Quan hệ giữa giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ

Cập nhật
coverImg
Nguồn: DepositPhotos

Giao dịch tài chính đã trở thành một lĩnh vực đầy hấp dẫn cho nhà đầu tư trên toàn thế giới. Trong số những loại hình giao dịch này, giao dịch ký quỹ và giao dịch CFD là hai trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.


Tuy nhiên, những người mới tham gia thị trường thường nhầm lẫn về 02 loại hình đầu tư này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp với nguyên tắc đầu tư cá nhân.


1. Giao dịch CFD là gì?

Giao dịch CFD (Contract for Difference - hợp đồng chênh lệch giá) là một loại hình giao dịch trong đó người đầu tư đặt cược vào sự chênh lệch giá giữa giá mua và giá bán của một tài sản dưới dạng hợp đồng (ví dụ như cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, hàng hóa hay tiền ảo) mà không sở hữu thực sự tài sản đó.


Giao diện giao dịch hợp đồng vàng CFD

Giao diện giao dịch hợp đồng vàng CFD (Nguồn: Mitrade)


Trader kiếm lợi nhuận từ giao dịch CFD thông qua chênh lệch giá điểm mở vị thế (mua hoặc bán) và điểm đóng vị thế một hợp đồng tài sản. Ngoài ra, bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính một hình thức vay tiền từ công ty môi giới, trader có thể giảm vốn đầu tư ban đầu.


Mitrade - Do ASIC/CySEC/CIMA/FSC quy định  ✔️ Chi phí giao dịch cực thấp
 ✔️ Đòn bẩy linh hoạt 1:1~1:200
 ✔️ Nền tảng giao dịch dễ sử dụng
 ✔️ Các công cụ hỗ trợ giao dịch miễn phí
 ✔️ Giao dịch demo với 50.000 USD vốn ảo
 
   
Mở Tài Khoản Demo Ngay>>
illustration

2. Giao dịch ký quỹ là gì?

Giao dịch ký quỹ (Margin trading) là một loại hình giao dịch trong đó người đầu tư mua hoặc bán tài sản tài chính bằng cách sử dụng vốn vay từ các công ty môi giới. Người đầu tư sẽ cần đặt cọc một phần tài sản trước (tức là tiền ký quỹ) để đảm bảo cho công ty môi giới rằng họ có khả năng thanh toán tiền vay và các khoản lãi suất liên quan.


Giao dịch ký quỹ cho phép người đầu tư tăng lợi nhuận của mình bằng cách tăng số tiền đầu tư thông qua sử dụng vốn vay.


Ví dụ:

Hợp đồng Bitcoin

Vị thế mua

Giá mở vị thế  

23.307,92 USD

Số lượng

0,01 lot

Đòn bẩy

1:5

Ký quỹ

46,46 USD

Giá đóng vị thế

24.788,34

Lãi

+ 15,6 USD


Vị thế bán

Giá mở vị thế

23.256,01 USD

Số lượng

0,01 lot

Đòn bẩy

1:5

Ký quỹ

46,37 USD

Giá đóng vị thế

21.947,31

Lãi

+12,40 USD


Nhiều trader mới tham gia thị trường thường có nhầm lẫn về giao dịch CFD và giao dịch ký quỹ do mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loại hình này. Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ giúp trader hiểu rõ hơn về sự tương đồng và khác biệt giữa hai loại hình giao dịch này.

3. Quan hệ giữa CFD và giao dịch ký quỹ

CFD và giao dịch ký quỹ là hai loại hình giao dịch tài chính tương đồng do đều áp dụng đòn bẩy tài chính.


Tuy nhiên, ngoài những tương đồng trong cách thức, giữa chúng vẫn có những khác biệt nhất định. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra chi tiết mối quan hệ này:

Nội dung

Giao dịch CFD

Giao dịch ký quỹ

Thị trường áp dụng

Thị trường phái sinh bao gồm: Chứng khoán (cổ phiếu, chỉ số chứng khoán); Tiền ảo; Forex; Hàng hoá

Thị trường cơ sở chứng khoán & phái sinh bao gồm Chứng khoán (cổ phiếu, chỉ số chứng khoán); Tiền ảo; Forex; Hàng hoá.

Đòn bẩy tài chính *

+ Có thể sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc không sử dụng (hay tỷ lệ 1:1)

+ Tỷ lệ đòn bẩy tài chính linh hoạt và khá cao (1:1 ~ 1:200 hoặc cao hơn, phụ thuộc chính sách công ty môi giới.

+ Sử dụng đòn bẩy tài chính

+ Thị trường cơ sở thường có mức đòn bẩy khá thấp (1:2 ~ 1:5).   

Tiền đặt cọc ban đầu

+ Có, khi sử dụng đòn bẩy tài chính.

+ Không, khi không sử dụng đòn bẩy tài chính.

+ Có

+ Mức ký quỹ ban đầu tại thị trường cơ sở thường khá cao do mức đòn bẩy tài chính thấp.

Thời gian giao dịch

Linh hoạt và khá dài tại nhiều thị trường.

Thời gian giao dịch ký quỹ tại thị trường cơ sở thường ngắn.

Cách thức giao dịch

Giao dịch 02 chiều (bán khi dự đoán giá giảm, mua khi dự đoán giá tăng)

+ Giao dịch 02 chiều tại thị trường phái sinh.

+ Giao dịch 01 chiều tại thị trường cơ sở tại các quốc gia không cho phép bán khống tại thị trường cơ sở, ví dụ như Việt Nam.

Phí giao dịch

Thay đổi theo công ty môi giới và vị thế giao dịch, bao gồm: 

  • Phí hoa hồng

  • Phí qua đêm 

  • Spread (phí chênh lệch) 

Thay đổi theo công ty môi giới và vị thế giao dịch, bao gồm: 

  • Phí hoa hồng

  • Phí vay margin

  • Spread (phí chênh lệch) 

Lợi nhuận

Thường có lợi nhuận cao hơn nếu sử dụng đòn bẩy tài chính cao

Lợi nhuận có thể thấp với giao dịch ký quỹ tại thị trường cơ sở do đòn bẩy thấp.


* Đòn bẩy tài chính: Sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá đi ngược xu hướng dự đoán, vì vậy, trader nên lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp với khả năng dự đoán xu hướng và luôn sử dụng lệnh dừng lỗ để quản trị rủi ro khi giao dịch.


Như vậy, có thể nói rằng giao dịch CFD cũng là một loại hình giao dịch ký quỹ khi trader sử dụng đòn bẩy tài chính. 


Tuy nhiên, một số nhà môi giới CFD cho phép trader lựa chọn đòn bẩy 1:1(không đòn bẩy) để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và bạn có thể giữ vị thế dài hạn mà không phải chịu phí vay margin (hay phí qua đêm)* theo quy định cụ thể của nhà môi giới đó. 


Nhưng trong trường hợp này sẽ không được gọi là giao dịch ký quỹ vì cách giao dịch này phải sử dụng mức đòn bẩy (≥1:2)và phải trả phí vay margin cho nên khá phù hợp với các nhà giao dịch ngắn hạn. Độ rộng áp dụng của giao dịch ký quỹ lớn hơn khi bao gồm cả thị trường cơ sở, trong khi CFD chỉ sử dụng tại thị trường phái sinh.


*Phí vay margin và phí qua đêm có hoàn toàn giống nhau? Phí vay margin và phí qua đêm là hai thuật ngữ dùng để nói đến cùng một loại chi phí lãi vay trader phải trả khi sử dụng đòn bẩy tài chính hay vốn vay từ công ty môi giới để mở vị thế giao dịch.


Mức phí cụ thể tùy thuộc vào công ty môi giới, tỷ lệ đòn bẩy và sản phẩm tài chính bạn lựa chọn cũng như thời gian bạn nắm giữ vị thế giao dịch.


4. Cách giao dịch nào phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, giao dịch ký quỹ được cung cấp bởi các công ty môi giới chứng khoán ngày càng trở nên phổ biến. Nhu cầu tăng cao cùng với số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường.


giao dịch ký quỹ tại VN


Theo thống kê dư nợ ký quỹ tại 20 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam thì mức dư nợ lên đến 103,146 tỷ VNĐ (tương đương ~ 84% tổng dư nợ toàn thị trường) vào cuối năm 2022. Dù tỷ lệ vay margin đã giảm xu hướng do biến động của thị trường chứng khoán, nhưng con số này cho thấy nhu cầu cao của trader và mức độ phổ biến của giao dịch ký quỹ trong những năm gần đây.


Đối với giao dịch CFD, dù đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1990s và phổ biến tại nhiều quốc gia Châu Âu, Nam Phi, Singapore… nhưng chưa có khung pháp lý rõ ràng tại Việt Nam. 


Do sự phát triển của công nghệ tài chính mà những năm gần đây có rất nhiều công ty môi giới CFD quốc tế hoạt động tại Việt Nam, dù không có những thống kê cụ thể về số lượng người tham gia giao dịch CFD nhưng nó cũng dần trở nên quen thuộc đối với nhà đầu tư Việt Nam.


5. Lời kết

CFD và ký quỹ là hai hình thức đầu tư phổ biến trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc giao dịch CFD và ký quỹ có rủi ro cao do đòn bẩy tài chính và không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. Việc sử dụng đòn bẩy có thể khuếch đại lợi nhuận nhưng cũng tăng rủi ro thua lỗ, đặc biệt với những trader thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư.


Ngoài việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, trader cần phải hiểu rõ rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của các sản phẩm tài chính, đồng thời tìm hiểu và lựa chọn các công ty môi giới uy tín, được cấp phép để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.


! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư. 


Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.


Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. 


Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch. 


Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.


goTop
quote
Ad