Khủng hoảng kinh tế là gì và hậu quả liên quan - Nguy cơ khủng hoảng kinh tế 2023/2024?
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng suy thoái đột ngột theo chiều hướng kéo dài về nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực, thậm chí là toàn thế giới.
Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến giảm GDP, tăng thất nghiệp, giảm giá trị tiền tệ và bất động sản, suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về khái niệm khủng hoảng kinh tế và các hậu quả liên quan của nó.
1. Khủng hoảng kinh tế là gì ?
Khủng hoảng kinh tế được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với những biến chủng mới , các sự kiện địa chính trị và khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới.
Trong kinh tế học, khủng hoảng kinh tế thường được định nghĩa là sự sụt giảm nghiêm trọng kéo dài từ ba năm trở lên hoặc dẫn đến sự sụt giảm của GDP thực ít nhất 10%.Trong thời kỳ khủng hoảng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thường giảm, thanh khoản cạn kiệt, giá trị bất động sản và thị trường chứng khoán giảm sâu. Điều này gây ra tình trạng “bán tháo” trên thị trường và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.
Khủng hoảng kinh tế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như khủng hoảng tài chính, lạm phát, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh... Khủng hoảng kinh tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho sự phát triển của một quốc gia và thế giới. Vì vậy, việc phòng ngừa và ứng phó với khủng hoảng kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
2. Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử
Các cuộc khủng hoảng kinh tế thường có ảnh hưởng lan rộng và kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà còn đến xã hội, văn hóa và chính trị của các quốc gia liên quan. Chúng ta cùng điểm qua một số cuộc khủng hoảng kinh tế điển hình trong lịch sử:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 :
Là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ XX, khiến cho nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề và gây ra nhiều biến động chính trị, xã hội. Đây là cuộc khủng hoảng lâu nhất và sâu nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thu nhập quốc dân của các nước thành viên đã giảm trung bình 15% trong giai đoạn này.
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ, nước tư bản phát triển nhất thời điểm đó, sau khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh mẽ trong "Ngày Thứ Năm đen tối" (24/10/1929) và "Ngày Thứ Ba đen tối" (29/10/1929) tại thị trường chứng khoán New York. Theo ước tính, giá trị các loại chứng khoán đã giảm 40 tỉ USD, hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ tích cóp cả đời.
Cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn cầu, ảnh hưởng đến hầu hết các nước tư bản khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản... Các nước này cũng chịu sự suy giảm về sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu nhập quốc dân, lạm phát và thất nghiệp. Ví dụ, ở Đức, sản lượng công nghiệp chỉ còn 35,7% so với năm 1928, tiền lương thực tế của người lao động giảm 30%, có tới 9 triệu người thất nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng là do sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong giai đoạn ổn định sau Thế chiến I, nhưng nhu cầu và sức mua của người dân lại không tăng tương ứng, khiến hàng hóa ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. Đây được xem là cuộc khủng hoảng thừa, trái ngược với cuộc khủng hoảng thiếu trong giai đoạn 1919 - 1924 .
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1997:
Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhiều nền kinh tế châu Á và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Thái Lan vào tháng 7/1997, khi chính phủ buộc phải thả nổi tỷ giá đồng baht với đô la Mỹ, dẫn đến sự mất giá của đồng tiền này và dòng vốn chảy ra khỏi nước này.
Cuộc khủng hoảng sau đó lan rộng sang các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines và các nước khác, gây ra sự sụt giảm của các loại tiền tệ, thị trường chứng khoán và giá trị tài sản. Cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng đến các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu u, khiến cho thương mại và đầu tư quốc tế giảm sút.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử 1997 là sự kết hợp của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Một số yếu tố bên trong bao gồm: sự phát triển quá nóng của các nền kinh tế châu Á vào đầu những năm 1990, được thúc đẩy bởi dòng vốn vay từ nước ngoài; sự thiếu minh bạch và hiệu quả của hệ thống ngân hàng và tài chính; sự neo tỷ giá của các loại tiền tệ với đô la Mỹ khiến cho các nền kinh tế mất đi tính linh hoạt và cạnh tranh; sự can thiệp quá mức của chính phủ vào hoạt động kinh tế; và sự bùng phát của các vấn đề chính trị và xã hội.
Một số yếu tố bên ngoài bao gồm: sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ khiến cho các khoản vay bằng đô la trở nên khó khăn hơn; sự suy yếu của kinh tế Nhật Bản, là đối tác thương mại lớn nhất của châu Á; sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, là một thị trường mới nổi có chi phí sản xuất thấp hơn; và sự thiếu linh hoạt và phối hợp của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc ứng phó với khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008:
Là một trong những sự kiện gây dấu ấn lịch sử quan trọng đầu tiên cho thế kỷ 21, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt kinh tế đã ảnh hưởng bắt nguồn từ sự bùng nổ của bong bóng nhà đất tại Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của loạt ngân hàng đầu tư và thương mại lớn, cùng những tổ chức, cá nhân cho vay cầm cố.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, cuộc khủng hoảng đã khiến khoảng 10.000 tỷ USD bốc hơi, 30 triệu người mất việc, và 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo. Cuộc khủng hoảng cũng đã gây ra những biến động lớn trên thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa và chứng khoán trên toàn thế giới.
Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là sự phát triển quá mức của công cụ tài chính phái sinh với tên gọi CDO (Collateralized Debt Obligation) - Nợ thế chấp. CDO là một loại trái phiếu được phát hành dựa trên các khoản nợ vay thế chấp của người mua nhà. Các ngân hàng đầu tư đã mua lại các khoản nợ này từ các nhà cho vay, gộp lại thành các CDO và bán ra thị trường với lãi suất cao.
Các công ty bảo hiểm và các tổ chức đánh giá tín nhiệm đã bảo đảm rủi ro và xếp hạng cho các CDO này. Tuy nhiên, khi giá nhà đất giảm mạnh vào năm 2007-2008, nhiều người vay không thể trả nợ được, dẫn đến việc giảm giá trị của các CDO. Điều này đã gây ra thiệt hại lớn cho các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm và nhà đầu tư mua CDO. Một trong những biểu hiện rõ nhất của cuộc khủng hoảng là sự phá sản của Lehman Brothers - ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ vào ngày 15/9/2008.
Sự kiện này đã gây ra sự hoang mang và thiếu niềm tin trên thị trường tài chính toàn cầu. Nhiều ngân hàng khác cũng gặp khó khăn và phải được Chính phủ Mỹ cứu trợ bằng các gói kích thích kinh tế hàng trăm tỷ USD. Cuộc khủng hoảng đã lan rộng sang các nước khác thông qua các kênh thương mại, đầu tư, tiền tệ và tài chính.
3. Những hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Hậu quả về sản xuất :
Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ làm phá huỷ lực lượng sản xuất của các nước, khiến cho sản lượng và chất lượng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ bị giảm sút. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân viên, gây ra thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Ví dụ : Theo ước tính, trong cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã sản lượng công nghiệp của thế giới giảm 45%, số nhà xây mới giảm 80%, khoảng 5.000 ngân hàng bị phá sản, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới giảm 66% so với năm 1929 . Riêng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, sản lượng công nghiệp giảm 47%, sản lượng nông nghiệp giảm 30%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 30%.
Trong cuộc khủng hoảng năm 1997, Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước Châu Á giảm 8% trong năm 1998 so với năm 1996.
Hậu quả về tài chính :
Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ gây ra sự mất cân đối trong hệ thống tài chính của các nước, khiến cho tiền tệ mất giá, lạm phát leo thang, ngân sách bội chi và nợ công tăng cao. Nhiều ngân hàng và công ty tài chính phá sản hoặc rơi vào khó khăn, gây ra tình trạng đói tín dụng và rủi ro hệ thống.Sụp đổ của các công ty và ngân hàng dẫn đến suy thoái của nền kinh tế.
Ví dụ: Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Mỹ đã phải cứu trợ hàng trăm tỷ USD cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn như Lehman Brothers, AIG, Citigroup....
Hậu quả về Xã hội và Chính trị :
Khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ gây ra những biến động xã hội lớn, khiến cho hàng triệu người mất việc làm, thu nhập và phúc lợi. Điều này sẽ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói, bệnh tật, tội phạm và bạo lực trong xã hội. Nhiều người phải sống trong cảnh khốn khổ và mất niềm tin vào cuộc sống.
Khủng hoảng kinh tế thường dẫn đến tăng mức thất nghiệp. Các doanh nghiệp và công ty sẽ giảm nhân sự và dừng các dự án đầu tư mới. Khủng hoảng kinh tế có thể gây ra sự không ổn định chính trị và xã hội, dẫn đến những cuộc biểu tình và phản đối của công chúng.
Ví dụ : Theo thống kê, vào năm 1932, do khủng hoảng kinh tế mà số người thất nghiệp trên thế giới ước tính khoảng 50 triệu người, chiếm 25% dân số lao động , khiến cho hàng triệu người phải sống trong các khu ổ chuột hay di cư. Trong khủng hoảng 1997, Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đạt 13% ở Indonesia, 9% ở Thái Lan và 7% ở Hàn Quốc vào cuối năm 1998.
4. Liệu có nguy cơ khủng hoảng kinh tế 2023-2024 ?
Trước hết cần phân biệt 2 khái niệm “ Suy thoái kinh tế” vs “ Khủng hoảng kinh tế” . Đây là 2 khái niệm khác nhau , Suy thoái kinh tế là một hiện tượng bình thường trong chu kì kinh doanh thường xảy ra khi GDP suy giảm liên tiếp trong ít nhất hai quý.
Còn khủng hoảng là một sự suy sụp nghiêm trọng của các hoạt động kinh tế kéo dài trong nhiều năm, thay vì chỉ vài quý. Vậy câu hỏi đặt ra liệu có nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2023-2024 hay không ? Chúng ta có thể tham khảo một số phân tích và dự đoán từ các chuyên gia kinh tế trên thế giới:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 và cảnh báo tác động tiếp theo từ cuộc khủng hoảng ngân hàng. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 là 2,8%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo hồi tháng 1 năm nay; tốc độ tăng trưởng năm 2024 dự kiến là 3,0%, cũng giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 năm nay.
Thêm vào đó là các yếu tố tiêu cực như khủng hoảng ngân hàng, lạm phát cao và xung đột giữa Nga và Ukraine, triển vọng kinh tế toàn cầu phải đối mặt với mức độ rủi ro cao.
Theo tổ chức Conference Board dự báo rằng sự yếu kém về kinh tế sẽ gia tăng và lan rộng hơn khắp nền kinh tế Hoa Kỳ trong những tháng tới, dẫn đến suy thoái kinh tế bắt đầu vào giữa năm 2023.
Triển vọng này có liên quan đến lạm phát dai dẳng và thái độ diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Các nhà kinh tế đã dự báo rằng tăng trưởng GDP thực tế sẽ chậm lại ở mức 0,7% vào năm 2023 và sau đó tăng lên 0,8% vào năm 2024.
Hình : Kết quả khảo sát về tình hình kinh tế tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới năm 2022 (Nguồn: WEF, 1/2023)
Theo kết quả khảo sát các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế thế giới (the World Economic Forum) được thực hiện vào tháng 11 và 12 của năm 2022 , cho thấy tới 20% số người được hỏi hiện nhìn thấy khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu là rất cao. Phần lớn các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng vừa phải hoặc mạnh ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á, trong khi hơn 9/10 người cho rằng tăng trưởng sẽ yếu ở Mỹ và Châu u.
Theo bài phỏng vấn Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của JP Morgan, trên tạp chí Forbes, ông cho rằng có nhiều yếu tố mạnh để dự đoán về suy thoái kinh tế vào cuối năm 2023. Những gì ông gọi là sự kết hợp “rất, rất nghiêm trọng” của các cơn gió ngược, bao gồm lạm phát, lãi suất cao và chính sách tiền tệ của Nga, chiến tranh ở Ukraine.
“Đây là những điều rất, rất nghiêm trọng mà tôi nghĩ có khả năng đẩy Mỹ và thế giới — ý tôi là, châu u đã suy thoái — và chúng có khả năng đẩy Mỹ vào một loại suy thoái nào đó từ sáu đến chín tháng tới ”.
Đánh giá chung các nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều vấn đề và thách thức. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến là bình luận về sự suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ và Châu u và dự doán lan tỏa toàn cầu trong năm 2023 và 2024, nhưng vẫn chưa cực đoan cho rằng sẽ xảy ra một cục khủng hoảng kinh tế lớn trong giai đoạn tới.
5. Lời Kết
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng xảy ra thường xuyên trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới. Những khủng hoảng tài chính đã để lại những bài học quý giá cho các quốc gia và tổ chức quốc tế về việc duy trì sự ổn định kinh tế, tăng cường hợp tác và giám sát trong khu vực và toàn cầu.
Các quốc gia cũng cần phải cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với những biến động và rủi ro trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và đa dạng. Đối với nhà đầu tư , việc quan sát và dự báo cho các cuộc suy thoái cũng như khủng hoảng kinh tế rất quan trọng để có sự chuẩn bị và điều tiết danh mục đầu tư của mình.
! Cảnh báo rủi ro: Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đều liên quan đến rủi ro, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư.
Trước khi đưa ra quyết định giao dịch, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản, nắm đầy đủ thông tin về xu hướng thị trường, biết rõ về rủi ro và chi phí tiềm ẩn, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Ngoài ra, nội dung của bài viết này chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, không nhất thiết có ý nghĩa tư vấn đầu tư. Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào.
Nhà đầu tư không nên sử dụng thông tin này để thay thế phán quyết độc lập hoặc chỉ đưa ra quyết định dựa trên thông tin này. Nó không cấu thành bất kỳ hoạt động giao dịch nào và cũng không đảm bảo bất kỳ lợi nhuận nào trong giao dịch.
Nếu bạn có thắc mắc gì về số liệu, thông tin, phần nội dung liên quan đến Mitrade trong bài, vui lòng liên hệ chúng tôi qua email:. Nhóm Mitrade sẽ kiểm duyệt lại nội dung một cách kỹ lưỡng để tiếp tục nâng cao chất lượng của bài viết.