Phân tích kỹ thuật trong thị trường đầu tư tài chính là phương pháp phân tích biểu đồ giá của một sản phẩm như cổ phiếu, forex, chỉ số, tiền ảo, hàng hoá. Hiện nay có rất nhiều loại biểu đồ được phát triển và sử dụng trong phân tích biểu đồ kỹ thuật với những chức năng và đặc điểm khác nhau.
Đối với những trader mới tham gia thị trường (F0) có thể không cần biết tất cả các loại biểu đồ kỹ thuật mà chỉ cần tập trung vào một hoặc hai loại mà bạn thấy dễ sử dụng nhất như biểu đồ nến Nhật và biểu đồ thanh.
Dùng thử các biểu đồ kỹ thuật với 86 chỉ báo kỹ thuật trên Mitrade
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 07 loại biểu đồ phổ phiến nhất được tích hợp trong hầu hết các phần mềm phân tích kỹ thuật hiện nay. Từ đó, bạn có thể lựa chọn ra loại biểu đồ ưa thích và phù hợp với mình.
1. Biểu đồ nến Nhật – Candlestick Chart
Biểu đồ nến Nhật là một công cụ phổ biến và ưa thích của phần lớn trader hiện nay.
Cũng giống như biểu đồ thanh, biểu đồ nến thể hiện 04 mức giá khác nhau của sản phẩm trong phiên giao dịch giúp trader dễ dàng theo dõi biến động giá và đưa ra nhận định xu hướng.
Cách đọc biểu đồ nến:
Thông thường biểu đồ nến Nhật cũng được phân biệt phiên tăng giảm thông qua màu sắc nến với nến xanh lá là phiên tăng điểm và màu đỏ là phiên giảm điểm.
Sự thông dụng của biểu đồ nến còn được thể hiện qua các mô hình nến được phát triển và áp dụng trong phân tích kỹ thuật như mô hình nến đơn, nến kép và nến ba.
Các mẫu hình này có khả năng báo hiệu đảo chiều xu hướng cao và rất hữu ích cho trader khi phân tích kỹ thuật.
Ví dụ:
2. Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
Biểu đồ dạng thanh là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản phổ biến khác, thể hiện các mức giá giao dịch trong phiên (giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất) của sản phẩm.
Bar chart giúp cho trader có thể quan sát và nhận biết được các dữ liệu giá chi tiết và dễ dàng hơn.
Cách đọc biểu đồ dạng thanh:
Biểu đồ dạng thanh cũng thường được thể hiện với màu sắc khác nhau giúp phân biệt xu hướng giá trong phiên.
Màu xanh lá là phiên tăng điểm với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.
Màu đỏ là phiên giảm điểm với giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
3. Biểu đồ nến Hollow
Biểu đồ nến Hollow biểu thị dữ liệu giá sản phẩm thông qua mô hình nến.
Điểm khác biệt đối với biểu đồ nến Nhật thông thường chính là thân nến tăng được thể hiện bằng một nến rỗng, nến đặc tương tự như nến đặc trong biểu đồ nến Nhật.
Cách đọc nến Hollow:
04 mức biến động giá của sản phẩm trong phiên giao dịch cũng được thể hiện rõ ràng trên biểu đồ nến Hollow với các điểm trên bóng nến và thân nến.
Lợi thế của biểu đồ nến Hollow chính là hình ảnh nhấn mạnh phiên giảm với trader thông qua nến đặc.
Ví dụ:
4. Biểu đồ Heikin Ashi
Heikin Ashi trong tiếng Nhật có nghĩa là thanh giá trung bình, vì vậy biểu đồ Heikin Ashi còn gọi là biểu đồ thanh trung bình, được thể hiện qua các nến Nhật tăng và giảm.
Tuy nhiên biểu đồ Heikin Ashi được sử dụng như một chỉ báo xu hướng thay vì một biểu đồ giá.
Cách đọc nến Heikin Ashi:
Trong một xu hướng tăng, nến Heikin Ashi tăng thường không có bóng nến dưới; ngược lại trong xu hướng giảm, nến Heikin Ashi giảm thường không có bóng nến trên.
Biểu đồ Heikin Ashi thường thích hợp với trader có chiến lược giao dịch theo xu hướng thay vì việc phân tích biểu đồ giá cụ thể.
Ví dụ:
5. Biểu đồ đường – Line Chart
Biểu đồ đường thể hiện sự vận động của giá thông qua kết nối các điểm dữ liệu thành một đường nối tiếp liên tục.
Các điểm giá thể hiện trên biểu đồ đường là giá đóng cửa của các phiên giao dịch.
Ưu điểm của biểu đồ đường là sự đơn giản, tránh gây nhiễu do quá nhiều thông tin đối với trader mới như việc không bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất.
Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm, vì khi không có đầy đủ thông tin biến động giá trong phiên có thể ảnh hưởng đến chiến lược giao dịch của nhiều trader.
Ví dụ:
6. Biểu đồ vùng – Area Chart
Biểu đồ vùng tương tự như biểu đồ đường, hiển thị biến động giá theo thời gian.
Ngoài đường giá kết nối giá đóng cửa các phiên giao dịch thì còn biểu thị vùng giá thay đổi với màu sắc có thể tùy chỉnh.
Những vùng giá với thay đổi bất thường có thể được hiển thị với màu sắc khác giúp trader dễ dàng nhận ra.
Ví dụ:
Trong biểu đồ vùng cặp tiền tệ USD/JPY, vùng giá tăng đột biến trong khoảng tháng 3 đến tháng 7 được hiển bị màu khác so với vùng giao động nhẹ trước đó.
7. Biểu đồ đường cơ sở - Baseline Chart
Biểu đồ đường cơ sở là dạng biểu đồ hiển thị vận động giá liên quan đến một đường cơ sở mà trader lựa chọn.
Điều này giúp cho việc phân tích thay đổi giá dễ dàng hơn.
Ví dụ:
Trong biểu đồ chỉ số US30 (DJIA), nếu trader lựa chọn đường baseline nằm ở điểm 29.610 (vùng đỉnh chỉ số trước khi đại dịch Covid bùng phát) thì biểu đồ sẽ hiển thị:
Vùng màu đỏ cho thấy giá nằm dưới đường baseline,
Màu xanh là vùng giá nằm trên đường baseline.
8. Lời kết
Mỗi loại biểu đồ đều có chức năng và tính hữu ích khác nhau trong việc phân tích xu hướng hay thay đổi của giá.
Tuỳ thuộc vào chiến lược giao dịch của mỗi trader mà việc lựa chọn biểu đồ tương ứng nhằm tối đa hoá hiệu quả phân tích.
▌ Xem thêm các bài khác |
Phân tích cơ bản:Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán, Forex, tiền điện tử v.v.
3 loại phân tích thị trường tài chính mà các trader lão làng khuyên bạn nên nắm chắc
Sentiment Analysis Là Gì? Hướng Dẫn Phân Tích Tâm Lý Thị Trường
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn sử dụng Mô hình 2 đỉnh (Double Top)
Đường EMA là gì? Giải thích về đường trung bình động hàm mũ (EMA)
Đường SMA là gì? Giải thích về đường trung bình động đơn giản(SMA)
Đường trung bình động MA là gì? Cách sử dụng đường MA hiệu quả trong giao dịch
Ý nghĩa & Ví dụ của chỉ báo MACD trong giao dịch đầu tư tài chính
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.