Chứng chỉ quỹ là gì? Hướng dẫn đầu tư chứng chỉ quỹ

Cập nhật
Nhóm Traderins
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì số lượng sản phẩm đầu tư cũng trở nên đa dạng hơn. Thay vì chỉ mua bán các cổ phiếu cơ sở thì giờ đây trader có nhiều lựa chọn khác nhau như hợp đồng tương lai, chứng quyền, chứng chỉ quỹ… Trong đó, chứng chỉ quỹ là một sản phẩm đang nhận sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam.


Vậy, chứng chỉ quỹ là gì? Cách đầu tư mua chứng chỉ quỹ ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

1. Chứng chỉ quỹ là gì? Các loại chứng chỉ quỹ phổ biến

Chứng chỉ quỹ là một sản phẩm chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu đối với phần vốn góp vào một quỹ đại chúng của người tham gia. 


Trong đó, quỹ đại chúng là một quỹ được hình thành với vốn góp từ nhiều nhà đầu tư khác nhau với mục đích kiếm lợi nhuận từ chứng khoán hay các sản phẩm đầu tư tài chính khác. Các quỹ này sẽ phát hành chứng chỉ quỹ cho tất cả các thành viên góp vốn vào quỹ (không giới hạn số lượng nhà đầu tư).


Phân loại chứng chỉ quỹ

⭕️ Chứng chỉ quỹ mở (Open-ended Funds): Chứng chỉ quỹ mở (bao gồm cả chứng chỉ quỹ ETF) được chào bán nhiều lần ra công chúng, không bị giới hạn về số lượng và thời gian. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ cho quỹ đầu tư hoặc giao dịch trên sàn chứng khoán, tạo ra thanh khoản cao.


Đây là loại chứng chỉ quỹ phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán quốc tế cũng như Việt Nam. Ví dụ, chứng chỉ quỹ công ty SSI, chứng chỉ quỹ trái phiếu TCMF của Techcombank, chứng chỉ quỹ VNDAF…


⭕️ Chứng chỉ quỹ đóng (Closed End Funds): Chứng chỉ quỹ đóng chỉ được chào bán 01 lần thông qua IPO, hoặc các lần tăng vốn điều lệ. Đây là loại chứng chỉ quỹ không được bán lại cho quỹ theo yêu cầu của nhà đầu tư mà có thể được giao dịch trên sàn chứng khoán như một loại cổ phiếu.


Do thanh khoản thấp nên chứng chỉ quỹ đóng không phổ biến như chứng chỉ quỹ mở. Một số chứng chỉ quỹ đóng đã từng hoạt động tại Việt Nam như chứng chỉ quỹ đầu tư tăng trưởng ACB, Prudential (PRUBF1), Manulife…


⭕️ Chứng chỉ quỹ đầu tư ủy thác (Unit Investment Trust): Chứng chỉ quỹ đầu tư ủy thác được một công ty đầu tư phát hành tới nhà đầu tư, giống như chứng chỉ quỹ đóng và quỹ mở nhưng có quy định thời gian hiệu lực.


Đây là loại chứng chỉ quỹ phổ biến ở thị trường quốc tế hơn là tại thị trường Việt Nam. Một số chứng chỉ quỹ có thể kể đến ở thị trường Mỹ như Scottish Mortgage, Smithson Investment Trust…


2. Lợi nhuận từ chứng chỉ quỹ như thế nào? So sánh với cổ phiếu, chỉ số

Để hiểu hơn về chứng chỉ quỹ, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức mà chúng tạo ra lợi nhuận và so sánh với những sản phẩm đầu tư tài chính khác để đánh giá hiệu quả hoạt động.


- Lợi nhuận của các chứng chỉ quỹ đến từ sự tăng giá của các sản phẩm tài chính mà các quỹ đã đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, bất động sản, vàng…


Ví dụ: Quỹ đại chúng Fidelity Blue Chip Growth (FBGRX) tại thị trường Mỹ, một quỹ tập trung đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn 10 tỷ USD.


Cấu trúc đầu tư của FBGRX ngày 31/12/2021:


Cơ cấu ngành chính của quỹ FBGRX

Cơ cấu ngành chính của quỹ FBGRX


Top 10 cổ phiếu quỹ FBGRX đang nắm giữ

Top 10 cổ phiếu quỹ FBGRX đang nắm giữ


Nhờ vào sự tăng trưởng của các công ty khiến giá cổ phiếu mà FBGRX nắm giữ tăng lên đã đem lại lợi nhuận cho quỹ trong những năm qua. 


Lợi nhuận các năm của quỹ FBGRX

Lợi nhuận các năm của quỹ FBGRX(Dữ liệu từ Fundresearch.fidelity.com)


Như vậy, khi bạn mua chứng chỉ quỹ FBGRX, bạn sẽ có được lợi nhuận hằng năm khác nhau, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng các sản phẩm tài chính mà quỹ đầu tư.


- Trong khi đầu tư chứng chỉ quỹ trader sẽ hưởng lợi nhuận bị động từ hiệu suất đầu tư của quỹ, còn nếu trader đầu tư vào các sản phẩm cổ phiếu, hay chỉ số chứng khoán, thì sẽ hưởng lợi nhuận chủ động từ giao dịch của mình. Lợi nhuận này đến từ chênh lệch giá mua và giá bán khi vị thế cùng xu hướng giá sản phẩm.


Ví dụ: Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu Tesla trong vòng 01 năm, mua giá 784 USD vào ngày 01/01/2021 và bán ra 1143,95 USD vào ngày 01/01/2022 (đòn bẩy 1:1), bạn sẽ hưởng lợi nhuận 45,74%. 


ví dụ mua cổ phiếu Tesla trên Mitrade


Đối với các sản phẩm cổ phiếu và chỉ số phái sinh thì trader có thể linh hoạt hơn về việc sử dụng đòn bẩy tài chính và chủ động sản phẩm giao dịch so với việc đầu tư chứng chỉ quỹ, cụ thể:


Nội dung

Chứng chỉ quỹ

Cổ phiếu 

Chỉ số chứng khoán

Khái niệm

Một chứng nhận sở hữu phần vốn góp của nhà đầu tư đối với một phần tài sản của quỹ phát hành.

Một chứng nhận sở hữu phần vốn đầu tư của nhà đầu tư đối với một phần vốn của công ty phát hành

Giá trị phản ánh biến động giá trị của một nhóm cổ phiếu hoặc toàn bộ thị trường chứng khoán.

Vốn tối thiểu

~ 1 triệu

~ 500.000 VNĐ

~ 500.000 VNĐ

Đòn bẩy tài chính *

Không áp dụng

1:1 ~ 1:20

1:1 ~ 1:200

Ví dụ

Quỹ FBGRX

Cổ phiếu Apple (AAPL)

Chỉ số Dow Jones (US30)

Hiệu suất 2021

22,71 %

~ 40 % (đòn bẩy 1:1)

18,7 % (đòn bẩy 1:1)

~ 400 % (đòn bẩy 1:10)

187 % (đòn bẩy 1:10)

~ 800 % (đòn bẩy 1:20

3740 % (đòn bẩy 1:200)

* Đòn bẩy tài chính tại Mitrade.


So với đầu tư chứng chỉ quỹ thì việc đầu tư vào cổ phiếu và chỉ số phái sinh có:


Ưu điểm:


✔️Có thể sử dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính nhằm giảm thiểu số vốn ban đầu và gia tăng lợi nhuận.


✔️Có thể giao dịch kiếm lợi nhuận 02 chiều.


✔️Linh hoạt thời gian đầu tư: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 


Nhược điểm:


✖️ Việc sử dụng đòn bẩy tài chính khiến trader có thể chịu rủi ro thua lỗ cao nếu giá đi ngược xu hướng. Người tham gia có thể giảm thiểu bằng cách chọn đòn bẩy thấp và quản trị rủi ro với lệnh dừng lỗ.


✖️ Việc chủ động giao dịch yêu cầu trader phải có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư.


Đăng Ký Tài Khoản Để Giao Dịch Các Coin Chính Trên Mitrade


16449186729143


  • B1: Đăng ký tài khoản qua số điện thoại hoặc truy cập email/Facebook


  • B2: Xác minh danh tính tài khoản: Bằng cách truy cập vào app mitrade và cung cấp hình ảnh CMND/CCCD online


  • B3: Kích hoạt tài khoản 


  • B4: Chọn đồng coin chính bạn muốn giao dịch


  • B5: Đặt lệnh mua bán - trader có thể tự điều chỉnh đòn bẩy từ 1:1~1:10*



Mở Tài Khoản Demo Mở Tài Khoản Thật 


0 phí hoa hồng, 0 phí qua đêm với đòn bẩy 1:1*, spread thấp, 50.000$ vốn trải nghiệm miễn phí


* Mức đòn bẩy tối đa trên Mitrade là 1:200, đòn bẩy đa dạng tùy theo thị trường khác nhau

Chỉ được áp dụng trên thị trường tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ

3. Đầu tư chứng chỉ quỹ có phổ biến tại Việt Nam

Theo thống kê từ thị trường chứng khoán, thì năm 2020 có khoảng 43.000 nhà đầu tư tham gia mua chứng chỉ quỹ tại 32 quỹ mở.


Tính đến hết năm 2021, có khoảng 200.000 người đang tham gia mua chứng chỉ quỹ tại 43 quỹ mở trên thị trường Việt Nam, trên tổng số khoảng 4 triệu tài khoản chứng khoán (chiếm ~ 5% số lượng tài khoản và 0,2% dân số Việt Nam). Thống kê cho thấy, cổ phiếu và chỉ số vẫn là lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư chứng khoán tại VN.


Ngoài ra, tổng tài sản quỹ đầu tư trên GDP của Việt Nam chiếm ~5,5%, trong khi đó các nước trong khu vực Châu Á như Ấn Độ chiếm ~ 15%, Thái Lan ~38%, Malaysia ~50%, Trung Quốc ~10%...


Những thống kê trên cho thấy việc đầu tư chứng chỉ quỹ tại Việt Nam đang dần thu hút nhà đầu tư với sự gia tăng cả số lượng người tham gia lẫn số lượng quỹ. 


Tuy nhiên, so với các nước khác thì chưa thực sự phổ biến. Một phần nguyên nhân trong số đó nằm ở tỷ lệ thấp số lượng người tham gia thị trường chứng khoán hiện nay. Điều này có thể mở ra một cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho các quỹ đầu tư và lợi nhuận cho người tham gia trong thời gian tới khi thị trường phát triển mạnh mẽ hơn.


4. Cách mua chứng chỉ quỹ đầu tư online

Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ theo hai hình thức là trực tiếp tại công ty quản lý quỹ hoặc mua online. Cách thức mua online như sau:


Bước 1: Chọn quỹ đầu tư

Hiện nay có khoảng 43 công ty quản lý quỹ với 70 quỹ mở tại thị trường Việt Nam. Bạn cần lựa chọn ra một hoặc một số quỹ muốn đầu tư để thực hiện giao dịch. Cách lựa chọn quỹ sẽ được giới thiệu trong mục tiếp theo của bài viết.


Bước 2: Mở tài khoản

Sau khi đã chọn được quỹ đầu tư, bạn sẽ mở một tài khoản tại công ty quản lý quỹ đó. Ví dụ như tại Vndirect, SSI, Vietcombank…


Ngoài ra, bạn cũng có thể mở một tài khoản chứng khoán tại bất kỳ công ty môi giới chứng khoán nào và giao dịch các chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên sàn: 


các chứng chỉ quỹ ETF niêm yết trên sàn


Tùy thuộc vào từng công ty quản lý quỹ hoặc chứng khoán mà bạn có thể mở tài khoản chứng khoán online hoàn toàn hoặc cần phải hoàn thiện hợp đồng bản cứng sau khi mở tài khoản online.


Bước 3: Nạp tiền

Sau khi có tài khoản, bạn sẽ nạp tiền vào tài khoản theo như hướng dẫn của từng công ty quản lý quỹ.


Bước 4: Đặt lệnh mua

Trong phần tài khoản, bạn sẽ thấy phần đặt lệnh, điền các thông tin về lệnh như loại lệnh, mã chứng chỉ quỹ, giá trị mua… để thực hiện giao dịch. 


Giao diện đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ VCBF (Nguồn: VCBF)

Giao diện đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ VCBF (Nguồn: VCBF)


5. Nên mua chứng chỉ quỹ nào? Chứng chỉ quỹ nào tốt?

Lựa chọn chứng chỉ quỹ là một bước quan trọng để bạn có thể kiếm lợi nhuận từ kênh đầu tư này. Dưới đây là một số tiêu chí đối với chọn quỹ:


  • Quỹ đầu tư có cấp phép hoạt động.

  • Đội ngũ quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.

  • Quỹ có thời gian hoạt động lâu dài (tối thiểu khoảng 05 năm). Điều này giúp bạn đánh giá được hiệu suất đầu tư của quỹ qua các năm để biết quỹ có đang hoạt động hiệu quả hay không.

  • Hiệu suất đầu tư qua các năm (xem xét khoảng 5 năm trở lại đây) duy trì ổn định và cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng.

  • Thông tin quỹ rõ ràng, minh bạch.

  • Dễ dàng giao dịch online, thanh khoản cao.


Dựa vào các tiêu chí trên, chúng tôi giới thiệu đến bạn 05 chứng chỉ quỹ đáng đầu tư hiện nay:


#5.1 Quỹ SSI-SCA

SSI-SCA là một quỹ mở cung cấp bởi Công ty chứng khoán SSI, bắt đầu hoạt động từ ngày 26/09/2014. Quỹ tập trung chủ yếu vào đầu tư cổ phiếu (khoảng 98% tài sản). Hiệu suất đầu tư của SSI-SCA khá tốt kể từ ngày hoạt động cho đến nay. 

Quỹ SSI-SCA

(Nguồn: ssi.com.vn)


Giá trị đầu tư tối thiểu của nhà đầu tư cá nhân hiện nay là 500.000 VNĐ/tháng hoặc 1,5 triệu/quý với mức phí phát hành thay đổi theo giá trị đầu tư (0,25% ~ 0,75%) và phí bán thay đổi theo thời gian nắm giữ chứng chỉ quỹ (0% ~1,25%).


#5.2 Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF)

Quỹ VEOF là một quỹ mở cung cấp bởi công ty quản lý quỹ VinaCapital, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Quỹ được thành lập vào ngày 01/07/2014, với hiệu suất khá tốt cho đến nay: 


Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF)

(Nguồn: wm.vinacapital.com)


Giá trị đầu tư tối thiểu với nhà đầu tư cá nhân là 2 triệu VNĐ/lần, với mức phí quản lý 1,75%/năm.


#5.3 Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF (VCBF-BCF)

VCBF là một quỹ mở cung cấp bởi Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank, thành lập vào ngày 22/08/2024. Quỹ đầu tư 100% tài sản vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn đang niêm yết trên thị trường Việt Nam. Lợi nhuận của quỹ qua các năm khá cao: 


Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF (VCBF-BCF)

(Nguồn: vcbf.com)


Giá của một chứng chỉ quỹ VCBF-BCF khoảng 30.000VND/CCQ và phí mua sẽ thay đổi theo giá trị đầu tư (0% ~ 0.5%) và phí bán thay đổi theo thời gian nắm giữ chứng chỉ quỹ (0% ~ 3,0%). Mức phí 3,0% áp dụng với thời gian dưới 01 tháng.


#5.4 Quỹ đầu tư cổ phiếu năng động Bảo Việt (BVFED)

Quỹ BVFED là một quỹ mở cung cấp bởi quỹ đầu tư BaoViet Fund với đa dạng sản phẩm đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính khác. Quỹ thành lập vào ngày 08/01/2014, với hiệu suất đầu tư tương đối tốt:

Quỹ đầu tư cổ phiếu năng động Bảo Việt (BVFED)

(Nguồn: baovietfund.com.vn)


Vốn đầu tư tối thiểu với nhà đầu tư cá nhân là 1 triệu VNĐ, với phí quản lý 1%/năm. Phí mua thay đổi theo giá trị đầu tư (tối đa 2,0%), phí bán thay đổi theo thời gian nắm giữ (tối đa 3%, 0% khi nắm giữ trên 01 năm).


#5.5 Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)

Quỹ TCEF là một quỹ mở cung cấp bởi Công ty chứng khoán TCBS với mục tiêu lợi nhuận 8% - 12%/năm. Quỹ hoạt động từ năm 2016 đến nay với danh mục tập trung vào cổ phiếu các doanh nghiệp niêm yết trong nhóm VN30. Quỹ có kết quả hoạt động khá ổn định qua các năm: 


Đây là một trong những quỹ có mức vốn đầu tư yêu cầu tối thiểu thấp nhất hiện nay (10.000 VNĐ), với phí quản lý 1,2%/năm. Phí mua là 0% và phí bán thay đổi theo thời gian nắm giữ (0% -1%).

Quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)

6. Năm 2023 có nên đầu tư chứng chỉ quỹ

Năm 2021 đánh dấu một sự tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các quỹ đầu tư, khi lượng nhà đầu tư tăng lên đáng kể cũng như hiệu suất tăng cao. 

hiệu suất các quỹ đầu tư lớn trong năm 2021

Nguồn (Cafef.vn)


Theo nhận định từ các chuyên gia phân tích tài chính thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang có lượng nhà đầu tư khá thấp (~4% dân số), điều này đang mang lại một cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đây cũng là yếu tố đang giúp cho việc thu hút vốn của các quỹ đầu tư và gia tăng hiệu quả hoạt động.


Nếu bạn là một trader mới tham gia thị trường, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thì việc đầu tư chứng chỉ quỹ có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, thời gian sinh lời của các quỹ thường đạt hiệu quả cao khi đầu tư dài hạn (khoảng từ 3-5 năm).


Như vậy, năm 2022 vẫn là một năm với nhiều kỳ vọng tăng trưởng cho thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư. Nhưng thị trường luôn có những biến động khó lường, vì vậy trader nên phân bổ tỷ trọng đầu tư hợp lý.


7. Mẹo đầu tư chứng chỉ quỹ

Để đầu tư chứng chỉ quỹ hiệu quả, trader cũng nên biết mẹo đầu tư được đúc kết từ các chuyên gia tài chính cũng như nhà đầu tư có kinh nghiệm. Dưới đây là một số mẹo đáng lưu ý:


- Biết các yếu tố ảnh hưởng đến chứng chỉ quỹ: có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chứng chỉ quỹ bao gồm: Đội ngũ quản lý quỹ, chính sách quản lý, danh mục đầu tư, biến động thị trường và chính sách kinh tế... dựa vào những yếu tố này, trader có đánh giá được cơ hội đầu tư cũng như đề ra những chiến lược hợp lý.


- Đầu tư trung hạn và dài hạn: hầu hết các chứng chỉ quỹ hướng tới mục tiêu đầu tư trung hạn và dài hạn, nhờ vào quá trình tích lũy tài sản và chiến lược đầu tư trong thời gian dài để có được hiệu suất cao.


- Phân bổ tỷ trọng vốn đầu tư hợp lý: cùng với mục tiêu đầu tư trung hạn và dài hạn, trader nên chia tỷ trọng trong tổng tài sản đầu tư cho chứng chỉ quỹ và các sản phẩm tài chính khác. Ví dụ: đầu tư 50% cho chứng chỉ quỹ, 30% cho đầu tư cổ phiếu, chỉ số, 20% cho hoặc tiết kiệm…


- Lựa chọn chứng chỉ quỹ uy tín (tham khảo mục 05 bài viết).


- Biết chấp nhận rủi ro: đầu tư chứng chỉ quỹ vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro, ví dụ năm 2018 hầu hết các quỹ đầu tư đều có hiệu suất âm. Điều này là một phần tất yếu trong đầu tư tài chính, việc chấp nhận rủi ro giúp trader có được tâm lý ổn định và quản trị vốn đầu tư hiệu quả hơn.


8. Lời kết

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích về kênh đầu tư chứng chỉ quỹ. Mặc dù hiệu suất đầu tư hấp dẫn hơn đối với việc gửi tiết kiệm ngân hàng cho những người chưa có kiến thức và kinh nghiệm đầu tư tài chính, nhưng chứng chỉ quỹ cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro. 


▌ Các bài liên quan đến [Chứng chỉ quỹ]


    Tìm hiểu về chứng khoán

    ------------------------------


    Hướng dẫn đầu tư chứng khoán

    ---------------------------------------

! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Các bài viết liên quan
placeholder
Quan hệ giữa giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ Giao dịch tài chính đã trở thành một lĩnh vực đầy hấp dẫn cho nhà đầu tư trên toàn thế giới. Trong số những loại hình giao dịch này, giao dịch ký quỹ và giao dịch CFD là hai trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, những người mới tham gia thị trường thường nhầm lẫn về 02 loại hình đầu tư này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp với nguyên tắc đầu tư cá nhân.
Tác giả  Trongvinh-FA25Insights
ngày24 tháng 3 năm 2023
Giao dịch tài chính đã trở thành một lĩnh vực đầy hấp dẫn cho nhà đầu tư trên toàn thế giới. Trong số những loại hình giao dịch này, giao dịch ký quỹ và giao dịch CFD là hai trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, những người mới tham gia thị trường thường nhầm lẫn về 02 loại hình đầu tư này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp với nguyên tắc đầu tư cá nhân.
Ad