiến từ nhiều người khác nhau. Bạn cũng có thể theo dõi các bài thảo luận trong nhóm để học hỏi thêm kiến thức mới. 


5. Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản thường được đặt lên bàn cân so sánh với phân tích kỹ thuật.


Phân tích kỹ thuật có liên quan đến việc nghiên cứu chặt chẽ biến động của một cổ phiếu để đưa ra dự đoán xu hướng biến động giá tương lai, từ đó ra quyết định đầu tư và tìm chọn thời điểm mua bán hợp lý. Phân tích kỹ thuật dựa vào các yếu tố như lịch sử giá, khối lượng, xu hướng biến động trong quá khứ.


Nếu phân tích kỹ thuật thiên về nghiên cứu biến động giá trong ngắn hạn thì phân tích cơ bản lại tập trung vào giá trị nội tại của tài sản hơn. 


Để tiếp tục tìm hiểu về phân tích kỹ thuật và sự khác biệt của nó so với phân tích cơ bản, hãy nhấp vào bài Hướng dẫn phân tích kỹ thuật từ A đến Z.


▌ Xem thêm các bài khác


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad